Một Bọn – Điêu Khắc Ta Thán của Nguyễn Thúy Hằng

Nguyn Quí Đc

Sanh ra ngay sau thời chiến tranh với Mỹ, Nguyễn Thúy Hằng thuộc vào thế hệ trưởng thành trong lúc Việt Nam mở cửa hướng ra thế giới và cấp bách xúc tiến phát triển và đô thị hóa. Thế hệ của cô ít cam chịu những nổi đau và khủng hoảng thời chiến, chỉ gián tiếp biết đến những thế hệ liên quan đến chiến tranh, những chiến thắng và sai lầm. Tuy nhiên, đây vẫn là một thế hệ vẫn phải đối đầu với những hậu quả—mặc dù họ đã trở nên tự tin và mạnh dạn hơn, ít nhiều họ ích kỷ hơn, và hiểu biết rõ về một vai trò khả dĩ trên thế giới.

clip_image001

“Cinema”-Fabric, composite, mica box. Size: 120cm x 240cm

Trong thời gian sau khi có chính sách Đổi mới, một số nghệ sĩ chỉ đơn giản hướng đến những hình ảnh Việt Nam đã quá sáo mòn và bị lãng mạn hóa—một nhà sư núp bóng dưới lá chuối hay lá sen, một cô gái trong chiếc áo dài truyền thống, hoặc một quang cảnh đồng quê thanh bình với đám trẻ con, bầy trâu và ruộng lúa—trong khi các nhà văn khơi dậy những điều kinh khiếp và sai lầm của một cuộc chiến từng được tung hô.Trong số những nghệ sĩ thuộc thế hệ này, có một số đã đưa ra một cái nhìn đen tối về xã hội thời hậu chiến ở Việt Nam, chỉ trích một thế giới bị đảo ngược và những người dân chưa đủ khả năng sống với sự hiện đại hóa và đô thị hóa. Một số nghệ sĩ đã trở nên danh tiếng từ New York đến Tokyo, từ Shanghai đến Dubai, chính vì những thông điệp được coi là phản kháng có tính chính trị, chống đối, với những hình ảnh kém tinh thần tôn vinh—hoặc ngay cả xấu xí, thô bỉ—về những ông bà chuyên mặc côm-plê hay đồng phục, trông giống những nhân vật thuộc xã hội đen hơn là những lãnh đạo của một xã hội dân sự đương đại.Thúy Hằng cũng đưa ra một phát biểu bất bình, nhưng cô gián tiếp hơn. Những gì cô nói đến trong những bức tranh và tác phẩm điêu khắc, cũng như trong những bài thơ, truyện ngắn của cô, ít có liên quan đến những giới có trách nhiệm về việc hiện đại hóa thiếu suy nghĩ, mà chính là nói về những giới phải chịu đựng những hậu quả.Như thế, Thúy Hằng gần gủi với các phụ nữ cùng trang lứa—đặc biệt là những người chiếu rọi ánh sáng vào những khó khăn và cuộc sống đầy khổ nhục của phụ nữ Việt Nam.Đinh Ý Nhi (s. 1967) và Lý Trần Quỳnh Giang (s. 1978) từ lâu đã dẫn chúng ta đến chiêm nghiệm về những con người buồn bã, những khuôn mặt ưu sầu—trong trường hợp của Đinh Ý Nhi là những hình vẽ thô thiển như của trẻ con, có ba màu đen, trắng, xám, và những mặt người ít có những nét riêng tư dễ nhận.

clip_image002

Họ mang vẻ ma quái, ghê sợ, nhưng cùng lúc gây cho ta một phản ứng vừa khó nhọc vừa đầy tình cảm. Tuy họ có vẻ xa lạ, ít nét dáng đặc trưng, đây là những người rõ ràng đã bị đẩy vào những số phận và định mệnh khó khăn.Những bức chân dung sơn dầu của Lý Trần Quỳnh Giang cũng tạo nên một cảm giác buồn bã, kết hợp của những gam màu nhạt—màu lá mạ, xanh nhạt, vàng nâu,… với một lớp đệm trắng xám.

clip_image003

Những người đàn bà mà cô vẽ với những nét cọ mạnh và dày có khi cũng không có nét vẻ riêng biệt, nhưng hầu như họ đều chọn một sự im lặng riêng cho mình, một nhân cách đúng đắn, và sự cam chịu trong những ánh mắt xa xăm của họ. Những bức khắc gỗ của cô gồm những người đàn bà gầy ốm, co cắp, hoặc những chân tay đã biến dạng. Từ vẻ mặt, tư thế, đến chân tay—ở đây là những người đàn bà hình như bị bó buộc, không cử động được, và sự cam chịu lại là một cá tính nổi bật hiện hình trước mắt chúng ta.

