Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 2)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

 

undefined

DẪN NHẬP

Cuốn sách này trình bày một phiên bản được xét lại của lý thuyết hiện đại hóa mà tích hợp sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi văn hóa, và dân chủ hóa dưới chủ đề bao quát của sự phát triển con người. Mặc dù cách nhìn cổ điển về hiện đại hóa được Marx, Weber, và những người khác phát triển đã sai về nhiều điểm, sự thấu hiểu trung tâm – rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi văn hóa, và chính trị lớn – về cơ bản là đúng. Sự thấu hiểu này được xác nhận bởi một khối khổng lồ bằng chứng được phân tích trong cuốn sách này, kể cả dữ liệu khảo sát từ tám mươi mốt xã hội chiếm 85 phần trăm dân cư thế giới, được thu thập từ 1981 đến 2001, mà chứng minh rằng các giá trị và niềm tin cơ bản của các công chúng trong các xã hội tiên tiến là khác đầy kịch tính với các giá trị và niềm tin cơ bản được tìm thấy trong các xã hội ít phát triển hơn – và rằng các giá trị này đang thay đổi theo một chiều có thể tiên đoán được khi sự phát triển kinh tế xã hội xảy ra. Các giá trị thay đổi, đến lượt, có các hệ quả quan trọng cho cách các xã hội được cai quản, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền tự do dân chủ, và sự cai quản tốt (good governance).

Các phiên bản sớm của lý thuyết hiện đại hóa đã quá đơn giản. Sự phát triển kinh tế xã hội đã có một tác động mạnh mẽ lên cái người dân muốn và làm, như Karl Marx đã lý lẽ, nhưng di sản văn hóa của một xã hội tiếp tục định hình các niềm tin thịnh hành và các động cơ của nó, như Max Weber đã lý lẽ. Hơn nữa, sự thay đổi văn hóa xã hội là không tuyến tính. Công nghiệp hóa mang lại sự duy lý hóa, sự thế tục hóa, và sự quan liêu hóa, nhưng sự lên của xã hội tri thức mang lại một tập khác của những sự thay đổi mà chuyển động theo một hướng mới, đặt sự nhấn mạnh tăng lên vào sự tự chủ cá nhân, sự tự-thể hiện, và lựa chọn tự do. Các giá trị tự-thể hiện nổi lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người, gây ra một kiểu mới của xã hội nhân văn ngày càng lấy nhân dân-làm trung tâm.

Pha đầu tiên của hiện đại hóa đã huy động quần chúng, làm cho dân chủ hiện đại là có thể – cùng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Pha hậu công nghiệp của hiện đại hóa tạo ra các nhu cầu quần chúng ngày càng mạnh mẽ cho dân chủ, hình thức chính phủ cung cấp phạm vi rộng nhất cho các cá nhân để chọn sống cuộc đời họ như thế nào.

Cuốn sách này chứng minh rằng các thay đổi cố kết đang xảy ra về các chuẩn mực chính trị, tôn giáo, xã hội, và tình dục khắp các xã hội hậu công nghiệp. Nó trình bày một mô hình về sự thay đổi xã hội tiên đoán các hệ thống giá trị của các xã hội cho trước sẽ tiến hóa như thế nào trong các thập niên tới. Và nó chứng minh rằng các giá trị quần chúng (mass values) đóng một vai trò cốt yếu trong sự nổi lên và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Hiện đại hóa đang tiến hóa thành một quá trình phát triển con người, trong đó sự phát triển kinh tế xã hội đem lại các sự thay đổi văn hóa làm cho sự tự trị cá nhân, bình đẳng giới, và dân chủ ngày càng có khả năng, sinh ra một kiểu xã hội mới thúc đẩy sự giải phóng con người trên nhiều mặt trận.

Dân chủ không đơn giản là kết quả của sự mặc cả elite và sự thiết kế hiến pháp (constitutional engineering). Nó phụ thuộc vào các định hướng bám rễ sâu giữa bản thân nhân dân. Các định hướng này thúc đẩy họ đòi quyền tự do và chính phủ có phản ứng nhanh nhạy – và hành động để bảo đảm rằng các elite cai quản phản ứng nhanh nhạy với họ. Dân chủ đích thực không đơn giản là một bộ máy mà, một khi được dựng lên, tự nó hoạt động. Nó phụ thuộc vào nhân dân.

Cuốn sách này trình bày một lý thuyết thống nhất về hiện đại hóa, sự thay đổi văn hóa, và dân chủ hóa. Dựa vào công trình gần đây của Welzel, chúng tôi diễn giải sự thay đổi xã hội đương thời như một quá trình phát triển con người, tạo ra các xã hội ngày càng nhân văn đặt sự nhấn mạnh tăng lên vào quyền tự do con người và sự tự-thể hiện. Một lượng dữ liệu ngang quốc gia to lớn chứng minh rằng (1) sự hiện đại hóa kinh tế xã hội, (2) một sự dịch chuyển văn hóa tới sự nhấn mạnh tăng lên vào các giá trị tự-thể hiện, và (3) dân chủ hóa đều là các thành phần của một quá trình cơ bản duy nhất: sự phát triển con người. Chủ đề cơ bản của quá trình này là sự mở rộng lựa chọn con người. Sự hiện đại hóa kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc bên ngoài lên sự lựa chọn con người bằng việc làm tăng các nguồn lực vật chất, nhận thức, và xã hội của nhân dân. Việc này đem lại sự nhấn mạnh quần chúng tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện, mà đến lượt dẫn đến các cầu công chúng tăng lên cho các quyền tự do dân sự và chính trị, bình đẳng giới, và chính phủ phản ứng nhanh nhạy, giúp thiết lập và duy trì các định chế phù hợp nhất để tối đa hóa sự lựa chọn con người – nói ngắn gọn, dân chủ.

