Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 10)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

undefined

PHẦN II

CÁC HỆ QUẢ CỦA SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ

7. Liên kết Nhân quả giữa các Giá trị Dân chủ và các Định chế Dân chủ

Thảo luận Lý thuyết

Các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người, gây ra một kiểu xã hội nhân văn mới thúc đẩy sự giải phóng con người trên nhiều mặt trận. Sự biến đổi này có một số hệ quả xã hội quan trọng. Một trong số chúng là nó cổ vũ sự nổi lên và sự thịnh vượng của các định chế dân chủ. Chương này phác họa quá trình này, thảo luận sự liên kết nhân quả giữa các giá trị tự-thể hiện của quần chúng và các định chế dân chủ. Dựa vào công trình trước của Welzel (2002), Chương 8 kiểm định các đề xuất và các kết luận được trình bày ở đây, sử dụng các phân tích kinh nghiệm định lượng.

Từ quan điểm về sự phát triển con người, yếu tố cốt yếu của dân chủ hóa là nó trao quyền cho nhân dân. Dân chủ cung cấp các quyền dân sự và chính trị, cho nhân dân quyền tự do lựa chọn trong các hành động tư và công của họ (xem Dahl, 1973, 2003; Rose, 1995; Sen, 1999: 152–54). Sự phát triển con người không liên kết với mọi hình thức dân chủ theo cùng mức độ; nó liên kết một cách cụ thể nhất với khía cạnh tự do (khai phóng-liberal) của dân chủ mà thể chế hóa sự lựa chọn con người.

Làn Sóng thứ Ba đã sinh ra một số đông các nền dân chủ mới mà ban đầu được đón chào với sự nhiệt tình (Pye, 1990; Fukuyama, 1992). Sau đó, tuy vậy, một số gia tăng các nhà quan sát đã lưu ý rằng nhiều trong số các nền dân chủ mới cho thấy các thiếu sót nghiêm trọng trong việc thực hành thật sự các quyền tự do dân sự và chính trị (Ottaway, 2003). Sự quan ngại phổ biến đã được bày tỏ về “các nền dân chủ có cường độ thấp,” “các nền dân chủ bầu cử,” “nền dân chủ thiếu sót,” hay “các nền dân chủ không tự do (illiberal)” (D. Collier and Adcock, 1999; Bollen and Paxton, 2000; Merkel et al., 2003; O’Donnell, Vargas Cullel, and Iazzetta, 2004). Nhiều tác giả nhấn mạnh sự cần để phân biệt giữa nền dân chủ chỉ hình thức hay dân chủ bầu cử và dân chủ tự do hiệu quả đích thực (xem, thí dụ, Gills and Rocamora, 1992; O’Donnell, 1996; Bunce, 2000; Heller, 2000; Rose, 2001). Sử dụng sự phân biệt này, một điểm cốt yếu trở nên hiển nhiên. Nền dân chủ hình thức có thể được áp đặt lên hầu như bất kể xã hội nào, nhưng liệu nó có cung cấp sự lựa chọn tự trị đích thực cho các công dân của nó hay không lại phần lớn phụ thuộc vào các giá trị quần chúng. Và giữa các giá trị liên kết với dân chủ hiệu quả, các giá trị tự-thể hiện tỏ ra là cốt yếu nhất, như chương này và chương tiếp theo sẽ chứng minh.

BẢNG 7.1. Tương quan giữa các Chỉ báo Phát triển Kinh tế xã hội và các Giá trị Tự-thể hiện

image

Tính Trung tâm của các Giá trị Tự-thể hiện

Các chương trước đã cho thấy rằng sự nhấn mạnh quần chúng lên các giá trị tự-thể hiện là một chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa. Sự nhấn mạnh của một xã hội lên các giá trị tự-thể hiện liên kết mật thiết với các đặc trưng kinh tế xã hội và chính trị của nó. Các Bảng 7.1 và 7.2 chứng minh điểm này, cho thấy các tương quan giữa một chỉ số (index) tỷ lệ phần trăm cho biết các giá trị tự-thể hiện là phổ biến thế nào trong một xã hội cho trước[1] và các số đo khác nhau về sự phát triển kinh tế xã hội (Bảng 7.1) và dân chủ (Bảng 7.2).[2] Số đo này của các giá trị tự-thể hiện tương quan mạnh với các số điểm nhân tố được dùng trong Phần I của cuốn sách này (r = 0,96), nhưng nó được dùng ở đây vì hai lý do: tỷ lệ phần trăm của một công chúng có số điểm cao về các giá trị này có một ý nghĩa về mặt trực giác rõ hơn ý nghĩa của số điểm nhân tố; và bởi vì chúng ta không đưa ra các so sánh theo thời gian trong tiết đoạn này của cuốn sách, chúng ta không còn bị ràng buộc bởi sự cần để dùng chỉ các biến được bao gồm trong tất cả bốn đợt Khảo sát Giá trị nữa, mà chúng ta có thể dùng sự đo lường hiệu quả nhất sẵn có.

BẢNG 7.2. Tương quan giữa các Số đo của Dân chủ và các Giá trị Tự-thể hiện

image

Tỷ lệ của người dân nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện trong một xã hội tương quan mạnh mẽ với các số đo của cả sự phát triển kinh tế xã hội và các định chế dân chủ, gợi ý rằng có một chiều chung làm cơ sở cho ba hiện tượng này. Thực ra, chúng là ba miếng của một câu đố (xếp hình) trong đó chủ đề tích hợp là sự phát triển con người: sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và các định chế dân chủ hoạt động cùng nhau để mở rộng sự lựa chọn tự trị con người.

Ba thành phần này hoàn thành việc này như thế nào? Quá trình bắt đầu với sự phát triển kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc lên sự lựa chọn tự trị con người bằng việc làm tăng các nguồn lực kinh tế, nhận thức, và xã hội của mọi người. Các nguồn lực kinh tế gồm của cải và thu nhập (tức là, vốn tài chính) làm cho mọi người độc lập hơn về mặt vật chất. Các nguồn lực nhận thức xuất phát từ sự tiếp cận thông tin và giáo dục chính thức (tức là, vốn con người), mà làm cho mọi người độc lập hơn về mặt trí tuệ. Các nguồn lực xã hội (tức là, vốn xã hội) tăng lên khi tính phức tạp xã hội cho phép mọi người kết nối và ngắt kết nối với nhau tự do hơn, mà làm cho họ độc lập hơn về mặt xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội làm tăng tất cả ba loại nguồn lực này bằng việc nâng thu nhập và các mức giáo dục và đa dạng hóa tương tác con người. Cùng nhau, các nguồn lực kinh tế, nhận thức, và xã hội tạo thành các nguồn lực “kinh tế xã hội.” Các nguồn lực kinh tế xã hội tăng lên mở rộng dải hành động mà mọi người có thể thực hiện, cho họ các năng lực khách quan để hành động theo các lựa chọn riêng của họ.

Bởi vì sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng làm cho mọi người độc lập hơn về mặt vật chất, trí tuệ, và xã hội, nó nuôi dưỡng một cảm giác về sự an toàn sinh tồn và sự tự trị. Một cảm giác tăng lên về sự tự trị sinh tồn dẫn mọi người để cho sự ưu tiên đến các giá trị tự-thể hiện nhân văn nhấn mạnh sự giải phóng con người, cho tự do sự ưu tiên trên kỷ luật, sự đa dạng trên sự tuân thủ, và sự tự trị trên uy quyền. Khi các nguồn lực kinh tế xã hội gia tăng mở rộng dải hành động mà mọi người có thể lựa chọn, các giá trị tự-thể hiện mở rộng dải hành động đối với cái họ khao khát. Tóm lại, các năng lực khách quan về lựa chọn thúc đẩy các khát vọng chủ quan cho sự lựa chọn.

Các giá trị tự-thể hiện tăng lên dẫn mọi người đến đòi hỏi các định chế cho phép họ hành động theo các lựa chọn riêng của họ. Vì thế, các giá trị tự-thể hiện thúc đẩy mọi người tìm các quyền dân sự và chính trị xác định nền dân chủ tự do. Vì các quyền này trao quyền hợp pháp cho mọi người để theo đuổi các lựa chọn riêng của họ trong các hoạt động tư và công của họ. Tóm lại, các khát vọng chủ quan cho sự lựa chọn dẫn đến các đòi hỏi cho các quyền hưởng sự lựa chọn.

Sự phát triển con người tiến lên với sự tăng lên của ba thành phần: (1) các năng lực khách quan, dựa vào các nguồn lực kinh tế xã hội, mà cho phép mọi người hành động theo các lựa chọn của riêng họ; (2) các động cơ thúc đẩy chủ quan, dựa vào các giá trị tự-thể hiện, mà nhấn mạnh việc hành động theo các sự lựa chọn tự trị của người ta; (3) và các quyền hưởng hợp pháp, dựa vào các quyền tự do dân sự và chính trị, mà cho phép mọi người hành động trên cơ sở của các lựa chọn tự trị của họ. Ba thành phần này có một tiêu điểm chung về sự lựa chọn tự trị con người. Bảng I.1 trong Dẫn nhập tóm tắt quan niệm này về sự phát triển con người.

Các chương đã khám phá sự liên kết chính đầu tiên trong quá trình phát triển con người, sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội và các giá trị tự-thể hiện. Các chương tiếp theo xem xét sự liên kết chính thứ hai của quá trình nhân văn này, sự liên kết giữa các giá trị tự-thể hiện và các định chế dân chủ. Như Bảng 7.2 minh họa, các giá trị tự-thể hiện liên kết mạnh với tất cả các số đo được chấp nhận rộng rãi của dân chủ. Nhưng sức mạnh của các mối liên kết này thay đổi theo một chỉ báo (indicator) cho trước của dân chủ đề cập thế nào đến yếu tố lõi của quyền tự do: mức độ mà mọi người có sự lựa chọn đích thực trong đời sống hàng ngày của họ.

Chỉ báo Polity IV đo “dân chủ hiến định” dựa vào khái niệm của Eckstein and Gurr (1975) về “các hình mẫu quyền uy.” Chỉ báo này dựa vào các điều khoản thể chế cho tính cạnh tranh của sự tuyển dụng chính trị, các ràng buộc lên quyền hành pháp, và sự mở của sự cạnh tranh chính trị (Gurr and Jaggers, 1995; Marshall and Jaggers, 2000).[3] Index này tập trung vào các thủ tục quy định hoạt động chính thức của các định chế nhà nước chỉ huy các xã hội. Quan điểm từ trên-xuống này chắc chắn đề cập đến một yếu tố quan trọng của dân chủ, nhưng nó tập trung vào một khía cạnh tương đối xa khỏi mức mà những người bình thường có quyền tự do hữu hiệu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vì thế, dân chủ hiến định cho thấy sự liên kết yếu nhất với các giá trị tự-thể hiện quần chúng của các chỉ báo khác nhau: r = 0,62.