clip_image004

Đinh Thị Thắm Poong, sanh năm 1970 với hai dòng máu, vẽ những phụ nữ dân tộc trong những bộ y phục truyền thống: mới nhìn thì ta cứ tưởng đây là những bức tranh trong những cửa tiệm bán đồ lưu niệm, nhắm vào khách du lịch đang tìm một hình ảnh văn hóa lạ. Nhìn kỹ hơn sẽ thấy đây là những phụ nữ ôm ấp cả những phong cách cổ truyền lẫn những thói quen hiện đại.

clip_image005

Cách vẽ của Thắm Poong nêu lên những câu hỏi và sự hiểu biết về quan hệ của những người đàn bà này với thiên nhiên, cũng như về phong thái tự biểu hiện với phục trang mà thông thường người ta chỉ cảm nhận với một tinh thần tìm cái lạ, tính biểu tượng chung của một dân tộc thiểu số, thay vì nhìn nhận cá tính của những cá nhân riêng biệt.

Nguyễn Thị Châu Giang (s. 1975) cũng vẽ những người đàn bà mang sự đau đớn: tranh của cô tinh anh, gần như có tính “dễ thương,” với những nét vẽ trung thực và lãng mạn: những chiếc lá, đám mây, làm thành một bố cục dễ chịu. Nhưng trước một bối cảnh đẹp như thế, ta lại bị buộc phải đương đầu với những vết thương nham hiểm: một con mắt chột, một khoang mắt bị chọc thủng, những cành cây khô trên y phục tựa như những mạch máu và những căn bịnh lan truyền, tương tự như cách Frida Kahlo mô tả những cái đau thể xác và tinh thần.

clip_image006

Những hình ảnh phụ nữ khác trong các tác phẩm của Châu Giang cũng nói đến những thân xác co quắp, héo mòn, bị bó kẹt giữa một đời sống nhọc nhằn, những đòi hỏi của chồng con, và sự lão hóa.Những phụ nữ trong tác phẩm của Thúy Hằng cũng bị bóp méo, buộc phải biến dạng thể xác lẫn tinh thần, phải phục tòng những đòi hỏi cổ truyền cũng như đương đại. Đây không phải là một đề tài hay quan tâm mới mẻ của những phụ nữ tại phương Tây, nhưng ở đây Thúy Hằng biểu hiện được những sự đấu tranh của một phụ nữ sống trong một xã hội Việt Nam thời hậu chiến đang hiện đại hóa.

