Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất (4)

Slavoj Žižek

Nguyễn Quang A dịch

10. BỘ PHIM NÀO ĐANG DIỄN RA TRONG THỰC TẾ

Chúng ta thường nghe rằng cái chúng ta trải nghiệm bây giờ với đại dịch Covid-19 là một trường hợp đời-thật của cái một thời đã được mô tả trong các dystopia Hollywood. Câu hỏi là: (các) bộ phim nào chúng ta xem bây giờ đang diễn ra trong thực tế?

Khi, trong những tuần đầu của đại dịch, tôi nghe từ các bạn ở Hoa Kỳ rằng các cửa hàng súng đã bán hết hàng trong kho của chúng còn nhanh hơn các hiệu thuốc, tôi đã thử hiểu lý lẽ của những người mua: họ có lẽ đã hình dung mình như một nhóm người được cách ly an toàn trong nhà được dự trữ đầy đủ của họ, bảo vệ nó bằng súng chống lại một đám đông đói, bị nhiễm Covid, giống các bộ phim về sự tấn công của thây ma [xác chết sống lại-living dead hoặc zombie]. (Người ta cũng có thể tưởng tượng một phiên bản ít hỗn loạn hơn của kịch bản này, trong đó một elite chọn lọc có khả năng sống sót trong các vùng hẻo lánh, như trong phim 2012 của Roland Emmerich).

Một kịch bản khác, theo cùng tuyến thảm khốc, chợt hiện lên khi tôi đọc mục tin sau: “Các bang giữ án tử hình đã thúc phát các thuốc được dự trữ cho các bệnh nhân Covid-19. Các chuyên gia y tế chóp bu ký lá thư nói các loại thuốc rất cần thiết được dùng trong tiêm thuốc độc ‘có thể cứu sinh mạng của hàng trăm người’.”[1] Tôi đã hiểu rằng thuốc cần thiết là để làm giảm đau của các bệnh nhân, không phải để giết họ; nhưng, trong nháy mắt, tôi đã nhớ lại phim dystopian Soylent Green (1973), mà có bối cảnh trên một Trái đất quá đông dân sau-ngày tận thế trong đó các công dân già hơn ghê tởm với các điều kiện sống xuống cấp đã được cho sự lựa chọn để “quay về nhà của Chúa.” Trong một bệnh viện chính phủ, họ ngồi vào ghế thoải mái và, trong khi xem những cảnh về các thế giới tự nhiên nguyên sơ, từ từ và không đau đớn được đưa vào cõi chết. Khi một số nhà bảo thủ Mỹ đề xuất rằng những người trên bảy mươi tuổi phải hy sinh nhằm để cứu nền kinh tế và lối sống Mỹ, chẳng phải thủ tục không đau đớn được dựng trong phim Soylent Green là một cách khá “nhân đạo” của việc ban hành điều này?

Nhưng chúng ta vẫn chưa đến đó. Khi Covid-19 bắt đầu lan ra, hầu hết đã cho rằng nó sẽ là một ác mộng ngắn, sẽ qua đi với sự đến của thời tiết ấm hơn trong mùa xuân—cái tương đương trong phim ở đây đã là sự đến của một cuộc tấn công đột ngột (động đất, lốc xoáy,) mà chức năng của nó là để làm cho chúng ta đánh giá đúng chúng ta sống trong một xã hội đẹp thế nào. (Một phân loài của chuyện kể này là phân loài của các nhà khoa học cứu loài người vào phút chót bằng việc sáng chế ra phương thuốc (vaccine) cho sự lây nhiễm—hy vọng bí mật của hầu hết chúng ta ngày nay.)

Bây giờ chúng ta buộc phải thú nhận rằng đại dịch sẽ ở lại với chúng ta (ít nhất) trong một thời gian và sẽ làm thay đổi cơ bản cuộc sống của chúng ta, một kịch bản phim khác đang nổi lên—kịch bản của một utopia được nguỵ trang như dystopia. Hãy nhớ lại phim The Postman (1997) của Kevin Costner, một mega-flop sau-ngày tận thế bắt đầu 2013, mười lăm năm sau một sự kiện ngày tận thế không xác định rõ đã để lại một tác động khổng lồ lên nền văn minh con người và đã xoá hầu hết các hình thức công nghệ. Nó kể câu chuyện về một kẻ lang thang nay đây mai đó vô danh, người tình cờ thấy bộ đồng phục của một người đưa thư Cục Bưu chính Hoa Kỳ cũ và bắt đầu giao thư giữa các làng rải rác, giả bộ hành động nhân danh “Hợp chủng quốc Mỹ được Khôi phục.” Khi những người khác bắt đầu bắt chước ông, từ từ, qua trò chơi này, mạng lưới thể chế cơ bản của Hoa Kỳ lại nổi lên. Utopia, mà nảy sinh sau điểm-zero của sự phá huỷ ngày tận thế, giống với Hoa Kỳ hôm nay, chỉ thanh lọc đi những sự thái quá hậu-hiện đại của nó—một xã hội khiêm tốn trong đó các giá trị cơ bản của cuộc sống được khẳng định lại đầy đủ.

