PAISLEY REKDAL VÀ CHUYỆN ‘CƠN THỊNH NỘ CỦA CON LAI’ Ở HÀ NỘI, VIỆT NAM

clip_image002

diaCRITICS thỉnh thoảng đăng những blog khách mời. Bài viết về Cơn thnh n ca con lai được đăng nguyên gốc trên trang Anapessimistic, là blog của nhà thơ, nhà văn và giáo sưPaisley Rekdal. Ở đây, Rekdal đã phân tích về ảnh hưởng của các vấn đề chiến tranh, thực dân hóa, và toàn cầu hóa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với “tiếng ồn trắng” (white noise) của Việt Nam cũng như nhận thức về chủ nghĩa con lai. Tuy nhiên, sau cuộc trò chuyện tại Hà Nội với một người Mỹ, cô lên tiếng phê phán tính kiêu ngạo của những người Mỹ vốn hay phủ nhận cá tính của những người mang hai dòng máu (con lai) mà lại hay nhấn mạnh vào cách nhận diện hay cái kinh nghiệm mà họ bản chất hóa lên. Theo Rekdal, chính cái “không gian tâm linh nổi trội đã được trời ban” cho cô là người Trung Quốc lai Âu-Mỹ đã không ngừng giúp cô tự điều chỉnh mình cho phù hợp với cái “định đề lô-gíc” mà những người Mỹ đã xác định, vốn nằm ngoài giới hạn của bản thân cô. Cơn thịnh nộ của Rekdal dành cho cha của người bạn (và với những ai yêu cầu cô phải làm đúng những giả định đã ăn sâu trong họ) là cơn thịnh nột rất hợp lý, hợp tình và thỏa đáng. Ấy vậy mà cô lại kết thúc bằng một giấc mơ là tỏ ra “hết mực công bình/vô tư” trước sự nhận định của ai đó trên thế giới này – một giấc mơ khá ngọt ngào, nhưng xét cho cùng thì giấc mơ đó không bao giờ thơm nồng như nước hoa Miss Saigon.

Bn đã đăng ký nhn bài ca diaCRITICS chưa? Đăng ký đ trúng thưởng! Đc thêm chi tiết đây.

clip_image003

Paisley Rekdal, photo  by Tommy Chambers

Mọi người thích nói đi du lịch là một điều tuyệt vời vì du lịch làm ta thay đổi biết bao nhiêu. Nhưng sự thay đổi mà tôi đang trải qua hầu như chẳng hay ho chút nào – nào là trở nên cáu bẳn, nóng tính, nào là luôn miệng càu nhàu, dù đang được ở trong phòng máy lạnh, và còn không biết gọi hóa đơn tính tiền bằng tiếng Việt nữa. Đêm qua tôi đã biến mình thành một cô ả nóng nảy và dối mình.

Bạn muốn biết tại sao ư? Đó là vì ngoại hình của tôi. Tôi cần phải nói là tôi đã quen với việc mọi người nhận xét về ngoại hình của mình. Người dân ở miền Bắc Việt Nam rất thẳng tính; họ chẳng ngại nói cho bạn biết họ nghĩ bạn béo hay gầy, xinh hay xấu, già hay trẻ. Nhưng nhận xét mà tôi hay nghe nhất lại là tôi trông không giống người Mỹ cho lắm. “Cô trông cứ như người châu Á ấy” là lời nhận xét của một ông chủ hiệu sách sau khi tôi vừa rời khỏi quán nước nơi mà cô phục vụ hỏi tôi có phải người Hàn Quốc không. Một giờ trước đó, các bạn học cùng lớp tiếng Pháp cũng đã hỏi tôi có về thăm Hà Nội không vì họ nghĩ tôi là người Việt lai. Tôi đã nghe những lời bình phẩm như thế về ngoại hình của mình từ lâu lắm rồi. Tôi nghĩ có hai lí do cho việc này: a) giới truyền thông ngày càng chú ý nhiều hơn đến những người con lai ở Mỹ; và b) da tôi quá trắng. Bao nhiêu năm qua, tôi đã đến nhiều nước Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin, Hồng Kông lúc chưa trao trả, và Đài Loan) và điều gây ấn tượng mạnh đối với tôi là ở những nước này, người nào tiếp xúc nhiều với phương Tây giỏi nhận diện ra con lai hơn người khác.