clip_image007

“Sleep season”-Fabric, wire zinc, composite. Size: ~150cm

Sanh tại Sài Gòn năm 1978, Thuý Hằng tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật, T.P. Hồ Chí Minh vào năm 2002. Cô được giải Tài Trợ Nghệ Sĩ Trẻ năm 2006 tại Melbourne, Úc, và cũng từng tu nghiệp tại bang Minnesota và California ở Mỹ.Đã lâu, Thúy Hằng ít tham gia vào thế giới nghệ thuật ở Việt Nam, bởi vì cô ngại rằng những hoạt động văn hóa công cộng ở Việt Nam có ít liên quan đến phẩm chất của tác phẩm—đặc biệt là trong lãnh vực tạo hình—mà thật ra liên quan nhiều hơn đến những “biểu lộ nghệ thuật chấp nhận được,” và mối quan tâm không tránh được về danh vọng và tiền bạc, và thêm nữa là sự chú ý từ bên ngoài.Thúy Hằng đã có những cuộc trưng bày rời rạc, gồm ba đợt triển lãm: “Nghệ sĩ Sài Gòn” (Van Art Gallery, T.P. Hồ Chí Minh, 2008), “Cây” (Phnom Penh, Cambodia, 2006) và “Trốn,” (studio tư nhân, T.P. Hồ Chí Minh, 2003.) Mới đây nhất, cô đã có cuộc triển lãm cá nhân, “The Gang” tại Viet Art Centre, Hà Nội vào năm 2008.Khi không tham gia trưng bày tác phẩm nhiều, Thúy Hằng gián tiếp bình phẩm về mốt thế giới nghệ thuật mà cô cho là trọng nam giới, tương tự như cả xã hội Việt Nam. Theo cô, “nghệ sĩ phái nữ làm việc nhiều hơn, đều đặn hơn.” Đây là một cách thừa nhận khéo léo một “bí mật” nhiều người thừa biết trong giới nghệ sĩ khi mà cuộc sống của các nghệ sĩ phái nam gồm những thời gian làm việc thất thường, và những giai đoạn thường tình hơn gồm chuyện giải trí, nhậu nhẹt, tán tỉnh, yêu đương—nhưng ngược lại họ lại có nhiều cuộc triển lãm hơn, và được biết đến nhiều hơn.Thúy Hằng đôi khi bông đùa về những chuyện “ăn chơi” của mình, và đấy gần như là một thông điệp về cái quyền của cô—ý thích vui sống như giới nam. Sống, vui chơi, ứng xử như một người đàn ông không còn là một quyền hạn đặc biệt, nhưng là một cơ hội bình đẳng cho cả họ và cả phụ nữ. Thật ra Thúy Hằng thích và vật lộn với những thời gian cô lập tự nguyện, chú tâm vào những bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, và chuyện viết lách. Trong khi cô có vẻ cởi mở, họa hằn lắm cô mới mở lời nhắc đến vấn đề giới tính của cô trong tác phẩm hoặc cuộc sống của mình.Khi viết văn, làm thơ, Thúy Hằng thường bàn về cảm giác cô lập của phụ nữ ở Việt Nam, có khi trong những bài “văn xuôi” siêu thực. Cô đã cho ra đời bốn cuốn sách: “Bởi từ lâu chúng ta không thể ngủ”, NXB Trẻ và Nhà sách Kiến Thức, Hà Nội, 2008; bộ sách ba tập “Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý,” NXB Trẻ và Nhà sách Kiến Thức, Ha Nội, 2006.Gân đây, Nguyễn Thúy Hằng đã vẽ một số tranh có các khuôn mặt tái, trắng, miệng mở rộng, biểu tỏ nhu cầu hét lên—nhưng nội dung vẫn bị kìm hãm, im lặng, hoặc không có người nghe. Trong những tác phẩm điêu khắc của cô, những khó khăn của những phụ nữ cùng thế hệ được biểu lộ với những hình hài xiêu vẹo, những thân hình tự biến dạng cong queo trong khi cưu mang những thân thể khác cũng bị bóp méo như thế—một lời bình phẩm về những đòi hỏi cũ xưa áp đặt vào đời sống của phụ nữ khi họ làm tròn nhiệm vụ một người vợ và người mẹ, cũng như người chăm lo cho cả xã hội.

clip_image008

Thứ vải thô Thúy Hằng dùng để buộc những thân hình bằng gỗ và thép cũng là vải tang. Đây là loại vải tang cô dùng để tỏ sự tiếc nuối cho về những cành lá, thân cây, bị phá hủy trong khi Việt Nam đua theo kế hoạch đô thị hóa. Vải trắng cũng mang ước vọng của Thúy Hằng để có được một xã hội đơn giản hơn, một sự tinh khiết đang nhanh chóng tan biến đi trong đường phố và đời sống ở Hà Nội. Người xem buộc phải nhìn những tác phẩm này—và những phụ nữ được biểu tượng ở đây, từ những góc cạnh lạ kỳ. Một số những tác phẩm này gây ấn tượng ta đang đứng trong một cửa hàng bán thịt, hay trong một tủ đông đá tại lò mổ, khi thân thể và chân tay loài vật bị treo ngược từ trên trần nhà một cách ma quái. Có khi những tác phẩm gợi cho ta nhớ đến những màn vũ đương đại với những cành cây và đầu người vươn qua không gian với một hy vọng nào đó, nhưng cùng lúc các động tác cũng bị hạn chế.Những tác phẩm điêu khắc có tên là “Một Bọn,” một từ ngữ mà, theo Thúy Hằng, có thể dùng để gọi thế hệ hậu chiến. Nó có một tinh thần khinh miệt, khi người ta muốn nói đến một thế hệ được coi là ích kỷ và không biết nhiều về những sự hy sinh thời chiến của những thế hệ trước đó. Tuy nhiên, tự đặt cho mình một tên gọi như thế cũng là một cách khôi hài mỉa mai để nói đến “một bọn đàn bà” đang phải tranh đấu tự đặt dấu ấn trong một xã hội đang lao vào cơn lốc điên loạn của thời phát triển quá nhanh.

Nguồn: http://www.tadioto.com/2009/11/09/m…

Comments are closed.