Index “dân chủ bầu cử” của Vanhanen (1997, 2003) là một index kết hợp của tính bao hàm và tính cạnh tranh của các cuộc bầu cử quốc hội toàn quốc, với index mang lại số điểm cao hơn khi tỷ lệ cử tri đi bàu cao hơn và sự tập trung quyền lực của các đảng trong quốc hội trở nên thấp hơn.[4] Index này đến gần hơn việc đo các lựa chọn hiệu quả của mọi người bởi vì nó không hạn chế ở các điều khoản hiến pháp mà tập trung vào khía cạnh thật của sự lựa chọn của người dân, của các cuộc bầu cử quốc hội thật sự. Vì thế, dân chủ bầu cử cho thấy một sự liên kết mạnh với các giá trị tự-thể hiện quần chúng hơn dân chủ hiến định: r = 0,75.

Các số đo được Freedom House công bố cũng xác đáng với các sự lựa chọn hữu hiệu của người dân hơn index Polity IV về dân chủ hiến định, bởi vì Freedom House đo dân chủ từ dưới lên hơn là từ trên xuống: nó cho biết mức độ mà nhân dân được hưởng các quyền dân sự và chính trị.[5] Giống “dân chủ bàu cử,” số đo này của “dân chủ tự do” liên kết gần với các giá trị tự-thể hiện quần chúng (r = 0,75) hơn dân chủ hiến định.

Hình 7.1 cho thấy sự liên kết giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do, như được đo bởi số điểm Freedom House – chỉ báo được dùng rộng rãi nhất về quyền tự do dân chủ. Mối quan hệ là mạnh một cách đáng chú ý, nhất là khi người ta xem xét sự thực rằng hai biến được đo ở các mức khác nhau và bằng các dụng cụ hoàn toàn khác nhau: các giá trị tự-thể hiện đề cập đến các giá trị của các cá nhân, như được đo bởi các khảo sát độc lập tại mỗi trong số rất nhiều xã hội, trong khi số điểm Freedom House là các xếp loại của chuyên gia về mức độ mà các định chế của các xã hội cho trước thực hiện các quyền chính trị và các quyền dân sự. Bất chấp các sự khác biệt căn bản này về bản chất của chúng, mối quan hệ giữa các biến này là mạnh và hết sức có ý nghĩa (thống kê). Trong một khía cạnh quan trọng, mối quan hệ thậm chí có vẻ tất định: không có ngoại lệ nào, bất cứ xã hội nào trong đó hơn một nửa dân cư nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện đạt ít nhất 90 phần trăm số điểm tối đa về dân chủ tự do.

Các số đo về dân chủ bàu cử do Vanhanen phát triển và các số đo về dân chủ tự do do Freedom House phát triển là chắc chắn hữu ích, nhưng cả hai đều có các hạn chế đáng kể. Index Vanhanen suýt bỏ qua mọi thứ ngoài các cuộc bầu cử; và số điểm Freedom House bị hạn chế bởi vì chúng đo chỉ mức độ mà các quyền tự do dân sự và chính trị được thể chế hóa, mà không nhất thiết phản ánh mức độ mà các quyền tự do này thực sự được các elite chính trị tôn trọng. Văn liệu gần đây đã nhấn mạnh sự phân biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ tự do đích thực (Ottaway, 2003; O’Donnell et al., 2004). Nhằm để đề cập đến cái sau, chúng ta cần một số đo về “dân chủ hiệu quả,” mà phản ánh không chỉ mức độ các quyền tự do dân sự và chính trị hình thức được thể chế hóa mà cũng đo mức độ các quyền tự do này thực sự được thực hành – cho biết bao nhiêu lựa chọn tự do mọi người thực sự có trong đời của họ. Để xây dựng một index như vậy về dân chủ hiệu quả, chúng tôi nhân các số đo Freedom House về các quyền dân sự và chính trị với số điểm chống tham nhũng của World Bank (Kaufman, Kraay, and Mastruzzi, 2003), mà chúng tôi xem như một chỉ báo về “tính liêm chính elite,” hay mức độ mà những người nắm quyền thực sự theo các chuẩn mực pháp lý (xem Chương 8 cho một thảo luận chi tiết hơn về index này). Khi chúng tôi xem xét sự liên kết giữa số đo này của dân chủ đích thực và các giá trị tự-thể hiện quần chúng, chúng tôi tìm thấy một tương quan mạnh đáng kinh ngạc với r = 0,90 ngang 73 quốc gia. Điều này phản ánh một sự liên kết mạnh mẽ, kết nối các giá trị quần chúng nhấn mạnh sự lựa chọn tự do và mức độ mà các định chế xã hội thực sự cung cấp sự lựa chọn tự do.

image

HÌNH 7.1. Các giá trị tự-thể hiện và dân chủ hình thức.

Hình 7.2 miêu tả mối quan hệ giữa index này về dân chủ hiệu quả và các giá trị tự-thể hiện quần chúng. Mức độ mà các giá trị tự-thể hiện có mặt trong một xã hội, giải thích đầy đủ 80 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia trong mức độ mà dân chủ tự do thực sự được thực hành. Các phát hiện này gợi ý rằng tầm quan trọng của sự liên kết giữa các giá trị mức cá nhân và các định chế dân chủ đã bị đánh giá thấp. Các sở thích quần chúng đóng một vai trò cốt yếu trong sự nổi lên của dân chủ đích thực (Welzel, Inglehart, and Deutsch, 2004).

Như Hình 7.1 gợi ý, dân chủ “hình thức” có khuynh hướng nổi lên khi hơn 30 phần trăm công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện. Và, như Hình 7.2 gợi ý, dân chủ hiệu quả đích thực có khuynh hướng nổi lên khi ít nhất 45 phần trăm công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện. Tất nhiên, đấy chỉ là các xác suất: chừng nào elite cai trị còn kiểm soát quân đội, nó có thể ngăn chặn các áp lực quần chúng cho dân chủ. Nhưng các mối quan hệ thống kê là mạnh một cách đáng kinh ngạc: mức các giá trị tự-thể hiện của một xã hội giải thích cho đầy đủ 80 phần trăm của phương sai trong mức dân chủ hiệu quả của nó.

image

HÌNH 7.2. Các giá trị tự-thể hiện và dân chủ hiệu quả.

Sự liên kết giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và dân chủ hình thức là mạnh và nhất quán, có chỉ vài trường hợp nằm ngoài (outlier), nhưng các outlier này là đáng kể. Trung Quốc và Việt Nam cho thấy các mức dân chủ thấp đáng kể hơn các giá trị của các công chúng của họ tiên đoán. Cả hai nước có các chế độ độc đoán mà đã hết sức tăng phạm vi cho sự lựa chọn cá nhân trong lĩnh vực kinh tế và hiện đang thí nghiệm với dân chủ cấp-địa phương, nhưng các chế độ độc đảng của họ đã cực kỳ không sẵn lòng cho phép cạnh tranh ở mức quốc gia. Các chế độ này đang dưới áp lực xã hội gia tăng để tự do hóa, và chúng tôi tiên đoán rằng chúng sẽ trở thành các nền dân chủ tự do trong vòng mười lăm đến hai mươi năm tiếp.* Thành công của các cải cách kinh tế của chúng đang gây ra các áp lực xã hội mà có khuynh hướng làm xói mòn các chế độ độc đảng của chúng. Các nhà cai trị độc đoán của một số xã hội Á châu cho rằng “các giá trị Á châu” phân biệt của các xã hội này làm cho chúng không thích hợp với dân chủ (Lee and Zakaria, 1994; Thompson, 2000). Thực ra, vị trí của hầu hết các nước Á châu trên các Hình 7.1 và 7.2 là khoảng ở nơi mức phát triển kinh tế xã hội của chúng tiên đoán. Nhật Bản xếp hạng với các nền dân chủ Tây phương có uy tín, cả trên chiều các giá trị tự-thể hiện và về mức dân chủ của nó. Và vị trí của Hàn Quốc trên cả hai chiều là giống với vị trí của các nền dân chủ tương đối mới như Chile và Uruguay. Các công chúng của các xã hội khổng giáo ủng hộ dân chủ hơn mức thường được tin.

Mặt khác, ít hơn 30 phần trăm công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện trong mẫu của chúng tôi về các xã hội Islamic, mà xếp hạng thấp nhất thứ hai giữa các nhóm văn hóa chính (trên các xã hội Chính thống giáo nguyên-cộng sản một chút). Mục tiêu của dân chủ có thể là hấp dẫn cho các xã hội Islamic (và nó thực sự , như Chương 11 chứng minh), nhưng các mức khoan dung và sự tin cậy và ưu tiên họ cho sự tự-thể hiện thiếu cái được thấy trong tất cả các nền dân chủ có uy tín. Nhưng chúng tôi không tìm thấy một vực thẳm không thể bắc cầu nổi giữa các xã hội Islamic và phần còn lại của thế giới. Các hệ thống niềm tin của các nước Islamic này rơi vào khoảng nơi người ta kỳ vọng chúng được định vị, trên cơ sở của mức phát triển kinh tế xã hội của chúng. Nước phát triển nhất trong số chúng, Thổ Nhĩ Kỳ, bây giờ ở trong vùng chuyển đổi cùng với các nước khác như Philippines, Nam Phi, Ba Lan, và Slovenia mà gần đây đã trải qua các chuyển đổi sang dân chủ. Iran là một ngoại lệ đáng kể trong chừng mực nó có mức dân chủ thấp hơn các giá trị của công chúng của nó gợi ý. Trong số tất cả các nước Islamic, Iran cho thấy các áp lực tự do hóa mạnh nhất từ bên trong xã hội của nó. Sự căng thẳng này dẫn chúng ta đến kỳ vọng rằng sự ủng hộ quần chúng gia tăng cuối cùng sẽ giúp giải phóng các lực để chiến thắng sự cai trị thần quyền độc đoán, đưa nước này lên con đường tới dân chủ tự do.

Cái gì đến đầu tiên – một văn hóa chính trị dân chủ hay các định chế dân chủ? Mức độ mà nhân dân nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện liên kết mật thiết với sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Nhưng cái nào gây ra cái nào? Chúng tôi gợi ý rằng các định chế dân chủ có một tác động tương đối nhỏ lên các giá trị tự-thể hiện, mà chủ yếu được định hình bởi sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng các giá trị tự-thể hiện tăng lên có một tác động lớn đến các định chế dân chủ bởi vì các giá trị này liên quan một cách cố hữu đến các quyền tự do dân sự và chính trị mà tạo thành dân chủ.

Để chứng minh rằng các liên kết nhân quả này là đúng đòi hỏi một phân tích kinh nghiệm phức tạp sẽ được trình bày trong chương tiếp. Nhưng nghiên cứu trước cho biết rằng sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến dân chủ, hơn là ngược lại (mặc dù nghiên cứu không chứng minh vai trò trung gian của sự thay đổi văn hóa). Như thế, hướng nhân quả của mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội và dân chủ đã được Burkhart and Lewis-Beck (1994) phân tích, sử dụng dữ liệu kinh nghiệm từ 131 nước. Trên cơ sở của các kiểm định tính nhân quả Granger, họ kết luận rằng sự phát triển kinh tế xã hội gây ra dân chủ, nhưng rằng dân chủ không gây ra sự phát triển kinh tế xã hội. Helliwell (1993) đi đến các kết luận tương tự. Hơn nữa, khẳng định của Przeworski and Limongi (1997) rằng sự phát triển kinh tế xã hội chỉ giúp các nền dân chủ hiện tồn để sống sót nhưng không giúp thiết lập các nền dân chủ mới đã bị Boix and Stokes (2003) bác bỏ, họ chứng minh rằng sự phát triển kinh tế xã hội giúp cả các nền dân chủ hiện tồn để sống sót và các nền dân chủ mới để nổi lên. Các phân tích trong Chương 8 xác nhận rằng điều này đúng và chứng minh rằng văn hóa là biến ở giữa, giải thích vì sao sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến dân chủ: nó làm vậy chủ yếu bởi vì nó gây ra các giá trị tự-thể hiện quần chúng.