Ở châu Á, con lai không chỉ là vấn đề liên quan đến quốc tịch ngoại lai mà nó còn là dấu hiệu của đẳng cấp, truyền thống gia đình, và ngôn ngữ. Ý tôi là, ở một đất nước từng trải qua hai cuộc đại chiến với hai đế quốc phương Tây hùng mạnh trong vòng chưa đầy một thế kỉ, cùng với hàng mấy thập kỉ bị đô hộ, thì một đứa con lai trạc tuổi tôi làm sao mà không thể không nghĩ ngợi mông lung. Tôi chưa gặp nhiều người Việt lai hay Việt kiều nhưng như thế đâu có nghĩa là tôi chưa từng nhìn thấy con lai. Ở đây có một tạp chí lấy tên là “Đẹp” thường xuyên đăng hình các cô người mẫu lai trên trang bìa, và trên truyền hình cũng có nhiều quảng cáo du lịch của Malaysia và Singapore, chiếu cảnh phụ nữ lai xinh đẹp ra vào các cửa hiệu, ăn đồ nướng bên đống lửa, lái trực thăng, và lặn biển chuyên nghiệp. Sự kết hợp giữa Á và Âu trong những cô người mẫu này giúp khán giả (vốn chủ yếu là người châu Á) thỏa mãn nhu cầu thưởng thức những thứ “mới lạ” với sự cân bằng hoàn hảo giữa“mới” mà không quá “lạ”.

Một điểm cần chú ý là: trên tờ bướm của các tour du lịch Đông Nam Á, nếu người đại diện được chọn là một cô gái lai tây thì bên cạnh cô luôn là một chàng trai tây da trắng. Mẫu quảng cáo màu mè của một khách sạn mới tại Hồng Kông là ví dụ tiêu biểu. Ta có thể thấy một cô gái xinh đẹp lai tây (cũng có thể là không lai, thật khó nói vì gương mặt của cô luôn nghiêng sang một bên với một miếng há cảo trên môi) đang ở trong vòng tay của một chàng trai tây đứng cạnh ban công, hay chuẩn bị ngồi vào chiếc ghế mà một chàng trai tây đang kéo ra, hay nối gót một chàng trai tây đi vào một nơi nửa giống phòng xông hơi nửa giống thánh đường kết hôn. Mẩu quảng cáo tệ nhất chạy theo thị hiếu này mà tôi từng xem là một quảng cáo nước hoa. Trong quảng cáo này, một chàng trai tây đang đứng tại quầy vé máy bay thì bị mùi nước hoa của cô gái người Việt bên cạnh quyến rũ. Vì quá say mê, chàng ta cứ đi theo cô suốt quãng đường còn lại trong sân bay. Loại nước hoa này mang tên – cái tên mà bạn chắc chắn sẽ không thích – “Miss Saigon” (Kiều nữ Sài Gòn). Tạm bỏ qua sự giống nhau giữa cái kết của quảng cáo này và vở Madame Butterfly Redux, tôi phải thừa nhận là mẩu quảng cáo này không làm tôi khó chịu như bạn nghĩ, phần lớn là do tôi đã quen và cũng đã quá chán với việc cứ phải bực bội mỗi khi xem loại quảng cáo như thế này. Đây là thứ nhạc nền phụ họa không thể thiếu của Châu Á, một kiểu “tiếng động tĩnh lặng” của Việt Nam mà tôi phải học cách để chấp nhận (một cách miễn cưỡng) và là điều mà tôi nghĩ nhiều sinh viên trẻ người Việt trong lớp tiếng Pháp của tôi biết khá rõ. Tôi nghĩ họ cũng hiểu được bản chất của nó – một phức cảm dung dưỡng cho những ghen tức, ganh đua, và cả tự ti nữ. Tất cả những cảm xúc này còn chen vào suy nghĩ rằng ở một vài khía cạnh nào đó Việt Nam đã thay đổi theo xu hướng chung toàn cầu; nếu không phải là cách phục sức trang điểm của người Việt thì cũng chí ít là trong cách làm ăn kinh doanh. Đối với tôi, “Miss Saigon” không chỉ gợi nhớ đến một vở nhạc opera-rock dở nhưng nó cũng là một chút săm soi dễ thương đối với vùng đất Sài Gòn đang thay da đổi thịt.

