Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất (5)

Slavoj Žižek

Nguyễn Quang A dịch        

 

PHỤ LỤC: BỐN SUY NGẪM VỀ QUYỀN LỰC, VẺ NGOÀI VÀ SỰ TỤC TĨU

Bệnh dịch đang diễn ra không phải chỉ là một liên kết trong một chuỗi dài của các khủng hoảng vây quanh thế giới chúng ta, từ các mối đe dọa đối với môi trường đến các xung đột kinh tế và xã hội; người ta cũng phải tính đến rằng nó đã bùng nổ trong một thế giới được đặc trưng bởi sự lên của chính trị dân túy mới. Sự tương tác giữa hai thứ—đại dịch có sẽ cho một sự tăng mới cho chủ nghĩa dân túy phân biệt chủng tộc, chống nhập cư, hay nó sẽ tiết lộ tính phi hiệu quả của nó cho một công chúng rộng hơn?—cũng như bản chất đặc thù của chủ nghĩa dân túy mới với phương sách công khai của nó đến sự tục tĩu (obscenity), đáng một sự xem xét kỹ hơn.

Ông Chủ Tà dâm Mới

Không gian công cộng tục tĩu mà đang nổi lên ngày nay làm thay đổi cách sự đối lập giữa vẻ ngoài và tin đồn hoạt động. Không phải là vẻ ngoài không còn quan trọng nữa vì sự tục tĩu cai trị trực tiếp; đúng hơn là sự lan truyền những tin đồn tục tĩu hay hoạt động một cách tục tĩu nghịch lý thay lại duy trì vẻ ngoài của quyền lực. Theo một cách, tình hình giống cái đã xảy ra với nhân vật thám tử trong tiểu thuyết hình sự trong những thập niên gần đây: ông hay bà ta có thể bị què, nửa điên rồ hay bất cứ thứ gì, nhưng uy quyền của ông bà ta với tư cách thám tử không thể sai vẫn không suy suyển. Theo cùng cách, một lãnh đạo chính trị có thể hành động theo những cách mất phẩm giá, đưa ra những cử chỉ tục tĩu và vân vân, nhưng tất cả điều này chỉ củng cố vị trí của ông ta như một ông chủ. Nó giống với Trump người liên tiếp làm chúng ta ngạc nhiên với việc ông sẵn sàng đi xa đến đâu với những sự tục tĩu thô tục của ông. Như một đỉnh điểm của những sự tấn công của Trump chống lại cựu luật sư FBI Lisa Page, tại một cuộc meeting lớn ở Minneapolis trong tháng Mười 2019 ông đã thực hiện một sự chế nhạo tái hiện tin nhắn văn bản mà bà đã trao đổi với Peter Strzok, người tình cũ của bà, cứ như thể họ đang ở giữa một cuộc giao cấu, bắt chước cơn cực khoái của bà.[1] Có thể hiểu được Lisa Page đã bùng nổ với cơn hịnh nộ—nhưng cùng câu chuyện có vẻ tự lặp lại mình: Trump đã sống sót lại lần nữa cái những kẻ thù của ông coi là giọt nước cuối cùng mà sẽ hủy hoại ông.

Chúng ta bắt gặp ở đây một biến thể mới trên motif cũ của bộ quần áo mới của hoàng đế: trong khi phiên bản gốc (của Andersen), cần đến ánh mắt của một đứa trẻ ngây thơ để tuyên bố công khai rằng hoàng đế cởi truồng, với sự ngự trị của sự tục tĩu công khai, bản thân hoàng đế tự hào tuyên bố ngài không có quần áo nào, nhưng chính sự công khai này hoạt động như một sự bí ẩn gấp đôi—như thế nào? Trong tính tương đồng với luận đề cũ hay của Kantorowicz về hai thân thể của vua, hoàng đế dân túy của ngày hôm nay có hai bộ quần áo, sao cho trong khi ông khoe khoang rằng cởi “quần áo” nhân phẩm cá nhân của ông, ông giữ lại bộ quần áo thứ hai, công cụ của lễ sắc phong biểu tượng của ông. Vì lý do này, cái làm cho sự tục tĩu của Trump đồi trụy là, không chỉ ông nói dối một cách trơ trẽn, không có bất kể sự kiềm chế nào, ông cũng trực tiếp nói sự thật khi người ta kỳ vọng ông bị xấu hổ vì nó. Khi, trong tháng Tám 2020, ông công bố ý định của ông để cắt ngân quỹ của Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ, đã không cần đến một phân tích phức tạp để tiết lộ động cơ căn bản của ông: khi được hỏi vì sao ông quyết định để cắt ngân quỹ bưu chính, Trump công khai nói rằng là để có ít người bỏ phiếu cho những người Dân chủ.[2] Sự nói dối ngụ ý rằng bạn vẫn công nhận một cách ngầm định một số chuẩn mực đạo đức (bạn chỉ vi phạm chúng trong thực tế) nhưng cái xảy ra với Trump trong trường hợp được mô tả là tồi hơn sự nói dối: trong việc nói cái theo nghĩa đen là đúng, ông hủy (đình chỉ) chính chiều kích (dimension) của sự thật.

Sự đình chỉ chính chiều kích của sự thật là rõ ràng hiển nhiên trong cách Trump xử lý QAnon, một nhóm thuyết âm mưu cực hữu vin vào một âm mưu bí mật của một “nhà nước ngầm (deep state)” được cho là chống lại Trump và những người ủng hộ của ông. Thuyết bắt đầu với một bài đăng tháng Mười 2017 trên trang hình ẩn danh 4chan bởi “Q,” có lẽ một người Mỹ mà sau đó được những người khác gia nhập theo. Q xác nhận có sự tiếp cận đến thông tin được phân loại mật liên quan đến chính quyền Trump và các đối thủ của nó ở Hoa Kỳ. Q đã buộc tội nhiều diễn viên Hollywood khai phóng, các chính trị gia Dân chủ, và các quan chức cấp cao về là thành viên của một đường dây buôn bán tình dục trẻ em quốc tế. Q cũng cho rằng Trump đã giả vờ thông đồng với những người Nga để tuyển mộ Robert Mueller để tham gia cùng ông trong việc vạch trần đường dây và ngăn cản một cuộc đảo chính của Barack Obama, Hillary Clinton, và George Soros. Là lý thú để lưu ý ở đây phản ứng của Trump với QAnon, như được tường thuật bởi ABC news: “Nhà Trắng vào ngày Thứ Năm đã bảo vệ sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump cho một nhóm âm mưu bên lề, với bí thư báo chí Kayleigh McEnany nói rằng ông đã ‘nói về những người ủng hộ của ông’ khi ông gọi những người theo QAnon là những người ‘yêu nước’ và nói ông đánh giá cao sự hậu thuẫn của họ.”[3] Trump đã cẩn thận để không nói rằng ông xem thuyết QAnon một cách nghiêm túc, hạn chế bản thân ông để thiết lập hai sự kiện mà, trong trường hợp này, là đúng: những người chủ trương các thuyết QAnon là những người ủng hộ của ông (của Trump) và họ yêu nước Mỹ. Ông cũng đã thêm một sự kiện chủ quan (cũng đúng): rằng ông đánh gía cao sự hẫu thuẫn của họ. Đấy là Trump với sự tinh khiết nhất của ông: vấn đề của sự thật thực tế (factual truth) thậm chí không bước vào bức tranh. Chúng ta như thế dần dần bước vào cái có thể được gọi là một không gian biện luận hậu-sự thật (post-truth discursive space), một không gian giao động giữa sự mê tín tiền hiện đại (các thuyết âm mưu) và chủ nghĩa hoài nghi hay chỉ trích cay độc (cynical skepticism) hậu hiện đại. Những sự cố kỳ quái như các sự cố đã xảy ra ở Pháp trong tháng Tám 2020—“Những con ngựa bị chém và bị cắt tai trong những cuộc tấn công rùng rợn khắp nước Pháp. Khoảng 30 sự cố đã được báo cáo trong các chuồng và các câu lạc bộ ngựa theo những nghi lễ xẻo đáng ngờ”[4]—cũng được tính như phần của sự giật lùi chung từ tính duy lý hiện đại (mà ngày nay cần hơn bao giờ hết).

Các nhân vật chính trị tục tĩu của ngày hôm nay là hoàn toàn ngược với nhân vật Lãnh đạo Stalinist người được giữ không có vết nhơ với bất cứ giá nào. Trong khi lãnh đạo Stalinist sợ rằng ngay cả một sự không đứng đắn nhỏ hay sự thiếu sót sẽ hủy hoại chức vụ của ông ta, các lãnh đạo mới của chúng ta sẵn sàng đi khá xa trong việc từ bỏ nhân phẩm của họ—sự cá cược của họ là sự từ bỏ này sẽ hoạt động hơi giống ghi chú tiểu sử ngắn ở bìa sau cuốn sách của một tác giả nổi tiếng, mà có ý định để chứng tỏ rằng tác giả cũng là một người bình thường hệt như chúng ta (“trong thời gian rỗi của ông, X thích sưu tập bướm”). Còn xa mới làm xói mòn sự vĩ đại của tác giả, một ghi chú như vậy tăng cường điều này qua sự tương phản (“thấy không? Ngay cả một người vĩ đại như X cũng có những sở thích nực cười”). Và chúng ta bị mê hoặc bởi ghi chú tiểu sử chỉ bởi vì ông hay bà ta là một tác giả lớn—nếu giả như nó là về một người bình thường, chúng ta sẽ thờ ơ (“ai quan tâm đến cái một kẻ tầm thường như hắn làm trong thời gian rỗi của hắn?”). Sự khác biệt giữa các lãnh đạo dân túy truyền thống và những người tương tự ngày nay tuy nhiên là, các lãnh đạo ngày nay giống các cô Kim Kardashian của chính trị: chúng ta bị cô mê hoặc bởi vì cô nổi tiếng, nhưng cô nổi tiếng chỉ để là nổi tiếng, cô không làm bất cứ thứ gì đáng kể. Theo một cách tương tự, Trump là nổi tiếng bất chấp những sự tục tĩu của ông mà bởi vì chúng. Trong các triều đình hoàng gia cổ, các vua thường đã có một tên hề mà chức năng của nó là để hủy hoại vẻ ngoài cao quý với các trò đùa châm biếm và các nhận xét thô bỉ (bằng cách ấy xác thực bởi sự tương phản phẩm giá của nhà vua). Trump không cần một tên hề, ông ta là tên hề của chính mình, và không ngạc nhiên rằng các hành động của ông thường khôi hài hơn và vô vị hơn các cuộc biểu diễn của những kẻ bắt chước hài hước của ông. Tình hình chuẩn như thế bị đảo ngược: Trump không phải là một người có phẩm cách mà về ông những tin đồn tục tĩu lưu hành; ông là một người tục tĩu (công khai) người muốn tính tục tĩu của ông xuất hiện như một mặt nạ của phẩm giá của ông. Alenka Zupančič đã trình bày chi tiết sự tương phản giữa logic này và logic cổ điển của sự thống trị trong đó “làm vấy bẩn hình ảnh của nhà vua đồng thời là sự làm vấy bẩn bản thân đức vua và với tư cách như vậy là không thể chấp nhận được. Logic mới là: hãy để hình ảnh bị thiến (castrated) theo tất cả mọi cách có thể trong khi tôi có thể làm ít nhiều mọi thứ tôi muốn. Còn nhiều hơn, tôi có thể làm cái tôi muốn chính xác bởi vì và với sự giúp đỡ của hình ảnh mới này.”[5]

