Mô hình Lewis giải thích các nền văn hóa trên thế giới

Tác giả: Gus Lubin
Người dịch: Ku Búa

Giới thiệu: bài viết này nhằm giải thích vì sao người Việt Nam chúng ta thường có những bất đồng văn hóa trong môi trường làm việc với các đồng nghiệp nước bạn. Theo Lewis, có 3 loại văn hóa: 1) Chủ động đơn phương 2) Chủ động đa phương 3) Phản ứng/thụ động. Người Việt Nam chúng ta là ví đụ diển hình của nền văn hóa thụ động.


Là một người có thể nói được 10 ngôn ngữ và đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhà ngôn ngữ học Anh Quốc Richard Lewis cho rằng ông ta có đủ tư cách để lập biểu đồ để giải các nền văn hóa trên thế giới.

Rất nhiều người đã cho rằng ông ta phân tích rất chính xác, khi cuốn cách của ông ta “When Cultures Collide” với bản in lần thứ 3 đã bán hơn 1 triệu cuốn từ năm 1996 và đã được gọi là “một lộ trình đáng tin cậy để điều hướng nền kinh tế thế giới” bởi tờ báo Wall Street Journal.

Lewis chia các quốc gia ra 3 nhóm:

1. Chủ động đơn phương (Linear-actives) – những dân tộc (văn hóa) nào lập kế hoạch, lịch trình, tổ chức, làm việc dựa theo chuỗi hành động, làm từng việc một. Người Đức và Thụy Sĩ nằm trong nhóm này,

2. Chủ động đa phương (Multi-actives) – những dân tộc (văn hóa) linh động, nói nhiều, làm nhiều thứ cùng một lúc, lập kế hoạch không theo giờ giấc mà theo cảm tính và độ quan trọng của từng việc. Người Ý, Mỹ Latin và Ả Rập thuộc nhóm này.

3. Phản ứng/thụ động (Reactives) – những dân tộc (văn hóa) coi trọng lễ nghĩa và phép lịch sự, lắng nghe trong yên lặng và bình tĩnh trong cuộc nói chuyện và phản ứng cẩn thận với các đề nghị của đối phương. Người Tàu, Việt, Nhật và Phần Lan nằm trong nhóm này.

Ông ta cho rằng sự phân chia các nền văn hóa theo 3 nhóm trên đã không thay đổi mấy trong nhiều năm qua.

Cách cư xử của các dân tộc của các nền văn hóa khác nhau không phải là ngẫu nhiên, mà có một xư hướng, trình tự và truyền thống. Phản ứng của người Mỹ, người Châu Âu và Châu Á đều có thể được đoán trước, lý luận và quản lý. Mặc dù trong những nước có sự thay đổi nhanh chóng về chính trị và kinh tế (như Nga, Trung Quốc, Hungary, Ba Lan, Hàn Quốc, Mã Lai, vân vân) những tín ngưỡng và thái độ lâu năm sẽ chống cự lại sự thay đổi nhanh chóng trước áp lực của các nhà cải tổ, cơ quan chính phủ hoặc các công ty đa quốc gia.

Mục đích của sự phân tích này là để hòa đồng với mọi người từ các nền văn hóa khác nhau.

“Bằng cách tập trung vào nguồn gốc của văn hóa và cách cư xử, trong xã hội và thương mại, chúng ta có thể thấy trước và tính trước với độ chính xác rất ngạc nhiên về việc người khác sẽ phản ứng ra sao trước kế hoạch của chúng ta trình bày, và chúng ta có thể đoán trước được họ sẽ tiếp cận chúng ta như thế nào.” Lewis viết.

Theo Richard Lewis, con người hoặc các dân tộc có thể chia thành 3 nhóm.

Chủ động đơn phương (Linear-active):

• Ngăn nắp, biết sắp xếp.
• Hành động theo quá trình.
• Tập trung làm một việc cho xong và tới cùng.
• Nói chuyện phân nửa trong giờ làm việc.
• Suy nghĩ và sắp xếp trước, từng bước một.
• Lễ phép nhưng đi thẳng vấn đề.
• Đối mặt với vấn đề một cách logic.
• Tập trung cho công việc.
• Coi trọng chứng cứ khoa học.
• Hành động thiên về kết quả.
• Luôn luôn làm với mục đích.
• Coi trọng văn bản (giấy tờ thủ tục hành chính)
• Ít dùng ngôn ngữ cơ thể.
• Đức, Thụy Sĩ là ví dụ điển hình.

Chủ động đa phương (Multi-active):

• Làm nhiều việc cùng một lúc.
• Sắp xếp công việc không theo thời khóa biểu mà theo cảm tính và tầm quan trọng của từng việc.
• Nói chuyện nhiều.
• Lên kế hoạch cụ thể, không từng bước một và chính xác.
• Hay dùng cảm xúc.
• Đối mặt với vấn đề bằng cảm xúc.
• Hành động thiên về hòa đồng với mọi người.
• Đặt tình cảm và cảm tính trước chứng cứ khoa học.
• Coi trọng mối quan hệ.
• Hay vòng vo.
• Coi trọng lời nói hơn chữ.
• Dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể
• Ý, Nam Mỹ và Trung Đông là ví dụ điển hình.

Phản ứng/thụ động (Reactive):

• Văn hóa coi trọng nghi lễ.
• Lắng nghe người khác một cách trầm lặng và phản ứng tương tự.
• Lắng nghe nhiều hơn nói.
• Phản ứng khi người khác hành động, chứ không chủ động lên tiếng.
• Coi trọng nguyên tắc xã hội.
• Lễ phép và hiếm khi nào đi thẳng vấn đề.
• Không bao giờ đối mặt với vấn đề.
• Rất coi trọng người khác.
• Câu nói cũng là lời nói.
• Tôn vinh sự hòa đồng.
• Hay thường kêu người khác lặp lại, hay nói qua nói lại về một vấn đề.
• Coi trọng cuộc gặp gỡ đối mặt.
• Dùng ngôn ngữ cơ thể nhẹ nhàng
• Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là ví dụ điển hình.

Mời các bạn nhìn 2 tấm hình đi kèm để thấy Mô Hình Văn Hóa của Lewis.

clip_image002

clip_image003

Nguồn: http://www.triethocduongpho.com/2015/03/16/mo-hinh-lewis-giai-thich-cac-nen-van-hoa-tren-the-gioi/

Comments are closed.