Tất cả các kịch bản này không thâu tóm được thứ thật sự lạ về đại dịch Covid-19: đặc trưng không-ngày tận thế của nó. Nó chẳng là một apocalypse [ngày tận thế] theo nghĩa thông thường về sự phá huỷ hoàn toàn của thế giới chúng ta, và thậm chí còn ít hơn một apocalypse [mặc khải] theo nghĩa gốc của sự tiết lộ sự thật nào đó bị che giấu cho đến giờ. Đúng, thế giới chúng ta đang tan rã, nhưng quá trình tan rã này chỉ kéo lê với không sự kết thúc nào trong tầm mắt. Khi những con số người bị nhiễm và người chết tăng lên, báo chí của chúng ta suy đoán về chúng ta xa “đỉnh điểm” thế nào—chúng ta ở đó chưa? nó sẽ đến trong một hay hai tuần? Tất cả chúng ta háo hức theo dõi và chờ đỉnh của đại dịch, cứ như thời khắc này sẽ được tiếp theo bởi một sự từ từ quay lại trạng thái bình thường—nhưng khủng hoảng cứ kéo lê. Có lẽ chúng ta phải lấy hết can đảm để chấp nhận rằng cho dù vaccine chống lại Covid-19 có được phát minh ra, chúng ta sẽ vẫn ở trong một thế giới viral tiếp tục bị đe doạ bởi các bệnh dịch và các nhiễu loạn môi trường. Bây giờ chúng ta đang thức tỉnh từ giấc mơ rằng đại dịch sẽ biến đi trong cái nóng mùa hè, và không có chiến lược ra dài hạn rõ ràng nào—cuộc tranh luận duy nhất xảy ra là tranh luận liên quan đến làm thế nào để từ từ hạ bớt các biện pháp phong toả. Khi, cuối cùng, đại dịch rút lui, tất cả chúng ta sẽ quá kiệt sức để tận hưởng nó.

Kịch bản khả dĩ nào cho tương lai chúng ta có thể đến từ chuyện kể “không kết thúc nào trong tầm mắt” này? Những dòng tiếp theo xuất hiện vào đầu tháng Tư trong một nhật báo Anh lớn, phác hoạ một lựa chọn:

“Những cải cách triệt để—việc đảo ngược hướng chính sách thịnh hành của bốn thập niên qua—sẽ cần được đặt lên bàn. Các chính phủ sẽ phải chấp nhận một vai trò tích cực hơn trong nền kinh tế. Chúng phải xem các dịch vụ công như các khoản đầu tư hơn là các khoản nợ, và tìm những cách để làm cho các thị trường lao động ít bất an hơn. Sự tái phân phối sẽ lại ở trên chương trình nghị sự; các đặc quyền của những người già và những người giàu là đáng ngờ. Các chính sách cho đến gần đây bị coi là lập dị, như thu nhập cơ bản và thuế tài sản, sẽ phải ở trong hỗn hợp (chính sách).”[2]

Đây có là một sự sửa mới của tuyên ngôn Lao động Anh? Không, nó là một đoạn từ một bài xã luận trong Financial Times. Theo cùng tuyến, Bill Gates kêu gọi cho một “cách tiếp cận toàn cầu” để chống bệnh tật và cảnh cáo rằng, nếu để cho Covid-19 tự do lan ra khắp các quốc gia đang phát triển, nó sẽ bật lại và giáng xuống các quốc gia giàu hơn trong các làn sóng tiếp sau:

“Cho dù các quốc gia giàu có thành công trong việc làm chậm bệnh dịch trong vài tháng tới, Covid-19 có thể quay lại nếu đại dịch vẫn đủ nghiêm trọng ở nơi khác. Chắc chỉ là vấn đề thời gian trước khi một phần của hành tinh tái nhiễm phần khác. [. . .] Tôi là một người tin lớn vào chủ nghĩa tư bản—nhưng một số thị trường đơn giản không hoạt động một cách đúng đắn trong một đại dịch, và thị trường cho các vật tư cứu sinh là một thí dụ rõ ràng.”[3]

Chào mừng như chúng là, các tiên đoán và đề xuất này tất cả đều quá khiêm tốn: sẽ đòi hỏi nhiều hơn thế nhiều. Ở một mức cơ bản, chúng ta đơn giản phải bỏ qua logic của tính sinh lời và bắt đầu suy nghĩ về mặt khả năng của một xã hội để huy động các nguồn lực nhằm để tiếp tục hoạt động. Chúng ta có đủ các nguồn lực—nhiệm vụ là để phân bổ chúng một cách trực tiếp, bên ngoài logic thị trường. Chăm sóc sức khoẻ, sinh thái toàn cầu, sản xuất và phân phối thực phẩm, cung ứng nước và điện, kết nối internet và điện thoại—đấy là các ưu tiên, tất cả các thứ khác là thứ yếu.

Nhiệm vụ phân bổ các nguồn lực cũng liên quan đến nghĩa vụ và quyền của một nhà nước để huy động các cá nhân. Một vấn đề lớn đang diễn ra bây giờ (không chỉ) ở Pháp: đến lúc thu hoạch rau và quả mùa xuân, và bình thường hàng ngàn lao động mùa vụ đến từ Tây Ban Nha và nơi khác để làm việc này. Vì các biên giới bây giờ bị đóng, ai sẽ thu hoạch? Nước Pháp đang tìm những người tình nguyện rồi để thay thế lao động nước ngoài, nhưng nếu không đủ thì sao? Nếu sự huy động trực tiếp là cách duy nhất thì sao?