Đấy, lần nữa, là Trump hoạt động như thế nào: hình ảnh công cộng của ông bị bôi nhọ theo mọi cách có thể, mọi người ngạc nhiên về làm thế nào ông liên tục tìm được cách để gây sốc cho họ bằng việc với tới độ sâu mới của tính tục tĩu, nhưng đồng thời ông cai trị theo nghĩa đầy đủ của từ, áp đặt các sắc lệnh tổng thống chưa từng có, vân vân— sự thiến (castration) ở đây quay vòng theo một cách khác thường. Sự thực cơ bản về cái Lacan gọi là “sự thiến tượng trưng” là kẽ hở tách tôi—tâm thần (cuối cùng khốn khổ) của tôi và thực tế xã hội—ra khỏi sự ủy thác tượng trưng (bản sắc) của tôi: tôi là vua không bởi vì các đặc tính nội tại của tôi mà bởi vì tôi chiếm một chỗ nào đó trong dinh thự xã hội-tượng trưng, tức là bởi vì những người khác đối xử với tôi như một vị vua. Với ông chủ tục tĩu ngày nay, “sự thiến” được dời chỗ lên hình ảnh công cộng của ông—Trump tự giễu cợt và tước đoạt bản thân hầu như tàn dư cuối cùng của phẩm giá, ông chế nhạo các đối thủ của ông với tính thô tục gây sốc, nhưng sự tự chỉ trích (sự tư ti) không những không ảnh hưởng đến hiệu quả của các hành động hành chính của ông, nó thậm chí cho phép ông thực hiện các hành động này cực kỳ tàn bạo, cứ như việc chấp nhận “sự thiến” của hình ảnh công (từ bỏ phù hiệu của nhân phẩm) cho phép toàn bộ cái “không-bị thiến” phô bày quyền lực chính trị thật. Là cốt yếu để hiểu rằng “sự thiến” của hình ảnh công không đơn giản là một tín hiệu rằng hình ảnh này không quan trọng và rằng chỉ quyền lực hành chính thật là cái có giá trị; đúng hơn, sự triển khai đầy đủ của quyền lực hành chính, của các biện pháp thi hành, là chỉ có thể khi hình ảnh công “bị thiến.”

Nhưng còn một chính trị gia mà cả hoạt động như một nhà quản trị hiệu quả, khôn ngoan và cũng công khai có một hình ảnh như vậy (“một gã thẳng thắn và điềm nhiên người khinh thường các nghi thức trống rỗng và chỉ quan tâm đến kết quả”) thì sao? Khe hở giữa hình ảnh công và người thật vẫn hoạt động trong một bản sắc như vậy, và người ta có thể dễ dàng phát hiện sự khác biệt giữa một nhà quản trị hiệu quả thật và một người mà chỉ chấp nhận vẻ ngoài của một người như vậy. Nhưng quan trọng hơn là sự thực rằng việc mang hình ảnh của nhà quản trị hiệu quả ràng buộc nghiêm ngặt các giới hạn của cái tôi có khả năng để làm trong thực tế, của cách tôi có thể sử dụng quyền lực của tôi: tôi phải tuân theo các quy tắc nhất định. Thế vì sao các lãnh đạo dân túy ngày nay từ bỏ phẩm giá của chức vụ chính thức của họ nhằm để thực hiện đầy đủ quyền lực? Sự thực hiện quyền lực tổng thống của Trump gồm không chỉ hai mà là ba yếu tố: sự thực hiện quyền lực nhẫn tâm của ông (thi hành các sắc lệnh), hình ảnh công cộng tục tĩu-như hề của ông, VÀ địa điểm biểu trưng của quyền lực—mặc dù địa điểm này trống rỗng nội dung tích cực của nó (nhân phẩm), nó vẫn có hiệu lực đầy đủ, và chính xác tính trống rỗng của nó là cái cho phép Trump để thực hiện đầy đủ quyền lực hành chính của ông.

Trump thường được cảm nhận như ai đó truyền bá những tin đồn tục tĩu—nhưng có đúng thế không? Những tin đồn là một phương thức đặc thù của người Khác lớn (the big Other), chúng theo nghĩa nào đó là bên khác, mặt phải, của người Khác lớn mà đại diện cho phẩm giá của không gian công cộng.[6] Hãy nhớ lại tình hình điển hình của một nhóm nhỏ những người đều biết bí mật gây lúng túng nào đó của một trong những thành viên của họ, và họ đều biết rằng mọi người trong số họ biết rằng họ đều biết điều đó—nhưng tuy nhiên một sự phá vỡ triệt để xảy ra khi một trong số họ nói to điều đó. Không ai biết được bất cứ gì mới—thì vì sao nó gây ra sự lúng túng như vậy? Bởi vì họ không còn có thể giả vờ (hành động cứ như) họ không biết điều đó—bây giờ người Khác lớn biết nó. Điều này là cái Khác lớn của những vẻ ngoài, và lĩnh vực của những tin đồn chính xác là cái đối lập của nó. Tuy vậy, những tin đồn không mang sự thật thực tế (factual truth) bị giấu đằng sau vẻ ngoài: bất chấp sự đối lập của chúng, những tin đồn và những vẻ ngoài cả hai đều ở bên ngoài sự thật thực tế. Để cứu vẻ ngoài của phẩm giá chúng ta sẵn sàng giữ im lặng về sự thật, nhưng những tin đồn nặc danh bị loại trừ khỏi không gian công cộng cũng vẫn hiệu quả cho dù không đúng—thông thường có dạng của “tôi không biết nếu điều này có thực sự đúng không, nhưng tôi được bảo (hay, đúng hơn, ‘người ta nói rằng’) X đã làm việc này việc nọ.” Một trường hợp rất nhanh của những tin đồn lan ra trong dạng lời chối đã được cung cấp bởi một trong những mạng lưới TV quốc gia Nga, Kênh Một, mà đã tung ra một vị trí thường xuyên dành cho các thuyết âm mưu coronavirus trên chương trình tin tức buổi tối chính của nó, Vremya (“Thời sự”). Phong cách tường thuật là nước đôi, có vẻ là để vạch trần các thuyết âm mưu trong khi để lại ấn tượng cho các khán giả rằng chúng chứa một nhân sự thật. Thông điệp (những elite Tây phương mơ hồ và nhất là các elite Hoa Kỳ cuối cùng bị đổ lỗi vì đại dịch bằng cách nào đó) được lan truyền như vậy như một tin đồn đáng ngờ: quá điên rồ để là đúng, nhưng rồi lần nữa, ai mà biết được?[7] Sự treo của sự thật thật (actual truth) lạ kỳ thay không hủy diệt tính hiệu quả tượng trưng của nó. Những tin đồn và những vẻ ngoài như thế cả hai duy trì một khoảng cách khỏi sự thật thực tế—đôi khi, sự tôn trọng của chúng ta cho phẩm giá của cái khác thậm chí đòi hỏi chúng ta để tuyên bố công khai cái gì đó mà bản thân chúng ta—cũng như những người chúng ta nói với—biết là thật sự không đúng.

Nhưng một sự treo tục tĩu của sự thật một cách công khai như vậy có không làm xói mòn chính các nền tảng của sự phê phán duy lý, làm cho nó không có hiệu quả hay không? Nó không đưa ra một trở ngại không thể vượt qua cho ý tưởng rằng có thể có tiềm năng tiến bộ nào đó trong cuộc khủng hoảng được kích bởi đại dịch hay không? Jacqueline Rose đã đưa ra một điểm then chốt tương tự chống lại tôi (trong một tranh luận Trường Hè Birkbeck): “Làm sao ông hòa giải được sự công bố tính tục tĩu, thậm chí chứng loạn tinh thần, vào không gian chính trị công cộng và sự giải thích của ông về những yếu tố tích cực của thời khắc? Luân lý học có thể đánh bại tính tục tĩu—tôi e rằng toàn bộ phân tâm học gợi ý là không.” Tôi nghĩ tình hình là phức tạp hơn. Tính tục tĩu đồi trụy không phải là thời khắc khi vô thức bùng nổ vào sự công khai mà không có bất kể quy định đạo đức nào để kiềm chế nó. Freud đã viết rằng trong sự trụy lạc, vô thức là khó nhất để tiếp cận, mà là vì sao hầu như là không thể để phân tích tâm lý những sự đồi trụy—đầu tiên chúng phải bị cuồng loạn hóa, những sự tự tin của chúng bị làm yếu đi bởi sự tăng lên của các câu hỏi cuồng loạn. Nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ cái chúng ta đang chứng kiến, với đại dịch cứ kéo lê, chỉ là một sự cuồng loạn hóa từ từ của những người có các vị trí trụy lạc hay thậm chí loạn tinh thần. Trump và những người phái Hữu dân tuý mới khác đang suy sụp, trở nên bực dọc, phản ứng của họ ngày càng không nhất quán, tự mâu thuẫn, và bị ám ảnh bởi những câu hỏi. Quay lại với Rose: tôi nghĩ rằng bản thân tính tục tĩu dựa vào một luân lý học nào đó rồi, nó giả định một lập trường nào đó mà không thể không được gọi tên như đạo đức—những người mà hành động một cách tục tĩu muốn gây sốc cho mọi người với các hành động của họ và, theo cách này, đánh thức họ khỏi những ảo tưởng hàng ngày của họ. Cách để khắc phục luân lý tục tĩu này là để vạch ra những sự không nhất quán của nó: những người mà hành động một cách tục tĩu có những cấm kỵ (taboo) riêng của họ, họ chẳng bao giờ cấp tiến như họ nghĩ họ là. Không có chính trị gia nào ngày nay bị ràng buộc nhiều bởi sự kiềm chế của vô thức của mình hơn Trump—chính xác khi ông giả bộ để hành động và để nói với sự chân thành và sự cởi mở, nói bất cứ cái gì đến với tâm trí ông.

Đàn áp (Oppression), Kiềm chế (Repression), Trầm cảm (Depression)

Chúng ta hãy tóm tắt lại những kết quả ở trên. Cách đây không lâu, trong thiên hà mà bây giờ xuất hiện xa, rất xa, không gian công cộng đã rõ ràng được phân biệt với những sự tục tĩu của những sự trao đổi riêng tư. Các chính trị gia, các nhà báo, và các nhân vật truyền thông khác đã được kỳ vọng để phát biểu với chúng ta với một phẩm giá tối thiểu, nói và hành động cứ như lợi ích chung đã là mối lo chính của họ, tránh những ngôn ngữ thô tục và sự nhắc đến những sự thân mật cá nhân. Tất nhiên, đã có những tin đồn về những sự đồi bại riêng của họ, nhưng chúng vẫn chỉ thế—những vấn đề riêng tư được nhắc đến chỉ trong báo lá cải. Ngày nay, tuy vậy, chúng ta không chỉ có thể đọc trong truyền thông dòng chính những chi tiết thân mật của cuộc sống của các nhân vật công chúng, nhưng bản thân các chính trị gia dân túy thường thoái lui (quay ngược) về sự tục tĩu không biết hổ thẹn. Chính lĩnh vực công mà trong đó “tin giả (fake news)” lưu hành và có rất nhiều tin đồn và thuyết âm mưu.

Người ta không được quên cái rất đáng ngạc nhiên về sự tăng lên này của sự tục tĩu không biết xấu hổ của (phong trào cánh hữu) alt-right được phân tích rất kỹ bởi Angela Nagle trong cuốn sách của bà Kill All Normies (Giết Tất cả những người Bình thường).[8] Về mặt truyền thống (hay ít nhất trong quan điểm hồi tố của chúng ta về truyền thống), sự tục tĩu không biết xấu hổ hoạt động một cách lật đổ, như một sự làm xói mòn sự thống trị truyền thống, như việc tước ông Chủ (the Master) khỏi phẩm giá giả của ông ta. Tôi nhớ từ thời thanh niên của tôi trong những năm 1960, các sinh viên biểu tình đã thích dùng những từ và các cử chỉ tục tĩu để gây lúng túng cho những nhân vật quyền lực và, như thế họ tự nhận, vạch mặt sự đạo đức giả của các nhân vật đó. Tuy vậy, cái đang xảy ra ngày nay với sự tăng lên của sự tục tĩu công khai không phải là sự biến mất của quyền uy, của các nhân vật ông Chủ, mà sự xuất hiện lại mạnh mẽ của nó—chúng ta đang nhận được cái gì đó mà đã là không thể tưởng tượng được vài thập niên trước: các ông Chủ tục tĩu.