____________________________________________________________

Bn có thích đc diaCRITICS không?

Nếu thế thì mi đăng ký nhn bài hoc GÓP TIN GIÚP Đ.

Xem các la chn góc phi bên trên, đăng ký qua email hoc bn tin RSS.

____________________________________________________________

Nhưng những chuyện này thì liên quan gì đến việc tôi nổi đóa lên vào hôm trước? Một đêm nọ, tôi đã có bữa ăn tối lạ lùng với cha của một người bạn. Ông ấy là người Mỹ da trắng 76 tuổi, rất tốt bụng, thông minh, khá giả, và hay đi đây đó. Ông ấy đã đọc quyển sách The Night My Mother Met Bruce Lee (Đêm Mẹ Tôi Gặp Lý Tiểu Long) mà tôi đã viết cách đây mười bốn năm (một việc mà tôi KHÔNG HỀ yêu cầu mà là tự ông ấy tò mò muốn đọc). Quyển sách nói về những điều tôi đã đề cập bên trên: cảm giác mâu thuẫn của tôi khi thấy phụ nữ châu Á hẹn hò với đàn ông tây dẫu biết rằng chúng ta có các định kiến dai dẳng (cả tích cực lẫn tiêu cực) về phụ nữ châu Á, sự bối rối khi được bảo rằng chủng tộc không quan trọng nhưng lại liên tục bị nhắc nhở về ngoại hình khác biệt của mình, và cả cái cách mà ngoại hình “ngoại lai” của ta biến ta thành thứ giúp thỏa mãn trí tưởng tượng của những người khác.  Dù gì thì ông ta cũng khen nó rất ư thú vị (ông bĩu môi đủ để cho tôi thấy là ông ghét nó, và tiện thể xin cám ơn ông vì điều này) và ông còn bảo ông có một vài thắc mắc.

Chẳng hạn như ông kể rằng ông vừa mới dự một bữa tiệc ở Hà Nội với một nhóm các cặp vợ chồng trẻ xa xứ. Tất cả họ đều là chồng Tây vợ Á. Cả mảnh sân đầy ắp những đứa trẻ lai rượt đuổi nhau vui vẻ quanh vỉ nướng. Vì ông vừa đọc xong quyển sách của tôi nên ông đã quyết định làm cuộc khảo sát nhỏ. Ông đi quanh bữa tiệc và hỏi mọi người nghĩ gì về hôn nhân của họ, về những đứa con lai của họ, và liệu bọn trẻ (hay chính bản thân họ) có bao giờ cảm thấy bối rối không. “Và cô biết không?” ông tiếp lời với một cái lắc đầu thích thú “Chẳng có ai suy nghĩ giống như cô viết trong quyển sách!”. “Bọn trẻ ấy bao nhiêu tuổi?” tôi thắc mắc.“Sáu,” ông trả lời. Xin tạm dừng một chút để tôi chú thích rằng tôi viết quyển sách của mình năm 26 tuổi. Nếu lúc 6 tuổi mà tôi lại có những suy nghĩ về đời mình như lúc 26 tuổi thì chắc chắn là tôi sẽ chẳng thể sống quá sinh nhật thứ mười của mình đâu. Và cũng đừng quên một yếu tố là những người ở bữa tiệc kia có thể đã cảm thấy không thoải mái chút nào khi bàn về nhân thân với một ông lão người Mĩ tuổi ngoài thất tuần đang mượn họ làm đối tượng cho một cuộc khảo sát.