Như Alenka Zupančič diễn đạt súc tích, nếu sự phản ứng lại với đại dịch trong sự đoàn kết hoàn toàn sẽ gây ra thiệt hại lớn cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta hơn bản thân đại dịch, đây chẳng phải là một dấu hiệu rằng có cái gì sai khủng khiếp?[4] Vì sao phải có một lựa chọn giữa sự đoàn kết và nền kinh tế? Câu trả lời của chúng ta cho sự lựa chọn sai này phải là cùng như: “Cà phê hay trà? Vâng, Làm ơn!” Không quan trọng chúng ta gọi là trật tự mới là gì, chúng ta rất cần—Comunism [chủ nghĩa Cộng sản] hay, để vay mượn Peter Sloterdijk, “Co-immunism” (sự miễn dịch được tổ chức tập thể chống lại các cuộc tấn công viral)—điểm chính là như nhau.

Thực tế này sẽ không theo bất kể kịch bản nào trong số kịch bản phim được tưởng tượng ở trên. Chúng ta hết sức cần những kịch bản mới, những câu chuyện mới mà có thể cung cấp cho chúng ta một loại bản đồ nhận thức, một cảm giác thực tế và cũng không-thê thảm về chúng ta phải đi đâu. Chúng ta cần một chân trời hy vọng, chúng ta cần một Hollywood mới, hậu-đại dịch.

11. NHỮNG CÁI CHẾT TRÊN THIÊN ĐƯỜNG

Thế giới của chúng ta đang chìm dần vào sự điên rồ: thay cho sự đoàn kết và hành động toàn cầu được phối hợp chống lại mối đe doạ Covid-19, không chỉ các thảm hoạ nông nghiệp đang tăng nhanh, gây ra triển vọng của nạn đói lớn (với nạn châu chấu xâm lấn tai hoạ từ Đông Phi đến Pakistan), bạo lực chính trị cũng bùng nổ, phần lớn bị báo chí bỏ qua. Chúng ta đã đọc ít tin tức đến thế nào về các cuộc đụng độ quân sự biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó hàng trăm người đã bị thương? Trong một tình hình tuyệt vọng như vậy, người ta có thể được thứ lỗi vì thường xuyên trốn thoát vào các series phim hình sự hay theo công thức cũ như Death in Paradise (Cái Chết trong Thiên đường) của BBC, dựng trên hòn đảo Caribbean tưởng tượng Saint Marie. Trong một cộng đồng nhỏ, hàng tá vụ giết người đã xảy ra, tất cả theo cùng công thức: bốn nghi phạm cùng nhau vào thời gian giết người, mỗi trong số họ trong tầm nhìn của những người khác, như thế làm sao một trong số họ có thể phạm tội? Thực tế hiện thời của chúng ta tiếp tục ám ảnh chúng ta ngay cả khi chúng ta trốn vào chuyện hư cấu, và những sự tương tự với đại dịch là rõ ràng ngay cả trong vở kịch hình sự này.

Trong một trong những tập muộn hơn của Death in Paradise, cảnh sát điều tra phát hiện ra rằng kẻ giết người đã có một phụ tá giúp hắn xoá các dấu vết của hành động của hắn, và rằng phụ tá này đã chẳng ai khác bản thân nạn nhân—một người có thiên hướng bắt nạt và làm nhục những người khác, nhưng cũng đã có những sự giằn vặt lương tâm và sự ân hận. Trên một hòn đảo nhỏ gần Saint Marie, ông vận hành một trại sinh tồn cho bốn khách hàng, và vì chỉ năm trong số họ đã ở trên đảo khi vụ giết người xảy ra, thủ phạm phải là một trong số họ. Điều tra viên thấy các dấu của ai đó lên bãi biển, đi đến hiện trường của vụ giết người, rồi quay lại—cứ như một kẻ xâm nhập đơn độc đã đến hòn đảo chính xác để giết nạn nhân. Tuy vậy, một số chi tiết làm xáo trộn hình ảnh này, và cuối cùng điều tra viên dựng lại cái đã xảy ra. Kẻ giết người đã bị làm nhục và bị hành hạ tàn bạo bởi nạn nhân của hắn ở trường trung học, mà đã huỷ hoại toàn bộ cuộc đời hắn. Khi hắn gặp người hành hạ hắn tại trại sinh tồn, người sau đã không nhận ra hắn, như thế hắn lén theo ông đến một chỗ vắng vẻ trong rừng và đã đâm ông bằng một khúc tre nhọn, tuyệt vọng hét vào mặt ông rằng ông đã huỷ hoại đời hắn, trước khi chạy đi. Bị thương chí tử, nhưng biết về chấn thương ông đã gây ra trong thời trẻ của hắn, và nạn nhân sử dụng sức lực cuối cùng của ông để dàn dựng cảnh làm cho nó trông cứ như một người lạ đã lên đảo, như thế gỡ tội cho bốn người trên đảo, và rồi ngã gục xuống chết.