Donald Trump là nhân vật biểu tượng của kiểu này của ông Chủ dân túy tục tĩu, và dòng lý lẽ thông thường chống lại ông—rằng chủ nghĩa dân túy của ông (quan tâm đến sự an lạc [well-being] của những người dân thường) là giả, và rằng chính trị thật sự của ông bảo vệ các lọi ích của những người giàu—là không đủ. Những người đi theo Trump không hành động “một cách phi lý,” họ không phải là các nạn nhân của những sự thao túng tư tưởng thô sơ mà làm cho họ bỏ phiếu chống lại lợi ích của họ. Họ là khá duy lý theo cách của riêng họ: họ bỏ phiếu cho Trump bởi vì theo tầm nhìn “yêu nước” ông thúc đẩy, ông cũng đề cập đến những vấn đề bình thường, hàng ngày của họ—sự an toàn, công ăn việc làm ổn định, vân vân.

Khi Trump được bầu làm tổng thống, các nhà xuất bản đã yêu cầu tôi viết một cuốn sách mà sẽ đưa hiện tượng Trump ra cho một phê phán phân tâm học, và câu trả lời của tôi đã là, chúng ta không cần phân tâm học để thăm dò “bệnh lý” của thành công của Trump—thứ duy nhất để phân tích tâm lý là sự ngu đần phi lý của những phản ứng khai phóng cánh Tả đối với nó, sự ngu đần mà làm cho ngày càng có khả năng rằng Trump sẽ được bàu lại. Để dành riêng cái có lẽ là điểm thấp nhất của những lời thô tục của Trump, phái Tả vẫn chưa học được cách để túm lấy Trump bằng việc túm lấy c* của ông ta.

Trump không thắng đơn giản bằng việc bỏ bom một cách không biết xấu hổ các cử tri với những thông điệp mà gây ra niềm vui thú tục tĩu trong việc ông dám vi phạm ra sao các chuẩn mực sơ đẳng của phép lịch sự. Qua tất cả những lời lẽ thô tục gây sốc của ông, ông đang cung cấp cho những người đi theo ông một chuyện kể mà có ý nghĩa—một ý nghĩa rất hạn chế và méo mó, nhưng tuy nhiên là một ý nghĩa mà hiển nhiên hiệu quả hơn chuyện kể khai phóng-cánh Tả. Những sự tục tĩu không biết xấu hổ của ông được dùng như các dấu hiệu đoàn kết với cái gọi là những người bình thường (“thấy chưa? Tôi cùng như các bạn, chúng ta đều đỏ bên dưới da của chúng ta”), và sự đoàn kết này cũng báo hiệu điểm mà tại đó sự tục tĩu của Trump đạt giới hạn của nó. Trump không hoàn toàn tục tĩu: khi ông nói về sự vĩ đại của nước Mỹ, khi ông gạt bỏ các đối thủ của ông như những kẻ thù của nhân dân, vân vân, ông có ý định để được coi là một cách nghiêm túc, và những sự tục tĩu của ông có nghĩa là để nhấn mạnh bởi sự tương phản, mức mà trên đó ông là nghiêm túc: chúng có ý định để hoạt động như một sự phô bày tục tĩu của niềm tin của ông vào sự vĩ đại của nước Mỹ.

Đấy là vì sao, nhằm để làm xói mòn Trump, người ta phải bắt đầu bằng việc di chuyển vị trí của sự tục tĩu của ông và coi chính xác các tuyên bố “nghiêm túc” của ông như tục tĩu. Trump không phải tục tĩu thực sự khi ông sử dụng các từ phân biệt giới tính hay chủng tộc thô tục, ông thực sự tục tĩu khi ông nói về nước Mỹ như nước vĩ đại nhất trên thế giới, hay khi ông áp đặt các biện pháp kinh tế của ông. Tính tục tĩu của bài phát biểu của ông che giấu sự tục tĩu cơ bản hơn này. Người ta có thể diễn giải ở đây châm ngôn Marx Brothers đã được nhắc tới rồi: Trump trông và hành động như một chính trị gia tục tĩu không biết xấu hổ, nhưng điều này không được đánh lừa chúng ta—ông thực sự là một chính trị gia tục tĩu không biết xấu hổ.

Sự tục tĩu công khai mà phát triển nhanh ngày nay tạo thành một lĩnh vực thứ ba giữa không gian riêng tư và không gian công cộng: không gian riêng tư được nâng lên vào lĩnh vực công cộng. Lĩnh vực lai này khớp tốt nhất với nhúng của chúng ta vào không gian mạng, sự tham gia của chúng ta vào các chatrooms, việc tweet của chúng ta, việc dùng instagram của chúng ta, việc dùng facebook của chúng ta, Trump, tất nhiên, đưa hầu hết các quyết định của ông ra công khai qua Twitter, nhưng các post của ông không cho chúng ta “Trump thật”: lĩnh vực của những sự tục tĩu công khai không phải là lĩnh vực của sự chia sẻ những trải nghiệm thân mật, nó là một lĩnh vực công đầy những lời nói dối, những sự đạo đức giả, và ác ý thuần túy, trong đó chúng ta tương tác cứ như chúng ta đeo một mặt nạ gây kinh tởm. Mối quan hệ chuẩn giữa sự thân mật của tôi và người Khác lớn có phẩm giá công như thế đã quay lại: những sự tục tĩu không còn bị hạn chế cho những sự trao đổi riêng tư nữa, chúng bùng nổ trong bản thân lĩnh vực công, cho phép tôi ở trong ảo tưởng rằng tất cả chỉ là một trò chơi tục tĩu trong khi vẫn vô tội trong sự thuần khiết thân mật. Nhiệm vụ đầu tiên của một nhà phê bình là để chứng minh sự thuần khiết này là giả như thế nào—trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ trong chính trị mà cả trong giải trí. Hãy ngó tới thí dụ gần đây nhất:

“Gwyneth Paltrow đã tạo ra một doanh nghiệp mạnh từ âm đạo của cô. Cô—qua nền tảng chăm sóc (wellness platform) Goop của cô—giới thiệu với chúng ta khái niệm hấp âm đạo, trứng ngọc âm đạo và, tất nhiên, elusive sex dust moon juice (nước ép hằng nga bột tình dục phảng phất). Bây giờ, mới cho tháng Giêng 2020, chúng ta có nến âm đạo, mà đã bán hết rồi, thúc đẩy một danh sách đợi. [. . .] Mục tiêu, mô tả Goop đọc một cách lạc quan, là ‘để đặt vào tâm trí chúng ta hình ảnh tưởng tượng, sự quyến rũ, và một hơi ấm tinh vi’. Nếu bạn tìm được cách để mua một lọ qua danh sách chờ, nó sẽ có giá 75$ hay 58£.”[9]

Lần nữa, điểm ngầm định của Paltrow ở đây là cô chỉ chơi một trò chơi tục tĩu trong khi giữ phẩm giá thân mật của cô—và đấy là cái người ta phải bác bỏ: không, phẩm giá thân mật của cô là một mặt nạ giả che giấu sự thực rằng cô công khai buôn bán âm đạo của cô.[10] Và người ta có thể dễ dàng hình dung một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nêu câu hỏi: làm sao người tiêu dùng biết rằng sản phẩm thực sự có mùi giống âm đạo của Paltrow? Có cách nào để xác minh điều này không?

Cái chúng ta bắt gặp ở đây, trong tính dễ dãi giả như vậy, là sự khác biệt giữa sự kiềm chế áp bức (oppressive repression) và sự kiềm chế dễ dãi (permissive oppression). Nhắc đến cuốn The Weariness of the Self (Sự Mệt mỏi của Bản thân) của Alain Ehrenberg, Petra Kettl và Robert Pfaller đã viết trong bài báo của họ, “The End of Cinema as We Used to Know It”:

“Các thập niên trước, Ehrenberg lý lẽ, đã được đánh dấu bởi ‘sự kiềm chế’ (theo nghĩa phân tâm học): mọi người đã muốn nhiều thứ, nhưng các quy tắc nghiêm ngặt của xã hội đặt những hạn chế lên chúng. Cuộc khủng hoảng tiếp sau đã là một khủng hoảng về ‘được phép để.’ Xã hội ngày nay, ngược lại, là một xã hội ‘trầm cảm (depression).’ Xã hội đã trở nên dễ dãi trong nhiều khía cạnh và cho phép một vài thứ trước kia bị cấm hay đáng nguyền rủa, nhưng mọi người thấy mình không có khả năng để mong muốn chúng. Khủng hoảng tiếp sau là khủng hoảng về sự ham muốn—vấn đề điển hình của u sầu, mệt mỏi, và trầm cảm.”[11]

Trước chiều hướng dễ dãi hậu hiện đại, văn hóa của chúng ta đã được đặc trưng bởi cấu trúc của sự vi phạm (transgression) vốn có: luật, mà đã cấm những hành động nào đó, bí mật kêu gọi những sự vi phạm một số điều cấm và theo cách này giữ cho khát vọng của chúng ta sống động. Ngày nay, chẳng gì (không hoạt động tình dục nào) bị cấm rõ ràng cả, nhưng chính những sự phối hợp của ham muốn của chúng ta, vì vậy, bị mất. Vì sao? Cái cần phải tránh ở đây hiển nhiên là kết luận “hợp logic” rằng chúng ta cần sự cấm đoán để duy trì ham muốn, rằng những sự ham muốn phát triển tốt trên những sự cấm đoán họ đang vi phạm. Theo tuyến này, tới cuối của đời ông Georges Bataille đã lên tiếng chống lại cách mạng tình dục của những năm 1960: nếu mọi thứ đều được phép, thì ham muốn bị giết. Nhưng một sự quay lại sự kiềm chế không phải là câu trả lời cho sự trầm cảm—không ngay cả trong một hình thức nhẹ của việc hình dung một ông Chủ mà sẽ duy trì những sự cấm đoán (không theo một cách nghiêm ngặt hay tàn bạo, mà chỉ đủ để giữ ham muốn của chúng ta cho sự vi phạm còn sống)—chúng ta không thể lừa đảo theo cách này. Bí mật về vì sao tính dễ dãi giết ham muốn nằm ở nơi khác—lại lần nữa hãy xem sơ qua tính Phải Đạo (PĐ-Political Correctness), mà có ý để đảm bảo cho mọi người sự bày tỏ ham muốn nhưng thực sự là áp bức hơn sự kiềm chế truyền thống. Một ham muốn rất mạnh sống qua được trong thái độ Phải Đạo: ham muốn để khám phá tội lỗi, để nghi ngờ cái xấu phân biệt chủng tộc và giới tính ở mọi nơi và để hủy diệt nó. Ham muốn này được duy trì bởi một mạng dày của các quy tắc mà sự vi phạm của chúng thực sự bị cấm: không lời nói đùa tục tĩu nào, không sự “quấy rối” tình dục nào.