Cốt lõi của trình tự phát triển con người là sự mở rộng sự lựa chọn con người và sự tự trị. Khi khía cạnh này của hiện đại hóa trở nên nổi bật hơn, nó mang lại các sự thay đổi văn hóa làm cho dân chủ là kết cục thể chế có tính logic. Trong những giải thích trước về hiện đại hóa, vai trò trung tâm do sự thay đổi văn hóa đóng hoặc đã bị bỏ qua hay đã bị đánh giá thấp.

Phần lớn, văn hóa được truyền từ một thế hệ sang thế hệ tiếp. Nhưng các giá trị cơ bản của nhân dân phản ánh không chỉ những gì họ được dạy mà cả các kinh nghiệm trực tiếp của họ nữa. Trong nửa thế kỷ qua, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm thay đổi các điều kiện hình thành (formative condition) của mọi người một cách sâu sắc và với tốc độ chưa từng có. Tăng trưởng kinh tế, các mức giáo dục tăng lên và thông tin, và các tương tác con người đa dạng làm tăng các nguồn lực vật chất, nhận thức, và xã hội của mọi người, khiến cho họ độc lập hơn về mặt vật chất, trí tuệ, và xã hội. Các mức tăng lên của sự an toàn sinh tồn và sự tự trị làm thay đổi kinh nghiệm trực tiếp của mọi người một cách cơ bản, dẫn họ đến nhấn mạnh các mục tiêu mà trước kia được trao sự ưu tiên thấp hơn, kể cả sự theo đuổi quyền tự do. Sự nhấn mạnh văn hóa chuyển từ kỷ luật tập thể sang tự do cá nhân, từ sự tuân theo nhóm sang sự đa dạng con người, và từ uy quyền nhà nước sang sự tự trị cá nhân, gây ra một hội chứng chúng tôi gọi là các giá trị tự-thể hiện. Các giá trị này mang lại sự nhấn mạnh tăng lên đến tự do dân sự và chính trị tạo thành dân chủ, mà cung cấp phạm vi rộng hơn cho nhân dân để theo đuổi quyền tự do bày tỏ và sự tự-thực hiện. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người, tạo ra một xã hội ngày càng lấy nhân dân làm trung tâm. Điều này phản ánh một sự biến đổi nhân văn của tính hiện đại.

Nói ngắn gọn, hiện đại hóa kinh tế xã hội mang lại các năng lực khách quan cho phép mọi người đặt cơ sở cuộc sống của họ trên các lựa chọn tự trị. Sự nhấn mạnh tăng lên về các giá trị tự-thể hiện dẫn mọi người để đòi và bảo vệ quyền tự do lựa chọn. Và các định chế dân chủ thiết lập các quyền cho mọi người để sử dụng sự lựa chọn tự do trong các hoạt động của họ. Ba quá trình này đều tập trung vào sự tăng lên của sự lựa chọn tự trị con người. Bởi vì sự lựa chọn tự trị là một năng lực con người riêng biệt, chúng ta mô tả đặc trưng các quá trình phát triển tiềm năng này như phát triển “con người” (Bảng I.1).

BẢNG I.1 Quá trình Phát triển Con người

Sự phát triển con người

Chiều kinh tế xã hội

Chiều văn hóa

Chiều thể chế

Quá trình thúc đẩy sự phát triển con người

Hiện đại hóa

Thay đổi giá trị

Dân chủ hóa

Thành phần của sự phát triển con người

Các nguồn lực kinh tế xã hội

Các giá trị tự-thể hiện

Các quyền tự do dân sự và chính trị

Các đóng góp cho sự phát triển con người

Tăng cường các năng lực của người dân để hành động theo các lựa chọn của họ

Làm tăng ưu tiên của người dân để hành động theo các lựa chọn của họ

Mở rộng các quyền hưởng của người dân để hành động theo các lựa chọn của họ

Chủ đề cơ bản

Sự mở rộng các lựa chọn con người

(Một xã hội ngày càng nhân văn)

Nguồn: phỏng theo Welzel (2002: 46)

Như chúng tôi sẽ chứng minh, một văn hóa nhân văn nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện tỏa vào tất cả các chiều chủ yếu của đời sống, giúp để định hình lại các chuẩn mực tình dục, các vai trò giới, các giá trị gia đình, tín ngưỡng, các động cơ thúc đẩy làm việc, quan hệ của mọi người với tự nhiên và môi trường, và các hoạt động công cộng và sự tham gia chính trị của họ. Sự nhấn mạnh gia tăng về sự tự trị con người là hiển nhiên trong tất cả các lĩnh vực này, biến đổi kết cấu của các xã hội đương thời. Nhân dân trong các xã hội hậu công nghiệp đang đòi sự lựa chọn tự do hơn trong mọi khía cạnh của đời sống. Các vai trò giới, các định hướng tín ngưỡng, các hình mẫu người tiêu dùng, các thói quen làm việc, và hành vi bỏ phiếu tất cả ngày càng đều trở thành các nội dung của sự lựa chọn cá nhân. Những thay đổi đương thời to lớn – từ bình đẳng giới gia tăng và các chuẩn mực thay đổi liên quan đến định hướng tình dục, đến sự quan tâm gia tăng cho dân chủ đích thực, hữu hiệu – phản ánh sự nhấn mạnh gia tăng lên sự tự trị con người. Các sự thay đổi này không phải là một sự chắp vá của các hiện tượng liên hệ lỏng lẻo mà là một hình mẫu cố kết tích hợp các sự kiện có vẻ cô lập thành một cái toàn thể chung. Khi nó hợp lại, quá trình phát triển con người này mở rộng sự lựa chọn con người và sự tự trị trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Tuy nhiên, bất chấp sự toàn cầu hóa thế giới không trở nên đồng nhất, và dấu ấn của các truyền thống văn hóa không biếm mất. Hoàn toàn ngược lại, các mức phát triển con người cao phản ánh một xu hướng tương đối gần đây mà cho đến nay đã tập trung trong các các xã hội hậu công nghiệp và chỉ nổi lên ở các xã hội đang phát triển trong chừng mực chúng trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Hầu hết các xã hội thu nhập-thấp và nhiều xã hội hậu-Soviet cho thấy tác động tương đối ít từ xu hướng tới sự tự trị con người và lựa chọn lớn hơn. Các hệ thống giá trị của các xã hội này tiếp tục áp đặt các ràng buộc mạnh lên sự tự-thể hiện con người. Tính đa dạng của các giá trị văn hóa cơ bản giúp giải thích các sự khác biệt khổng lồ tồn tại trong việc các định chế thực hiện như thế nào trong các xã hội quanh thế giới. Mức độ mà các công chúng trao ưu tiên cao cho sự tự-thể hiện định hình phần lớn mức mà các xã hội cung cấp các quyền dân chủ, mức mà phụ nữ được đại diện trong các vị trí quyền lực, và mức mà các elite cai quản đáp ứng nhanh và theo luật trị (rule of law). Đi quá các giải thích tinh hoa chủ nghĩa và thể chế về nền dân chủ, chúng tôi chứng minh rằng dân chủ, bình đẳng giới, và chính phủ đáp ứng nhanh là các yếu tố của một hội chứng phát triển con người rộng hơn. Cuốn sách này khảo sát tỉ mỉ sự dịch chuyển cân bằng giữa hiện đại hóa và các truyền thống định hình thế nào các giá trị con người, và các giá trị này tác động ra sao đến các định chế chính trị, tạo ra một trình tự phát triển con người trong đó hiện đại hóa gây ra các giá trị tự-thể hiện, mà là thuận lợi cho các định chế dân chủ.