Dù biết thế, nhưng thứ khiến tôi nổi điên lên khi nghe lời nhận xét ấy cũng như mẩu đối thoại sau đó (“Cô biết không, tôi thấy cô nhìn chẳng giống người châu Á chút nào. Và tôi có vợ lai Á đấy nhé! Tôi rất tinh mắt trong vấn đề này!”) chính là việc tôi lại bị nghi ngờ về ngoại hình của mình (lần này là vì thiếu chất Á). Hơn nữa, lần này tôi không chỉ đơn giản là đấu tranh vì bản thân mình mà còn phải bảo vệ cho quyển sách của tôi, một quyển sách tôi viết ra nhằm hiểu rõ hơn cái nhân thân mơ hồ mà mình đang có. Và vấn đề của cuộc thảo luận này KHÔNG phải là những điều tôi nghĩ về bản thân mình mà là những gì tôi có thể khiến ÔNG ẤY thừa nhận về tôi (“Tôi cũng không chắc, bọn trẻ ấy có vẻ rất ổn, còn bà vợ lai của tôi thì…, bà ấy từng bảo rằng đó là một thứ vô nghĩa. Nhưng phải thừa nhận là bà ấy không hạnh phúc lắm. Thật ra tôi chỉ cưới bà ấy vì tôi thích những đứa con của bà ấy thôi.”). Tóm lại, quyển sách tôi viết không nên nói về đời mình hay cách tôi nhìn nhận cuộc sống mà phải nói về bản thân và quan điểm CỦA ÔNG ẤY. Nếu những gì tôi viết không giống với những gì ông ấy cảm nhận trong gần một giờ tại bữa tiệc thịt nướng với nhóm người xa lạ chỉ mới xấp xỉ một nửa tuổi ông (hoặc trong cuộc hôn nhân ngắn ngủi không có niềm vui với người phụ nữ ông thừa nhận là mình không hề thích), thì kết luận mà tôi đưa ra về thân phận con lai từ chính quãng đời ngắn ngủi/ ô trọc/ mê muội của chính tôi cần phải rút lại; NHẤT LÀ KHI, trong mắt ông ấy, tôi chẳng giống con lai chút nào, một đặc điểm cần có để được quyền viết về chủ đề này. Tất cả những điều này khiến tôi muốn lấy một chai rượu đập vào đầu ông ấy. Một điều khác cũng khiến tôi điên tiết là, trong suốt bữa ăn, người phục vụ liên tục nhìn về phía tôi để xác nhận lại những gì mà ông ấy đã nói – bằng một thứ tiếng Anh to rõ – và hỏi tôi tất cả những câu mà anh ta muốn hỏi ông ấy: một điều mà tôi thấy thường xuyên xảy ra khi tôi đi ăn với những người bạn có vẻ ngoài nhìn Tây hơn.

Nói chung, rất nhiều người phục vụ ở đây cho rằng giữa hai người da trắng đang tán gẫu bằng tiếng Anh thì người có khả năng hiểu tiếng Việt tốt hơn thường là người có tóc đen, một nét quen thuộc mơ hồ. Cứ thế, trong khi ông ấy liên tục nói với tôi rằng ông nghĩ tôi trông như dân da trắng thì người phục vụ lại khéo léo ra hiệu cho tôi (bằng vẻ mặt bí xị) rằng tôi có vẻ như là một người châu Á.

