Thân phận của một bức tranh

Về họa sỹ Đông Dương khóa Ba 1930-1936 – cha tôi – Nguyễn Văn Thiệu (1912-2001).

Nguyễn Văn Thọ

18238857_10208442175123279_8153663103133092342_oVới cha tôi mỗi tác phẩm ông coi là một đứa con.

Mùa hè năm 1984, nghệ sỹ đạo diễn Nguyễn Thước em tôi và tôi bàn nhau đưa cha chúng tôi vào thăm Sài Gòn, nơi có bè bạn cũ của ông là giới kiến trúc sư và họa sỹ Boda [École des Beaux-Arts, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – VV], từ miền Bắc học ở Boda nhiều khóa vào vào làm việc ở đó trước di cư 1954. Bấy giờ kinh tế eo hẹp quá, hai anh em đều nghèo, nên mỗi đứa tụi tôi không đủ tiền tự riêng lo cho ông. Tôi phân công, em tôi, Nguyễn Thước lo tiền mua vé máy bay, tôi lo cho ông đi lại, ăn ở trong Sài Gòn.

Chuyến đi ấy cha chúng tôi rất vui. Ông xa Sài Gòn từ 1952 và chưa khi nào có dịp quay lại. ông kể, năm 1953, theo hiệp định Gioneve người Pháp rút vào miền Nam. Cha tôi làm việc cho người Pháp ờ Nha kiến trúc Hà Nội nên người Pháp muốn ông vào Nam tiếp tục làm việc với họ. Họ báo cho cha tôi rằng họ sẽ lo vé máy bay cho cả nhà tôi bay vào Nam và ở trong Sài Gòn, đã dành sẵn một nhà dành cho gia đình tôi, song ông từ chối muốn ở lại miền Bắc, vì theo ông nước nhà đã độc lập không có lý do nào để tiếp tục làm việc cho người Pháp, dù khi đó nhiều bè bạn cha tôi là họa sỹ và kiến trúc sư, cũng như bác ruột mẹ tôi đã ở trong Sài Gòn.

Chuyến đi thật vui vẻ. Ông vào Sài Gòn được thăm thú bè bạn quen nhau từ thời Pháp, lên Đà Lạt thăm gia đình đạo diễn Đinh Anh Dũng. Ra Vũng Tầu thăm gia đình em Thắm bạn cùng khóa với chú Thước. Nhưng đặc biệt hơn cả là chúng tôi dẫn ông tới thăm người bạn gái cũ của ông cùng học tại Boda, người mà xưa ở Boda , Hà Nội họ đã thầm thương trộm nhớ. Chuyện này tôi đã thuật lại ở tùy bút “Người tình của cha tôi.” Nhưng chuyện làm tôi day dứt mãi là việc ông đi thăm bức tranh Nhan đề Quê Hương.

Đó là bức sơn dầu mà theo tôi, nó là bức sơn dầu hoành tráng đầu tiên lớn nhất trong lịch sử mỹ thuật của nước ta. Tranh phải bắc gàn giáo vẽ cao 4 mét dài 6 mét, phải gông giá đỡ trên tường. Theo ông nói trong Sài Gòn khi đó rất nhiều trí thức miền Bắc vào làm việc. Chính quyền sài Gòn đặt ông vẽ 1 bức tranh sơn dầu đặt ở Nha kiến trúc Sài Gòn. Năm 1951 ông bay vào Sài Gòn và hoàn thành nó trong ba tháng. Vẽ bức tranh này cha tôi có dụng ý, tên tranh là Quê Hương, toàn bộ cảnh trí trong tranh là quang cảnh một làng đặc Bắc bộ, hàm ý muốn nhắc nhở những bè bạn rằng, gốc tích chính của người Nam của miền Nam vẫn là miền Bắc…Trong tranh nhân vật chính là Cây đa xum xuê trung tâm quần tụ hầu như các thành phần chính của đất nước ta bấy giờ, nó làm người ta nghĩ tới cội rễ tới tổ quốc…

Theo địa chỉ của những kiến trúc sư bạn cũ của ông, Đạo diễn Đinh Anh Dũng (còn sống ở Sài Gòn, hiện nay du định cư ở Mỹ) đã đưa ông tới tìm bức tranh này. Ông gọi tranh này, nó là đứa con của ông xa cách bao năm trời. Người phụ trách cơ quan kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh bấy giờ tiếp cha tôi cũng bất ngờ khị cha tôi đưa tấm ảnh ông chụp khi đang vẽ tranh đó. Bởi theo ông ta, tên của họa sỹ đã bị cạo đi, bấy nay họ không rõ, thấy tranh đẹp từ thơi Ngụy nên vẫn giữ lại, vì theo các viên chức cũ thuật lại chính quyền ông Ngô Đình Diệm đã cho cạo tên tác giả đi vì “người vẽ tranh này ở lại với Việt Cộng ngoài Bắc”. Tranh như thế tồn tại qua 4, 5 đời Tổng thống VNCH nhưng vô danh. Cha tôi đã từ chối kí lại vào tranh theo đề nghị của người lãnh đạo kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Chia tay ông lặng người dờ dẫm sờ mãi vào nơi người ta cạo tên ông và lặng đi.

Tôi đã hai lần vào lại thành phố HCM, năm 2011 và 2015, để tìm lại bức tranh ấy, nhưng ngôi nhà thuộc Sở kiến trúc thành phố đã bị phá và không ai biết bức tranh ở đâu.

Giờ ông sắp mất, tôi được phân công của anh chị em trong nhà viết điếu văn. Tôi biết cha tôi rất chú ý các công trình của ông, đặc biệt là “đứa con” xa ông, đã gặp lại nhau ngày ấy, nên đã hỏi lại tên bức tranh cho chính xác, để ghi vào văn điếu và ông yếu ớt nghẹn ngào nói: “Nó vẫn tên là Quê Hương con ạ.”

Nay tôi đăng lại ảnh chụp bức tranh Quê Hương của cha tôi (khi ấy không có máy ảnh mầu) dưới đây để các họa sỹ và kiến trúc sư tại TP HỒ Chí Minh ai biết xin mách giùm. Tranh rất lớn nên khà năng nếu xuất hiện lại thì các vị sẽ có bằng cớ mà xác nhận.

Tôi cũng xin lưu ý cho giới phê bình Mỹ thuật như ông Phan Cam Thuongvà các bạn nghiên cứu Mỹ thuật Đông Dương thông tin này.

Tấm ảnh thứ nhất chụp cha tôi đang trên giàn giáo theo tác vẽ tranh chụp năm 1951, người đang cúi xuống bàn là họa sỹ giúp việc. Tấm ảnh thứ Hai là toàn thể tranh, ảnh lưu trữ gia đình Nguyễn Văn Thiệu hiện nay cháu đích tôn Nguyễn Văn Tuấn gìn giữ.

clip_image002

Nguồn: https://www.facebook.com/tho.nguyenvan.737/posts/10208408508961646

Comments are closed.