Trình tự này cũng có thể hoạt động theo chiều ngược lại, với các mối đe dọa sống sót dẫn tới sự nhấn mạnh tăng lên về các giá trị sinh tồn, mà đến lượt dẫn đến các định chế độc đoán. Hoạt động theo cả hai chiều, trình tự có một chủ đề chung: việc mở rộng hay thu hẹp sự tự trị con người và sự lựa chọn. Hoạt động theo một chiều, nó mang lại sự phát triển con người và các xã hội ngày càng nhân văn. Hoạt động theo chiều ngược lại, nó đem lại sự giật lùi theo hướng các xã hội độc đoán và bài ngoại.

Cuốn sách này có hai phần chính. Phần thứ nhất, “Các Lực Định hình sự Thay đổi Giá trị,” khảo sát các chiều chính của sự biến thiên ngang quốc gia trong các giá trị cơ bản, vẽ đồ thị các giá trị thay đổi như thế nào, và xem xét hiện đại hóa và truyền thống tương tác thế nào để định hình các thay đổi này. Phần thứ hai, “Các hệ quả của sự Thay đổi Giá trị,” xem xét tác động của một chiều chính của sự biến thiên ngang quốc gia – các giá trị tự-thể hiện – lên dân chủ. Chúng tôi tìm thấy các liên kết mạnh nổi bật giữa các giá trị này và dân chủ, bất chấp nó được đo như thế nào. Thực ra, các giá trị tự-thể hiện tỏ ra liên kết mạnh với dân chủ hơn bất kể nhân tố khác nào, kể cả các biến được hình dung xuất sắc trong văn liệu về dân chủ hóa, như sự tin cậy giữa cá nhân, tư cách thành viên hội, và GDP trên đầu người. Sự thịnh vượng kinh tế liên kết mạnh với sự nổi lên và sự sống sót của các định chế dân chủ, nhưng nó hoạt động chủ yếu qua xu hướng của nó để gây ra các giá trị tự-thể hiện. Kiểm soát cho (controlling for) các giá trị tự-thể hiện, tác động của sự phát triển kinh tế và các nhân tố cấu trúc khác, như sự phân mảnh sắc tộc, giảm thình lình. Phát hiện này là còn xa mới hiển nhiên và gợi ý rằng nghiên cứu tương lai về dân chủ và dân chủ hóa cần chú ý hơn đến vai trò của các giá trị quần chúng.

Phân tích rộng về mối liên kết nhân quả giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ cho biết mũi tên nhân quả chỉ chủ yếu từ văn hóa đến các định chế hơn là ngược lại, một vấn đề hết sức gây tranh cãi trong nghiên cứu gần đây. Các phát hiện này mâu thuẫn với khẳng định rằng dân chủ có thể được thiết lập dễ dàng ở bất kể xã hội nào, bất chấp văn hóa cơ bản của nó: được cho rằng nếu người ta cung cấp các định chế chính thức được thiết kế-khéo, thì một văn hóa chính trị dân chủ có tầm quan trọng thứ yếu. Ngược với khẳng định này, bằng chứng kinh nghiệm được trình bày ở đây cho biết rằng dân chủ hóa đòi hỏi nhiều hơn chỉ việc áp đặt hiến pháp đúng. Kết luận này cũng được kinh nghiệm lịch sử hỗ trợ rộng rãi, từ kinh nghiệm của nước Đức Weimar, đến các nhà nước nối nghiệp Soviet, đến Iraq đương thời.

Một Tổng quan Ngắn về cuốn Sách

Chương 1 trình bày một phiên bản mới và thống nhất của lý thuyết hiện đại hóa. Mặc dù các phiên bản trước của lý thuyết hiện đại hóa đã có thiếu sót trong vài khía cạnh quan trọng, một lượng khổng lồ bằng chứng cho thấy rằng tiền đề trung tâm nhất của nó đã đúng: sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi lớn về xã hội, văn hóa, và chính trị. Bốn đợt dữ liệu khảo sát từ hơn tám mươi xã hội chứng minh rằng sự phát triển kinh tế xã hội có khunh hướng biến đổi các giá trị cơ bản và các niềm tin của mọi người – và nó làm vậy theo cách đại thể có thể tiên đoán được. Tuy nhiên, các phiên bản sớm hơn của lý thuyết hiện đại hóa cần được xét lại ít nhất trong ba khía cạnh chính.