Tính nhân quả này mang tính xác suất, không phải tất định. Thế giới xã hội là phức tạp và hiếm khi hoạt động qua tính nhân quả đơn. Thí dụ, mối quan hệ giữa hút thuốc và ung thư phổi là một mối quan hệ ngẫu nghiên được xác lập. Mặc dù có nhiều ngoại lệ cá thể, về trung bình, việc hút thuốc làm tăng rõ rệt rủi ro ung thư. Tương tự, chúng tôi cho rằng – (khi) các điều kiện khác là ngang nhau – các giá trị tự-thể hiện tăng lên làm tăng mạnh xác suất rằng một xã hội sẽ trở thành dân chủ (nếu nó vẫn chưa là) hay sẽ vẫn là dân chủ (nếu nó là dân chủ rồi). Có các ngoại lệ riêng rẽ, nhưng chúng không bác sự thực rằng các giá trị tự-thể hiện tăng lên là một lực chính trong sự thúc đẩy dân chủ.

Văn hóa và các Định chế: Cái nào Xác định Cái nào?

Câu hỏi về vị trí nhân quả hàng đầu là trung tâm cho một trong những tranh luận gây tranh cãi nhất về dân chủ hóa: Có phải một văn hóa duy trì nền dân chủ phần lớn nảy sinh từ các định chế dân chủ được thiết kế khéo? Hay có phải một văn hóa chính trị thân dân chủ bắt nguồn từ các nguyên nhân khác và gây ra các định chế dân chủ hiệu quả? Các câu hỏi này vẫn chưa được giải quyết. Như Dahl (1998: 35) lưu ý, “Bản chất chính xác của mối quan hệ giữa hiện đại hóa kinh tế xã hội, dân chủ hóa, và sự tạo ra một văn hóa dân chủ, hầu như là thách đố ngày nay như một phần tư thế kỷ trước.” Kể từ nghiên cứu văn hóa công dân mở đường của Almond and Verba (1963), các nhà nghiên cứu văn hóa chính trị cho rằng các giá trị quần chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố dân chủ. Các tác giả có ảnh hưởng cho rằng sự tin cậy, sự khoan dung, và các cảm giác về hiệu quả tiêu biểu cho “các đức hạnh công dân” cho phép các định chế dân chủ hoạt động một cách hiệu quả (Lasswell, 1958b; Sniderman, 1975; Putnam, 1993; Gibson, 1997; Inglehart, 1997; Pettigrew, 1998; Dalton, 2000; Newton, 2001; Norris, 2002). Tương tự, Eckstein (1966) và Eckstein et al. (1996) cho rằng một hệ thống dân chủ sẽ trở nên ổn định chỉ nếu nhân dân tiếp thu các chuẩn mực dân chủ và thực hành chúng trong các mối quan hệ hàng ngày của họ (xem cả Nevitte, 1996; và cho một tổng quan về văn liệu, xem Sullivan and Transue, 1999).[6]

Lời xác nhận cơ bản của trường phái văn hóa chính trị là các định chế chính trị và các giá trị quần chúng phải phù hợp nhằm để tạo ra các chế độ ổn định và hiệu quả. Như thế, một chế độ độc đoán không chắc có khả năng hoạt động hiệu quả nếu nó ở dưới áp lực mạnh từ các lực xã hội tìm cách thể chế hóa sự tự trị con người, sự lựa chọn, và sự tự-thể hiện. Các công dân đánh giá cao sự tự-thể hiện con người có khuynh hướng rút lại sự ủng hộ khỏi một chế độ hạn chế quyền tự do biểu đạt của họ, buộc các chế độ như vậy phải chịu các chi phí của “sự đàn áp khát vọng” (Kuran, 1991), mà tăng lên khi công chúng đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện. Các chi phí đàn áp gia tăng có khuynh hướng làm cho sự cai trị độc đoán ngày càng ít hiệu quả, dẫn đến những căng thẳng trong elite và sự phát triển của các nhóm bất đồng ý kiến và các phong trào chống chế độ (xem Welzel, 1999: 105–13; Paxton, 2002: 256–57). Tương tự, dân chủ tự do là không chắc được củng cố hay hoạt động hiệu quả nếu nó tồn tại trong một nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị sinh tồn, mà đặt tự do con người xuống dưới sự tuân thủ xã hội và quyền uy nhà nước. Dưới các điều kiện như vậy, các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn thấy dễ để kích những cảm nhận đe dọa giữa công chúng, để nuôi dưỡng các áp lực nhóm xã hội, và để khuyến khích sự tuân thủ sự cai trị độc đoán – thậm chí đến điểm mà nhân dân ủng hộ sự xóa bỏ các quyền tự do của chính họ.

Bằng chứng được thấy trong các Hình 7.1 và 7.2 có vẻ xác nhận các định đề này: mức độ mà dân chủ hình thức hiện diện – và, thậm chí còn hơn thế, mức độ mà dân chủ là hiệu quả – phần lớn phụ thuộc vào công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện mạnh ra sao. Để là chính xác, ngang một mẫu của 73 xã hội từ các Khảo sát Giá trị lần thứ hai đến thứ tư, biến thiên ngang-quốc gia trong các giá trị tự-thể hiện giải thích 52 phần trăm của phương sai trong dân chủ hình thức và 80 phần trăm của phương sai trong dân chủ hiệu quả. Vì trật tự thời gian của các biến liên quan, với các giá trị tự-thể hiện được đo từ hai đến mười hai năm trước hai phiên bản dân chủ, người ta sẽ cần bằng chứng thêm rất mạnh để diễn giải sự liên kết này như phản ánh tác động nhân quả của dân chủ lên các giá trị.

Đối mặt với bằng chứng trong các Hình 7.1 và 7.2, thì một học giả được thuyết phục rằng các định chế dân chủ gây ra các giá trị ủng hộ dân chủ có thể viện dẫn đến các lý lẽ nào để bảo vệ lời xác nhận này? Một cách lập luận có thể cho rằng hai hình này không kiểm soát cho sự thực rằng bản thân các giá trị tự-thể hiện được định hình bởi sự tồn tại trước của dân chủ, cho nên tác động mà các giá trị này có vẻ có lên dân chủ tiếp sau đơn giản phản ánh sự tự-tương quan của dân chủ theo thời gian. Do đó, nếu người ta kiểm soát cho dân chủ trước, thì tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ tiếp sau sẽ biến mất (như chương tiếp theo chứng minh, điều này không xảy ra).

Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật định lượng để kiểm định các điều này và các diễn giải thay thế khác trong Chương 8. Trong chương này, chúng tôi trình bày các lý lẽ trọng yếu liên quan đến vì sao là có vẻ hợp lý hơn rằng hướng nhân quả chi phối trong quan hệ giữa các giá trị con người và các định chế dân chủ chạy từ các giá trị đến các định chế hơn là ngược lại.

Một cách để giải thích sự liên kết mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và các định chế dân chủ là để giả thiết rằng các giá trị ủng hộ dân chủ được gây ra bởi sự hiện diện của dân chủ, nổi lên qua “thói quen” hay “sự học thể chế” từ việc sống dưới các định chế dân chủ (Rustow, 1970; Muller and Seligson, 1994; Jackman and Miller, 1998). Nói cách khác, dân chủ làm cho mọi người khoan dung, tin cậy, và hạnh phúc và truyền các khát vọng hậu duy vật cho quyền tự do dân sự và chính trị. Diễn giải này là hấp dẫn và gợi ý rằng chúng ta có một cách sửa nhanh chóng cho hầu hết các vấn đề của thế giới: hãy chấp nhận một hiến pháp dân chủ và sống hạnh phúc mãi mãi sau đó.

Đáng tiếc, kinh nghiệm của hầu hết nhà nước kế vị Soviet không ủng hộ diễn giải này. Kể từ khi sự di chuyển đầy kịch tính của chúng sang dân chủ trong 1991, nhân dân của hầu hết các xã hội này đã không trở nên tin cậy hơn, khoan dung hơn, hạnh phúc hơn, hay hậu-duy vật hơn (Inglehart and Baker, 2000). Như các Hình 7.1 và 7.2 chứng minh, Nga (Russia) và nhóm đông phương của các nước nguyên-cộng sản (Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia-Herzegovina, Bulgaria, Georgia, Macedonia, Moldova, Romania, Serbia-Montenegro, và Ukraine) xếp hạng còn thấp về các giá trị tự-thể hiện hơn bất cứ nước Islamic nào mà chúng tôi có dữ liệu, và thấp hơn các xã hội Islamic tiên tiến hơn như Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran rất nhiều. Điều này không đúng đồng đều về các nước nguyên-cộng sản: một số của nhóm tây phương nguyên-cộng sản (nhất là Đông Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia, Croatia, và Slovenia) cho thấy sự nhấn mạnh tương đối mạnh đến các giá trị tự-thể hiện – quả thực, hơi cao hơn công chúng của các nền dân chủ được thiết lập sớm hơn như Bồ Đào Nha. Đấy là các xã hội thịnh vượng trong đó sự chuyển đổi hậu-cộng sản đã diễn ra tương đối êm ả. Nhưng hầu như tất cả các nhà nước kế vị Soviet cho thấy các mức thấp của sự nhấn mạnh đến các giá trị tự-thể hiện hơn hầu hết các xã hội Islamic, bất chấp sự thực rằng các công chúng của chúng sống dưới các định chế dân chủ mà thiếu vắng trong tất cả các nước Islamic trừ Thổ Nhĩ Kỳ. Dân chủ có bén rễ hay không có vẻ phụ thuộc vào cường độ của các giá trị tự-thể hiện hơn là vào thói quen đơn giản qua việc sống dưới các định chế dân chủ rất nhiều. Mặc dù mức độ mà một văn hóa ủng hộ dân chủ hiện diện hết sức thay đổi từ một xã hội sang xã hội khác, không vùng văn hóa nào có vẻ được miễn khỏi các áp lực cho dân chủ. Bất chấp sự hiện diện của “các giá trị Á châu,” hay một di sản văn hóa Islamic, sự nổi lên của xã hội hậu công nghiệp là thuận lợi cho sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện, mà đến lượt có vẻ mang lại các đòi hỏi quần chúng tăng lên cho dân chủ.

Ngay cả các định chế được thiết kế tốt nhất cần một văn hóa quần chúng. Các định chế không thể hoạt động tốt trừ phi công chúng tiếp thu một bộ các chuẩn mực nhất quán với các định chế này. Điều này là đặc biệt đúng về các định chế dân chủ, mà phụ thuộc vào sự chấp nhận và sự ủng hộ của quần chúng. Quả thực, các định chế dân chủ của một trong các nền dân chủ hiệu quả và ổn định nhất thế giới, Đại Anh, tồn tại chỉ như một bộ các chuẩn mực phi chính thức, mà không có một hiến pháp thành văn. Nếu người ta phải chọn giữa một hiến pháp thành văn tuyệt vời mà không có sự chấp nhận của quần chúng và một bộ các chuẩn mực dân chủ chẳng bao giờ được ban hành như các luật nhưng được nhân dân tiếp thu sâu sắc, thì cái sau rõ ràng được ưa thích hơn. Các thực hành thật sự khác rất nhiều với các chuẩn mực thể chế khi các giá trị thịnh hành của một xã hội mâu thuẫn với chúng, làm cho chúng không xác đáng. Đấy là một trong các thấu hiểu căn bản nhất của cách tiếp cận văn hóa chính trị: ta không thể cho rằng việc làm cho dân chủ hoạt động đơn giản là một vấn đề của việc có các dàn xếp hiến pháp đúng.