Nói nào ngay, tôi tin là những đứa trẻ ấy chưa hề nghĩ đến những xung đột về nhân thân của mình. Thứ nhất, chúng chỉ mới sáu tuổi. Chúng vẫn đang học thế nào là s thúque kem. Và rõ ràng chúng cũng đến từ một thế hệ khác, thế hệ mà các phương tiện thông tin đại chúng luôn đầy rẫy – hoặc chí ít là ngày càng nhiều – hình ảnh của những người con lai cũng lẫn lộn mơ hồ như chính những bức ảnh. Chúng lại còn sống ở Việt Nam, trong một ốc đảo có nhiều gia đình Á Âu, và chúng sẽ đi học trong những ngôi trường quốc tế đắt tiền có tỉ lệ học sinh người Việt nhất định. Tóm lại, những đứa trẻ này đang sống trong một miền đất hứa của các gia đình Á Âu. Nói thật: tuổi thơ của tôi cũng rất tuyệt, nhưng nếu lúc bé tôi có cơ hội được là một phần trong các gia đình tham dự buổi tiệc thịt nướng kia thì tôi sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ. Nhưng điều khiến tôi bực bội nhất, điều khiến máu tôi vẫn sôi lên khi viết những dòng này, chính là cái cảm giác mơ hồ rằng chỉ có nhân thân của ông ấy đã được xác định rõ ràng, và vì thế, chỉ ông ấy mới có nhận thức về bản thân đủ rõ ràng để đưa ra những phân biệt và bình phẩm chuẩn xác nhất: chỉ khi nào ông ấy thừa nhận những suy nghĩ của ông ấy về tôi thì tôi mới được phép có một nhân thân phù hợp với suy nghĩ của chính mình. Nói cách khác, chỉ có ông ấy mới có quyền quyết định ban cho tôi một nhân thân. Đến mức này thì tôi phải CHỨNG MINH cho ông ấy thấy một điều: điều mà ông ấy không thể, hoặc không muốn, thừa nhận. “Ông biết không,” tôi nói với đôi chút giận dữ. “Chúng ta có thể đảo ngược lại vấn đề. Chúng ta có thể dành cả nữa tiếng đồng hồ để nói về những gì tôi nghĩ về ngoại hình của ông khi vừa gặp, và về mức độ ngạc nhiên – hoặc thản nhiên – của tôi trước các kết luận của ông về những ý kiến của tôi.” “Tôi đâu có nhận xét về ngoại hình của cô khi chúng ta vừa gặp.” “Nhưng ông đang làm đấy thôi.” “Vâng, nhưng chính cô khơi nó ra đấy chứ!”

Tôi thừa nhận rằng tôi đã khơi lên vấn đề này khi cho xuất bản cuốn sách quái quỷ kia. Và dù không có quyển sách ấy, thì vấn đề này cũng sẽ được khơi lên và bàn đi tán lại vì sớm hay muộn thì tôi cũng sẽ nhắc đến gia đình mình, đến mẹ tôi là người Mỹ gốc Hoa, và rồi chúng tôi sẽ sa lầy vào câu chuyện giống như hôm qua: câu chuyện về chủng tộc được bàn tán khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam, mà cả ở Mỹ. Tôi cần nói rõ là: tôi cảm thấy hoàn toàn bình thường khi một người Việt (hay Campuchia, hay Lào) hỏi tôi có phải người châu Á không. Nếu một người Mỹ nghĩ tôi là người da trắng thì tôi cũng chẳng bận tâm. Tôi chỉ thấy khó chịu – như đã nói bên trên – khi ai đó nói thẳng ra hay ám chỉ rằng tôi cần phải gò ép bản thân cho tương thích với cái nhân thân mà NGƯỜI ĐÓ ban cho tôi. ĐÓ là lúc tôi bắt đầu bực bội. Tôi từng có những người bạn gốc Á cũng có những suy nghĩ áp đặt như thế: họ cứ cho rằng tôi phải thích một món nào đó vì tôi là người Hoa, họ cứ gán cho tôi một điều nào đó vì tôi là người Hoa, và những mẫu đàn ông tôi thích vì tôi là người Hoa. Tôi từng quen nhiều chàng trai châu Á và họ thường muốn tôi phải hết sức giống người châu Á ở ngoài đường và hết sức giống người da trắng trên giường. (Đừng bắt tôi giải thích: Tôi vẫn chưa hiểu được.) Vấn đề là điều đó không thể xảy ra. Sẽ tốt biết mấy nếu chúng ta có thể quy kết rằng các đặc trưng về tính cách được sinh ra trực tiếp từ gien di truyền và các đặc điểm tương đồng về ngoại hình của mỗi chủng tộc. Nhưng chúng ta không thể! Chúng ta có cái gọi là văn hóa, thứ có thể giải thích nhiều điều trong khi chủng tộc chẳng nói lên gì cả. Chủng tộc chỉ như một con số nữa được thêm vào phương trình đang triển khai mà thôi.