Trong tiểu thuyết Another Now (Bây giờ Khác) của ông, Yanis Varoufakis áp dụng sự đối lập giữa sự kiềm chế và trầm cảm cho bản thân thực tế xã hội.[12] Cốt truyện ngắn gọn là một nhóm cá nhân trong hiện tại tư bản chủ nghĩa của chúng ta tìm được cách để liên lạc với và rồi bước vào một thực tế thay phiên (“Bây giờ Khác”) trong đó, tiếp theo khủng hoảng 2008, lịch sử đã rẽ theo một hướng khác, và kết quả là một xã hội toàn cầu của chủ nghĩa Xã hội thị trường dân chủ: có một ngân hàng trung ương điều tiết cung tiền theo một cách minh bạch, sự đầu cơ tài chính biến mất bởi vì nó trở nên vô nghĩa, quyền sở hữu được phân tán vì mỗi công dân được phân bổ phần của họ, chăm sóc sức khỏe và các quyền con người được đảm bảo cho mọi người, vân vân—nói tóm lại, nó là một xã hội tự-quản toàn cầu trong đó mỗi đòi hỏi cá biệt tìm thấy một cách để được lắng nghe, cho nên không có sự đối kháng nào và không lý do nào để nổi loạn. Lựa chọn nhóm chúng ta đối mặt là: họ có vẫn ở trong Bây giờ Khác hay quay lại Bây giờ tân tự do (neoliberal Now) của chúng ta với tất cả những cuộc đấu tranh và bạo lực của nó? Varoufakis cho một loạt nét đặc điểm mà làm hỏng sự hoàn hảo của Bây giờ Khác.

Thứ nhất, mặc dù sự tha hóa và sự bóc lột kinh tế được khắc phục, và nhà nước như một thực thể bị tha hóa (alienated) đã giải tán trong sự tự-quản minh bạch của xã hội, sự ức chế phụ nữ còn lại một cách tinh vi ở mức của những thực hành hàng ngày. (Ở đây tôi không đồng ý với Varoufakis: tôi nghĩ rằng ngày nay chúng ta cũng đối mặt với khả năng ngược lại: một xã hội đa văn hoá hậu hiện đại trong đó chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chế độ gia trưởng bị bỏ lại đằng sau nhưng sự bóc lột kinh tế vẫn còn.)

Thứ hai, sự trao đổi thị trường và quan điểm cạnh tranh mà nó ngụ ý vẫn có hiệu lực đầy đủ:

“Tôi, tôi thú nhận, đam mê, bị ấn tượng, thậm chí kinh sợ, bởi cái những kẻ phiến loạn đã đạt được trong Bây giờ Khác, đặc biệt sự dân chủ hóa của các công ty, tiền, quyền sở hữu đất đai và các thị trường. Ngoại trừ việc các thị trường được dân chủ hóa vẫn ưu tiên tâm tính giao dịch quid pro quo (có đi có lại) mà làm xói mòn chủ quyền của lợi ích và, rốt cuộc, sự an lạc (well-being) cơ bản của chúng ta. Các xã hội thị trường được dân chủ hóa, thoát khỏi chủ nghĩa tư bản, là vô cùng đáng ưa hơn cái chúng ta có ở đây, ngoại trừ một thứ cốt yếu: chúng cố thủ giá trị trao đổi và bằng cách ấy, tôi sợ, làm cho một cuộc cách mạng đích thực là không thể mà dẫn đến sự lật đổ cuối cùng của các thị trường.” (218–9)

Liên quan đến Trường phái Frankfurt, cái gì đó như “lý do công cụ” vẫn còn trong sự tính toán trao đổi xã hội này: không có không gian nào cho lòng tốt đơn giản, cho các hành động được làm chỉ vì lợi ích của nó, vì yêu thương, mà không có bất cứ thứ gì được kỳ vọng trong đổi chác. Và người ta có thể nói thêm rằng cái sẽ làm hỏng xã hội được tưởng tượng trong Bây giờ Khác là sự ghen tị như sự cấu thành của ham muốn con người. Đối với Lacan, bế tắc cơ bản của ham muốn (dục vọng) con người là, chính ham muốn của người khác trong cách sở hữu cả chủ quan và khách quan: ham muốn cho người khác, ham muốn để được ham muốn bởi người khác, và, đặc biệt, ham muốn cho cái người khác ham muốn. Sự ghen tị và sự oán giận như thế là một thành phần cấu thành của ham muốn con người, như (thánh) Augustine đã biết rất kỹ rồi—gợi lại một đoạn từ cuốn Confessions (Tự thú) của ngài, thường được Lacan trích dẫn, cảnh về một đứa trẻ ghen tị em nó đang bú mẹ: “Bản thân tôi đã thấy và biết một đứa bé nghen tị mặc dù nó không thể nói. Nó trở nên tái, và có cái nhìn cay đắng lên em nuôi của nó.” Biết về vai trò cấu thành này của sự ghen tị, Jean-Pierre Dupuy[13] đề xuất một phê phán thuyết phục của lý thuyết công lý của Rawls: trong mô hình của Rawls về một xã hội công bằng, những sự bất bình đẳng xã hội được chịu đựng chỉ trong chừng mực chúng cũng giúp những người ở dưới đáy của chiếc thang xã hội, và trong chừng mực chúng không dựa vào các thứ bậc được thừa kế mà vào những sự bất bình đẳng tự nhiên, mà được coi là tình cờ, không phải là công trạng.[14] Cái Rawls không thấy là làm thế nào một xã hội như vậy sẽ tạo ra các điều kiện cho một sự bùng nổ không được kiểm soát của sự phẫn uất: trong nó, tôi biết rằng địa vị thấp của tôi đã hoàn toàn được biện minh, và như thế sự bào chữa cho sự thất bại của tôi như là kết quả của sự bất bình đẳng xã hội sẽ bị tước đoạt. Lacan chia sẻ với Nietzsche và Freud ý tưởng rằng công lý được cảm nhận như sự bình đẳng dựa vào sự sự ghen tị: sự ghen tị với người khác có cái chúng ta không có, và người đó tận hưởng nó.

Trong cuốn An American Utopia (Một Utopia Mỹ), Fredric Jameson hoàn toàn bác bỏ quan điểm lạc quan chiếm ưu thế theo đó chủ nghĩa Cộng sản sẽ từ bỏ sự ghen tị như một cái nhắc nhở về sự cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, để được thay thế bằng sự đoàn kết, sự cộng tác, và thích thú trong sự thích thú của những người khác. Gạt bỏ huyền thoại này, ông nhấn mạnh rằng trong chủ nghĩa Cộng sản, chính xác trong chừng mực xã hội sẽ công bằng hơn, sự ghen tị và sự phẫn uất sẽ bùng nổ. Vì sao? Nhu cầu cho công lý cuối cùng là nhu cầu rằng sự vui thú quá mức của người khác bị cắt bớt, sao cho sự tiếp cận của mọi người đến sự vui thích được làm cho bằng nhau. Kết cục cần thiết của đòi hỏi này, tất nhiên, là sự khổ hạnh: vì là không thể để áp đặt sự thích thú ngang nhau, cái có thể được áp đặt là sự cấm được chia sẻ ngang nhau. Tuy vậy, người ta không được quên rằng ngày nay, trong xã hội được cho là dễ dãi của chúng ta, sự khổ hạnh này mang chính xác hình thức của sự đối lập của nó, của lệnh tổng quát “Hãy tận hưởng!” Tất cả chúng ta đều dưới bùa mê của lệnh này, với kết quả rằng sự tận hưởng của chúng ta bị cản trở hơn bao giờ hết. Điều này, có lẽ, là cái Nietzsche đã nghĩ đến với ý niệm của ông về Người Cuối cùng—chỉ ngày nay mà chúng ta có thể thực sự thấy rõ các đường viền của Người Cuối cùng, trong chiêu bài của sự khổ hạnh khoái lạc chủ nghĩa phổ biến.

Thứ ba, do sự rất minh bạch của nó, xã hội trong Bây giờ Khác là một xã hội của sự kiểm soát hoàn toàn: các tài sản và các hoạt động của tôi là trong suốt cho những người khác, hành vi của tôi bị điều chỉnh theo một cách Phải Đạo nghiêm ngặt, vân vân.

Thứ tư, lại do tính minh bạch dân chủ và công bằng của nó, chẳng có gì để nổi loạn chống lại cả trong Bây giờ Khác—đấy là cách Iris, nhân vật cánh Tả cấp tiến già, được mô tả: “giận dữ chống lại hệ thống đã là cách tồn tại duy nhất của Iris, vaccine cô đơn của bà. Bây giờ Khác đã quá thú vị, quá lành mạnh để giận dữ chống lại. Nó đã làm cho đời sống của Iris không thể chịu đựng nổi (219)” “‘Chắc chắn nếu có một thứ bạn biết về tôi, Yango,’ bà tươi cười trả lời, ‘đó là tôi là một người bất đồng ý kiến. Đã không có gì cho tôi ở bên kia để bất đồng với trừ tính phải đạo và tính tự phụ của họ về đã tạo ra xã hội hoàn hảo.’(228)” “‘Cái Bây giờ này, Yango thân mến, là môi trường sống tự nhiên của tôi—thật kinh khủng rằng tôi cảm thấy còn sống và nguy hiểm hữu ích. Sau khi đã trải nghiệm sự nổi dậy và thấy các định chế nó đã tạo ra, ở đây tôi tự tin hơn bất kể ai tôi biết khi chỉ trích gay gắt sự ngu đần của giai cấp cai trị và hệ thống của nó. Là dễ hơn nhiều để lật đổ họ ở đây, hãy để tôi nói cho bạn!’(229).”

Liệu Iris không cảm thấy khá thoải mái ở Belarus ngày nay (tháng Tám 2020), nơi một cuộc nổi dậy chống lại một bạo chúa không được lòng dân đang diễn ra ác liệt? (Tình hình là mờ mịt hơn nhiều ở Ukraina nơi cuộc nổi dậy đã thắng nhưng sự nghèo khổ kéo lê.) Câu hỏi, lại lần nữa, là làm sao để giải quyết sự bế tắc giữa sự kiềm chế (trong Bây giờ của chúng ta) và sự trầm cảm (trong Bây giờ Khác)? Và làm sao chúng ta có thể tránh kết luận hiển nhiên nhưng sai rằng, vì sự nổi dậy là bản chất của đời sống của chúng ta, trong sự thiếu của một lực lượng đàn áp chúng ta phải xây dựng một lực lượng rồi nhằm để có khả năng để chống lại nó? Liệu Iris sẽ thực sự chấp nhận sự đau khổ vô ích tiếp tục của hàng triệu người chỉ để bà có thể hành động và cảm thấy như một kẻ phiến loạn thật? Giải pháp điển hình là để tránh sự bế tắc bằng cách thừa nhận rằng cuộc đấu tranh chống áp bức là vô tận, các hình thức mới của sự áp bức luôn luôn nảy sinh. Giải pháp này đã bị Hegel phê phán trong phân tích của ông về các mâu thuẫn mà ở trong chủ nghĩa đạo đức của Kant về nhiệm vụ vô tận, hay, để trích dẫn tóm tắt ngắn gọn của Findlay: “Nếu điều tốt cao nhất được cho là một Bản chất phù hợp với đạo đức, bản thân đạo đức này biến mất khỏi điều tốt này, vì nó giả định trước một sự không-phù hợp Bản chất. Hành động đạo đức, là mục đích tuyệt đối, có vẻ toan tính loại bỏ hành động đạo đức.”[15] Chẳng phải đây là cái Iris phàn nàn về? Nổi dậy, là mục đích tuyệt đối, có vẻ toan tính loại bỏ nổi dậy. Giải pháp duy nhất cho sự bế tắc này là giải pháp Hegelian: chúng ta phải bỏ chính ý tưởng về một xã hội tự-minh bạch trong đó nền dân chủ đầy đủ thủ tiêu tất cả các cấu trúc bị tha hóa. Sự tha hóa (alienation, sự xa lánh) là một điều kiện của tự do của chúng ta, nó cho chúng ta không gian thở để thực hiện quyền tự do của chúng ta. Tôi tự do chỉ trong chừng mực cái Khác lớn (thực chất xã hội) trong đó tôi ở là không-trong suốt đối với tôi và ĐỐI VỚI BẢN THÂN NÓ (không có ông Chủ bí mật nào giật dây cả). Sự hòa giải có nghĩa rằng chúng ta hòa giải bản thân chúng ta với sự xa lánh, không phải sự vượt qua của nó, như thế vấn đề với Bây giờ Khác chính xác là nó hủy bỏ sự xa lánh một cách có hiệu quả.