Các Tương phản có tính Minh họa

Xu hướng cho dân chủ đi cùng với các mức cao của sự phát triển kinh tế xã hội đã trở thành một trong những liên kết thống kê được xác nhận tính hợp lệ rộng rãi nhất trong các khoa học xã hội (xem Lipset, 1959a; L. Diamond, 1992; Boix and Stokes, 2003). Tuy nhiên, các nhà phê bình khác nhau cho rằng luận đề hiện đại hóa không đứng vững, chỉ ra các trường hợp lệch lạc để hỗ trợ cho lời xác nhận của họ: thí dụ, thường được chỉ ra rằng Ấn Độ là một nền dân chủ mặc dù nó là một xã hội thu nhập-thấp; và ngược lại, Singapore và các xã hội xuất khẩu dầu khác nhau là giàu nhưng không phải dân chủ. Một sự xem xét kỹ hơn các trường hợp này cho thấy rằng chúng không trái với lý thuyết hiện đại hóa.

Các nhà lý thuyết hiện đại hóa đã xem sự phát triển kinh tế xã hội như một hội chứng rộng của những thay đổi trong các điều kiện sống của nhân dân, gồm giảm nghèo, các mức giáo dục tăng lên, và sự đa dạng hóa của các quan hệ xã hội, tất cả số đó có khuynh hướng làm cho người dân tự trị hơn trong các hoạt động hàng ngày của họ. Các nước xuất khẩu dầu trở nên giàu qua các nền kinh tế thu tô (rent-seeking) nơi của cải được tập trung cao độ vào tay của elite cai trị; quá trình này đã không dính líu đến hiện đại hóa và đã không làm cho người dân tự trị hơn trong việc định hình cuộc sống của họ. Sự chi phối của thu nhập dầu trong các xã hội này đã không dẫn tới sự lên của sự tự trị cá nhân cho quần chúng; nó làm cho nhân dân phụ thuộc hơn vào các độc quyền dầu nhà nước. Vì thế, các tác động giải phóng mà hiện đại hóa tạo ra phần lớn là thiếu vắng trong các nước xuất khẩu dầu, chỉ đóng góp yếu cho các giá trị giải phóng và các định chế dân chủ, mà chính xác là cái lý thuyết hiện đại hóa gợi ý.

Singapore là một trường hợp có vẻ lệch lạc theo hướng khác. Trong bốn mươi năm, nó có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và đã nổi lên từ sự nghèo khó để trở thành một xã hội thu nhập-cao. Không giống các nhà nước xuất khẩu dầu, Singapore đã hiện đại hóa. Trong ngắn hạn, thành công kinh tế nổi bật của nó đã giúp hợp pháp hóa các sự hạn chế của nó lên cạnh tranh chính trị. Nhưng trong dài hạn nó đang tạo ra một hạ tầng cơ sở xã hội mà phải gây ra các đòi hỏi tăng lên cho dân chủ. Singapore hiện thời được Freedom House phân loại như “tự do một phần”. Chúng tôi tiên đoán rằng Singapore sẽ hoàn toàn chấp nhận dân chủ trong vòng mười năm tiếp sau sự xuất bản của cuốn sách này.*

Ngược lại, Ấn Độ quả thực dân chủ một cách đáng chú ý cho mức phát triển của nó, và một văn liệu dồi dào đã được dành cho việc giải thích vì sao một ngoại lệ nổi bật như vậy đối với hình mẫu tổng thể: trong số sáu mươi tư xã hội mà World Bank xác định như “thu nhập thấp,” chỉ hai nước, kể cả Ấn Độ, được Freedom House xác định là “tự do”; ngược lại, trong số 51 xã hội “thu nhập-cao,” hầu như tất cả đều là “tự do.” Ấn Độ minh họa sự thực rằng, mặc dù dân chủ hình thức là có khả năng ở các mức phát triển cao hơn rất nhiều so với ở các mức thu nhập thấp, mối quan hệ này mang tính xác suất, không phải tất định. Ngoài ra, mặc dù Ấn Độ là một ngoại lệ nổi bật trong chừng mực nó là một nước nghèo với một hiến pháp dân chủ hoạt động, đã có sự nghi ngờ liệu Ấn Độ có là một nền dân chủ tự do đích thực mà các lãnh đạo của nó cho phép nhân dân thực hành hiệu quả các quyền dân sự và chính trị mà hiến pháp về mặt lý thuyết trao cho họ (xem Heller, 2000). Thực ra, số điểm của Ấn Độ về dân chủ hiệu quả là ở khoảng nơi người ta kỳ vọng nó ở trên cơ sở của mức phát triển kinh tế của nó hay sự nhấn mạnh của công chúng của nó lên các giá trị tự-thể hiện (xem Hình 7.2).

Sự thực rằng dân chủ đã không sống sót ở nước Đức Weimar, mặc dù nó là một nước đã công nghiệp hóa cao, đôi khi cũng được nêu ra để bác luận đề hiện đại hóa, nhưng lý lẽ này không xác đáng. Như một kết quả của siêu lạm phát của đầu các năm 1920 và Đại Suy thoái của các năm 1930, Đức đã bị một tai họa kinh tế gay gắt hơn hầu như bất kể nước khác nào trên thế giới (Vermeil, 1956: 120; James, 1986: 311–28). Thất nghiệp đã gay gắt ở Hoa Kỳ lúc đó, nhưng chỉ lan rộng một nửa như ở Đức, nơi nó bị làm cho trầm trọng thêm bởi một siêu lạm phát mà đã xóa sạch các khoản dành dụm suốt đời của hầu như toàn bộ giai cấp trung lưu. Thảm họa kinh tế, không phải sự thịnh vượng kinh tế, đã dẫn tới sự sụp đổ dân chủ ở nước Đức Weimar (James, 1986: 45–48; Lieberman, 1998: 184–94).

Dưới các áp lực sinh tồn gay gắt, các giá trị ủng hộ dân chủ mà nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người không thể bén rễ. Sự không an toàn sinh tồn là thuận lợi cho sự nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn, dẫn mọi người tìm kiếm sự bảo vệ được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo mạnh, quyền uy cứng nhắc, và kỷ luật nhóm. Việc này làm tăng sự hấp dẫn của những kẻ cực đoan có sức thu hút lợi dụng các cảm giác lo âu và các mối đe dọa từ các kẻ thù nước ngoài hay trong nước. Nước Đức Weimar đã kế thừa một văn hóa độc đoán từ xã hội bị quân phiệt Phổ chi phối tồn tại trước Chiến tranh Thế giới I. Sự thịnh vượng kinh tế dài hạn có thể đã nuôi dưỡng một cảm giác về an toàn sinh tồn và sự tự trị con người, từ đó các giá trị ủng hộ dân chủ đã có thể được phát triển, nhưng đáng tiếc các sự kiện đã di chuyển chính xác theo hướng ngược lại. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thường tái diễn đã củng cố văn hóa độc đoán truyền thống của nước Đức, cản trở sự nổi lên của các giá trị giải phóng (Conradt, 1980; Dalton, 1988: 3–6). Do đó, Weimar đã là một “nền dân chủ mà không có các nhà dân chủ” (Bracher, 1971 [1955]).

Các hình mẫu văn hóa có thể thay đổi, như được minh họa bởi các kết cục tương phản của hai sự thử của nước Đức để thiết lập nền dân chủ, sau Chiến tranh Thế giới I và sau Chiến tranh Thế giới II. Dân chủ không phải đã thất bại trong nước Đức Weimar đơn giản bởi vì các định chế được thiết kế tồi. Rào cản 5 phần trăm cho sự đại diện quốc hội và chức tổng thống yếu hơn được chấp nhận sau Chiến tranh Thế giới II đã là các ý tưởng tốt, nhưng các nhân tố hiến pháp như các nhân tố này đã không phải là cái quyết định sự thất bại của dân chủ ở Cộng hòa Weimar và sự nổi lên thành công của nền dân chủ ổn định dưới Cộng hòa Bonn. Nếu Weimar có được phép màu kinh tế như Bonn đã có, Hitler hầu như chắc chắn không lên nắm quyền: ngay cả sự thịnh vượng hạn chế của cuối các năm 1920 đã hầu như loại bỏ Đảng Nazi như một đối thủ nghiêm túc, nhưng Đại Suy thoái đã đưa nó lại với một sự báo thù. Ngược lại, nếu giả như Bonn đã chịu đựng Đại Suy thoái, không chắc có khả năng rằng sự dịch chuyển từ từ nhưng đều đặn giữa thế hệ tới một văn hóa chính trị dân chủ đã xảy ra, như đã được chứng minh bằng tư liệu trong văn liệu (Boynton and Loewenberg, 1973; K. Baker et al., 1981). Bằng chứng kinh nghiệm gợi ý rằng một thời kỳ thịnh vượng kinh tế kéo dài là cần nhằm để tạo ra cảm giác an toàn sinh tồn và sự tự trị từ đó các giá trị tự-thể hiện nảy sinh. Đáng tiếc, các sự kiện đã chuyển động chính xác theo hướng ngược lại trong thời Weimar, cho các nhà lãnh đạo cực đoan một cơ hội để kích sự bài ngoại và các cảm giác chống dân chủ mà đã giúp Hitler cướp quyền lực trong năm 1933.

Theo cùng cách, nền dân chủ hậu chiến của Đức đã thành công không đơn giản bởi vì nó đã có một hiến pháp được thiết kế tốt. Bonn đã bắt đầu với các điều kiện tốt hơn bởi vì hệ thống Nazi đã lên đỉnh điểm trong thảm họa rõ ràng mà làm chủ nghĩa phát xít mất uy tín; và thành tích ảm đạm của chủ nghĩa xã hội kiểu-Soviet ở Đông Đức đã giúp làm mất uy tín của lựa chọn thay thế độc đoán chính khác. Nhưng một mình điều này đã không tạo ra các giá trị giải phóng cung cấp sự ủng hộ nội tại cho dân chủ. Hoàn toàn ngược lại, ban đầu Bonn đã có một văn hóa phản dân chủ giống văn hóa của Weimar (xem Almond and Verba, 1963; Conradt, 1980; Dalton, 1988: 8). Nhân tố then chốt cần để biến đổi văn hóa độc đoán này thành một văn hóa dân chủ đã là một giai đoạn kéo dài của sự thịnh vượng kinh tế mà tạo ra một cảm giác an toàn sinh tồn và sự tự trị con người. Sự tương phản là nổi bật: trong chế độ Weimar, các tai họa kinh tế tái diễn đã cản trở các cố gắng để phát triển một văn hóa dân chủ; trong chế độ Bonn, tăng trưởng kinh tế bền vững đã dẫn đến một sự biến đổi dân chủ.

