Đập cho con chó chết đi

Đột nhiên toàn thế giới ca cẩm về sự hòa nhã của những nhà phê bình

Iris Radisch

Phạm Kỳ Đăng dịch

Gần đây có một lời ca thán mỗi ngày một to tiếng hơn phản đối phê bình văn học: qui kết rằng nó quá ư hòa nhã. Theo đó, người ta chỉ còn tìm thấy trên báo chí những lời giới thiệu ở dạng cảm hứng kể lại theo sách. Nhìn chung, để còn có thể chen chân vào làn sóng ào ạt tác phẩm mới xuất bản, những nhà phê bình luôn phải với tới những vũ khí thô thiển hơn. Hầu như mỗi một bài phê bình của họ, không nêu lý do và không áy náy, tuyên bố đối tượng của nó là một tác phẩm bậc thầy của nghệ thuật kể truyện.

Thật kỳ cục: Sau cái thời dài lâu người ta sợ hãi coi thế hệ các nhà phê bình xung quanh Marcel Reich-Ranicki và Nhóm 47 (1) là Mafia tàn phá văn chương không thương tiếc, đúng vào thế hệ kế tiếp họ lại hứng chịu quy kết sự hào hứng quá mức dành cho sách in.

Một số người sẽ còn nhớ: Năm 2006 cuộc cãi vã xung quanh tinh thần hòa nhã của phê bình văn học đã đạt tới một đỉnh cao gây tranh luận, khi những nhà phê bình có tuổi (tự gọi là người Trí huệ) quy kết những nhà phê bình trẻ (mà họ chửi là kẻ Múa theo) rằng những người này tiếp cận sách vở trong hình thức nhiệt tình mô phỏng từ trạng thái hào hứng lâu dài và bỏ quên mất cốt lõi cứng cỏi của nghề phê bình. Cuộc tranh cãi gay gắt và kết thúc như một cuộc chiến giành giật giữa các đảng phái lớn của nhân dân trong một hiệp định đình chiến cũng như vậy khá là thân thiện.

Bây giờ đây trong tờ chuyên ngành Buchmarkt, người xuất bản của nhà in Verbrecher Verlag lại thổi bùng lên cuộc cãi vã một lần mới nữa. Jörg Sundermeier (2) than thở rằng tương tự vậy “Phê bình văn học phong cách cổ điển” biến mất khỏi bỉnh báo (feuilletons) cũng như nhận thức sát thực tế theo ý ông chỉ còn có thể tận mắt thấy được trong các công trình của số ít các nhà phê bình có tuổi như của nữ đồng nghiệp Ina Hartwig, của Lothar Müller biên tập viên tờ Báo Vùng Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) và Alf Mentzner trưởng ban biên tập văn học đài phát thanh Hr2-Kultur. Về phần còn lại của thế hệ phê bình văn học hiện đang tại chức đương thời, ông giám đốc nhà xuất bản Verbrecher Verlag tuyên phán bản án tử hình về mặt nghề nghiệp: Các bà các ông ấy có thể “nói nhiều, thật nhiều về giày sang hay món ăn hảo hạng hơn về chất lượng văn bản văn học.”

Cũng dành cho tình thế ở các bài bỉnh báo ở Đức, nơi những người được cho là phê bình quán ăn của văn học, ông làm nghề xuất bản đã tìm ra những lời rõ nghĩa hơn:” Ngày hôm nay, trong một bài bình luận dẫn đề Fritz J.Raddatz (3) đã có thể viết về chuyện Goethe vào năm 1830 nhìn thấy phi trường Frankfurt ra sao, thì không ai nhận ra điều (vô lý) đó. Và nếu như nhận ra, thì cũng không ai dám nói lời nào. Lỗi gây ra sự lụi tàn của thẩm quyền phê bình văn hóa mang tinh thần cổ điển có lẽ là “hệ thống chiến hữu” quá ư bao trùm của hoạt động văn học, tương tự như các thiết chế quan liêu ôn hòa, vốn quan tâm đến sự tự tồn hơn là hành nghề một cách hiệu quả.

Cái gì chỉ minh chứng cho điều: Nhà phê bình có thể hòa nhã như anh ta muốn. Người này không rũ bỏ được tiếng xấu của mình. Liệu còn người nào nhớ về gợi ý cũ xưa từ cái hệ thống chiến hữu của nền Cổ điển Đức? “Đập cho con chó chết đi! Nó là nhà phê bình sách”. Về cơ bản cuộc tranh cãi vẫn chưa đi tiếp được bao xa.

Nguồn: ZEIT ONLINE

Chú thích của người dịch:

Irisch Radisch (sinh năm 1959), nghiên cứu Ngữ văn, và Triết học, từ 1990 bà viết cho mục Văn học của tờ ZEIT (Thời đại).

(1) Nhóm 47: Nhóm văn nghệ sĩ hậu chiến gồm nhiều cây bút uy tín tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi trong khoảng thời gian 1947-1967.

(2) Jörg Sundermeier (sinh năm 1970): Nhà báo và nhà xuất bản sách.

(3) Fritz J. Raddatz: (1931-2015): Nhà phê bình văn học gây ảnh hưởng, nhà viết feuilleton, tiểu luận và tiểu thuyết.

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt

Comments are closed.