Thứ nhất, mặc dù sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng đem lại các sự thay đổi có thể tiên đoán được về thế giới quan của mọi người, các truyền thống văn hóa – như liệu một xã hội được Đạo Tin lành, Khổng giáo, hay Chủ nghĩa Cộng sản định hình về mặt lịch sử – tiếp tục cho thấy một dấu ấn kéo dài trên thế giới quan của một xã hội. Lịch sử là quan trọng, và các định hướng giá trị thịnh hành của một xã hội phản ánh một sự tương tác giữa các lực thúc đẩy hiện đại hóa và ảnh hưởng làm chậm của truyền thống.

Thứ hai, hiện đại hóa là không tuyến tính. Nó không di chuyển mãi mãi theo cùng chiều mà đạt các điểm uốn tại đó chiều hướng thịnh hành thay đổi. Như thế, hiện đại hóa đi qua các pha khác nhau, mỗi pha mang lại các thay đổi phân biệt trong thế giới quan của mọi người. Cách mạng Công nghiệp liên kết với một sự chuyển từ các giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục, mang lại sự thế tục hóa của uy quyền. Trong pha hậu công nghiệp của hiện đại hóa, một sự thay đổi văn hóa khác trở nên chi phối – một sự chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện, mà mang lại sự giải phóng tăng lên khỏi uy quyền. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người làm tăng quyền tự do con người và sự lựa chọn.

Thứ ba, bản chất giải phóng cố hữu của các giá trị tự-thể hiện khiến cho dân chủ ngày càng có khả năng nổi lên; quả thực, vượt quá một điểm nhất định thì ngày càng trở nên khó hơn để tránh dân chủ hóa. Như thế, hiện đại hóa mang lại các thay đổi văn hóa mà dẫn đến sự nổi lên và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Sự phát triển của sự tự trị con người là chủ đề tạo nền móng cho quá trình hiện đại hóa, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và dân chủ hóa. Các quá trình này sinh ra các xã hội ngày càng nhân văn, tức là, các xã hội với một định hướng lấy dân-làm trung tâm.

Chương 2 phân tích các chiều quan trọng nhất của sự biến thiên ngang-văn hóa, tạo ra một bản đồ toàn cầu hai chiều phản ánh các sự khác biệt về các số điểm (score) của các chuẩn mực và các giá trị khác nhau. Sự biến thiên ngang-văn hóa tỏ ra cố kết một cách đáng ngạc nhiên, và một dải rộng của các thái độ (phản ánh các niềm tin và các giá trị của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống khác nhau như gia đình, việc làm, tôn giáo, môi trường, chính trị, và hành vi tình dục) phản ánh chỉ hai chiều chính: một chiều đề cập đến sự sự phân cực giữa các giá trị truyền thống các giá trị thế tục-duy lý; và một chiều thứ hai đề cập đến sự phân cực giữa các giá trị sinh tồn các giá trị tự-thể hiện. Hơn tám mươi xã hội chiếm 85 phần trăm dân số thế giới được vẽ (như các điểm) trên hai chiều này. Thật đáng chú ý, các xã hội này cụm lại thành các vùng văn hóa tương đối đồng đều, phản ánh di sản lịch sử của chúng – và các vùng văn hóa này bền bỉ một cách vững chãi theo thời gian. Bất chấp dấu ấn kéo dài của di sản văn hóa của một xã hội, sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng dịch chuyển vị trí của một xã hội trên hai chiều giá trị này theo một cách có thể tiên đoán được: khi lực lượng lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thế giới quan của mọi người có khuynh hướng chuyển từ một sự nhấn mạnh đến các giá trị truyền thống sang một sự nhấn mạnh đến các giá trị thế tục-duy lý. Rồi sau đó, khi lực lượng lao động chuyển từ khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ, một sự dịch chuyển lớn thứ hai trong các giá trị xảy ra, từ sự nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện.

Chương 3 làm cái gì đó được xem là sự kiểm định (test) quyết định của các lý thuyết trong các khoa học tự nhiên, nhưng các nhà khoa học xã hội đã thường cưỡng lại: sự tiên đoán. Trong cuốn Logic of Scientific Discovery, Popper (1992 [1959]) cho rằng nhằm để được xác nhận tính hợp lệ về mặt kinh nghiệm, các lý thuyết phải có khả năng đưa ra các tiên đoán chính xác một cách hợp lý về các sự kiện tương lai. Tuy nhiên các nhà khoa học xã hội hiếm khi kiểm chứng các lý thuyết của họ đối lại các tiên đoán đích thực. Bởi vì lý thuyết hiện đại hóa ngụ ý cung cấp một sự diễn giải có hệ thống về sự phát triển kinh tế xã hội định hình các xã hội ra sao, chúng tôi sử dụng lý thuyết này để đưa ra và kiểm định các tiên đoán về sự thay đổi văn hóa.

Thứ nhất, chúng tôi sử dụng dữ liệu từ ba đợt khảo sát đầu tiên để “tiên đoán” các câu trả lời tương lai, sử dụng các phân tích hồi quy của dữ liệu hiện có để nghĩ ra các công thức tiên đoán sử dụng các chỉ số về sự phát triển kinh tế xã hội của một xã hội cùng với các biến đề cập đến di sản văn hóa lịch sử của nó. Chúng tôi sử dụng các công thức này để “tiên đoán” các câu trả lời tìm thấy trong Đợt Bốn, được tiến hành trong 1999–2001. Tất nhiên, các thứ này không phải là các tiên đoán đích thực mà là các hậu-đoán (postdiction) giải thích các phát hiện trong dữ liệu đã được thu thập rồi. Nhưng một sự so sánh của các giá trị đã tiên đoán và các giá trị quan sát được chứng tỏ rằng các tiên đoán là gần đúng (thậm chí cho các xã hội không được khảo sát trong ba đợt đầu tiên) và rằng một mô hình dựa vào phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi tạo ra các dự đoán chính xác hơn các tiên đoán ngẫu nhiên rất nhiều. Sau đó chúng tôi sử dụng mô hình của chúng tôi để tiên đoán các công chúng của 120 xã hội sẽ trả lời cho các câu hỏi chủ chốt sẽ được hỏi trong World Values Survey 2005–6 – tiên đoán các giá trị và các niềm tin không chỉ của các công chúng được phủ trong các khảo sát quá khứ mà cả các câu trả lời chúng tôi kỳ vọng tìm thấy từ công chúng của vài chục xã hội không được khảo sát trước đây. Phụ lục Internet của cuốn sách này có thể được tải từ (http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html) trình bày các giá trị đã được tiên đoán mà chúng tôi kỳ vọng tìm thấy trong đợt tiếp theo của các Khảo sát Giá trị, cho phép các nhà nghiên cứu để kiểm định các tiên đoán này khi dữ liệu trở nên sẵn có trong năm 2007.