Có cái gì đó cao quý trong một cử chỉ như vậy, một dấu vết của sự chuộc lỗi thật. Nhưng ý thức hệ tìm thấy một cách để xuyên tạc ngay cả những cử chỉ cao đẹp như vậy: nó có thể buộc nạn nhân, không phải tội đồ, để tự nguyện xoá các dấu vết của tội ác và thậm chí trình bày nó như một hành động của ý chí riêng của nạn nhân. Không phải đây là cái hàng ngàn người bình thường biểu tình đòi chấm dứt phong toả đang làm trong thiên đường được gọi là USA ư? Một sự quay lại “tình trạng bình thường” quá nhanh do Trump và chính quyền của ông chủ trương phơi nhiều người trong số họ ra cho mối đe doạ chết người của sự lây nhiễm, nhưng tuy nhiên họ đòi nó, bằng cách ấy che giấu các dấu vết của tội của Trump (và của tư bản).

Trong đầu thế kỷ thứ mười chín, nhiều thợ mỏ ở Wales đã từ chối mũ bảo hiểm và thiết bị bảo vệ đắt tiền khác—mặc dù nó hết sức làm giảm khả năng của các tai nạn chết người mà có rất nhiều trong các mỏ than—bởi vì các chi phí bị khấu trừ vào lương của họ. Ngày nay, trong thời Covid-19, những người lao động bị bắt phải cân nhắc một tính toán tuyệt vọng tương tự, một phiên bản đảo ngược mới của sự lựa chọn bắt buộc cũ “tiền hay mạng sống” (nơi tất nhiên bạn chọn mạng sống, cho dù cuộc sống là khốn khổ). Nếu bạn chọn mạng sống hơn tiền và tự cách ly bạn ở nhà, bạn sẽ không sống sót, vì mất tiền là mất mạng; thay vào đó, bạn phải quay lại làm việc để kiếm được tiền và sống sót—nhưng mạng sống này bị cắt ngắn bởi một mối đe doạ lây nhiễm và chết. Trump không trực tiếp phạm tội giết những người lao động, nhưng ông có tội đưa ra cho họ một sự lựa chọn sai theo đó cách duy nhất để sống sót là liều mạng, và ông còn làm nhục họ thêm bằng việc tạo ra một tình thế trong đó họ phải chứng tỏ “quyền” của họ để chết tại nơi làm việc của họ.

Ta phải tương phản các cuộc phản kháng chống phong toả với sự bùng nổ đang diễn ra của cơn thịnh nộ bị kích bởi một cái chết khác trong thiên đường Mỹ—cái chết của George Floyd ở Minneapolis. Mặc dù cơn thịnh nộ của hàng ngàn người (không chỉ) da Đen phản đối hành động bạo lực này của cảnh sát không liên kết trực tiếp với đại dịch, ở đằng sau là dễ để thấy rõ bài học rõ ràng của số thống kê về số tử vong Covid-19: những người da Đen và Hispanic có khả năng chết vì virus nhiều hơn những người Mỹ da trắng rất nhiều. Đại dịch như thế đã đưa ra những hậu quả rất cụ thể của những sự khác biệt giai cấp ở Hoa Kỳ: không chỉ là vấn đề về sự giàu có và nghèo, nó cũng thực sự là vấn đề sống và chết—cả hai khi chúng ta đối phó với cảnh sát và với các khủng hoảng sức khoẻ như đại dịch Covid-19.

Việc này đưa chúng ta quay lại điểm xuất phát của chúng ta từ Death in Paradise, đến cử chỉ cao quý của nạn nhân giúp thủ phạm xoá các dấu vết của hành động của hắn—một hành động mà, nếu không được biện minh, đã chí ít là có thể hiểu được như một hành động tuyệt vọng. Đúng, những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc thường là dữ tợn, nhưng chúng ta phải cho thấy cùng sự khoan dung nào đó đối với việc này như nạn nhân cho thấy đối với kẻ giết ông trong tập phim Death in Paradise.

12. BÂY GIỜ CHÚNG TA SỐNG TRONG MỘT CỬA HÀNG CỦA CÁC THẾ GIỚI

Cuối cùng tôi có thể đã phát hiện ra bộ phim ăn khớp hoàn hảo với thời khắc chúng ta thấy mình ngày nay: The Escape (Trốn thoát) của Paul Franklin từ năm 2017, dựa vào chuyện ngắn nổi tiếng của nhà văn khoa học-viễn tưởng Robert Sheckley, “Store of the Worlds (Cửa hàng của các Thế giới)” (1958).[5] Mặc dù chỉ dài 16 phút, phim được dựng một cách chuyên nghiệp với các diễn viên nổi tiếng trong các vai chính (Julian Sands, Olivia Williams).[6]

