Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 112): Hoài Linh & Mạnh Phát: Nhớ Một Người

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Nhớ Một Người – Sáng tác: Hoài Linh & Mạnh Phát

Trình bày: Thanh Thúy (Pre 75)

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (41) – Mạnh Phát

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (43) – Hòai Linh

Đọc thêm:

Hoài Linh (nhạc sĩ)

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Hoài Linh (1920 – 1995) tên thật Lê Văn Linh, là một nhạc sĩ nhạc Vàng nổi tiếng. Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ngoài ra ông còn có hai bút hiệu khác là Hà Vị Dương, Lục Quang Lê.

Sự nghiệp sáng tác

Bắt đầu sáng tác vào năm 1955, Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó – lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Nếu Đừng Dang Dở (tiếng hát Lệ Thu).

Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc Vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (tiếng hát Hà Thanh). Ca khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh – Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ – Giao Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại – Cẩm Ly.

Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích. Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm …, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành …, ông còn có những tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò Đưa, cũng như ca khúc về Xuân như Xuân Muộn.

Biệt tài đặt lời ca

Lời ca của Hoài Linh được đánh giá là đơn bay bướm, văn hoa, có vần có điệu. Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng vần với câu trên để ông để lựa chọn. Hoài Linh thích sử dụng từ Hán Việt. Nhiều nhạc sĩ đã nhờ ông viết lời nhạc của mình như Minh Kỳ, Tuấn Khanh, Tấn An, Song Ngọc, Mạnh Phát, Văn Phụng, Nguyễn Hiền…

Mạnh Phát

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Mạnh Phát (1929 – 1973) là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng với nhiều sáng tác được yêu thích. Anh còn có hai bút hiệu khác là Tiến ĐạtThúc Đăng. Có người nhầm lẫn Mạnh Phát với nhạc sĩ Văn Giảng.

Cuộc đời

Theo lời nhạc sĩ Văn Giảng, Mạnh Phát là người miền Trung. Anh có khuôn mặt khôi ngô, tóc dợn sóng trước trán, sắc mặt điềm đạm.

Năm 1940, anh cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Sau khi học xong bậc trung học, anh được mời hát cho hai hãng đĩa BK và Asia. Thời gian đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, anh thường hát trên Đài Phát thanh Pháp Á chung với nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ anh sau này).

Từ cuối năm 1949 đến 1955, anh bắt đầu viết nhạc với bút hiệu Tiến Đạt. Một số sáng tác của anh giai đoạn này là Ai về quê tôi, Anh đã về, Hồn trai Việt, Mong người trở lại, Trăng sáng trong làng

Đầu thập niên 1960, Mạnh Phát cùng các nhạc sĩ cùng thời khác như Châu Kỳ, Hoài Linh chuyển sang sáng tác (nhạc vàng) theo giai điệu Bolero. Phần lớn các ca khúc phổ thông của anh ở giai đoạn này như Chuyến đi về sáng, Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói, Nỗi buồn gác trọ, Sương lạnh chiều đông, Phố vắng em rồi, Vọng gác đêm sương… vẫn còn được yêu thích cho đến tận nay.

Ngoài ra, anh còn phụ trách chương trình “Tiếng ca gửi người tiền tuyến” trên Đài Tiếng nói Quân đội của VTVN.[1]

Mạnh Phát mất ngày 2 tháng 1 năm 1973 tại Sài Gòn.

Comments are closed.