Thật tình, tôi ghét việc phải–thêm một lần nữa–viết về vấn đề này. Nhưng là một người mang hai dòng máu cũng giống như sống trong một căn phòng đầy muỗi. Mỗi lần thiu thiu sắp ngủ thì lại bị đốt. Thật ra cha của bạn tôi là một người đàn ông tốt bụng và hào phóng, và đó là điếu khiến tôi thấy buồn sau bữa tối ấy. Điều đó cho thấy sức tàn phá của đề tài chủng tộc, nó có thể biến bất cứ ai thành một con người khác. Tận đáy lòng mình, tôi cảm thông với lập luận của ông. Tôi cảm thông với cả sự nghi ngờ và tự ái của ông. Tôi cảm thông vì những cảm nhận và suy nghĩ của ông về tôi là những nét tiêu biểu về người châu Á mà văn hóa Mỹ thường miêu tả: tất cả – và đây là điều mà tôi không thể nào giải thích cho ông – là miền không gian tinh thần huyền bí đã định hình nên tôi. Tôi chỉ tồn tại khi tôi không kiên quyết miêu tả cuộc đời mình theo cái cách khiến cho người khác không thừa nhận hoặc khó chịu. Trong chuyện này, tôi là người – liên tục – bị yêu cầu phải từ bỏ một thứ gì đó để thích ứng với cách nhìn nhận của người khác, chứ không phải ngược lại. Chúng ta sẽ bắt đầu từ lập luận của ông, sẽ bác bỏ những tuyên bố nghe chừng như hợp lý kia bằng chính logic và lập luận kiên định. Chẳng phải mọi việc sẽ thú vị hơn nếu đổi ngược lại? Nếu nhân thân của tôi có cơ sở “vững chắc” ngay từ đầu? Trong sự hình dung của mình, tôi quay trở lại với buổi tiệc đầy những đứa trẻ lên sáu. Tôi không biết chúng sẽ hay đã nghĩ gì về chủng tộc và màu da nhưng, theo một cách nào đó, tôi muốn hình dung ra chúng theo cách mà cha của bạn tôi đã thấy: hoang dã, cực kỳ dửng dưng với vai trò của chúng trên cõi đời. Nếu giống như chúng thì sẽ chuyện sẽ ra sao? Tôi khó lòng mà tưởng tượng được.

NGƯỜI DCH: Lê Hoàng Anh Tun (Giảng viên thỉnh giảng, Khoa Ngữ văn Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM), Đng Nguyn Anh Chi(Thạc sĩ, giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM), Nguyn Th Như Ngc (Thạc sĩ, Trưởng bộ môn Biên – Phiên dịch, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM. Nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu)

Paisley Rekdal là tác giả của quyển tùy bút The Night My Mother Met Bruce Lee (năm 2000 và 2002) và bốn tập thơ gồm A Crash of Rhinos (2000), Six Girls Without Pants (2002), The Invention of the Kaleidoscope (2007), và Animal Eye (2012). QuyểnIntimate, một quyển tự truyện có kèm hình tập hợp những bài thơ, hồi ký, tiểu thuyết, được phát hành bởi Tupelo Press vào tháng tư năm 2012. Các tác phẩm của cô đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có hạng mục Village Voice Writers của giải Verge Award, học bổng nghiên cứu sinh NEA, học bổng nghiên cứu sinh Fulbright, và giải Pushcart. Tác phẩm của cô từng được đăng trên tạp chí The New York Times Magazine, NPR, The New Republic, Poetry, Tin House, The Kenyon Review, The American Poetry Review, và trong tuyển tập Các Bài Thơ Hay Nhất Hoa Kỳ. Hiên cô đang dạy Văn Chương tại trung tâm Asia Center của đại học Utah, thành phố Salt Lake City. Cô lớn lên ở Seattle và là con gái trong một gia đình có mẹ là người Mỹ gốc Hoa và bố là người Na Uy.

clip_image004

Photo by WT Pfefferle, from Poets on Place

____________________________________________________________

Bn có thích đc diaCRITICS không? Nếu có thì xin mi đăng ký nhn bài đây.

Vui lòng b chút thi gian chia s bài này. Chia s (qua email, Facebook, v.v.) giúp qung bá diaCRITICS. Mi bn tham gia vào câu chuyn và đ li li bàn.

“Cơn thịnh nộ của con lai” của Rekdal có “cộng hưởng” với cơn thịnh nộ liên quan đến vấn đề này của bản thân bạn không? Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Nguồn: http://diacritics.org/?p=24750

Comments are closed.