Trong việc so sánh Weimar và Bonn, các sự khác biệt về các điều kiện sinh tồn là căn bản hơn các sự khác biệt về các chi tiết hiến pháp. Hiến pháp Weimar được xem là một tấm gương về thiết kế hiến pháp thời đó. Dân chủ chắc chắn đã sống sót trong một nước Đức sau­-1945 được trang bị với hiến pháp Weimar – và Cộng hòa Weimar có lẽ đã sụp đổ ngay cả với hiến pháp Bonn.

Các trường hợp tương phản này minh họa một trình tự trong đó các ràng buộc sinh tồn nuôi dưỡng một văn hóa về sự kiểm soát xã hội và chủ nghĩa tuân thủ công dân, bị chi phối bởi các giá trị sinh tồn. Một tình hình như vậy không loại trừ sự nổi lên của dân chủ tự do, như thí dụ Ấn Độ cho thấy, nhưng nó làm cho nó ít có khả năng hơn nhiều. Mọi người bị cuốn hút vào chỉ sự sống sót thân thể có khuynh hướng đặt ít sự nhấn mạnh lên sự giải phóng con người, cho nên họ sẵn sàng hơn để chấp nhận – và đôi khi thậm chí đòi hỏi – các sự hạn chế về các quyền tự do dân sự và chính trị xác định dân chủ. Ngược lại, sự phát triển kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc sinh tồn lên sự tự trị con người bằng việc làm tăng các nguồn lực kinh tế, nhận thức, và xã hội của mọi người. Việc này có khuynh hướng được phản ánh trong một văn hóa tự-thể hiện mà xem dân chủ như hình thức chính phủ phù hợp nhất để tối đa hóa sự lựa chọn tự trị.

Putnam (1993) trình bày bằng chứng lý thú về các nhân tố văn hóa ảnh hưởng thế nào đến các định chế dân chủ. Miền bắc và miền nam Italy sống dưới cùng các định chế chính trị, nhưng các định chế này hoạt động hiệu quả ở miền bắc Italy hơn ở miền nam Italy rất nhiều – phản ánh văn hóa công dân bén rễ sâu hơn của miền bắc thương mại, đô thị hơn. Các nhà xã hội học sớm, như Émile Durkheim (1988 [1893]), Ferdinand Tönnies (1955 [1887]), và Georg Simmel (1984 [1908]), đã chỉ ra rằng các xã hội đô thị dựa vào thị trường đa dạng hóa các giao dịch con người, mở rộng sự trao đổi giữa cá nhân vượt quá các mối ràng buộc thân mật, và nâng cao tầm quan trọng của các quan hệ hợp đồng đối lại các quan hệ bảo trợ chủ nghĩa (clientelistic) (xem cả Granovetter, 1973; Coleman, 1990). Các quan hệ hợp đồng phần lớn là quan hệ ngang. Chúng cắt qua các mối ràng buộc dọc bảo trợ chủ nghĩa và bắc cầu các nhóm xã hội; chúng làm giảm sự phơi ra của một cá nhân với áp lực tuân thủ của các nhóm gắn kết-mật thiết; chúng hạ thấp sự phụ thuộc của một cá nhân vào uy quyền bên ngoài và, bằng việc làm thế, làm giảm các ràng buộc xã hội lên sự tự trị con người và sự lựa chọn. Các xu hướng này, đến lượt, có khuynh hướng thúc đẩy sự tự trọng cá nhân, sự tin cậy tổng quát giữa cá nhân, và các đức hạnh công dân khác thuận lợi cho dân chủ (Dahl, 1973: 33–47). Các đặc điểm này của một xã hội ngang giai cấp trung lưu liên kết với các nguồn lực được phân tán rộng hơn và có khuynh hướng tạo ra một loại bắc cầu của vốn xã hội liên kết với các giá trị tự-thể hiện.

Miền nam Italy, ngược lại, đã không phải là một xã hội giai cấp trung lưu dựa vào thị trường. Ngay cả ngày nay, phần lớn miền nam Italy cho thấy nhiều đặc tính của một xã hội bị chi phối bởi các quan hệ kẻ bảo trợ-người được bảo trợ có tính thứ bậc, với các cấu trúc băng đảng giống mafia. Các cấu trúc này liên kết với các nguồn lực khan hiếm, áp đặt các ràng buộc cứng nhắc lên sự tự trị con người, ép mọi người vào các mạng lưới gắn kết chặt chẽ được thắt chặt bởi kỷ luận nhóm nghiêm ngặt và được cai quản bởi các hình mẫu quyền lực cứng nhắc. Như Banfield (1958) lý lẽ, sự hoạt động của các xã hội dọc như vậy làm xói mòn các đức hạnh công dân, nuôi dưỡng “chủ nghĩa gia đình phi đạo đức.” Các ràng buộc sinh tồn lên sự tự trị con người được phản ánh trong sự nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn tuân thủ chủ nghĩa. Sự bất an sinh tồn gây ra các cảm gác đe dọa, dẫn mọi người có đầu óc đóng, với sự khoan dung thấp và ít sự tin cậy những người ngoài (Rokeach, 1960); dưới các điều kiện như vậy, mọi người tìm kiếm trật tự, kỷ luật, và quyền uy mạnh (xem Lerner, 1958; Inkeles and Smith, 1974).

Các chính quyền địa phương Italia được dựng lên trong các năm 1970 đã hoạt động hiệu quả ở miền bắc Italy hơn ở miền nam Italy rất nhiều. Sự tương phản này không phản ánh các sự khác biệt thể chế bởi vì chính xác cùng các định chế được chấp nhận khắp Italy cùng một lúc. Thành tích tương phản nhau của các định chế này phản ánh các sự khác biệt văn hóa khu vực mà có thể được truy vết về các ràng buộc sinh tồn khác nhau lên sự tự trị con người, mà dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau cơ bản.

Sự diễn giải này ở mức độ nào đó đã được các phiên bản sớm hơn của lý thuyết hiện đại hóa báo trước. Khi Lerner (1958), Lipset (1959a), Dahl (1973: 79), và Huntington (1991: 69) thử giải thích vì sao sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho dân chủ, mỗi người trong số họ nhắc đến vai trò trung gian của các giá trị quần chúng: sự phát triển kinh tế xã hội là thuận lợi cho dân chủ bởi vì nó có khuynh hướng định hình các giá trị quần chúng theo những cách làm cho chúng ít tương thích hơn với chế độ chuyên quyền và hữu dụng hơn cho dân chủ. Không ai trong các tác giả sớm hơn này đã theo đuổi lý lẽ này thêm nữa bởi vì khi họ viết, dữ liệu khảo sát từ một dải rộng của các xã hội đã không sẵn có để cho phép họ kiểm định luận đề này, nhưng logic của lý lẽ này mạnh đến mức nó đã được trình bày rõ lặp đi lặp lại.

Rõ ràng, việc trở nên giàu không tự nó tạo ra nền dân chủ. Nếu giả như nó đã, Kuwait sẽ là một nền dân chủ được thiết lập từ lâu. Phải có cơ chế trung gian nào đó, như sự thay đổi văn hóa. Logic của lý lẽ này là khi mọi người nổi lên từ cuộc vật lộn vì sự tồn tại đơn thuần, họ trở nên ngày càng độc lập về mặt kinh tế, nhận thức, và xã hội. Việc này làm tăng cảm giác của mọi người về sự tự trị, dẫn họ tới để đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến quyền tự do lựa chọn và cuối cùng để đòi hỏi các quyền tự do dân sự và chính trị tạo thành dân chủ – cho dù cho đến nay mọi người không có kinh nghiệm nào với dân chủ. Sự phát triển kinh tế xã hội mở rộng vốn tiết mục của các hành động có thể của mọi người, trao ưu tiên cao hơn cho các giá trị tự-thể hiện. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên đặt các định chế dưới áp lực tăng lên để cung cấp quyền tự do lựa chọn, làm xói mòn tính chính đáng của sự cai trị độc đoán.

Sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và sự thi hành các quyền tự do dân sự và chính trị có thể được thấy giữa các cá nhân. Nghiên cứu khảo sát đã lặp đi lặp lại cho thấy rằng thu nhập cao hơn và giáo dục chắc có khả năng nhất để nhấn mạnh sự tự-thể hiện chính trị và có khuynh hướng nhất để thực hành các quyền tự do của họ qua sự tham gia chính trị (Inglehart, 1977; Verba, Nie, and Kim, 1978; Barnes, Kaase, et al. 1979; Brint, 1984; Scarbrough, 1995; Nevitte, 1996; Dalton, 2001; Welzel, 2002; Norris, 2002). Như Verba et al. (1978: 73) lưu ý: “Trong tất cả các quốc gia, nhân dân có khuynh hướng biến đổi các nguồn lực kinh tế xã hội thành sự tham gia.” Sự liên kết này giữa các nguồn lực kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và sự thực hành các quyền tự do dân chủ không chỉ hiện diện ở mức cá nhân. Nó cũng tồn tại ở mức xã hội nữa, như các Bảng 7.1 và 7.2 chứng minh: trong các xã hội nơi mọi người có nhiều nguồn lực kinh tế xã hội hơn, các giá trị tự-thể hiện là phổ biến hơn các xã hội nơi mọi người có ít nguồn lực hơn. Và trong các xã hội trong đó các giá trị tự-thể hiện phổ biến hơn, các quyền tự do dân sự và chính trị được thể chế hóa mạnh hơn và các quyền tự do này được các elite tôn trọng đích thực hơn. Sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện ngụ ý một sự dịch chuyển của tính chính đáng từ các chế độ độc đoán sang các chế độ dân chủ bởi vì chỉ các nền dân chủ cung cấp quyền tự do mà các giá trị tự-thể hiện đòi hỏi. Như thế, sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện ủng hộ dân chủ.

Chủ nghĩa Địa phương Hẹp hòi Chú tâm đến Elite và Chú tâm đến Định chế

Sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và các định chế dân chủ là căn bản. Không nhận ra sự liên kết này, thì không thể hiểu sự nổi lên và sự củng cố của dân chủ. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba đã không chỉ bỏ qua sự liên kết này mà khăng khăng rằng sự nổi lên của các nền dân chủ không liên kết với các lực xã hội rộng hơn, như sự phát triển kinh tế xã hội hay các giá trị tự-thể hiện tăng lên. Xu hướng này được minh họa bởi Karl and Schmitter (1991: 270), những người cho rằng “Việc tìm kiếm các nguyên nhân của dân chủ, từ các sự liên kết xác suất với các nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm lý hay quốc tế cho đến nay đã không mang lại bất kể quy luật chung nào của dân chủ hóa, nó cũng không chắc có khả năng làm vậy trong tương lai gần, bất chấp sự tăng nhanh gần đây của các trường hợp.” Lời xác nhận này rõ ràng là sai, như chương tiếp theo sẽ cho thấy. Những người chủ trương của nó và nhiều người khác (xem O’Donnell and Schmitter, 1986; DiPalma, 1990; Marks, 1992; Przeworski, 1992; Casper and Taylor, 1996) tự cho là đã khắc phục chủ nghĩa tất định xã hội mà họ thấy trong lý thuyết hiện đại hóa, nhưng họ đã thay nó bằng cái gì đó có vấn đề ngang thế: chủ nghĩa tất định lấy elite-làm trung tâm hay lấy định chế-làm trung tâm (cho một phê phán, xem Foweraker and Landman, 1997; Gasiorowski and Power, 1998).