Các chương 4 và 5 phân tích các giá trị con người theo một góc nhìn dọc, xem xét các thay đổi quan sát được ngang bốn đợt Khảo sát Giá trị được thực hiện cho đến nay. Chúng tôi thấy rằng các xã hội hậu công nghiệp giàu có cho thấy các sự khác biệt giữa thế hệ (intergenerational) lớn, với các nhóm tuổi (cohort) trẻ hơn đặt sự nhấn mạnh lớn hơn nhiều đến các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện so với các nhóm tuổi già hơn. Ngược lại, các xã hội thu nhập-thấp chưa trải nghiệm tăng trưởng kinh tế đáng kể trong năm thập niên qua không biểu lộ các sự khác biệt giữa thế hệ; các nhóm tuổi trẻ hơn và già hơn bày tỏ các giá trị truyền thống hay hiện đại đại thể ngang nhau. Kết quả này gợi ý rằng các sự khác biệt giữa thế hệ này phản ánh các thay đổi lịch sử hơn là bất cứ thứ gì vốn có trong chu kỳ đời sống con người. Sự diễn giải này được củng cố bởi sự thực rằng, khi chúng ta theo các định hướng giá trị của một nhóm sinh cho trước theo thời gian, nhóm tuổi không trở nên định hướng truyền thống hay định hướng-sống sót khi nó già đi, như sự diễn giải chu kỳ-sống (vòng-đời: life-cycle) ngụ ý. Thay vào đó, các sự khác biệt thế hệ là một thuộc tính kéo dài của các nhóm tuổi cho trước, mà có vẻ phản ánh các điều kiện hình thành khác nhau họ đã trải nghiệm khi các nhóm tuổi kế tiếp nhau lớn lên dưới các điều kiện ngày càng thuận lợi hơn. Các sự khác biệt giữa thế hệ được tìm thấy trong các xã hội hậu công nghiệp có vẻ phản ánh các sự thay đổi kinh tế xã hội dài hạn nảy sinh từ các phép màu kinh tế đã xảy ra trong các thập niên sau Chiến tranh Thế giới II.

Chương 5 xem xét các thay đổi theo thời gian mà đã xảy ra trong các thành phần cụ thể của hai chiều giá trị. Thí dụ, một khía cạnh quan trọng của sự lên của các giá trị tự-thể hiện là sự lan ra của các hình thức hành động quần chúng thách thức-elite: mọi người ngày càng trở nên có khả năng ký các bản kiến nghị và tham gia vào các cuộc biểu tình và các cuộc tẩy chay. Một sự thay đổi lớn khác liên quan đến các giá trị gia đình và các chuẩn mực tình dục. Về truyền thống, gia đình là đơn vị tái sinh sản của bất kể xã hội nào. Vì vậy, các nền văn hóa truyền thống có khuynh hướng lên án khắc nghiệt bất kể hành vi nào có vẻ đe dọa sự tái sinh sản và việc nuôi dạy trẻ con bên trong gia đình, như sự đồng tính dục, sự ly hôn, và sự phá thai. Nhưng trong các xã hội hậu công nghiệp với các định chế phúc lợi tiên tiến, một gia đình mạnh không còn cần thiết cho sự sống sót nữa. Các chuẩn mực cứng nhắc này dần dần mất chức năng của chúng, và nhiều chỗ hơn được trao cho sự tự-thể hiện cá nhân. Điều này không xảy ra một sớm một chiều. Các chuẩn mực thay đổi liên quan đến phá thai và sự đồng tính dục đã gây ra cuộc tranh luận chính trị nóng bỏng trong các xã hội đã phát triển ngày nay, nhưng sự chấp nhận ly dị, sự đồng tính dục, và sự phá thai đang lan ra ồ ạt khắp các xã hội hậu công nghiệp giàu có – nhưng không trong các xã hội thu nhập-thấp, nơi sự bất an toàn sinh tồn vẫn phổ biến.

Chương 6 khảo sát tỉ mỉ các đặc điểm tâm lý của các giá trị tự-thể hiện, cho thấy các sự liên kết mật thiết của chúng với các thang chủ nghĩa cá nhân và tự trị được sử dụng rộng rãi và được phát triển bởi các nhà tâm lý học xã hội. Các thang này dựa vào các lý thuyết khác nhau và các nguồn dữ liệu khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau. Nhưng như chúng tôi chứng minh, chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và các giá trị tự-thể hiện tất cả đều đề cập đến cùng chiều cơ bản: chúng phản ánh định hướng cơ bản hướng tới sự giải phóng con người. Bài tập về giải tam giác này không chỉ xác nhận tính hợp lệ của chiều các giá trị tự-thể hiện. Nó cũng soi sáng bản chất chống-kỳ thị của các giá trị tự-thể hiện, cho biết rằng sự lan ra của các giá trị này sẽ làm cho các công chúng nhân văn hơn nhưng không ích kỷ hơn.