Chuyện của Sheckley bắt đầu trong cái có vẻ là một ngoại ô nghèo túng của một trong những siêu đô thị của chúng ta: “Mr. Wayne đến cuối của gò cao ngang vai, dài của đống gạch vụn màu xám, và ở đó có Store of the Worlds (Cửa hàng của các Thế giới). Nó đã chính xác như các bạn ông đã mô tả; một lều nhỏ được xây dựng từ một ít gỗ, các phần của xe hơi, một miếng sắt được mạ, và vài hàng gạch vụn.” Ông chủ lập dị của cửa hàng giải thích cho Wayne cái ông đang bán: đổi lại tất cả những thứ sở hữu trần thế của họ, ông tạm thời chuyển vị các khách hàng của ông vào một thực tế thay thế, nơi họ có thể sống theo những mong muốn thân thiết nhất của họ. Wayne không thể quyết định liệu có chấp nhận hay không lời chào mời, và ông chủ khuyên anh dành thời gian nào đó để suy nghĩ lại. Trên đường về nhà, Wayne tiếp tục nghĩ về sự lựa chọn, và thậm chí về sau, khi anh mải mê vào công việc thường nhật của đời sống hàng ngày—những vấn đề nhỏ với vợ và con trai anh, các sự kiện bận rộn ở nơi làm việc—ý tưởng quay lại Cửa hàng và đưa ra quyết định luôn ở trong thâm tâm anh. Thời gian trôi đi theo cách này, cho đến khi anh nghe tiếng của ông chủ nhẹ nhàng đánh thức anh, hỏi anh nếu sự trải nghiệm là vừa ý. Wayne đặt những vật sở hữu trần thế của anh lên bàn—một đôi giày quân sự, một con dao, hai cuộn dây đồng, và ba hộp thịt bò muối—rời Cửa hàng và vội vàng xuống cuối làn đường: “Vượt qua nó, cho đến mức xa anh có thể nhìn thấy, là những bãi đổ nát, nâu và xám và đen. Các bãi đó, trải tới mọi chân trời, được làm bằng các xác chết méo mó của các thành phố, những tàn tích của các cây, và tro trắng mịn mà một thời đã là thịt và xương người.”

Sự chuyển thể phim giữ lại những sự diễn tiến chính của câu chuyện: nhân vật chính quay lại cuộc sống hàng ngày (bị ám ảnh bởi triển vọng của sự quyết định) đã là sự hiện thực hoá của mong muốn của anh—thực tế của anh ta là một thế giới sau-ngày tận thế khốn khổ trong đó anh mất mọi thứ. Người ta có thể dễ dàng hình dung chuyện kể này được chuyển vị thành khung cảnh hiện thời của đại dịch Covid-19: Wayne bước vào Cửa hàng, một không gian siêu sạch trong đó người ta bắt buộc phải đeo khẩu trang, nghe lời chào mời, và về nhà với cuộc sống bình thường, trước-đại dịch của anh. Anh ở trong thực tế thay thế trần tục này trong một thời gian, trước khi anh thức tỉnh và rời Cửa hàng, thấy đường phố trống không và vài người anh gặp đang đeo khẩu trang và lá chắn bảo vệ.

Trong khi tình hình của chúng ta là không hoàn toàn khốc liệt như vậy, chúng ta ở trong một tình thế khó khăn tương tự: thế giới của chúng ta tan vỡ và chúng ta mơ không về thiên đường (hay địa ngục) lập dị nào đó mà về một sự quay lại đời sống xã hội bình thường mà không có sự phong toả, khẩu trang, và nỗi sợ lây nghiễm liên tục. Thình hình là rất lộn xộn và có rất nhiều ẩn số—không ngạc nhiên chúng ta dễ dao động từ mội thái cực sang thái cực khác. Cho đến một hay hai tuần trước, chúng ta ở châu Âu đã ám ảnh theo các quy tắc tự-cách ly; rồi cái gì đó thay đổi tromg thái độ của mọi người và mối đe doạ không còn được xem là rất nghiêm trọng nữa— chúng ta đi loanh quanh mà không có khẩu trang cho dù tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao. (Có lẽ sự mở cửa lại của đời sống xã hội được duy trì bởi một sự đánh cược tuyệt vọng: làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể thậm chí còn tồi hơn, cho nên hãy hưởng thụ cuộc đời một chút trong khi chúng ta có thể.) Cái chúng ta có thể chắc chắn là, các hậu quả của đại dịch cho sức khoẻ tâm thần của chúng ta sẽ là nặng: một phân tích ước lượng rằng “Nhiều đến 75.000 người Mỹ có thể chết bởi vì lạm dụng ma tuý hay rượu và tự tử như một kết quả của đại dịch coronavirus.”[7]

Chúng ta thường đọc về trở nên khó như thế nào để làm việc tang đúng cho tất cả những người chết, quen biết và không quen biết đối với chúng ta, bây giờ khi các nghi lễ tang thông thường là không thể. Nhưng chẳng phải có một loại sự đau buồn (tang) khác, căn bản hơn, đang tràn khắp không gian xã hội của chúng ta ư? Cái chúng ta thực sự đau buồn là sự chấm dứt đột ngột của toàn bộ một cách sống. Chính xác hơn, chúng ta không thậm chí sẵn sàng để thương tiếc sự mất mát này và vẫn bị kẹt trong sự sầu muộn bởi vì thực tế bên ngoài cũ vẫn ở đây—chỉ thế thôi, với các cửa hiệu, các quán ăn, các rạp chiếu bóng, và các nhà hát đóng cửa, chúng ta không thể xử lý nó một cách đúng đắn.