Chủ nghĩa Dân túy Mới Không phải là Chủ nghĩa Phát xít

Những sự không nhất quán của Trump đã bùng nổ với đại dịch Covid-19. Những sự ngẫu hứng lẫn lộn trong những phản ứng của Trump với sự bùng phát virus đã được chú ý rộng rãi: đầu tiên ông ca ngợi các biện pháp của Trung Quốc, rồi ông đổ lỗi cho Trung Quốc và những người Dân chủ vì những nỗi đau khổ của nước Mỹ, và tất cả việc này bị trộn lẫn với những lời xác nhận lập dị của ông về những cách điều trị khả dĩ và sự kêu gọi cho một sự nhanh chóng quay lại trạng thái bình thường. Hỗn hợp này của những sự tục tĩu, chứng hoang tưởng chính trị, và kiến thức dân gian minh họa bằng thí dụ một cách hoàn hảo bản chất của chủ nghĩa dân túy cánh Hữu mới ngày nay, nhưng nó cũng cho thấy sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân túy “toàn trị” truyền thống và chủ nghĩa dân túy cánh Hữu mới ngày nay. Như thế hãy tận dụng cơ hội này để quay lại một bước và phân tích kỹ hơn bản chất độc nhất của chủ nghĩa dân túy ngày nay. (Tôi dựa ở đây một cách sâu rộng vào công tình của Yuval Kremnitzer.)[16]

Giống bất kể chủ nghĩa dân túy nào, chủ nghĩa dân túy ngày nay không tin sự đại diện chính trị, giả bộ nói trực tiếp cho nhân dân—nó phàn nàn về bàn tay của nó bị trói buộc ra sao bởi “nhà nước ngầm (deep state)” giới quyền thế tài chính, cho rằng: “giá như tay của chúng tôi không bị trói, chúng tôi sẽ có khả năng loại trừ hoàn toàn các kẻ thù của chúng ta.” Tuy vậy, tương phản với chủ nghĩa dân túy độc đoán cũ (như chủ nghĩa Phát xít) mà sẵn sàng thủ tiêu nền dân chủ đại diện hình thức và áp đặt hoàn toàn một trật tự mới, chủ nghĩa dân túy ngày nay không có một tầm nhìn mạch lạc về trật tự mới nào đó—nội dung tích cực của ý thức hệ và chính trị của nó là một sự hý hoáy sửa chữa không nhất quán của các biện pháp nhắm tới việc hối lộ những người nghèo “của riêng chúng ta”, để hạ thuế cho những người giàu, và tập trung sự hận thù vào những người nhập cư và elite thối nát mà đang thuê ngoài các việc làm, vân vân. Đó là vì sao các nhà dân túy ngày nay không thực sự muốn thoát khỏi nền dân chủ đại diện đã được xác lập và chiếm quyền lực hoàn toàn: “không có ‘những xiềng xích’ của trật tự khai phóng để chiến đấu chống lại, phái hữu mới sẽ thực sự phải thực hiện hành động thực tế nào đó,” và việc này sẽ làm cho sự trống rỗng của cương lĩnh của họ trở nên hiển nhiên. Đó là đặc điểm đầu tiên của các nhà dân túy ngày nay: họ chỉ có thể hoạt động trong sự trì hoãn bất tận của việc đạt được mục tiêu của họ vì sự cố kết của họ dựa vào sự chống lại “nhà nước ngầm” của giới quyền thế khai phóng: “Phái hữu mới không, ít nhất tại giai đoạn này, tìm cách để thiết lập một giá trị tối cao—chẳng hạn, quốc gia, hay lãnh tụ—mà sẽ bày tỏ đầy đủ ý chí của nhân dân và bằng cách ấy cho phép và có lẽ thậm chí đòi hỏi sự bãi bỏ các cơ chế đại diện.”

Như thế các nhà dân túy ngày nay đối phó thế nào với sự đối kháng nội tại này của dự án của họ nhờ đó họ không thực sự muốn tiêu diệt kẻ thù được công bố của họ? Ở đây, phong cách thay thế sự thiếu chất chính trị; cụ thể là, phong cách kêu gọi trực tiếp đến tính tục tĩu mà vi phạm (một số trong) các quy tắc bất thành văn của một xã hội. Mọi trật tự văn hóa ngụ ý một bộ đặc thù của các quy tắc bất thành văn điều chỉnh cái người ta không được phép nói về một cách công khai. Các quy tắc bất thành văn này hoạt động ở nhiều mức, từ những tin đồn về mặt tối của đời sống riêng tư của các lãnh đạo chính trị và việc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu và những lời bóng gió khiếm nhã, đến những trường hợp mà “vô tội” hơn rất nhiều và như thế còn cốt yếu hơn. Đây là một trường hợp cực đoan về sự cấm tuyên bố công khai điều hiển nhiên—trong những năm cuối của đời ông, Đặng Tiểu Bình chính thức về hưu, nhưng ai cũng biết rằng ông tiếp tục giật dây quyền lực. Khi một cán bộ đảng cao cấp Trung quốc nhắc đến Đặng như lãnh tụ de facto của Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với một nhà báo nước ngoài, ông đã bị cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước và đã bị trừng trị nghiêm khắc. Như hiển nhiên ở đây, một bí mật nhà nước không nhất thiết là cái gì đó chỉ vài người được phép để biết, mà cũng có thể là cái gì đó tất cả mọi người biết—tất cả mọi người trừ cái Lacan gọi là người Khác lớn (the big Other), trật tự của vẻ ngoài công cộng (public appearance). Bây giờ, sự tục tĩu không là cùng-có thật (co-substantial) với các quy tắc bất thành văn, nó cũng chẳng là kết quả của các quy tắc bất thành văn được làm cho rõ ràng; đúng hơn, sự tục tĩu nổi lên khi chúng ta vi phạm các quy tắc bất thành văn, khi chúng ta làm hay nói cái gì đó mà, trong khi không bị cấm rành rành, tất cả chúng ta đều biết không nên làm hay nói. Thí dụ—và nó là một thí dụ buồn và rùng rợn—mặc dù người ta không nói nhiều về điều này, là rõ rằng không chỉ Brazil mà các nước giàu như Hoa Kỳ và Thụy Điển đã quyết định để hy sinh hàng ngàn mạng sống cho Covid-19, nhất là mạng sống của những người già và yếu, để duy trì nền kinh tế và vẻ ngoài của đời sống bình thường. Trong khi tất cả mọi người biết sự thật khủng khiếp này, để tuyên bố nó một cách công khai sẽ là tục tĩu—chúng ta thấy ở đây một quy tắc bất thành văn mà, có lẽ, nên được tôn trọng. Một thí dụ nực cười hơn: tất cả mọi người đều biết rằng sự trung tiện (đánh rắm) ở nơi công cộng được coi là cực kỳ bất nhã, nhưng tuyên bố quy tắc này công khai tự nó là một hành động tục tĩu. (Chỉ Trump có sự trơ tráo để làm vậy: khi một lần ông ca ngợi Melania như một quý bà tao nhã trong một cuộc nói chuyện công khai, ông nói rằng trong cuộc sống cùng nhau của họ ông đã chẳng bao giờ nghe thấy bà đánh rắm.)

Với chủ nghĩa dân túy cánh Hữu mới, cái gì đó độc nhất đã xảy ra—đã trở nên có thể “cho chính trị, mà được cho là ở bên của sự tử tế, để đột ngột chuyển bên và kêu gọi trực tiếp sự tục tĩu [. . .] cái làm cho hình thức mới này của quyền lực thách thức đến vậy để hiểu là cách rõ rệt mà trong đó nó làm cho sự phơi ra hoạt động một cách đồi trụy như ảo tưởng; hành động cởi chiếc mặt nạ hoạt động như một chiếc mặt nạ.” Lưu ý sự trình bày chính xác của Kremnitzer: chính cử chỉ cởi mặt nạ và tuyên bố một cách tàn bạo cái người ta muốn nó hoạt động như một mặt nạ. Vì sao? Bởi vì hình thức tục tĩu che giấu sự trống rỗng của nội dung của nó. Chức năng của sự tục tĩu ở đây là rất chính xác: nó được cho là chỉ số của “sự chân thành trung bình” (ngược với sự khăng khăng khai phóng về sự bám vào các quy tắc hình thức). Trump không ngừng thay đổi motif này: ông thú nhận ông liên tục phá vỡ các quy tắc (không chỉ) của phép lịch sự, dùng đến những lời bóng gió thô tục và quăng những lời buộc tội không được xác minh hay thậm chí sai rành rành vào các kẻ thù của ông, nhưng ông trình bày việc này như một bằng chứng rằng ông thực sự định nói nó, ngược với tính lịch sự khai khóng hình thức. Theo một cách tựa-Marxist, các nhà dân túy ngày nay tố cáo một thành kiến chính trị theo các thủ tục rất hình thức của chính trị đại diện: các quy tắc trò chơi là không thực sự trung lập và bình đẳng cho tất cả những người tham gia, chúng được tạo ra để ngăn chặn và thao túng sự bày tỏ trực tiếp thích đáng của ý chí của nhân dân. Đây là trò chơi mà các nhà dân túy ngày nay đang chơi: trong khi vẫn ở bên trong “logic đại diện” của không gian chính trị khai phóng, họ liên tục gợi lên những lời nói dối của nó và thử để “nêu ra cái mà lảng tránh logic đại diện”: sự thái quá thô tục của các nhà dân túy “[đánh dấu] đối lập khai phóng lịch sự như đối lập phủ nhận một cách đạo đức giả mà phái hữu không còn sợ nữa để phô trương công khai cho tất cả mọi người thấy. Sự thật được phái hữu phơi bày—sự tiết lộ rằng trật tự biểu tượng (symbolic order) chẳng là gì trừ là một sâu diễn (show) đạo đức giả được khoác lên để che dậy thực tế dữ tợn—là tương ứng với dự án chống-tư tưởng của tư duy phê phán, và bởi vậy sự chỉ trích thấy mình bất lực để phản đối nó.”

Theo nghĩa này, sự chỉ trích dân túy ngược một cách đối xứng với sự tiết lộ Phải Đạo (Politically Correct) của các ảo tưởng của tính trung lập khai phóng—chúng bổ sung và tăng cường lẫn nhau: “sự xúc phạm đạo đức của phái tả nuôi sự thèm ăn của phái hữu cho sự vi phạm, mà nuôi sự xúc phạm đạo đức của phái tả, và chu kỳ tiếp tục.” Để hiểu sự thất bại chí tử của thái độ Phải Đạo (PĐ), ta phải đưa vào sự phân chia Lacanian giữa khoái lạc (pleasure) và hành lạc (jouissance), sự thái quá chấn thương của nó. Để diễn đạt toẹt móng heo, cái quy định PĐ thử để thoát khỏi không phải là sự khoái lạc mà là sự hưởng thụ trong chiều kích chấn thương của nó, như một hỗn hợp của khoái lạc và sự đau đớn, ham muốn và bạo lực. Thái độ PĐ, tất nhiên, chấp nhận khổ dâm (masochism), nhưng theo một hình thức đồng thuận: tôi phải đồng ý rõ ràng cho bạn để đánh tôi, hay sao cũng được. Ngụ ý của thái độ này là, ở một khoảng cách xa sự hỗn độn của những ham muốn của tôi, tôi có một ego (cái tôi, ngã) duy lý rõ ràng mà biết cái gì tôi thực sự muốn, và ego này phải cho bạn sự đồng ý rõ ràng của tôi. Nhưng nếu các thứ bị trộn lẫn ở đây, nếu có một vùng xám trong đó cái gì tôi muốn không thể được trình bày như sự ưng thuận của tôi thì sao? Nếu, chẳng hạn, tôi muốn bị đánh và bị làm nhục bởi bạn chính xác ngược sự ứng thuận của tôi, không có sự đồng ý với nó, sao cho sự ưng thuận rõ ràng của tôi sẽ hủy hoại mọi thứ thì sao? Và nếu sự hành lạc (jouissance) ở chính xác trong vùng xám này thì sao?

