Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 69): Tuấn Khanh & Hoài Linh: Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

(Chữ ký của hai tác giả)

Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi – Sáng tác: Tuấn Khanh & Hoài Linh

Trình bày: Phương Dung (Pre 75)

Đọc thêm:

Nỗi Niềm của thuyền nhân Nhạc Sĩ Tuấn Khanh: hành trình 40 năm

clip_image006

Từ Nỗi Niềm, đến Nhạt Nhòa trong đời lưu vong:

Ca khúc của một thuyền nhân – đánh dấu 40 năm Journey to The Freedom.
Trong hai năm liên tiếp của một chương trình thu hình ca nhạc DVD với các tiếng hát do chính nhạc sĩ Tuấn Khanh mời trình diễn, điển hình như Lê Thu Thảo cũng như những các ca sĩ khác đã tận tình khai thác (hát) hai ca khúc “Nỗi Niềm” và “Nhạt Nhòa”: Như trao tặng chiếc vé lên tàu không phải để vượt biên nhưng là đánh dấu một cuộc đổi đời và các ca sĩ đã chọn hai ca khúc này để minh chứng về sở trường sự say đắm ca nhạc của mình.

clip_image007

Trước đây vài năm khi thực hiện cuốn DVD “Vinh Danh Đóng Góp” của một số người Việt hải ngoại – với chủ đề “Tôi Là Người Việt Nam” Trung Tâm Thúy Nga đã vinh danh Nhạc sĩ Tuấn Khanh tiêu biểu cho một cống hiến của một nhạc sĩ thành danh nhưng hầu như không ngừng nghỉ – vẫn tiếp tục sáng tác, cống hiến cho đời sống những ca khúc tiêu biểu nói lên ý nghĩa của một cuộc vượt biển vĩ đại và tất cả ca khúc mới sáng tác sau 1975 khi ở bên ngoài VN này được kết thúc bằng một “happy ending” – như một chuyện cổ tích để cùng với thế hệ trẻ điển hình là tại Hoa Kỳ: xây đắp một mai hậu cho Việt Nam lưu vong khắp bốn phương trời góc bể.

Nhớ lại năm 1983, ông từ giã vợ, lén lút vội vã cùng con gái lên ghe nhỏ 8.5 mét vượt biển. “Từng hạt sương khuya hoen đôi mắt biếc sao khi chia ly hôn nhau một lần vội vã…” được vang lên những nốt nhạc trong ký ức của nhạc sĩ ngay trong 5 ngày 5 đêm lênh đênh trên biển. Đấy là chưa kể lúc ông còn đang thả mình giữa biển xanh, mà tài công bỏ sót ông giữa sóng dập vùi trong vòng 30 phút. Nếu con gái ông không la cầu cứu thì ông đã làm mồi cho cá giữa đáy đại dương biển xanh. Những cơn sóng vỗ đó bàng bạc trong “Nỗi Niềm” nhớ lại giờ vội vã chia tay “Đôi môi run run lệ tuôn khóe mắt, nên em cô đơn những đêm về sáng (đầy chua chát) mélody như vang lên giữa sóng biển.
Vẫn – Nhớ lại “Đêm anh xa em, anh chưa kịp nói”, khi nhớ lại chuyến xe ôm chở người nhạc sĩ vội vã rời Saigon ra bãi Vũng Tàu chờ ghe ra đi. “Đôi môi run run lệ tuôn khóe mắt – Làm chiều không đi chân mây tím ngắt ..
Tiếng sóng biển như được diễn tả tha thiết semi-classic bởi người nhạc sĩ vĩ cầm từng trải nghiệm đời mình bằng một số ca khúc danh tiếng.
Với dàn Orchestra, với 80% là người ngoại quốc, trình diễn tại Nhạc Viện VN, nơi mà ông đã chấp nhận hiểm nguy giã từ để ra đi. Dàn Orchestra và “Nỗi Niềm”, vài năm qua đã vang lên tiếng sóng gào thét, những giòng lệ tuôn cay đắng – và kết thúc chặng đường vượt biển bằng nghe nhỏ hiểm nguy.
Rồi thì ca khúc “Nỗi Niềm” này với Ngọc Minh hát đầu tiên qua Diễm Xưa (1984) với Huy Luân, Khánh Hà, Lê Bảo, Hà Thanh, Thái Hiền, Họa Mi và mới nhất là Lê Thu Thảo và Mélanie Nga My. Cả hai đã nhả chữ đẹp như rót vào trái tim người nghe mộng mơ bằng hồn nhạc như lời thủ thỉ tâm tình …
Chưa kể tới chương trình DVD Thính Phòng của Trung Tâm Paris By Night đã chọn những dòng nhạc (sau 1975) nối tiếp với một đời âm nhạc của người nhạc sĩ. Chương trình thính phòng được mở đầu và kết thúc bằng ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” để minh chứng rằng từ dòng nhạc cũ như “Quán Nửa Khuya” Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dùng để mở màn bằng ca khúc Boléro tiếp nối mà nữ hoàng liêu trai Boléro Thanh Thúy đã xuất sắc và nổi bật qua khúc ballad nhạc Việt cải cách này.
Và trong một vài ca khúc khác ngoài “Nỗi Niềm” cũng là một kết thúc có hậu luôn có “happy ending”: “Nhạt Nhòa” với Ý Lan, Khánh Hà, Kasim Hoàng Vũ, và đặc biệt là một người bạn trẻ của tác giả – là ca sĩ Xuân Thanh từng được ông dặn dò hãy hát tươi mới – ca khúc đầy hơi ấm áp nồng nhiệt của một thời kỷ niệm cùng chia sẻ vui buồn trên đảo chờ được đi định cư mà ông hay nhắc đến tiếng hát này với lòng thân yêu…
Kết thúc hành trình một người tị nạn qua những ca khúc lưu vong của ông – gạt lệ đớn đau, nở một nụ cười – dù rằng mỗi khi được nghe các ca khúc của mình sáng tác, người nhạc sĩ năm nay ngoài bát tuần đều nhạt nhòa lệ ứa: Ca khúc của Tuấn Khanh vẫn thường có một kết thúc đẹp, “Happy Ending”, đoàn tụ và hạnh phúc như chuyện cổ tích. Ca khúc này cũng được mời hát trong chương trình ” Vinh Danh người Tị Nạn Việt, tại Khách sạn Marriott vào ngày thứ Bẩy 20-6-2015, với ca sĩ Mélanie ngaMy.