Vấn đề chúng ta đối mặt ngày nay là, chúng ta không thể tổ chức những sự phối hợp của các mong muốn của chúng ta; chúng ta cần sáng chế lại chúng. Giống Wayne trong “Store of the Worlds,” chúng ta mong muốn lấy lại bản thân sự mong muốn, tình hình bỏ ngỏ của sự mong muốn. Trong sự lộn xộn này, một Store of the Worlds đang mở rồi, theo nghĩa rằng tất cả chúng ta biết rằng chúng ta phải làm cái gì đó và sáng chế lại một thế giới mới. Trump đang đưa ra một thế giới, cùng như thế giới cũ của tăng trưởng kinh tế—và thế giới này chỉ nếu chúng ta sẵn sàng trả cái giá của nhiều cái chết. Trung Quốc đang đưa ra một thế giới khác trong đó nhà nước có sự kiểm soát hoàn toàn đối với các cá nhân. Nhưng, thay cho việc xem lướt qua các lựa chọn hạn chế trong Cửa hàng này, chúng ta phải tìm sức mạnh để xoay và đối mặt thực tế. Georgi Marinov vẽ một bức tranh thuyết phục về tương lại gần của chúng ta: “Để tránh sự sụp đổ của trật tự xã hội, các biện pháp như thu nhập cơ bản phổ quát, treo tô (tiền thuê), thế chấp, trả nợ và vân vân, quốc hữu hoá các thành phần đã tư nhân hoá của các hệ thống sức khoẻ và một số ngành then chốt khác, sự kiểm soát tập trung của chính phủ về sản xuất và phân phối thực phẩm vân vân sẽ là cần thiết.”[8]

Danh sách này có thể được bổ sung; thí dụ, sự cách ly những người lao động trong các khu vực thiết yếu (nông nghiệp, năng lượng, cung cấp nước, vân vân) là cần thiết để đảm bảo sự hoạt động bình thường của chúng. Hiện tại không có khủng hoảng thực phẩm, nhưng nếu Covid-19 lan ra các vùng nông thôn và làm gián đoạn sự trồng và thu hoạch cây trồng, thì một khủng hoảng như vậy sẽ xảy ra. Về mặt các biện pháp sức khoẻ thêm, chúng ta phải chuẩn bị cho những sự cách ly tái diễn, có khả năng dài và nghiêm ngặt. Câu trả lời điển hình cho những gợi ý như vậy là: nền kinh tế không thể duy trì nó. Ở đây chúng ta phải chính xác: nền kinh tế nào không thể duy trì những biện pháp sức khoẻ cần thiết? Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu mà đòi hỏi sự tự-mở rộng lâu dài—nền kinh tế bị ám ảnh với tỷ lệ tăng trưởng và tính sinh lời. Như Marinov giải thích, “Bản năng để ‘không làm tổn thương nền kinh tế’ đã đem lại cho chúng ta một nền kinh tế bị phá huỷ và một virus bây giờ lan ra mọi nơi, mà sẽ là rất khó để tiêu diệt.” Như vậy, chúng ta phải thay đổi toàn bộ triển vọng của chúng ta: hãy quên ngành xe hơi, thời trang, và việc đi nghỉ ở những nước xa xôi, chúng ta phải bình tĩnh để tất cả điều này đổ vỡ và tuyển mộ lại những người làm việc trong các ngành này trong vai trò một phần thời gian ở nơi khác. Chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế mà có khả năng hoạt động khi xã hội bị buộc phải nhấn “tạm dừng” và sống trong một sự dừng lại kéo dài, trong đó chỉ những thứ cơ bản của cuộc sống được cung cấp.

Thế giới mới sẽ phải là Cộng sản theo nghĩa của châm ngôn nổi tiếng của Marx: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” Chẳng phải chúng ta đang di chuyển hướng tới điểm này rồi ư? Tất nhiên, không theo cách Marx đã hình dung nó: một xã hội sung túc trong đó mọi người có một cuộc sống tốt đẹp và làm việc một cách sáng tạo. Nó sẽ là một thế giới khiêm tốn hơn nhiều trong đó mọi người được cung cấp sự chăm sóc sức khoẻ và đủ thực phẩm và các nguồn lực để thoả mãn các nhu cầu cơ bản của họ, và mọi người phải đóng góp cho xã hội theo khả năng của họ. Một thế giới khiêm tốn như vậy vẫn có thể là rất thoả mãn về mặt tinh thần và xúc cảm.

Như thế, hãy đi và xem The Escape và sử dụng nó để bắt đầu nghĩ về loại thế giới chúng ta phải xây dựng từ đống đổ nát của đại dịch.

13. VÂNG VIÊN THUỐC ĐỎ… NHƯNG VIÊN NÀO

Một phim thời sự về sự sống ở vùng Chernobyl sau tai nạn hạt nhân cho thấy một gia đình nông dân bình thường mà đã bất chấp các lệnh sơ tán và tiếp tục sống trong vùng, bị các nhà chức trách nhà nước bỏ quên. Họ không tin vào bất kể tia hạt nhân bí ẩn nào—đất còn đó, và cuộc sống cứ tiếp tục. Họ đã may mắn rằng phóng xạ đã có vẻ không tác động nghiêm trọng đến họ. Chẳng phải tình hình của gia đình này khiến người ta nhớ đến cảnh nổi tiếng từ phim The Matrix trong đó Neo không biết phải chọn viên thuốc xanh hay viên thuốc đỏ? Viên xanh sẽ cho phép ông ở lại trong cái được biết như thực tế bình thường, còn viên đỏ sẽ đánh thức ông về trạng thái thật của mọi thứ. “Thực tế” tất nhiên là một giấc mơ ảo tập thể bị thao túng bởi trí tuệ nhân tạo (AI), với thân thể chúng ta được sử dụng như pin người để cấp năng lượng cho máy AI. Các nông dân Chernobyl chọn viên thuốc xanh và thoát được—hay đã không? Từ quan điểm của bản thân các nông dân, chính thế giới quanh họ đã nuốt viên thuốc xanh và tin vào lời nói dối lớn về các tia phóng xạ, trong khi họ đã từ chối để bị sự hoảng loạn này dụ dỗ và đã vẫn bám rễ vững chắc vào thực tế hàng ngày của họ.