Như thế hãy là chính xác hơn ở đây: chúng ta có bốn lập trường. Thứ nhất, có chủ nghĩa hợp pháp (legalism) khai phóng–hình thức mà tin vào tính trung lập của các thủ tục đại diện chính trị. Rồi, có ba lập trường phê phán đối với lập trường này. Lập trường đầu tiên trong các lập trường phê phán này là sự phân tích Phải Đạo mà hiểu tính trung lập khai phóng chính thức với sự ngờ vực và thử đưa ra các thành kiến chủng tộc, văn hóa, và giới của nó. Thái độ PĐ vẫn ở bên trong sự phối hợp khai phóng cơ bản, nó chỉ muốn thực hiện đầy đủ chúng bằng việc hủy bỏ các thành kiến bị che giấu—vấn đề là nó tập trung vào trách nhiệm cá nhân. Với sự sốt sắng đạo đức, nó phân tích các chi tiết của hành vi của đối tượng, tìm kiếm những dấu vết của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Nhưng lĩnh vực của nó là lĩnh vực của bản sắc văn hóa và tình dục, không phải của sự thay đổi kinh tế và xã hội; nó ca ngợi bạn để thay đổi hành vi của bạn, để thoát khỏi các cliché (lời sáo rỗng) phân biệt chủng tộc và giới, không phải để phân tích xã hội mà sinh ra chúng.

Lập trường phê phán thứ hai là lập trường của chủ nghĩa dân túy tục tĩu mà sức mạnh gây sốc của nó nằm ở sự sẵn sàng để tuyên bố công khai cái nhà phê bình PĐ đang thử để bới ra qua phân tích tao nhã—nhà dân túy tục tĩu khẳng định sự vô tội của mình bằng cách thú nhận trước (cái là, trong con mắt của nhà phê bình PĐ) tội lỗi của mình. Việc này theo một cách làm cho phân tích PĐ vô ích—nó đang thử đột phá một cửa mở toang—như thế không ngạc nhiên rằng các nhà phê bình PĐ dùng nhiều thời gian của họ để phân tích lẫn nhau, phát hiện các dấu vết chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính trong những tuyên bố và cử chỉ rõ ràng tôn trọng. Hay, như Shuja Haider diễn đạt súc tích, “Hiển nhiên rằng chính trị bản sắc khai phóng phái Tả và chủ nghĩa dân tộc da trắng Alt-right là không so sánh được. Vấn đề là chúng tương thích nhau.”[17]

Chủ nghĩa đạo đức thanh giáo PĐ và nhà dân túy phái Hữu mới phô bày sự tục tĩu công khai là hai mặt của cùng đồng xu—cả hai đều không thực sự làm cái nó hứa hẹn. Vấn đề với sự tục tĩu dân túy không phải là nó vô trách nhiệm về mặt đạo đức, mà là nó không thực sự tục tĩu: thái độ liều mạng bỏ qua các quy tắc lịch sự và nói không kiềm chế bất cứ thứ gì đến với tâm trí của người ta là một lập trường giả mà che đậy một thế giới ngầm của các quy tắc bất thành văn quy định cái người ta có thể và không thể nói. Theo một cách tương ứng, không phải lập trường PĐ là đạo đức quá cứng nhắc và thiếu sự sống động của sự tục tĩu—không, chủ nghĩa đạo đức PĐ thái quá là một lập trường giả bởi vì nó che đậy sự tính toán cơ hội chủ nghĩa, sự đạo đức giả, và sự tự đắc. Nó đầy các quy tắc bất thành văn của riêng nó: các thiểu số mà được tính nhiều hơn những người khác; các tiêu chuẩn khác nhau tinh vi cho cái gì bị cấm và cái gì được phép mà thay đổi nhanh như thời trang; chống-chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà dựa vào sự kiêu ngạo phân biệt chủng tộc bị che giấu (một gã da trắng mà níu kéo những người khác để khẳng định bản sắc của họ lại từ bỏ bản sắc của mình và bằng cách ấy dành cho bản thân mình một lập trường phổ quát); và, nhất là, nhận thức về những câu hỏi nào là KHÔNG được nêu ra (tức là câu hỏi về sự thay đổi xã hội triệt để). Phải có nhiều phụ nữ hơn trong các chức vụ quyền lực, nhưng bản thân cấu trúc quyền lực không được thay đổi; chúng ta phải giúp những người nghèo, nhưng chúng ta vẫn phải giàu; một chức vụ quyền lực ở đại học không được bị lạm dụng cho sự ưu ái tình đục từ những người dưới quyền chúng ta, nhưng quyền lực mà không bị tình dục hóa là OK. Angela Nagle và Michael Tracey đã đúng để nhận diện lý do chính cho thất bại của Sanders trong cuộc đấu tranh của ông cho sự đề cử vì sự di chuyển của chiến dịch của ông từ một sự nhấn mạnh đến sự nổi dậy giai cấp bình dân sang sự phản kháng khai phóng chống-Trump—từ chiến tranh giai cấp sang Chiến tranh Văn hóa.[18] Háo hức để làm hài lòng phái Tả khai phóng Dân chủ, ông ngày càng đặt sự nổi dậy giai cấp xuống dưới các chủ đề văn hóa; thí dụ, ông đã ngầm ủng hộ quan điểm khai phóng cánh Tả rằng mối nguy hiểm chính không phải là chủ nghĩa tư bản toàn cầu mà là “chủ nghĩa Phát xít” của Trump, mà chống lại nó tất cả chúng ta phải liên hiệp lại. Không ngạc nhiên rằng Biden đang chơi trò chơi này của sự thống nhất chống-Trump khá tốt—bây giờ có những tin đồn rằng George Bush sẽ ủng hộ ông chống lại Trump.

Biden, người bây giờ được ủng hộ thậm chí bởi những người bảo thủ mới (neo-cons), là giống Chauncey Gardner từ Being There (Ở Đó) (một phim của Hal Ashby dựa vào tiểu thuyết ngắn của Jerzy Kosiński), trong đó Peter Sellers đóng vai người làm vườn bị tự kỷ, cô lập về mặt xã hội của tổng thống Hoa Kỳ. Khi tổng thống đột ngột qua đời, Sellers bị hiểu nhầm là bạn tâm tình của vợ tổng thống, và những câu nói ngây thơ của ông về làm thế nào để vun trồng một mảnh vườn đã được diễn giải như những sự thấu hiểu được mã hóa vào việc làm sao để vận hành các quan hệ quốc tế—đơn giản bởi vì ông “ở đó.” Tương tự, đơn giản do “ở đó” và có chút ý nghĩa, Biden sẽ là một tổng thống lý tưởng cho tư bản tài chính-công ty, cho nó tất cả quyền tự do nó muốn.[19] Bài phát biểu được mọi người khen ngợi tại đại hội Dân chủ đã thật nhảm nhí: thống nhất, thấu cảm, không kinh tế, không công bằng xã hội. Ngay cả Fox News đã ca ngợi nó, và không nghi ngờ gì Trump sẽ sử dụng bài phát biểu này như điểm tham chiếu để nhấn mạnh đòi hỏi của ông để bảo vệ những người lao động bình thường khỏi nanh vuốt của các tổ chức tài chính lớn. Các cuộc bầu cử tháng Mười Một 2020 như thế sẽ lại là một hình thức bị đổi chỗ và gây bối rối của đấu tranh giai cấp như được bày tỏ trong sự đối lập giữa chủ nghĩa dân túy Trumpian và các kẻ thù của nó, như được đại diện bởi các đại-công ty.[20]

Và lập trường chỉ trích thứ ba? Nó đơn giản là lập trường của Achilles cánh Tả—từ nghịch lý Achilles và rùa—người ám ảnh thái độ Phải Đạo. Nghịch lý này có thể thấy rõ ràng trong lá thư ngỏ do tạp chí Harper’s Magazine công bố, mà lập luận chống lại sự thái quá của tính Phải Đạo (Political Correctness) và được ký bởi hai nhóm người khác nhau: các nhà khai phóng mà đối với họ tính Phải Đạo là quá cấp tiến, và những người cánh Tả thật mà đối với họ nó là không đủ cấp tiến. Như thế Achilles PĐ chẳng bao giờ đạt được rùa của xã hội hoàn toàn không-phân biệt chủng tộc/giới và vẫn bị kẹt trong sự tự-vấn mãi mãi: chỉ khi ông nghĩ ông thoát khỏi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, con rùa đi một chút xa hơn và có các tiêu chuẩn mới, nghiêm ngặt hơn phác họa cái gì là phân biệt chủng tộc và giới. Achilles cánh Tả làm cái gì đó khác: thay cho việc thử đạt tới con rùa (để thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn PĐ), ông nhận ra rằng bản thân các tiêu chuẩn này là vốn có của xã hội tư bản chủ nghĩa và tiếp quản chúng, di chuyển nhanh hơn theo hướng của sự thay đổi xã hội-kinh tế.

Khủng hoảng của Chủ nghĩa Dân túy Mới

Trong thời Covid-19, trật tự thế giới như chúng ta biết đang tan rã. Các nước đang cắt các liên kết với Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO và các tổ chức quốc tế khác, và họ đang hủy bỏ các thỏa thuận vũ trang cũ. Trump đã công bố ý định để triển khai quân đội trên các đường phố của các thành phố Mỹ, Trung Quốc đang thảo luận sự xâm chiếm quân sự có thể vào Đài Loan, và Putin đã nói rằng nước Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nó bị tấn công bằng vũ khí thông thường. Dọc theo những tuyến này, các nhà dân túy dân tộc chủ nghĩa được kỳ vọng chớp thời cơ của đại dịch Covid-19 và biến nước họ thành các lãnh chúa cô lập định hướng chống lại những kẻ thù nước ngoài—nhưng nó đã không có kết quả, sự làm ra vẻ can đảm của họ đã trở thành một sự phô bày rành rành của sự bất lực và sự bất tài. Hãy xem xét ba nhà dân túy độc đoán lớn, như Angela Dewan diễn đạt—“Trump, Putin và Bolsonaro tìm thấy các kịch bản dân túy của họ không địch nổi con coronavirus”:

“Đại dịch coronavirus đã có thể là một thời khắc huy hoàng cho các lãnh tụ dân túy của thế giới. Đây là một giai đoạn sợ hãi và lo lắng cao độ—những cảm xúc mà một cách điển hình cho phép họ hưng thịnh. Thay vào đó, một số nhà dân túy đang thấy mình bất lực chống lại những sự bùng phát tàn phá đất nước họ. Hoa Kỳ, Brazil và Nga bây giờ có số ca coronavirus cao nhất trên thế giới, và khi số người chết của họ tiếp tục tăng lên, các nền kinh tế của họ bị những đòn tàn khốc.”[21]

Donald Trump đã thấy mình trong một tình thế khó khăn đặc biệt khi khủng hoảng Covid-19 được nối liền bởi các cuộc phản kháng toàn quốc chống lại việc giết George Floyd, bắt đầu trong tháng Năm 2020. Những lời cuối cùng của Floyd, “tôi không thể thở,” cũng thường là những lời cuối cùng của một người hấp hối vì Covid-19. Liên kết là rõ ràng: một tỷ lệ phần trăm cao của những người da Đen hơn những người da trắng rất nhiều bị tác động bởi cả bạo lực cảnh sát và bởi coronavirus. Đối mặt với tình hình này, Trump đơn giản quá tầm của ông: không có khả năng để áp đặt một tầm nhìn thống nhất, để thực hiện cử chỉ của một lãnh tụ trong một tình hình mà hết sức cần như thế, hay để thừa nhận tính nghiêm trọng của tình hình và đưa ra loại nào đó của hy vọng và tầm nhìn. Như Robert Reich viết: “Bạn sẽ được tha thứ nếu bạn không để ý. Những quả bom lời của ông kêu to hơn bao giờ hết, nhưng Donald Trump không còn là tổng thống Hoa Kỳ nữa.”[22] Khi ông đe dọa rằng nếu cảnh sát và Vệ binh Quốc gia không thể áp đặt sự yên lặng, ông sẽ gửi quân đội để dẹp tan những cuộc phản kháng với “sức mạnh vô tận” của nó, Trump đã trở thành một tác nhân và kẻ xúi giục của một cuộc nội chiến.