Sau khi phân tích các lực định hình các giá trị con người, phần thứ hai của cuốn sách này xem xét tác động xã hội của các định hướng giá trị thay đổi. Chúng tôi tập trung vào các giá trị tự-thể hiện, các định hướng giá trị mà là trung tâm nhất cho sự phát triển con người và sự nổi lên của dân chủ. Chiều chính khác của sự biến thiên ngang-văn hóa của chúng ta – các giá trị truyền thống đối lại thế tục-duy lý – được xem xét trong một cuốn sách khác gần đây (Norris and Inglehart, 2004), cho nên chúng tôi cho nó tương đối ít sự chú ý ở đây. Thay vào đó, chúng tôi đề cập đến các câu hỏi được tranh luận nhiều nhất trong các khoa học xã hội: mối liên kết nhân quả giữa các giá trị và các định chế. Trong khoa học chính trị, cuộc tranh luận này tập trung vào câu hỏi, Một văn hóa chính trị thân dân chủ giữa công chúng có là một điều kiện trước (precondition) cho thành công của các định chế dân chủ ở mức hệ thống? Hay các giá trị quần chúng thân dân chủ đơn giản là một hệ quả của việc sống dưới các định chế dân chủ?

Chương 7 thảo luận liên kết nhân quả giữa các giá trị dân chủ và các định chế dân chủ bên trong khung khổ phát triển con người, tập trung vào các điều kiện xác định mọi người có bao nhiêu quyền tự do trong việc định hình đời sống của họ. Dân chủ tự do (liberal democracy) là sống còn trong khía cạnh này bởi vì nó bảo đảm các quyền dân sự và chính trị mà trao quyền cho người dân để đưa ra các lựa chọn tự trị trong các hoạt động riêng tư và công của họ: nó thể chế hóa quyền tự do hành động. Sự lựa chọn con người là ở tâm của dân chủ tự do, và đòi hỏi quần chúng cho dân chủ phản ánh sự ưu tiên mà mọi người trao cho sự lựa chọn tự trị. Mặc dù mong muốn quyền tự do là một khát vọng con người phổ quát, nó không lấy sự ưu tiên cao nhất khi người dân lớn lên với cảm giác rằng sự sống sót là không chắc chắn. Nhưng khi sự sống sót có vẻ chắc chắn, sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện làm cho sự nổi lên của dân chủ ngày càng có khả năng nơi nó vẫn chưa tồn tại và làm cho dân chủ ngày càng hiệu quả ở nơi nó tồn tại rồi. Ngược lại, việc chấp nhận các định chế dân chủ không tự động làm cho các giá trị tự-thể hiện của người dân có ưu tiên cao nhất. Các giá trị này nổi lên khi sự phát triển kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc vật chất, nhận thức, và xã hội lên sự lựa chọn con người, nuôi dưỡng một cảm giác chủ quan về sự an toàn sinh tồn. Điều này có thể xảy ra dưới các định chế hoặc dân chủ hay độc đoán, phụ thuộc vào liệu chúng có đạt các mức cao của sự phát triển kinh tế xã hội hay không. Sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện không phản ánh sự tồn tại trước của dân chủ; hoàn toàn ngược lại, nó có thể nổi lên dưới các định chế hoặc dân chủ hay độc đoán, và khi nó có nổi lên, nó gây ra các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ. Vì vậy, Chương 7 cho rằng mũi tên nhân quả trong mối quan hệ giữa dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện chạy từ sự thay đổi văn hóa đến dân chủ chứ không phải ngược lại.

Chương 8 kiểm định (test) các định đề này về mối liên kết nhân quả giữa các giá trị quần chúng và các định chế dân chủ, phân tích một lượng lớn bằng chứng kinh nghiệm nhằm để xác định liệu các giá trị tự-thể hiện gây ra các định chế dân chủ, hay liệu các định chế dân chủ gây ra các giá trị tự-thể hiện để nổi lên. Chúng tôi làm việc này trong một chiến lược bốn bước, sử dụng vài cách tiếp cận giải tích khác nhau và những cách khác nhau để đo các biến then chốt của chúng ta, để phân tích các nguyên nhân của dân chủ tự do.

Thứ nhất, chúng tôi sử dụng các số điểm về các quyền dân sự và chính trị của Freedom House như các chỉ số của dân chủ tự do. Tận dụng sự thực rằng làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba đã mang lại một sự mở rộng ồ ạt của dân chủ, chúng tôi phân tích liệu mức dân chủ tự do mà một nước cho trước đã có trước làn Sóng thứ Ba có một tác động mạnh hơn lên mức tiếp sau của các giá trị tự-thể hiện của nó; hay liệu các mức này của các giá trị tự-thể hiện có một tác động lớn hơn lên các mức dân chủ sau làn Sóng thứ Ba. Các kết quả ủng hộ mạnh mẽ diễn giải sau cùng.

Thứ hai, chúng tôi kiểm định luận đề phù hợp (congruence thesis), phân tích mức mà các sự sai lệch giữa mức cầu quần chúng cho dân chủ của một nước và mức dân chủ của nó có vẻ định hình các sự thay đổi theo sau về mức dân chủ. Các kết quả cho thấy rằng các sự thay đổi lớn tới các định chế dân chủ hơn chắc có khả năng xảy ra nhất trong các xã hội nơi cầu quần chúng cho tự do vượt cung thể chế của quyền tự do. Ngược lại, mặc dù hầu hết các nước đã chuyển tới các mức dân chủ cao hơn trong thời kỳ này, ít nước đã di chuyển theo chiều ngược lại – và chúng đã thường là các xã hội trong đó cung tự do trước đó đã tương đối cao, so với mức cầu quần chúng cho tự do. Những sự thay đổi chế độ tới và khỏi dân chủ phần lớn phản ánh sự sai lệch [cung-cầu] có trước giữa cầu quần chúng đích thực và mức dân chủ thực sự của xã hội.