Người ta không thể không để ý ẩn dụ về chọn viên thuốc đỏ và gạt bỏ lời nói dối lớn của xã hội, ngày nay, chủ yếu được sử dụng như thế nào bởi phái Hữu dân tuý mới, đặc biệt liên quan đến Covid-19. Elon Musk gần đây đã gia nhập hàng ngũ của họ, gọi phản ứng dòng chính đối với đại dịch là “hoảng loạn” và “ngớ ngẩn.”[9] Ông đã hô hào những người theo Twitter của ông để “uống viên thuốc đỏ,” và bình luận của ông đã nhanh chóng được ủng hộ bởi Ivanka Trump người tuyên bố rằng cô đã uống viên thuốc ấy rồi. Người ta phải để ý đến sự mỉa mai của Musk, người chủ trương một sự quay lại tình trạng bình thường trong khi đồng thời quảng bá dự án Neuralink của ông—mà tầm nhìn của nó là để nhúng con người vào một “bộ não được nối dây” tập thể qua đó đầu óc chúng ta liên lạc trực tiếp với nhau, bỏ qua sự cần đến ngôn ngữ. Chẳng phải đây là biểu hiện cuối cùng của “việc uống viên thuốc xanh”: sự lựa chọn một thế giới nơi sự tồn tại thể xác của con người diễn ra trong những chiếc kén cô lập, còn đầu óc của họ ở trong một không gian ảo chung?

Nghịch lý thay, phái Hữu dân tuý mới ở đây được kết thân với một số người phái Tả cấp tiến mà cũng thấy trong sự hoảng loạn Covid-19 âm mưu nhà nước để áp đặt sự kiểm soát hoàn toàn lên dân chúng. Đây là một trường hợp cực đoan: Giorgio Agamben cho rằng “các giáo sư, mà đồng ý chịu phục tùng chế độ độc tài viễn thông học (telematic) mới và để dạy các khoá học của họ chỉ online, là sự tương đương hoàn hảo của các giáo viên đại học mà trong năm 1931 đã thề trung thành với chế độ Phát xít.”[10] Sự bác bỏ cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại đại dịch viral này được tóm tắt khéo nhất bởi tiêu đề sách về nó của Olivier Rey: L’Idolâtrie de la vie (Tôn sùng cuộc sống)—trước đây, cái chúng ta coi là Linh thiêng đã là ngoài cuộc sống, chúng ta đã sẵn sàng mạo hiểm mạng sống vì nó; bây giờ, bản thân cuộc sống được nâng cao lên vai trò của cái Linh thiêng và chúng ta có vẻ sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho đời sống trần trụi.

Tại Hoa Kỳ, cuộc đấu tranh về sự tiếp tục phong toả đang biến thành một cuộc chiến tranh văn hoá: các cửa hàng treo bảng, cấm vào với khẩu trang! (không phải không với, mà là với!), trong khi Trump đã ra lệnh cho tất cả các nhà thờ thiên chúa giáo, do thái giáo, và hồi giáo để mở cửa. Mục tiêu của tôi ở đây không phải là để ghi những điểm rẻ tiền chống lại những người từ chối Thực tế của đại dịch, mà để gợi ra cái thúc đẩy họ để đưa ra sự từ chối này. “Đại dịch đe doạ để biến thành một cơn bão hoàn hảo: sự kết hợp của ba hay nhiều cơn bão hơn mà nhân các tác động của chúng lên gấp bội.” Trong khi hai cơn bão—thảm hoạ sức khoẻ và khủng hoảng kinh tế—được tranh luận rộng rãi, hai cơn bão khác—các xung đột quốc tế đang mở ra và khủng hoảng sức khoẻ tâm thần—nhận được sự chú ý ít hơn nhiều.

Chúng ta thường đọc rằng đại dịch đã là một cú sốc làm thay đổi mọi thứ, rằng bây giờ chẳng gì còn như thế nữa—đúng, nhưng, đồng thời, chẳng gì đã thực sự thay đổi; đại dịch đã chỉ đưa ra rõ ràng hơn cái đã ở đó rồi. Có rất nhiều phản ứng dữ dội tự do chủ nghĩa chống lại ý tưởng về điện thoại được dùng để định vị các cá nhân và để ngăn chặn sự lan ra của Covid-19, nhưng các bộ máy nhà nước đã lần vết những liên lạc số và các cuộc gọi điện thoại của chúng ta trong nhiều năm rồi—ít nhất bây giờ họ đang dùng những khả năng này một cách công khai, cho lợi ích của chúng ta, và để xác minh dữ liệu cụ thể (vị trí của chúng ta). Đáng lo ngại hơn nhiều là sự đổi hướng gần đây trong những căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà đã tăng cao rồi trước đại dịch.