Nhưng, chính xác, cuộc chiến tranh này là cái gì? Một khía cạnh của các cuộc phản kháng đang diễn ra ở Hoa Kỳ mà không được nhấn mạnh đủ, mặc dù nó là tuyệt đối cốt yếu, là không có chỗ nào cho sự bất mãn mà thúc đẩy các cuộc phản kháng bên trong vũ đài của “Chiến tranh Văn hóa” giữa cánh Tả khai phóng Phải Đạo và các nhà tân bảo thủ dân túy. Thái độ của cánh Tả khai phóng đối với các cuộc biểu tình là: thuận với các cuộc biểu tình ôn hòa đường hoàng, nhưng không với những sự thái quá phá hoại cực đoan và sự cướp bóc. Theo nghĩa sơ đẳng nào đó họ là đúng, tất nhiên, nhưng họ bỏ quên ý nghĩa của những sự thái quá bạo lực; cụ thể, rằng chúng là một phản ứng với sự thực rằng con đường khai phóng ôn hòa của sự thay đổi chính trị từ từ đã không có kết quả, rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có tính hệ thống vẫn còn ở Hoa Kỳ. Cái nổi lên trong các cuộc biểu tình dữ dội là một sự tức giận mà không thể được đại diện một cách thỏa đáng trong không gian chính trị của chúng ta.

Đấy cũng là vì sao nhiều đại diện đến vậy của giới quyền thế—không chỉ những người khai phóng mà cả những người bảo thủ—chỉ trích công khai thái độ hiếu chiến của Trump đối với những người biểu tình: giới quyền thế hết sức muốn chuyển các cuộc biểu tình thành những sự phối hợp của “cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc” muôn thuở của chủ nghĩa khai phóng. Họ sẵn sàng để thú nhận rằng chúng ta đã không làm đủ, rằng có một con đường dài và khó khăn trước mặt, nhằm để ngăn chặn một sự cực đoan hóa nhanh của các cuộc biểu tình—không hẳn là một sự tăng lên về bạo lực trong các cuộc biểu tình là cái họ sợ, mà là sự biến đổi của chúng thành một phong trào chính trị tự trị với một cương lĩnh có ranh giới rõ ràng khỏi giới quyền thế khai phóng. Như Matthew Flisfeder viết: “Cái chúng ta cần học không phải là làm thế nào để là hậu-con người, mà là làm sao để là hậu-tư bản chủ nghĩa một cách công bằng.”[23] Hậu-chủ nghĩa nhân văn cuối cùng chỉ là một phiên bản khác của sự bất lực của chúng ta để nghĩ hậu-chủ nghĩa tư bản: để diễn giải Fredric Jameson, là dễ hơn để tưởng tượng tất cả loài người được liên-kết-nối số với não của họ được nối dây (brains wired), chia sẻ những kinh nghiệm trong một sự giác ngộ toàn cầu, hơn là để tưởng tượng một bước vượt quá chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Các cuộc khản kháng dữ dội là sự quay lại của những người bị áp bức của các xã hội khai phóng của chúng ta: một triệu chứng mà diễn cái không thể được trình bày trong từ vựng của chủ nghĩa đa văn hoá khai phóng. Chúng ta thường chỉ trích những người vì chỉ nói thay cho hành động, nhưng các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hoa Kỳ là một sự đảo ngược của vấn đề này: mọi người hành động dữ tợn bởi vì họ không có những từ đúng để bày tỏ mối bất bình của họ.

Để diễn giải lại lần nữa châm ngôn cũ hay của Brecht “Việc cướp một ngân hàng có là cái gì so với việc thành lập một ngân hàng!,” một sự tục tĩu phân biệt chủng tộc trực tiếp có là cái gì so với sự tục tĩu của một nhà khai phóng người thực hiện sự khoan dung đa văn hoá theo cách mà cho phép ông ta giữ lại các thành kiến phân biệt chủng tộc? Hay, như Van Jones diễn đạt trên CNN:

“Không phải người da trắng phân biệt chủng tộc ở trong Ku Klux Klan mà chúng ta phải lo về. Chính cô da trắng, khai phóng ủng hộ Hillary Clinton mà dẫn chó của mình dạo ở Công viên Trung tâm là người sẽ nói cho bạn ngay bây giờ, ‘Ồ tôi không thấy chủng tộc, chủng tộc không phải là chuyện lớn dối với tôi, tôi thấy tất cả mọi người như nhau, tôi cho các quỹ từ thiện’ nhưng ngay khi cô thấy một người đàn ông da Đen mà cô không tôn trọng, hay cô có một suy nghĩ khinh bỉ, thì cô vũ khí hóa chủng tộc như cô đã được dạy bởi Dân tộc Aryan.”[24]

Tuy vậy, thí dụ được Jones gợi lên là phức tạp hơn. Nếu một người phụ nữ da trắng cảm thấy khó chịu khi cô thấy một người đàn ông da Đen đến gần và giật túi của cô, sợ rằng cô sẽ bị cướp, một nhà phê bình PĐ sẽ buộc tội cô hành động trên các thành kiến chủng tộc của cô. Đối với việc này, một người phái Hữu dân tuý mới sẽ bắt bẻ lại rằng sự sợ hãi của cô có lẽ được biện minh vì cô (hay ai đó cô biết) chắc đã bị một người đàn ông da Đen cướp trước kia—và là không đủ cho nhà phê bình PĐ để trả lời rằng người ta phải xem xét các nguyên nhân xã hội mà đã đẩy người đàn ông da Đen cuối cùng hành động như thế này. Vì, trong việc tìm cách để giải trách nhiệm (decupabilize) cho kẻ cướp da Đen, nhà phê bình PĐ cũng giải chủ quan hóa (desubjectivize) hắn: kẻ cướp không có tội bởi vì hắn không hoàn toàn chịu trách nhiệm vì các hành động của hắn mà đúng hơn là một sản phẩm của hoàn cảnh không may (trong khi kẻ phân biệt chủng tộc da trắng bị coi như chịu trách nhiệm đầy đủ về mặt đạo đức và, vì lý do này, là đáng khinh). Nó là một sự lựa chọn buồn cho người da Đen bị áp bức: hoặc bạn có khiếm khuyết về mặt chủ quan (theo người phân biệt chủng tộc) hay bạn là một sản phẩm của hoàn cảnh chủ quan (theo nhà khai phóng PĐ). Làm sao sự bế tắc này có thể được bẻ gãy? Làm sao cơn thịnh nộ mù quáng có thể được biến thành tính chủ quan chính trị mới?

Bước đầu tiên theo hướng này đã được làm bởi bản thân một số thành viên của cảnh sát. Nhiều sĩ quan cảnh sát, kể cả cảnh sát trưởng NYPD Terence Monahan, “đã quỳ gối” cùng với những người biểu tình—một tập quán được các nhà điền kinh Mỹ đưa vào trong năm 2016 trong khi cử quốc ca tại những lễ trao giải thể thao. Sự thực hiện cử chỉ này có ý định để báo hiệu sự tồn tại của sự bất công chủng tộc bên trong nước của người ta và, vì nó là một dấu hiệu không tôn trọng quốc ca, nó cho thấy rằng người ta không sẵn sàng để đồng nhất bản thân mình hoàn toàn với quốc gia—“đây không phải là nước của tôi.” Cũng không ngạc nhiên rằng các tổ chức tin tức Trung quốc đã vui sướng tường thuật về các cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ, cho là chúng như một sự lặp lại các cuộc biểu tình ở Hồng Kông—một trong những đòi hỏi chính của các nhà chức trách Trung quốc đã là Hồng Kông cấm bất kể sự không tôn trọng nào đối với quốc ca Trung quốc và các biểu tượng nhà nước khác.

Quỳ gối cũng có ý nghĩa khác, đặc biệt khi được thực hiện bởi những người hành động nhân danh bộ máy quyền lực áp bức: nó là một tín hiệu tôn trọng những người biểu tình, thậm chí với một chút sự tự làm nhục. Nếu chúng ta kết hợp ý nghĩa này với thông điệp cơ bản, “nước Mỹ này (mà việc làm của tôi đòi hỏi tôi hành động trong lợi ích của nó) không phải là nước của tôi,” chúng ta sẽ hiểu toàn bộ ý nghĩa của cử chỉ: không phải một chủ nghĩa chống Mỹ tiêu chuẩn, mà là một đòi hỏi cho một sự bắt đầu mới, cho một nước Mỹ khác. Cho nên tuyên bố gần đây của một phân tích CNN, “Hoa Kỳ có vẫn còn là lãnh đạo tinh thần của thế giới? Không, sau những gì Trump đã vừa làm tuần này,”[25] phải được mài sắc—bây giờ rõ ràng rằng Hoa Kỳ đã chẳng bao giờ là lãnh đạo tinh thần của thế giới vì cần một sự đổi mới chính trị triệt để vượt xa tầm nhìn khoan dung của cánh Tả khai phóng.

Thế chúng ta phải nhìn vào đâu cho các trường hợp về sự lãnh đạo tinh thần? Có một sự tương phản rõ ràng ở đây giữa những người biểu tình chống-sự cách ly và những người biểu tình Black Lives Matter: mặc dù các nhà dân túy chống-sự cách ly phản kháng nhân danh quyền tự do và nhân phẩm phổ quát, trong khi những người biểu tình Black Lives Matter cũng tập trung vào bạo lực diễn ra chống lại một nhóm chủng tộc cá biệt (và mặc dù một số cảnh sát có lẽ đồng cảm với những người biểu tình chống-sự cách ly) “ý tưởng yêu cầu cảnh sát gia nhập những người trước là tức cười, bất chấp tính phổ quát tự nhận, còn những người sau hoan nghênh sự ủng hộ cảnh sát (khi nó được đề nghị) mặc dù nó xuất hiện như một cuộc đấu tranh cá biệt.”[26] Nói tóm lại, các cuộc biểu tình “phổ quát” chống lại-sự cách ly chứa một thành kiến không nói ra đối với bản sắc da trắng, trong khi các cuộc biểu tình Black Lives Matter có hiệu quả phổ quát: cách duy nhất để chiến đấu cống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ từ một lập rường thực sự phổ quát ngày nay là để xem chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống-da Đen như một trường hợp “phổ quát kỳ dị (singular universal),” như một trường hợp cá biệt mà cung cấp chìa khóa cho tính phổ quát.