Chủ nghĩa tất định lấy elite-làm trung tâm ngụ ý rằng sự nổi lên và sự sống sót của các định chế chính trị được xác định bởi hành vi của các elite, đặc biệt các lựa chọn thể chế của họ: “Nếu các lãnh đạo chính trị … được hiểu là các nhà sáng lập của nền dân chủ, thì họ cũng hoạt động, sau sự đột phá ban đầu đó, như những người duy trì nó hay những người làm xói mòn nó” (Bunce, 2000: 709). Lời xác nhận này cho rằng những người nắm quyền lực là độc lập với các giá trị và các niềm tin của dân cư mà họ cai trị (xem cả Higley and Burton, 1989; Higley and Gunther, 1992). Theo quan điểm này, hành vi elite là tự trị với các ảnh hưởng quần chúng. Mỉa mai thay, điều này cho rằng các sở thích quần chúng thực sự là không quan trọng trong nền dân chủ – khi toàn bộ vấn đề của dân chủ là chúng là quan trọng. Tương tự, chủ nghĩa tất định lấy định chế-làm trung tâm cho rằng sự thất bại và thành công của các nền dân chủ phụ thuộc vào sự ban hành các dàn xếp thể chế phù hợp hơn là vào các lực xã hội rộng hơn (xem Mainwaring, O’Donnell, and Valenzuela, 1992; Linz and Valenzuela, 1994; Lijphart and Waisman, 1996). Các giải thích tinh hoa chủ nghĩa và thể chế chủ nghĩa này xem dân chủ hiệu quả như một vấn đề của việc ban hành các dàn xếp thể chế đúng bởi các elite được khai sáng. Công chúng bị giảm thành một đám khán giả thụ động.

Những người chủ trương các cách tiếp cận này cho rằng các định chế dân chủ hoạt động tốt là một điều kiện trước hơn là một hệ quả của một văn hóa quần chúng ủng hộ dân chủ (Muller and Seligson, 1994; Jackman and Miller, 1998; Seligson, 2002). Rustow (1970), chẳng hạn, cho rằng một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ không thể nổi lên trong một hệ thống không dân chủ; khi một văn hóa dân chủ quần chúng nổi lên, nó nảy sinh từ “sự làm quen” với các định chế dân chủ đã được xác lập trước. Sự làm quen chỉ có thể xảy ra nếu các dàn xếp định chế phù hợp được ban hành, sao cho các cuộc bầu cử, sự hình thành chính phủ, và sự làm luật hoạt động không có ma sát. Mọi người sau đó sẽ học để đánh giá cao các định chế này và tiếp thu các chuẩn mực của chúng: dân chủ hiệu quả chủ yếu là vấn đề của sự dàn xếp thể chế.

Tương tự, trong một phê bình của Putnam (1993) và Inglehart (1997), Jackman and Miller (1998: 53–57) cho rằng một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ là “nội sinh” đối với các định chế dân chủ hoạt động tốt: một văn hóa quần chúng mà ủng hộ dân chủ được tạo ra bởi các định chế dân chủ hoạt động tốt. Sự phát triển kinh tế có thể giúp tạo ra các giá trị ủng hộ dân chủ, nhưng chỉ nếu các định chế đã có rồi. Theo lý lẽ này, các giá trị quần chúng ủng hộ dân chủ chỉ có thể nổi lên trong các xã hội có các định chế dân chủ: nó loại trừ khả năng rằng các giá trị dân chủ quần chúng có thể nổi lên bên trong các xã hội độc đoán.

Giả thiết này là sai rõ ràng. Nó bị phủ định bởi sự thực rằng trong lịch sử hiện đại các đòi hỏi cho sự tự-thể hiện chính trị, sự đại diện, và quyền đi bàu đã nảy sinh trước khi nền dân chủ hiện đại được thiết lập trong sự đáp lại các nguồn lực kinh tế xã hội tăng lên làm cho mọi người độc lập hơn về mặt kinh tế, nhận thức, và xã hội (Markoff, 1996). Sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ đã không nảy sinh từ nền dân chủ có trước – nó đã dẫn tới dân chủ. Chính nguồn gốc của dân chủ đã là sự kháng cự công chúng đối với chế độ chuyên quyền (Finer, 1999). Sự đại diện và quyền đi bàu đã tiến hóa qua các cuộc cách mạng tự do của các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám. Các cuộc cách mạng này được lãnh đạo bởi các nhóm xã hội tự trị: các giai cấp trung lưu thương mại của các nông dân và các nhà buôn tự do. Các nhóm này được thúc đẩy bởi các giá trị giải phóng và cho rằng sự độc lập sống còn của họ là một vấn đề của các quyền “tự nhiên” – các quyền phải được bảo vệ chống lại các mưu toan của các nhà chức trách trung ương muốn áp đặt thuế lên người dân mà không có sự đồng ý của họ: “không có sự đánh thuế mà không có sự đại diện,” như nó được gọi tại Tiệc Trà (Tea Party) Boston trong năm 1773 (xem Downing, 1992; Tilly, 1997).

Hơn nữa, như chương tiếp theo chứng minh, một sự dịch chuyển thế hệ tới sự nhấn mạnh tăng lên của quần chúng đến các giá trị tự-thể hiện đã nảy sinh bên trong các xã hội độc đoán, từ Ba Lan đến Đài Loan, và đã dẫn đến các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ trước khi các định chế dân chủ được chấp nhận. Cả sự sáng chế lịch sử của dân chủ hiện đại và sự lan ra gần đây của nó có các gốc rễ giải phóng, liên kết với các cuộc cách mạng tự do của thế kỷ thứ mười tám và các phong trào giải phóng của làn Sóng thứ Ba (Markoff, 1996). Bản chất thật sự của dân chủ là cái nó phản ánh sức mạnh của nhân dân và không đơn giản là các lựa chọn định chế của các elite được khai sáng (Foweraker and Landman, 1997). Hầu hết các quá trình dân chủ hóa trong lịch sử đã thành công bởi vì chúng được ủng hộ bởi các phong trào giải phóng có cơ sở-quần chúng và các cuộc vận động quyền tự do. Dân chủ hóa thu hút những người bình thường bởi vì nó trao quyền cho họ với các quyền tự do dân sự và chính trị. Mục tiêu này là quan trọng nhất cho những người được thúc đẩy bởi các giá trị giải phóng nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người. Các giá trị tự-thể hiện đến lượt nổi lên một cách tự nhiên khi các ràng buộc sinh tồn giảm đi nuôi dưỡng một cảm giác về sự tự trị con người. Quá trình này có thể và có xảy ra ngay cả trong các hệ thống độc đoán. Và nó làm cho mọi người ủng hộ chính ý tưởng về dân chủ, cho dù họ không có kinh nghiệm nào với sự thực hành dân chủ.

Trong một số trường hợp, các định chế dân chủ được lắp đặt như kết quả của các cuộc chiến tranh và không phải của hiện đại hóa. Tại nước Đức Weimar, nước Đức sau chiến tranh, Italy sau chiến tranh, và Nhật Bản sau chiến tranh, các định chế dân chủ được áp đặt lên dân cư bởi các quân đội nước ngoài. Nhưng chẳng nước nào trong các nước này “đã chỉ chấp nhận” các nền dân chủ sau chiến tranh trở thành một nền dân chủ hiệu quả trừ phi công chúng bắt đầu ủng hộ nó thật sự bởi vì các giá trị tăng lên nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người.

Dân chủ hóa được áp đặt từ bên ngoài đã không là điển hình của làn Sóng thứ Ba (nó cũng đã chẳng là điển hình của sự sáng chế ra dân chủ). Trừ Grenada ra, tất cả các trường hợp của làn Sóng Dân chủ hóa thứ Ba được đẩy bởi các lực giải phóng bên trong các xã hội. Như chúng tôi sẽ chứng minh, các giá trị tự-thể hiện quần chúng đã thúc đẩy các lực giải phóng này. Điều này cho phép hai giả thuyết. Thứ nhất, các giá trị tự-thể hiện tăng lên tạo thuận lợi cho sự chấp nhận dân chủ, nếu sự chuyển đổi được lãnh đạo bởi các lực lượng bên trong hơn là bị áp đặt từ bên ngoài. Thứ hai, bất chấp dân chủ nổi lên theo cách nào, các giá trị tự-thể hiện tăng lên là cần thiết để biến các định chế dân chủ mới thành một nền dân chủ hiệu quả đích thực. Dân chủ hình thức có thể đươc áp đặt ngay cả khi các giá trị tự-thể hiện là không phổ biến (mặc dù điều này chắc không có khả năng); nhưng trừ phi các giá trị quần chúng nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người là phổ biến, dân chủ hiệu quả đích thực là hầu như không thể để nổi lên, như chúng tôi sẽ chứng minh.

Các làn sóng dân chủ hóa lớn phản ánh các cơ chế hùng mạnh của sự khuếch tán chuyển đổi (Huntington, 1991). Điều này là đặc biệt rõ khi dân chủ lan ra từ nước này sau nước khác trong làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba ở Mỹ Latin, Đông Á, và Đông Âu trong các năm 1980 và các năm 1990 (Starr, 1991; L. Diamond, 1993a). Sự lan ra gần đây của dân chủ rõ ràng được tạo thuận lợi bởi sự thực rằng một mô hình hoạt động thành công đã có rồi, và người ta đã không phải sáng chế ra dân chủ một lần nữa. Nhưng sự khuếch tán đã không lan ra đồng đều khắp thế giới. Một số xã hội đã dễ dàng chấp nhận hơn các xã hội khác rất nhiều, mà phần lớn được xác định bởi các nhân tố bên trong, như sự hiện diện của các lực lượng xã hội nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người. Gần như tất cả các xã hội thu nhập-cao (trừ các nước giàu xuất khẩu dầu) đã là dân chủ rồi vào năm 1989, như thế hầu hết các nền dân chủ nổi lên kể từ đó đã là các xã hội thu nhập trung bình, như được World Bank xác định. Hầu như chẳng nền dân chủ mới nào đã nổi lên trong các xã hội thu nhập-thấp (cho dù người ta có tính Nepal và Mông Cổ như các nền dân chủ). Tương tự, bên trong cái một thời là Nam Tư, Slovenia đã chấp nhận các định chế dân chủ sớm hơn và suôn sẻ hơn Croatia, trong khi Croatia đã làm thế sớm hơn và trong một chừng mực lớn hơn Serbia – phản ánh các mức phát triển kinh tế khác nhau của chúng và sự thiếp thu dân chủ khác nhau của chúng. Như chúng tôi sẽ chứng minh, cường độ của các giá trị tự-thể hiện đóng một vai trò lớn trong việc định hình sự dễ tiếp thu dân chủ của một xã hội.