Trung Quốc bây giờ đang tìm cách để siết chặt sự kiểm soát của nó đối với Hồng Kông với một luật an ninh mới sẽ cho phép Bắc Kinh nhắm vào các cuộc biểu tình đã chọc tức thành phố nửa tự trị. Biện pháp này, hung hăng nhất kể từ khi Bắc Kinh tiếp quản Hồng Kông trong năm 1997, phải được diễn giải cùng với một sự thực khác mà ít được tường thuật hơn nhiều. Lần đầu tiên kể từ khi Tập tiếp quản trong năm 2013, đoạn Đài Loan của báo cáo hàng năm của Hội đồng Nhà nước không gồm bất kể sự nhắc nào đến “Đồng thuận 1992,” “Một Nhà nước Hai Chế độ,” “hoà bình,” hay “sự thống nhất hoà bình” nữa. Đây là một sự đổi hướng lớn khỏi quá khứ mà đã có thể ngụ ý rằng Bắc Kinh đã từ bỏ ý tưởng về một sự thống nhất hoà bình với Đài Loan; vì nếu Trung Quốc thành công ở Hồng Kông, sự tiếp quản bạo lực đối với Đài Loan có thể là bước tiếp theo của nó, và việc này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh Thái Bình dương toàn diện. Đúng, Đài Loan và Hồng Kông là phần của Trung Quốc, nhưng đây có phải là lúc để gây ra các mối đe doạ quân sự? Cũng hãy nhớ tin tức rằng Israel có kế hoạch sáp nhập các phần của Bờ Tây, và rằng Hoa Kỳ đang xem xét khởi động lại các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Và nhiều nhà nước khác đang sử dụng đại dịch để theo đuổi chính trị hung hăng bình thường của họ một cách nhẫn tâm hơn. Chúng ta sống trong một thế giới trong đó không ai có vẻ sẵn sàng làm thứ duy lý và chấp nhận một sự đình chiến trong thời gian đại dịch.

Sự điên rồ đưa chúng ta đến cơn bão thứ tư, không ít đáng ngại hơn, mà là bản thân sự điên rồ tập thể, hay sự sụp đổ đang hiện ra lù cù của sức khoẻ tâm thần của chúng ta. Các dấu hiệu đang nhân lên gấp bội rồi: tám trong số chín người Italian nói họ cần sự hỗ trợ tâm lý để vượt qua đại dịch; ở Tây Ban Nha, nửa số trẻ em trong các vùng siêu đô thị có những ác mộng; ở Hoa Kỳ, hàng chục ngàn vụ tự tử được dự kiến. Xu thế này không được làm chúng ta ngạc nhiên: chính các nền tảng của đời sống hàng ngày của chúng ta đang biến mất. Người ta chẳng bao giờ được đánh giá thấp tác động đảo lộn của việc thấy các tập quán hàng ngày của mình sụp đổ—những thứ trần tục như những cuộc uống sau giờ làm việc tại các quán rượu. George Orwell đã hiểu (xem, chẳng hạn, ‘The Moon Under Water (Trăng Dưới Nước)’ (1946)) các quán rượu là yếu tố then chốt của sự hoà nhập xã hội cho các giai cấp thấp hơn, là chỗ nơi phong tục chung của họ được khẳng định, và thật đáng ngờ nếu đời sống quán rượu sẽ có bao giờ quay lại như chúng ta đã biết nó. Lacan đã gọi không gian của các tập quán chung là “cái Khác lớn (big Other),” thực thể biểu tượng của cuộc sống của chúng ta, và sự suy sụp loạn tinh thần hiện ra lù lù khi big Other này bắt đầu tan rã: cảnh khủng khiếp không ở trong sự vi phạm các tập quán xã hội của chúng ta; đúng hơn, nó bùng nổ khi chúng ta biết rằng các tập quán này đang tan rã, rằng chúng ta không có mặt đất vững chắc nào để dựa vào.

Việc uống Viên thuốc Đỏ thật có nghĩa là việc tập hợp sức mạnh để đối mặt với sự đe doạ của những cơn bão này. Chúng ta có thể làm việc đó bởi vì, trong một chừng mực đáng kể, chúng phụ thuộc vào chúng ta, vào chúng ta hành động và phản ứng thế nào trong những thời khó khăn này. Hãy đừng mơ về một sự quay lại tình trạng bình thường cũ, nhưng cũng hãy từ bỏ bất kể giấc mơ nào về việc bước vào một thời đại hậu-con người của sự tồn tại tinh thần tập thể. Đại dịch đang diễn ra làm cho chúng ta biết rằng chúng ta bén rễ trong thân thể cá nhân của chúng ta, và chính ở mức này mà chúng ta phải tham gia cuộc đấu tranh.


[1] https://www.theguardian.com/us-news/2020/apr/13/death-penalty-states-coronavirus-stockpiled-drugs

[2] https://www.ft.com/content/7eff769a-74dd-11ea-95fe-fcd274e920ca

[3] https://www.msn.com/en-gb/news/coronavirus/coronavirus-bill-gates-calls-for-global-agreements-on-masks-treatments-and-vaccines/ar-BB12uCm4

[4] Liên lạc riêng tư.

[5] Sẵn có online at https://www.vice.com/en_us/article/a3ydpz/the-store-of-the-worlds

[6] Sẵn có trên https://vimeo.com/223579794

[7] https://edition.cnn.com/2020/05/08/health/coronavirus-deaths-of-despair/

[8] https://www.criticatac.ro/lefteast/coronavirus-scientific-realities-vs-economic-fallacies

[9] https://www.nytimes.com/2020/05/19/technology/elon-musk-tesla-red-pill.html

[10] https://medium.com/@ddean3000/requiem-for-the-students-giorgio-agamben-866670c11642

Comments are closed.