Tôi thường trích một chuyện đùa cũ từ Cộng hòa Dân chủ Đức đã chết: một công nhân Đức có được một việc làm ở Siberia và, biết rằng tất cả thư từ sẽ bị các nhà kiểm duyệt đọc, ông gọi các bạn ông: “Hãy thiết lập một mã: nếu một bức thư bạn nhận từ tôi được viết bằng mực xanh bình thường, nó là thật; nếu nó được viết bằng mực đỏ, nó là giả.” Sau một tháng, các bạn ông nhận được một bức thư viết bằng mực xanh như sau: “Tất cả mọi thứ ở đây là tuyệt vời: các cửa hàng đầy ắp, thức ăn dư dả, những căn hộ lớn và được sưởi thích hợp, các rạp chiếu bóng chiếu các phim từ phương Tây—thứ duy nhất không sẵn có là mực đỏ.” Đấy là cái phong trào biểu tình phải tìm ra: “mực đỏ” cần để trình bày một cách thỏa đáng thông điệp của nó—hay, như Ras Baraka, thị trưởng của Newark và con trai của nhà thơ da Đen vĩ đại Amiri Baraka, diễn đạt: chúng ta không thể thắng với súng; chúng ta có một cơ hội để thắng, chúng ta phải sử dụng sách.

Nhiều nhà phê bình cánh Tả chính thống gạt bỏ ý tưởng của tôi về một triển vọng Cộng sản mở ra bởi đại dịch đang diễn ra với lý lẽ Marxist tiêu chuẩn rằng không có cuộc cách mạng nào mà không có một đảng cách mạng, một lực lượng có tổ chức biết cái nó muốn, và rằng một lực lượng như vậy, ngày nay, chẳng thấy ở đâu cả. Tuy vậy, một sự chỉ trích như vậy bỏ qua hai đặc tính độc nhất của tình thế khó khăn hiện tại của chúng ta. Thứ nhất, rằng bản thân tình hình—về mặt sức khỏe và kinh tế—đòi hỏi những biện pháp mà tạm ngưng các cơ chế thị trường và tuân theo châm ngôn “hưởng theo nhu cầu, làm theo năng lực,” đến mức ngay cả các chính trị gia bảo thủ đang nắm quyền buộc phải thực hiện các thứ gần với một Thu nhập Cơ bản Phổ quát. Thứ hai, hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu đang sắp đến một cơn bão hoàn hảo trong đó khủng hoảng sức khỏe được kết hợp với các khủng hoảng kinh tế và sinh thái, các xung đột quốc tế, và các cuộc phản kháng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nổi lên khắp thế giới. Sự kết hợp của tất cả các cuộc đấu tranh này, nhận thức rằng chúng được liên kết thực chất, có một tiềm năng giải phóng to lớn.

Đấy là vì sao những lời cuối cùng của Big Boss (Ông Sếp sòng) hấp hối từ trò chơi video huyền thoại của Hideo Kojima Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots ngày nay là xác đáng hơn bao giờ hết: “Không phải là về cải tạo thế giới. Đó là về làm hết sức của chúng ta để để lại thế giới cách nó là.”[27] Tình hình ngày nay cần đến một chuyển biến mới về điều này: với cháy rừng và Covid-19 hủy hoại đời sống hàng ngày của chúng ta, với sự nghèo khổ lan rộng sinh ra từ những người giàu mới, chúng ta phải thay đổi thế giới một cách triệt để nếu chúng ta muốn có thậm chí một cơ hội để nó theo cách nó là. Nếu chúng ta không làm gì cả, thế giới của chúng ta mau chóng trở nên không thể nhận ra được nữa cho các cư dân của nó. Trong phân tích chính xác của ông, Mike Davis cung cấp nền lịch sử của các vụ cháy phá hủy cây cối khắp Australia:

“Trong cuối những năm 1940 những đống đổ nát của Berlin đã trở thành một phòng thí nghiệm nơi các nhà khoa học tự nhiên đã nghiên cứu sự kế tiếp thực vật sau ba năm ném bom liên miên. Sự kỳ vọng đã là cây cối ban đầu của vùng—những vùng rừng sồi và cây bụi của chúng—sẽ mau chóng tự tái sinh. Với sự kinh hoàng của họ điều này đã không phải vậy. Thay vào đó những cây ngoại lai, hầu hết xa lạ với Đức, đã xác lập như những cây chiếm ưu thế mới. Sự bền bỉ của cây cối vùng chết này và sự thất bại của các thực vật của các vùng rừng Pomeranian để tự tái sinh đã thúc đẩy một cuộc tranh luận về ‘Tự nhiên II.’ Sự tranh luận là cái nóng tột độ của những quả bom cháy và sự nghiền các cấu trúc gạch thành bụi đã tạo ra một kiểu đất mới mời gọi sự xâm thực của các thực vật như ‘cây thiên đường’ (Ailanthus) mà đã tiến hóa trên băng tích của các tảng băng thế Pleistocene. Mộc cuộc chiến tranh hạt nhân toàn lực, họ cảnh cáo, có thể tái tạo những điều kiện này trên một quy mô to lớn. / Sau hậu quả của các vụ cháy Thứ Bảy Đen của bang Victoria trong đầu năm 2009, các nhà khoa học Australian đã tính toán rằng năng lượng giải thoát của chúng bằng với sự nổ của 1.500 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Những đợt bão lửa hiện thời trong các bang Thái bình dương là lớn hơn nhiều lần, và chúng ta phải so sánh sức mạnh phá hủy của chúng với sức phá hủy mega-tấn của hàng trăm quả bom khinh khí (hydrogen). Một tự nhiên mới, hết sức nham hiểm đang nổi lên nhanh chóng từ đống cháy đổ nát của chúng ta với cái giá của phong cảnh mà một thời chúng ta đã coi là linh thiêng. Những sự tưởng tượng của chúng ta hầu như không thể hình dung tốc độ hay quy mô của thảm họa.”[28]

Chúng ta (loài người, tức là phương thức sản xuất của chúng ta) đang không chỉ “hủy hoại tự nhiên,” chúng ta đang cùng-tạo ra một tự nhiên mới trong đó sẽ không còn chỗ nào cho chúng ta cả. Và có phải đại dịch đang diễn ra không phải là một trường hợp mẫu mực về “một tự nhiên mới, hết sức nham hiểm” ư? Chúng ta không nên, vì thế, quá lo về sự sống sót của tự nhiên, của các hình thức tự nhiên của cuộc sống trên Trái Đất—tự nhiên sẽ sống sót, chỉ thay đổi vượt quá sự nhận ra CỦA CHÚNG TA thôi.

Cái bẫy cốt yếu để tránh ở đây là để kết luận rằng, vì chúng ta đang đối mặt một khủng hoảng toàn cầu đa chiều, những sự can thiệp cá biệt là không đủ—rằng cần đến một loại của sự thay đổi đạo đức, một nền luân lý toàn cầu mới. Những người nắm quyền thích những lời kêu gọi cho đạo đức mới như vậy, vì chúng có vẻ cung cấp một lối ra đơn giản khỏi một cuộc khủng hoảng; họ thích để nghĩ về một cuộc khủng hoảng lớn như vấn đề đạo đức (hãy nhớ rằng, trong năm 2008, Vatican đã nhanh chóng bình luận rằng cuộc khủng hoảng đã không phải là khủng hoảng về tài chính tư bản chủ nghĩa mà là khủng hoảng đạo đức). Cái cần ngày nay đối với chúng ta là để phát triển một sự nhận thức rõ ràng về tất cả các chiều kích của cuộc khủng hoảng chúng ta đang ở trong, mà không có ưu tiên một khía cạnh hơn khía cạnh khác (giống những người mà cho rằng trong cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại đại dịch chúng ta có quyền để bỏ qua khủng hoảng sinh thái), và cho sự thay đổi xã hội triệt để để đi theo từ việc này: hành động phải đi theo tư duy.

Slavoj Žižek là một trong những triết gia và lý thuyết gia văn hoá viết nhiều và nổi tiếng nhất trên thế giới ngày nay. Công trình sáng tạo, khiêu khích của ông trộn lẫn siêu hình học Hegelian, phân tâm học Lacanian, và biện chứng Marxist nhằm để thách thức minh triết quy ước và các chân lý được chấp nhận ở cả bên Tả và bên Hữu.


[1] Xem https://www.bbc.com/news/world-us-canada-50634645

[2] Xem https://www.theguardian.com/us-news/2020/aug/13/donald-trump-usps-post-office-election-funding

[3] https://abcnews.go.com/Politics/wh-defends-trumps-embrace-baseless-qanon-conspiracy-followers/story?id=72495721

[4] https://www.theguardian.com/world/2020/aug/29/horses-slashed-and-ears-cut-off-in-macabre-attacks-across-france

[5] Trích dẫn từ một bản thảo chưa được công bố.

[6] Tôi dựa ở đây vào Mladen Dolar người trình bày chi tiết khái niệm tin đồn trong mọi chiều kích của nó.

[7] https://www.bbc.com/news/world-europe-51413870

[8] Xem Angela Nagle, Kill All Normies (New York: Zero Books, 2017).

[9] Được trích từ https://www.harpersbazaar.com/uk/beauty/fragrance/a30510012/gwyneth-paltrow-vagina-candle/

[10] Và xu hướng tiếp tục – ca sĩ Erykah Badu đã tuyên bố rằng cô sẽ bán hương âm đạo được làm từ đồ lót đã sử dụng của cô… Xem https://www.msn.com/en-gb/lifestyle/style/erykah-badu-to-sell-vagina-incense-made-from-her-used-underwear/ar-BBZIHxr?ocid=spartanntp

[11] https://crisiscritique.org/2020/july/petra&robert.pdf

[12] Xem Yanis Varoufakis, Another Now: Dispatches from an Alternative Present (London: The Bodley Head, 2020). Các số trong ngoặc dẫn chiếu đến các trang của cuốn sách này.

[13] Jean-Pierre Dupuy, Avions-nous oublie le mal? Penser la politique après le 11 septembre (Paris: Bayard, 2002)

[14] Xem John Rawls, A Theory of Justice (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1971 (revised edition 1999)).

[15] https://www.marxists.org/reference/archive/hegel/help/findlay4.htm

[16]Các trích dẫn không nêu cụ thể tiếp sau là từ Yuval Kremnitzer, “The Emperor’s New Nudity: The Media, the Masses, and the Unwritten Law” (bản thảo).

[17]Được trích từ https://unherd.com/2020/07/will-ireland-survive-the-woke-wave/

[18] Xem https://americanaffairsjournal.org/2020/05/first-as-tragedy-then-as-farce/

[19] Tôi mang ơn Yanis Varoufakis (trao đổi riêng tư) về ý tưởng này.

[20] Sự quay lại mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp trong thời đại chúng ta không có nghĩa rằng tất cả các cuộc xung đột có thể được quy về nó; nó có nghĩa rằng các cuộc đấu tranh lớn khác mà khiến báo chí bận tâm được quá xác định bởi đấu tranh giai cấp như các tác động được thay thế của nó. Như Matthew Klein và Michael Pettis chứng minh một cách thuyết phục trong cuốn sách Trade Wars Are Class Wars (New Haven: Yale University Press, 2020) của họ, “chiến tranh thương mại” đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ có thể được hiểu nếu người ta phân tích chúng đối lại cái nền của đấu tranh giai cấp ở Hoa Kỳ và ở Trung Quốc.

[21] https://edition.cnn.com/2020/05/31/world/coronavirus-trump-bolsonaro-putin-populists-intl/

[22] https://www.theguardian.com/commentisfree/2020/may/31/donald-trump-coronavirus-đại dịch-george-floyd-minneapolis-tweets

[23] Thư tín cá nhân.

[24] https://www.foxnews.com/media/cnn-van-jones-white-liberal-hillary-clinton-supporter-scarier-kkk

[25] https://edition.cnn.com/2020/06/06/politics/us-protests-george-floyd-world-moral-leader-intl/

[26] Todd McGowan, thư tín cá nhân.

[27] https://www.quotes.net/mquote/1040531

[28] https://rosaluxnycblog.org/california-fires/

Comments are closed.