Thứ ba, chúng tôi dựa vào văn liệu gần đây liên quan đến “các nền dân chủ phi tự do,” “các nền dân chủ bầu cử,” “các nền dân chủ thiếu sót,” và “các nền dân chủ chất lượng-thấp,” mà cho rằng nhiều nền dân chủ mới của làn Sóng thứ Ba là dân chủ chỉ trên danh nghĩa. Các quyền dân sự và chính trị không nhất thiết tồn tại trong thực tế; chúng có thể bị làm cho vô hiệu bởi hành vi elite thối nát vi phạm luật trị (rule of law). Chúng tôi sử dụng các chỉ số hành vi elite tuân thủ-luật (tức là, “tính liêm chính elite [elite integrity]”) để đo nền dân chủ thực sự hiệu quả như thế nào; việc này cho phép chúng tôi kiểm định tác động của các giá trị tự-thể hiện lên các mức tiếp sau của dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho các biến khác nổi bật trong văn liệu dân chủ hóa. Các giá trị tự-thể hiện cho thấy một tác động dương vững chãi và mạnh lên dân chủ hiệu quả ngay cả khi chúng tôi kiểm soát cho các nhân tố khác – và ngay cả khi chúng tôi kiểm soát cho một kinh nghiệm trước của xã hội với dân chủ.

Thứ tư, chúng tôi xem xét các sự sai lệch giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả, như chúng được tạo ra bởi các biến đổi về tính liêm chính elite. Các phân tích này chứng minh rằng các giá trị tự-thể hiện hoạt động như một lực xã hội mà khép lại khe hở giữa dân chủ danh nghĩa và dân chủ thật bằng việc gây ra các áp lực lên tính liêm chính elite. Như thế, một khía cạnh căn bản của hành vi elite – tính liêm chính elite – không độc lập với các thuộc tính mức-quần chúng. Nó phản ánh chúng.

Các phân tích này sử dụng bốn cách khác nhau của việc đo và phân tích dân chủ, nhưng chúng đều chỉ tới cùng kết luận: các giá trị tự-thể hiện có một tác động to lớn lên thành tích dân chủ tiếp sau của một xã hội nhưng bản thân chúng chỉ bị ảnh hưởng khiêm tốn bởi mức dân chủ trước của một xã hội.

Các chương 9 và 10 giải quyết các vấn đề lý thuyết và phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu dân chủ hóa và sự thay đổi giá trị. Chương 9 liên hệ các phát hiện của chúng tôi với các lý thuyết thay thế, mà nhấn mạnh các nhân tố nhân quả khác đằng sau sự nổi lên và sự củng cố của dân chủ hơn là các lực xã hội giải phóng liên kết với các giá trị tự-thể hiện tăng lên. Hầu hết các lý thuyết bỏ qua hay bác bỏ tác động của các lực xã hội rộng hơn lên dân chủ hóa, nhấn mạnh vai trò của khung cảnh quốc tế và các diễn viên tập thể. Cả hai góc nhìn là đúng một phần, nhưng chúng không làm mất hiệu lực của vai trò của các lực xã hội thúc đẩy, như các giá trị tự-thể hiện của công chúng. Thực ra, tác động lẫn nhau giữa khung cảnh quốc tế, các diễn viên tập thể, và các lực xã hội là quan trọng. Những thay đổi trong khung cảnh quốc tế đôi khi đã là cần thiết nhằm để khai thông tác động của các lực xã hội bám rễ vào các giá trị tự-thể hiện của công chúng. Nhưng khung cảnh quốc tế không thể tạo ra các giá trị này – chúng được tạo ra bởi các kinh nghiệm tồn tại trực tiếp của công chúng. Nơi thiếu vắng các giá trị này, các điều kiện quốc tế thuận lợi không giúp để thiết lập các định chế dân chủ hiệu quả. Hơn nữa, dân chủ hóa luôn luôn diễn tiến qua hành động tập thể. Nhưng phải có các lực thúc đẩy hướng các hành động tới các kết cục cụ thể. Các giá trị tự-thể hiện của số đông là một lực như vậy, vì chúng chuyển các hành động tập thể tới các kết cục dân chủ, khi các điều kiện bên ngoài cho phép nó.

Chương 10 giải quyết một vấn đề phương pháp luận căn bản mà vẫn bị hiểu lầm một cách rộng rãi. Ngay cả ngày nay, nhiều nhà khoa học xã hội cho rằng các hiện tượng phải hoạt động theo cùng cách ở mức cá nhân như ở mức hệ thống – và rằng trừ phi chúng hoạt động, bất kể mối liên kết nào giữa chúng chẳng hiểu vì sao là “giả”. Trong khung cảnh của cuốn sách này, câu hỏi là, Làm sao các giá trị và niềm tin của số đông, mà tồn tại chỉ bên trong các cá nhân, lại có một tác động lên dân chủ, mà tồn tại chỉ ở mức xã hội? Chúng tôi cho thấy rằng các thái độ mức-cá nhân, như các giá trị tự-thể hiện, có các xu hướng trung tâm đích thực là các đặc trưng mức-xã hội mà có thể tác động đến các đặc trưng mức-xã hội khác, như dân chủ, theo những cách mà không được – và không thể được – phản ánh ở mức cá nhân (nơi dân chủ không tồn tại). Như chúng tôi sẽ cho thấy, liệu các mối liên kết như vậy có là “giả” hay là thực chỉ có thể được phân tích ở mức nơi mối liên kết tồn tại: mức xã hội. Nhằm để xem xét các mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và văn hóa chính trị, ta phải tổng hợp (aggregate) các giá trị mức-cá nhân lên mức quốc gia.

Hầu hết nghiên cứu về văn hóa chính trị dựa vào giả thiết rằng các thái độ số đông nào đó, như sự ủng hộ cho dân chủ hay sự tin cậy công dân, là cốt yếu cho dân chủ ở mức xã hội. Nhưng các nghiên cứu này sau đó đi tiếp để phân tích sự xác định các thái độ này ở mức cá nhân, để giả thiết rằng chúng có các hệ quả mức xã hội như một sự tin không cần được xem xét. Chúng tôi thì không. Có dữ liệu từ tám mươi xã hội chiếm hầu hết dân số thế giới, chúng tôi có thể tiến hành các kiểm tra ý nghĩa thống kê của các mối liên kết thực tế giữa các giá trị và các thái độ số đông cụ thể, và các hiện tượng mức-xã hội như dân chủ. Một số phát hiện gây ngạc nhiên. Nhiều thái độ số đông mà xuất hiện nổi bật trong nghiên cứu về văn hóa chính trị cho thấy các mối liên kết kinh nghiệm yếu đáng ngạc nhiên với dân chủ, trong khi các mối liên kết khác, mà đã bị bỏ qua, lại cho thấy các mối liên kết mạnh nổi bật.