Ca khúc của ông: “không đưa ta vào ngõ cụt nghèo nàn- trách oán.. mà vang lên lời hạnh phúc: “Giờ thì đôi tay đan tay quấn quít – Xin cho đêm đêm tình đầy mộng say”.

Kim Long

Chú thích:

ảnh 1- Nhạc sĩ Tuấn Khanh và ca sĩ Lê Thu Thảo, người từng hát hai ca khúc: “Nhạt Nhoà ” và ” Nỗi Niềm” trên hai sân khấu thu hình gần đây, từng tạo cho tác giả nỗi niềm xúc động mãnh liệt

ảnh 2- Ca sĩ Xuân Thanh, có một thời từng hát, “Nhạt Nhoà”, để thu vào CD, Lê Thu Thảo, người từng thu những ca khúc trong những bài hát phổ từ thơ của BS Nguyễn Hùng mang tên: “Trách Mẹ”. Những ca khúc này là nguồn xúc động cho cả nhạc sĩ và tác giả những bài thơ./.

Ca sĩ Hoàng Oanh viết về nhạc sĩ Hoài Linh

(Nguồn: Facebook Hoàng Oanh)

Hoàng Oanh nhớ là bác Hoài Linh là một người rất cao lớn. Bác đặt nhạc hay và đặt lời rất dễ dàng. Lời ca của bác viết rất nên thơ và ngữ dụng đẹp. Thế nên, hầu hết các sáng tác của bác (trước 1975) đều phổ thông và được thính giả yêu mến, như: Căn nhà màu tím với Giang Tử và Giáng Thu, Sầu tím thiệp hồng với Hà Thanh, Đầu xuân lính chúc với Trung Chỉnh, Nỗi buồn gác trọ với Phương Dung, Về đâu mái tóc người thương với Hoàng Oanh…

Mặc dù là một người nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam sau năm 1954, nhưng chúng ta thấy rằng dòng nhạc của Hoài Linh viết hoàn toàn theo lối miền Nam, thường là những bản Boléro hay Habanera ngọt ngào, tha thiết như: Thiệp hồng anh viết tên em, Một chuyến bay đêm, Chúng mình ba đứa, Hai đứa giận nhau, Xuân muộn

Ngoài ra, bác còn đặt lời và hợp soạn cùng nhiều nhạc sĩ tên tuổi như: Minh Kỳ, Song Ngọc, Hoài An, Tuấn Khanh, Lê Dinh, Nguyễn Hiền, Thanh Sơn, Văn Phụng…

Comments are closed.