Hiện đại hóa và Thay đổi Chế độ

Luận đề rằng sự phát triển kinh tế xã hội là thuận lợi cho dân chủ đã là một lời xác nhận được củng cố của lý thuyết hiện đại hóa: “một quốc gia càng sung túc, cơ hội rằng nó duy trì dân chủ càng tốt” (Lipset, 1959a: 32). Cho đến nay, tuy vậy, chỉ vài nghiên cứu định lượng đã xử lý tác động của sự phát triển kinh tế xã hội lên các chuyển đổi sang dân chủ (xem Hannan and Carroll, 1981; Burkhart and Lewis-Beck, 1994; Muller and Seligson, 1994; Inglehart, 1997: ch. 6; Przeworski and Limongi, 1997; Welzel and Inglehart, 2001; Welzel, 2002). Hầu hết các nghiên cứu định lượng phân tích các mức dân chủ tại một thời gian cho trước hay số năm dưới sự cai trị dân chủ.[7] Các thiết kế giải tích này khiến nó không chắc chắn liệu sự phát triển kinh tế xã hội chỉ duy trì các nền dân chủ hiện tồn hay liệu nó cũng thúc đẩy sự nổi lên của của các nền dân chủ mới.

Nhận ra sự khác biệt này, Przeworski and Limongi (1997) tập trung vào sự nổi lên của các nền dân chủ. Sử dụng một mẫu toàn cầu, họ đã phân loại các chế độ chính trị như hoặc dân chủ hay chuyên chế và sau đó đã nhận diện tất cả các trường hợp thay đổi chế độ từ chế độ chuyên quyền sang dân chủ giữa 1950 và 1990. Kết luận chính của họ là sự phát triển kinh tế xã hội có thể là thuận lợi cho sự sống sót của các nền dân chủ hiện tồn nhưng không cho sự thiết lập của các nền dân chủ mới (pp. 176–77). Các tác giả cho rằng phát hiện này làm mất hiệu lực lý thuyết hiện đại hóa, xác nhận cách tiếp cận lấy-elite-làm trung tâm của O’Donnell and Schmitter (1986) theo đó dân chủ hóa là “một kết cục của các hành động, không chỉ các điều kiện” (p. 176).

Để đạt kết luận này, Przeworski và Limongi so sánh các thay đổi chế độ từ chế độ chuyên quyền sang dân chủ ngang bảy hạng thu nhập trên đầu người. Họ tìm thấy rằng các chế độ chuyên chế trong hạng giàu nhất của các nước không chắc có khả năng để chuyển sang dân chủ hơn các chế độ chuyên chế trong các nước nghèo hơn (p. 160)– mà họ diễn giải như sự bác bỏ lời xác nhận rằng sự phát triển kinh tế xã hội là thuận lợi cho các chuyển đổi sang dân chủ.

Kết luận này là sai. Nó bỏ qua các sự khác biệt khổng lồ về tính ổn định chế độ giữa các nước giàu và nghèo. Các nước nghèo có khuynh hướng không ổn định hơn các nước giàu rất nhiều, cho nên chúng có nhiều hơn nhiều sự thay đổi chế độ theo cả hai hướng. Các nước nghèo cho thấy các số tương đối lớn về sự dịch chuyển tới dân chủ đơn giản bởi vì chúng là không ổn định, nhưng các thay đổi này bị bù nhiều hơn bởi các số còn lớn hơn của các sự dịch chuyển rời xa khỏi dân chủ.

Là cốt yếu để đo mức độ mà các sự thay đổi chế độ theo một hướng bị bù bởi các thay đổi theo hướng ngược lại, nhằm để đạt bất kể kết luận có ý nghĩa nào về tác động của sự phát triển kinh tế lên quá trình dân chủ hóa. Câu hỏi xác đáng là liệu sự phát triển kinh tế có tạo ra nhiều sự thay đổi tới dân chủ hơn là tới chế độ chuyên quyền hay không. Lý thuyết hiện đại hóa ngụ ý rằng sự phát triển kinh tế làm chính xác điều này.

image

Thu nhập trên đầu người USD

HÌNH 7.3. Cán cân của sự thay đổi chế độ dọc theo các nhóm thu nhập.

Sử dụng dữ liệu của chính Przeworski và Limongi (p. 162, bảng 2), chúng tôi tính cán cân giữa các sự dịch chuyển tới dân chủ và các sự dịch chuyển tới chế độ chuyên quyền – chia số thay đổi tới dân chủ cho số thay đổi tới chế độ chuyên quyền. Tỷ số này càng cao, các sự dịch chuyển tới dân chủ càng có nhiều tác dụng hơn các sự dịch chuyển tới chế độ chuyên quyền. Chúng tôi tính tỷ lệ này cho mỗi trong bảy nhóm thu nhập của Przeworski và Limongi. Các kết quả của bài tập này tạo ra một bức tranh hoàn toàn khác với bức tranh họ trình bày.

Hình 7.3 chứng minh rằng cán cân của các sự thay đổi chế độ dịch chuyển mạnh và đơn điệu thuận lợi cho dân chủ khi thu nhập tăng lên. Trong các nước với thu nhập trên đầu người ít hơn 1.000$, các sự thay đổi tới dân chủ nổi lên chỉ một-phần mười thường xuyên như các thay đổi tới chế độ chuyên quyền. Nhưng trong các nước với thu nhập trên đầu người lớn hơn 7.000$, các sự thay đổi tới dân chủ xảy ra hai mươi tám lần thường xuyên như các thay đổi tới chế độ chuyên quyền. Mỗi đơn vị 1.000$ thu nhập trên đầu người đại thể làm tăng gấp đôi tỷ lệ của các thay đổi tới dân chủ, trong quan hệ với các thay đổi theo hướng ngược lại. Như thế, với các mức thu nhập tăng lên, sự lựa chọn chế độ ngày càng ủng hộ dân chủ.

Việc tính đến cán cân thay đổi chế độ đảo ngược các kết luận của Przeworski và Limongi: sự phát triển kinh tế xã hội có đóng góp cho sự nổi lên của dân chủ và nó làm vậy một cách đầy kịch tính. Sự phát triển kinh tế xã hội là một lực tiến hóa hoạt động trên quá trình chọn chế độ, đưa vào một thiên kiến mạnh ủng hộ dân chủ. Làm việc từ một viễn cảnh khác, Boix and Stokes (2003) cung cấp một sự bác bỏ có sức thuyết phục khác đối với các phát hiện của Przeworski và Limongi. Dân chủ hóa phản ánh các điều kiện xã hội và không đơn giản các lựa chọn của các elite. Như Geddes (1999: 117) diễn đạt, “Przeworski và Limongi diễn giải các phát hiện của họ như một thách thức với lý thuyết hiện đại hóa, mặc dù đối với tôi nó có vẻ là một sự xác nhận xét lại – thực ra, sự xác nhận kinh nghiệm mạnh nhất từ trước đến nay.”

Các Giới hạn của sự Hiện đại hóa Kinh tế Xã hội

Như chúng tôi đã chỉ ra, sự phát triển kinh tế xã hội chỉ là một phần của câu chuyện. Việc trở nên giàu không tự động biến một nước thành dân chủ; giả như nó có, thì các nước xuất khẩu dầu sẽ là các nền dân chủ gương mẫu (xem M. Ross, 2001). Thay vào đó, chúng tôi cho rằng tác động của sự phát triển kinh tế xã hội lên dân chủ hoạt động chủ yếu qua xu hướng của nó để gây ra các sự thay đổi văn hóa mà đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự giải phóng con người và sự tự-thể hiện.

Các lựa chọn của các elite và các sự kiện quốc tế, như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh, không nghi ngờ gì cũng là quan trọng: dù một số nước Đông Âu đã phát triển các tiền đề mức quần chúng rồi cho dân chủ hóa, các sở thích quần chúng này đã bị cản trở chừng nào mối đe dọa can thiệp của Hồng Quân còn hiện diện (Huntington, 1984). Nhưng ngay khi mối đe dọa được rút lại, các nhân tố xã hội bên trong mà đã có vẻ không liên quan, như các giá trị quần chúng, đột nhiên trở thành các yếu tố cốt yếu trong việc quyết định liệu dân chủ sẽ có nổi lên hay không.

Như chúng ta đã thấy (xem các Bảng 7.1 và 7.2 và các Hình 7.1 và 7.2), sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và các định chế dân chủ liên kết mật thiết với nhau. Bằng chứng dựa vào các tương quan bậc-zero mạnh, nhưng một sự diễn giải nhân quả đòi hỏi nhiều kiểm định có tính quyết định hơn xem xét thứ tự thời gian của các nguyên nhân và các kết quả và việc kiểm soát cho các biến giải thích thay thế. Inglehart (1997), chẳng hạn, đã cho thấy rõ một tương quan mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện trong 1989–91 và số năm mà một nước trải nghiệm sự cai trị dân chủ kể từ 1920. Ông đã diễn giải mối quan hệ này như phản ánh tác động nhân quả của các giá trị tự-thể hiện lên các định chế dân chủ, cho rằng các sự khác biệt ngang-quốc gia về các giá trị tự-thể hiện là tương đối bền bỉ theo thời gian, như thế các sự khác biệt được tìm thấy trong năm 1990 có lẽ cho một chỉ báo tốt về các sự khác biệt văn hóa mà đã tồn tại rồi trong thời kỳ từ 1920 đến 1990. Nhưng giả thiết cốt yếu này đã không thể được chứng minh bởi vì đã không có dữ liệu khảo sát từ sớm hơn 1981. Chương tiếp theo giải quyết vấn đề này.

Mặc dù lý thuyết của Inglehart tập trung vào sự thay đổi văn hóa, lý lẽ của ông ở đây nhấn mạnh sự bền bỉ của văn hóa, mà không hề mâu thuẫn chút nào. Với các hiện tượng tiến hóa như văn hóa, sự bền bỉ và sự thay đổi là hai mặt của cùng đồng xu. Các hệ thống giá trị của các xã hội có khuynh hướng thay đổi từ từ, như chúng ta đã thấy, nhưng các vị trí tương đối của các xã hội cho trước vẫn không đổi trong các thời gian dài. Văn hóa là một hiện tượng quán tính được đặc trưng bởi sự thay đổi tích tụ xảy ra đều đặn nhưng chậm. Vì vậy, điểm xuất phát của một xã hội cho trước có khuynh hướng được phản ánh trong vị trí tiếp sau của nó. Các hiện tượng tiến hóa như văn hóa một cách điển hình cho thấy một sự kết hợp của sự thay đổi và sự bền bỉ như vậy. Như chúng ta đã thấy trong Chương 1, sự xuất phát từ các mức khác nhau hầu hết các xã hội được bao gồm trong các Khảo sát Giá trị đã di chuyển chậm tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện, trừ nơi sự trì trệ hay sự sụp đổ kinh tế đã duy trì sự bền bỉ của các giá trị sinh tồn. Trong chừng mực mà sự phát triển kinh tế xã hội xảy ra, sự thay đổi văn hóa đều đặn là hình mẫu phổ biến. Tuy nhiên, các mức tương đối của các giá trị tự-thể hiện của các nước khác nhau là ổn định một cách đáng chú ý: chúng tôi tìm thấy một tương quan r = 0,89 giữa các mức giá trị tự-thể hiện trong 1981 và 1989–91 giữa 21 nước được khảo sát tại cả hai thời điểm. Tương tự, tương quan giữa các giá trị tự-thể hiện của các xã hội trong 1989–91 và 1995–97 là r = 0,94 trong số 30 nước được khảo sát tại cả hai thời điểm. Sức ì (quán tính) vốn có trong sự thay đổi văn hóa có khunh hướng kéo dài mãi sự biến thiên ngang-quốc gia trong các giá trị ngay cả khi sự thay đổi xảy ra.