Chương 11 khảo sát các biến mà văn liệu văn hóa chính trị coi là cốt yếu cho dân chủ, nhằm để xem xét cái nào trong số các thái độ này thực sự xác đáng cho dân chủ, việc kiểm tra tác động mức xã hội của chúng lên các mức dân chủ tiếp sau. Các chỉ số này gồm các giá trị công xã chủ nghĩa (communitarian values), như sự tin cậy vào các định chế công, tư cách thành viên trong các hiệp hội, và sự tuân theo chuẩn mực. Các kết quả là rõ: sự nhấn mạnh đến các giá trị tự-thể hiện là quan trọng cho dân chủ hơn các nhân tố công xã và các biến khác được kiểm tra. Và đáng ngạc nhiên như nó có chể có vẻ, các giá trị tự-thể hiện đóng một vai trò thậm chí cốt yếu trong việc củng cố dân chủ hơn bản thân sự ủng hộ công khai cho dân chủ – mà thường bị thổi phồng bởi các tác động đáng mong muốn xã hội và sự ủng hộ được thúc đẩy về mặt phương tiện. Các giá trị tự-thể hiện, ngược lại, được đo theo những cách mà không có sự ám chỉ rõ ràng nào đến dân chủ và như thế không bị thổi phồng bởi lời nói cửa miệng với một từ mà ngày nay có ngụ ý về tính đáng mong muốn xã hội hầu như ở mọi nơi. Các giá trị này phải ánh một sự cam kết nội tại đối với sự lựa chọn tự trị con người, yếu tố cốt lõi của dân chủ. Các phát hiện này ủng hộ sự diễn giải rằng dân chủ hóa trên hết là một quá trình giải phóng con người mà trao quyền cho người dân. Bản chất của nó là sự thể chế hóa sự lựa chọn tự do, và quá trình này chủ yếu được thúc đẩy bởi các lực xã hội liên kết với sự tự-thể hiện con người.

Chương 12 đề cập đến một hệ quả khác của các lực giải phóng liên kết với các giá trị tự-thể hiện: xu hướng của chúng để thúc đẩy bình đẳng giới. Ngày nay, xu thế tới sự bình đẳng giới tăng lên tỏa khắp các xã hội hậu công nghiệp. Xu thế này là gần đây về mặt lịch sử, phản ánh sự thực rằng dân chủ là một khái niệm tiến hóa. Sự trao quyền giới đã ngày càng trở thành thuộc tính được chấp nhận rộng rãi của dân chủ, và, như chúng tôi chứng minh, sự nhấn mạnh quần chúng tăng lên đến sự tự-thể hiện là một trong những lực xã hội mạnh mẽ nhất đằng sau xu thế này. Như thế, bình đẳng giới tăng lên là một khía cạnh chính khác của quá trình phát triển con người. Nhà nước phúc lợi, sự nổi lên của xã hội tri thức, và các truyền thống dân chủ cũng là xác đáng cho bình đẳng giới, nhưng chủ yếu cho đến nay khi chúng được liên kết với sức đẩy giải phóng của các giá trị tự-thể hiện. Bình đẳng giới tăng lên là một thành phần cốt yếu của sự lên của các xã hội nhân văn.

Chương 13 xem xét các hệ lụy chuẩn tắc và khung cảnh lịch sử của phiên bản thống nhất của chúng tôi về lý thuyết hiện đại hóa. Chúng tôi cho rằng các giá trị tự-thể hiện không phải là ích kỷ mà là nhân văn: chúng nhấn mạnh không chỉ sự tự trị cho bản thân mình mà cho cả những người khác nữa, các phong trào thúc đẩy cho các quyền của trẻ em, phụ nữ, những người đồng tính, những người khuyết tật, và các thiểu số sắc tộc và các mục tiêu phổ quát như vậy như bảo vệ môi trường và tính bền vững sinh thái. Dải rộng này của các phong trào xã hội chống kỳ thị phản ánh một xu hướng rộng đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các chuẩn mực nhân văn.

Phần Kết luận tóm tắt các phát hiện của chúng tôi trong một “Lý thuyết Giải phóng về Dân chủ,” cho rằng sự lên của các lực xã hội giải phóng liên kết với các giá trị tự-thể hiện tạo thành nhân tố duy nhất quan trọng nhất thúc bách cho dân chủ. Việc củng cố và duy trì dân chủ không đơn giản là vấn đề thiết kế hiến pháp đúng hay có các elite tận tâm với các chuẩn mực dân chủ. Nó phản ánh sự nhấn mạnh tăng lên của quần chúng đến sự tự trị con người.

Các phát hiện của chúng tôi cảnh cáo chống lại niềm tin ngây thơ rằng việc thiết kế các dàn xếp hiến pháp đúng và việc làm lễ nhậm chức cho các elite tận tụy với dân chủ là tất cả cái người ta cần để thiết lập nền dân chủ. Nền dân chủ hiệu quả gồm nhiều hơn sự thiết kế hiến pháp và các elite tận tụy rất nhiều; nó phản ánh các lực giải phóng rộng hơn vốn có trong sự phát triển con người. Phần lớn văn liệu gần đây về dân chủ hóa đã bỏ qua chủ đề trung tâm nhất của dân chủ: sự giải phóng con người.

Cuốn sách này tích hợp một lượng khổng lồ bằng chứng kinh nghiệm vào một phiên bản thống nhất của lý thuyết hiện đại hóa. Khi nó đạt các mức cao của sự phát triển, các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người, sinh ra các xã hội ngày càng nhân văn. Sự nổi lên và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ là một thành phần chính của quá trình rộng hơn này.

Comments are closed.