Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 77): Duy Khánh: Giã từ Đà Lạt

T. Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

Giã từ Đà Lạt – Duy Khánh

Trình bày: Duy Khánh

Nghe thêm: Hoài Nam -70 Năm Tình Ca -(40) – Duy Khánh

Đọc thêm:

Ca nhạc sĩ Duy Khánh: một giọng hát độc đáo – những ca khúc để đời

clip_image002[1]

Trong nền tân nhạc Miền Nam Việt Nam trước 1975, có nhiều “nhạc sĩ kiêm ca sĩ”. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phương của cặp song ca Lê Uyên-Phương, nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang… là một vài ví dụ. Họ là những nhạc sĩ được biết với những ca khúc để đời. Và họ cũng là những ca sĩ, đặc biệt trình bày rất thành công những ca khúc do chính mình sáng tác.

Trường hợp của ca sĩ Duy Khánh có thể nhìn khác hơn một chút. Duy Khánh có thể được xem là một “ca sĩ kiêm nhạc sĩ”. Đó là bởi vì người ta biết đến ông nhiều nhất như là một ca sĩ lớn, với một chất giọng độc nhất vô nhị. Chính giọng hát đã tạo cho ông một chỗ đứng riêng trong giới nghệ sĩ cùng thời. Ca khúc bất tử Xuân Này Con Không về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã gắn liền với giọng hát Duy Khánh. Nhưng ít có người biết ông cũng là một nhạc sĩ, với khoảng vài chục ca khúc đặc sắc. Có những bài rất nổi tiếng ở Miền Nam trước 1975, do ông hát mà khán giả không  biết chính ông là tác giả.

Ca nhạc sĩ Duy Khánh sinh năm 1936 tại Quảng Trị, mất ngày 12/02/2003 tại Hoa Kỳ. Trang mạng Wikipedia có ghi lại một chi tiết khá thú vị về nghệ danh Duy Khánh: ông bắt đầu khởi nghiệp tại Sài Gòn với cái tên Hoàng Thanh. Rồi tên tuổi của ông bắt đầu gắn liền với một số tác phẩm thể loại “dân ca mới”, hay dân ca phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy như Vợ Chồng Quê, Nhớ Người Thương Binh, Ngày Trở Về… Do đó, ông đã đổi tên thành Duy Khánh, với chữ “Duy” lấy từ tên Phạm Duy, và chữ “Khánh” là tên một người bạn thân của ông. Nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét về giọng ca Duy Khánh như sau: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”.

Chất giọng của Duy Khánh rất khỏe. Cách phát âm của ông có mang âm hưởng của miền quê hương Quảng Trị, mà lại ngọt ngào, chất phác. Có lẽ đó là lý do tại sao ông hát những khúc dân ca phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy thành công. Hãy nghe Duy Khánh hát ca khúc Ngày Trở Về của Phạm Duy. Đây là một tuyệt tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Trên nền nhạc dân ca, Phạm Duy đã dựng lên một hoạt cảnh người thương binh từ chiến trường trở về quê nhà:

https://www.youtube.com/watch?v=Mv3XkbeVCwg

Ngày trở về, anh bước lê
Trên quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về
Mẹ lần mò, ra trước ao
Nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rằng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ

Với chất giọng nam mộc mạc, chân tình, Duy Khánh hát như chính lời tâm sự của người thương binh:
…Ngày trở về, trong bếp vui
Anh nói chuyện nghe: chuyện đời chiến sĩ
Sống say mê, đường xa lắm khi nương hồn về quê
Chiều lặn tà, anh bước ra
Vườn khuya sáng mờ, ruộng đất hoang vu
Luống nghẹn ngào, hẹn sớm tinh mơ anh về đồng lúa…
Và cũng với chất giọng tình tự quê hương đó, ca sĩ Duy Khánh đã lột tả được trọn vẹn tính dân tộc, nhân bản trong ca khúc bất hủ này:

…Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cầy bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ
Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hoà bình…

Nhạc sĩ Duy Khánh bắt đầu viết nhạc từ khoảng năm 1959. Quê hương ông là Quảng Trị, nằm cạnh bên Cố Đô Huế. Hai sáng tác đầu tay của ông đều viết cho Huế là Ai Ra Xứ Huế và Thương Về Miền Trung, cũng là hai ca khúc phổ biến vào bậc nhất của ông. Mỗi lần nghe lại ca khúc Ai Ra Xứ Huế, người nghe có cảm giác như hình ảnh Huế mộng mơ lại hiện ra ngay trước mặt:

https://www.youtube.com/watch?v=5yJ7X1I9P7c

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về Vỹ Dạ
Ai về là về Nam Giao
Dốc Nam Dao còn cao mong đợi
Trăng Vỹ Dạ ngọt lời câu thề
Người tình quê ơi người tình quê có nhớ xin trở về…
Cái độc đáo nhất của Ai Ra Xứ Huế là đưa được những làn điệu Hò Huế vào trong lời ca. Và chỉ có những điệu hò ray rứt này, mới diễn tả được vẻ đẹp buồn đặc trưng của cô đô:

À ơi à ơi!
Chứ cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương nhau rồi chớ xin kiếm về mau
À ơi ơi à! Hò ơi!
Kẻo rồi mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi à!
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về Vân Lâu
Bến Vân Lâu còn sâu thương nhớ
Thuyền Bến Ngự còn đợi anh về
Người tình quê ơi người tình quê, có nhớ xin trở về
Người tình quê ơi người tình quê, chứ có nhớ xin trở về… Hỡi ai!…

Trong một phiên bản trước 1975, nam ca sĩ Duy Khánh và nữ ca sĩ Hoàng Oanh đã song ca Ai Ra Xứ Huế,  có cả những đoạn ngâm thơ Huế. Đây có lẽ là một trong những phiên bản hay nhất của ca khúc này.

Trong năm 2016, khi mà đồng bào Miền Trung phải liên tiếp gánh chịu những thiên tai và nhân tai, Đài Truyền SBTN đã thực hiện một chương trình từ thiện mang tên Thương Về Miền Trung, để góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng bào. Chương trình này đã được sự hỗ trợ nồng nhiệt của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Và bài hát Thương Về Miền Trung của Duy Khánh cũng lại vang lên khắp nơi. Như vậy là Duy Khánh – cho dù đã về với cõi vĩnh hằng được 14 năm rồi – vẫn đồng hành cùng quê hương, dân tộc…

Cung Mi / SBTN 

Comments are closed.