Kết luận

Chương này thảo luận các trường hợp lệch lạc được sử dụng trong các cố gắng để bác luận đề rằng sự phát triển kinh tế xã hội kích các sự thay đổi văn hóa ủng hộ sự nổi lên, sự sống sót, và sự củng cố của nền dân chủ. Mặc dù các trường hợp lệch lạc là quan trọng, và chứng minh rằng sự phát triển kinh tế không phải là nhân tố duy nhất liên quan đến, chúng không đời nào bác bỏ sự thực rằng có một mối quan hệ xác suất cực kỳ mạnh giữa sự phát triển và dân chủ. Tương tự, một sự thảo luận về hai cố gắng của nước Đức để lắp đặt nền dân chủ sau các cuộc Chiến tranh Thế giới I và II minh họa tầm quan trọng của sự tương phản giữa các tai họa kinh tế dẫn tới sự thất bại của dân chủ trong Cộng hòa Weimar và phép màu kinh tế đóng góp cho thành công của dân chủ trong Cộng hòa Bonn.

Các phiên bản hạn chế ban đầu của dân chủ hiện đại bắt nguồn từ sự kháng cự công dân đối với quyền lực nhà nước tuyệt đối trong các cuộc cách mạng tự do của các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám. Như thế, các lực văn hóa ủng hộ dân chủ ban đầu đã nổi lên dưới các xã hội độc đoán – mà phủ nhận thẳng thừng lời xác nhận rằng các định chế dân chủ phải có sẵn rồi nhằm để tạo ra một văn hóa ủng hộ chúng. Cũng thế, trong làn Sóng thứ Ba các sự chuyển đổi dựa rộng rãi vào sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ đã nổi lên bên trong các xã hội độc đoán, và hoạt động quần chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong các chuyển đổi sang dân chủ.

Không có lý do logic nào vì sao – và không có cơ chế nào cho làm sao – sự hiện diện thuần túy của các định chế dân chủ có thể làm cho các giá trị tự-thể hiện thấm nhuần vào nhân dân. Các giá trị này phản ánh một sự nhấn mạnh đến sự tự trị con người được nuôi dưỡng bởi các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Các giá trị này không nhất thiết trở nên phổ biến dưới các định chế dân chủ (như trường hợp Weimar minh họa), và chúng đã thường xuyên nổi lên bên trong các xã hội độc đoán, trong cả lịch sử sớm và gần đây. Sự liên kết kinh nghiệm mạnh mà chúng tôi tìm thấy giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và các định chế dân chủ có vẻ phản ánh sự thực rằng các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho các định chế dân chủ – chính xác là kiểu các định chế cung cấp các quyền tự do dân sự và chính trị mà các giá trị tự-thể hiện nhấn mạnh.

Phân tích của Przeworski và Limongi, dù được tin rộng rãi là làm mất hiệu lực lý thuyết hiện đại hóa, không đứng vững dưới sự xem xét kỹ lưỡng hơn. Dữ liệu của chính họ chứng minh rằng cán cân giữa các thay đổi tới chế độ chuyên quyền và các thay đổi tới dân chủ dịch chuyển một cách đầy kịch tính ủng hộ dân chủ với các mức phát triển tăng lên. Các mức hiện đại hóa cao trao một lợi thế lựa chọn ngày càng mạnh lên dân chủ. Hiện đại hóa tự nó không thiết lập nền dân chủ, vì hiện đại hóa chỉ là một quá trình khách quan với không diễn viên tập thể nào dính líu đến. Nhân tố trung gian nào đó là cần thiết để tạo ra các lực xã hội và các hành động tập thể hoạt động ủng hộ dân chủ hóa. Các giá trị tự-thể hiện tạo thành nhân tố này: chúng thúc đẩy các hoạt động tập thể hướng tới dân chủ hóa (như Chương 9 chứng minh).

Tóm lại, chúng tôi cho rằng: (1) sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các điều kiện sinh tồn ngày càng thuận lợi; (2) việc này gây ra các giá trị tự-thể hiện quần chúng, mà đặt một ưu tiên cao lên quyền tự do con người và sự lựa chọn; (3) các giá trị này huy động các lực lượng xã hội tìm kiếm sự chọn dân chủ, nếu nó vẫn chưa có, và ủng hộ sự sống sót và sự làm sâu sắc dân chủ, nếu nó đã có rồi. Chương tiếp theo kiểm định các giả thuyết này về mặt kinh nghiệm.


[1] Index (chỉ số) tỷ lệ phần trăm này là một bình quân gia quyền (weighted average) của các tỷ lệ phần trăm của 5 thành phần của nó (với trọng số là hệ số tải của chúng): (1) các khát vọng hậu-duy vật cho quyền tự do dân sự và chính trị; (2) sự khoan dung về tự do của những người khác, như được cho biết bởi sự khoan dung về sự đồng tính dục; (3) hành động công dân thách thức-elite, như được cho biết bởi việc ký các kiến nghị; (4) sự tin cậy giữa cá nhân khái quát hóa; và (5) sự nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan được đo bởi sự hài lòng với cuộc sống. Về index tỷ lệ phần trăm được xây dựng chính xác như thế nào, xem Phụ lục Internet, #49 dưới Variables. Thang tỷ lệ phần trăm cho một ý tưởng trực giác về các giá trị tự-thể hiện phổ biến ra sao trong các xã hội. Việc này là quan trọng nếu ta coi sự tự-thể hiện như một lực xã hội cung cấp một nguồn của các hành động tập thể. Chi tiết hơn, xem Phụ lục Internet tại http://www.worldveluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.

[2] Về các chi tiết đo lường trên các biến còn lại được dùng trong các Bảng 7.1 và 7.2, xem dưới mục Variables trong Phụ lục Internet, #04 (hậu công nghiệp hóa), #05 (GDP trên đầu người), #06 (Index phát triển con người), #07 (Index Tiến bộ xã hội), #08 (các nguồn lực xã hội kinh tế), #16 (dân chủ hiến định), #17 (dân chủ bầu cử), #18 (dân chủ tự do), #20 (tính liêm chính elite), #21 (dân chủ hiệu quả).

[3] Cho nhiều chi tiết hơn về các định nghĩa biến, các thủ tục mã hóa, và các nguồn dữ liệu, xem website của dự án: http://www.bsos.umd.edu/cidcm/inscr/polity.

[4] Bởi vì index này chỉ dựa vào dữ liệu bầu cử, chúng tôi phân loại nó như một index về “dân chủ bầu cử,” hơn là về bản thân dân chủ. Điều này không có nghĩa rằng chúng tôi coi các cuộc bầu cử là không quan trọng, nhưng ta phải nhận thức được về “ngụy biện bầu cử (electoral fallacy)” (Linz and Stepan, 1996: 4), mà quá dễ đánh đồng các cuộc bầu cử dân chủ với bản thân dân chủ. Các cuộc bầu cử là một trong các khía cạnh trung tâm của dân chủ, nhưng chúng không phản ánh liệu các quyền dân sự cốt yếu cho dân chủ tự do có hiện diện hay không. Cho nhiều chi tiết hơn về sự đo lường, xem, Phụ lục Phụ lục Internet, #17 dưới Variables.

[5] Khái niệm dân chủ tự do (xem Berlin, 1969; Rose, 1995) gồm cả quyền tự do “phủ định” khỏi nhà nước (các quyền tự do dân sự) cũng như quyền tự do “khẳng định” đối với nhà nước (các quyền tự do chính trị). Vì thế, số đo của chúng tôi về dân chủ tự do luôn luôn sử dụng số điểm Freedom House được kết hợp cho các quyền tự do dân sự và chính trị. Về các chi tiết đo lường, xem http://www.freedomhouse.org.

* Các tác giả tỏ ra khá lạc quan trong năm 2005, 15 năm đã trôi qua, chắc 4 năm nữa tiên đoán của họ có lẽ chưa trở thành hiện thực, nhưng xu hướng là chắc chắn, sớm hay muộn là tùy thuộc vào chính người dân của hai nước này để làm sao đẩy tỷ lệ dân cư nhấn mạnh đến các giá trị tự thể hiện từ mức dưới 25% khi đó lên chẳng hạn 35-40% và đẩy mạnh các phong trào xã hội (ghi chú của người dịch).

[6] Các giả thiết cơ bản của cách tiếp cận văn hóa chính trị quay lại đến tận Montesquieu (1989 [1748]) và đến Aristotle, cả hai ông cho rằng các định chế của một xã hội phản ánh “các đức hạnh” đặc thù thịnh hành giữa các công dân của nó. Tocqueville (1994 [1837]), trong nghiên cứu của ông về nền dân chủ Mỹ ban đầu, đã đi đến một kết luận tương tự: sự hoạt động của các định chế ở Hoa Kỳ phản ánh “tính thần công dân” của nhân dân của nó. Herodotus và Thucydides đã thiết lập ý tưởng này sớm hơn nhiều trong các thảo luận của họ về các sự khác biệt văn hóa giữa nhân dân Hy Lạp và nhân dân Ba tư (Persian) và giữa nhân dân Athens và nhân dân Sparta, cho rằng các đức hạnh tương phản mà các xã hội này nhấn mạnh giải thích các đặc trưng phân biệt của các chính thể của chúng. Như thế, sự thấu hiểu rằng các hệ thống chính trị phản ánh các giá trị thịnh hành của các công chúng của chúng được nhận ra kể từ sự phân tích chính trị bắt đầu; sự xác đáng của nó đã tiếp tục được các nhà khoa học chính trị hiện đại nhận ra, như Almond and Verba (1963), những người đã đưa nó vào nghiên cứu kinh nghiệm. Tính bền bỉ của sự thấu hiểu này theo thời gian phản ánh sự thực rằng nó là một phần lâu dài của thực tế.

* Lại lần nữa các tác giả hơi chủ quan khi nêu ra con số cụ thể trong tiên đoán của mình và chưa thật thấm tính xác suất của các tiên đoán; 17 năm đã trôi qua từ năm xuất bản của cuốn sách (2005), sự tiên đoán với con số cụ thể (trong vòng 10 năm) không chính xác, nhưng về dài hạn chắc chắn các tác giả đúng; còn một quá trình nữa mà Welzel đã bổ sung kỹ trong cuốn Tự do Đang lên (2013) của ông: các giá trị giải phóng (các giá trị tự-thể hiện) thúc đẩy các phong trào hoạt động xã hội (chương 9 của cuốn sách này có đề cập đến như hành động tập thể) và chính các phong trào của quần chúng này mới là cái trực tiếp gây ra áp lực đòi dân chủ và có lẽ Singapore chưa có các phong trào hoạt động xã hội đủ mạnh, và kết cục còn phụ thuộc vào hoạt động của elite mà sự tiên đoán quá cụ thể như tiên đoán này đã không để ý tới, tuy các tác giả luôn nhấn mạnh tính xác suất của tiên đoán (chú thích của người dịch).

[7] Các nghiên cứu gần đây hơn gồm Arat (1991), Hadenius (1992), Helliwell (1993), Lipset et al. (1993), Burkhart and Lewis-Beck (1994), Barro (1997), Vanhanen (1997), Gasiorowski and Power (1998), và Boix and Stokes (2003).

Comments are closed.