Ma phương trong Căn nhà giữa những đám mây

Đng Văn Sinh

Căn nhà giữa những đám mây - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ

Vũ Thành Sơn là nhà văn hiện sống ở Sài Gòn, và những năm qua, anh đã có mấy đầu sách trước khi cho in tác phẩm này ở nhà xuất bản Phụ Nữ.

CĂN NHÀ GIỮA NHỮNG ĐÁM MÂY chỉ khoảng trên hai trăm trang nhưng theo tôi là cuốn tiểu thuyết có tầm vóc đáng nể, bởi nó được viết bởi phong cách ngôn ngữ đặc trưng thể hiện khá rõ ở loại tiểu thuyết “dòng ý thức” thuộc khuynh hướng sáng tác hậu hiện đại.

Trước hết, xét về điểm nhìn nghệ thuật, văn bản của Vũ Thành Sơn khác một cách cơ bản với phần còn lại của các tác giả viết theo khuynh hướng hiện thực cổ điển. Đó là tác giả tạo cho mình một vị trí quan sát nằm ngoài văn bản cho dù nhân vật “tôi” trong truyện có mối liên quan mật thiết với các thành viên trong gia đình. Anh ta chỉ dùng khái niệm “gia đình” như một hình thức ẩn dụ để bộc lộ tư tưởng triết mỹ trong các mối tương quan xã hội. Từ lối tư duy mang tinh thần triết lý nhân sinh, nhân vật “tôi” tức Lân, không coi các giá trị truyền thống, đạo đức nằm trong cái khung văn hóa đang hiện hữu là dĩ thành bất biến. Nhìn tổng quát xem ra có vẻ ổn định nhưng thực chất hầu hết đã bị tha hóa. Sự biến dạng các giá trị cứ âm thầm diễn ra hàng ngày hàng giờ. Nó mang tính quy luật bất khả kháng ngay với cả một cộng đồng.

Người đọc có thể nhận thấy rất rõ, tinh thần hậu hiện đại chi phối toàn bộ quá trình phát triển mạch truyện. Nó được cụ thể hóa, thậm chí chi tiết hóa ở hầu hết sự phát triển tuyến nhân vật như bà mẹ, ông bố, chị Hai, anh Lâm, cô em gái chết yểu, Nhung, Lãm Thúy… Tất cả đều khẳng định một quan điểm xuyết suốt, quan hệ gia đình lỏng lẻo, cách ứng xử hoàn toàn vô tình, vô cảm bởi không khí xã hội bức bối, mệt mỏi.

Tính phổ biến của tiểu thuyết hậu hiện đại là đa hướng, nhiều trung tâm và không có đại tự sự thể hiện rất rõ trong CĂN NHÀ GIỮA NHỮNG ĐÁM MÂY. Vì thế, cái khung văn bản ngay từ đầu đã được tác giả xác lập bằng cách không thể đo đếm không gian và thời theo cách hiểu thông thường. Cấu trúc văn bản “dòng ý thức” của Vũ Thành Sơn là hiện tại xen kẽ hồi ức và cũng không thể kể lại được theo trình tự tuyến tính. Hơn nữa, các nhân vật, sự kiện xuất hiện lại giống như sự ngẫu nhiên và thường là bị đảo lộn trật tự. Chi phối toàn bộ thiên truyện là các tiểu tự sự tương quan với chuỗi hồi ức nhưng tất cả đều bị đẩy ra vùng biên, xa trung tâm. Nếu không đọc kỹ và nhất là trí nhớ kém, ta rất khó hình dung ra logic mạch truyện. Có thể nói, văn bản tiểu thuyết giống như một mê cung đầy các lối rẽ bất chợt. Việc chia ra 15 chương chỉ có tính quy ước. Tất cả các chương đều móc xích với nhau như một ma phương. Hầu hết các nhân vật, kể cả những người đã chết đều lần lượt xuất hiện qua dòng hồi ức của nhân vật Lân hình thành sự tương tác giữa vô vàn tham số không gian, thời gian, thời đại và các giá trị sống dưới con mắt của một người chẳng xem cái gì là quan trọng. Cách nhìn mang màu sắc giễu nhại ấy chính là tinh thần văn chương hậu hiện đại.

Nhưng phong cách ngôn ngữ của tác giả thì đúng là vượt ra ngoài giới hạn thông thường đạt đến trình độ cao.

Từ đầu đến cuốn tiểu thuyết, tác giả sử dụng một phong cách ngôn ngữ luận lý điển hình gần với ngôn ngữ của các tiểu thuyết phương Tây nổi tiếng như “Đi tìm thời gian đã mất” (À la recherche du temps perdu) của Marcel Proust hay “Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro” (The Snows of Kilimanjaro) của Ernest Hemingway. Vì thế, ta càng đọc càng thấy, cấu trúc câu văn cũng như ngữ đoạn của Vũ Thành Sơn luôn luôn tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch là không sử dụng lớp từ ngữ tiêu dùng mòn sáo như nhà nghiên cứu văn học La Khắc Hòa gọi là “ngôn ngữ nghĩa địa”. Cho dù là trần thuật, miêu tả, hồi ức hay độc thoại tư tưởng, mạch văn của CĂN NHÀ GIỮA NHỮNG ĐÁM MÂY bao giờ cũng lấp lánh trí tuệ của một thứ ngôn ngữ sang trọng phản ánh năng lực tư duy chiều sâu. Những câu văn đầy nội lực, đa nghĩa và hàm súc luôn mang đến cho người đọc những trăn trở, suy ngẫm về thiết chế văn hóa vốn đã định hình từ bao đời, giờ bỗng chốc được đo bằng một hệ giá trị khác: “…gia mt ngưi sp bưc sang bên kia thế gii và mt phiên bn hoàn ho là chtôi, tôi càng cm nhn hơn lúc nào hết tt csc nng ca điu đó. Tôi nhn ra mi liên hmáu mkhông thlàm nên sràng buc gia chúng tôi vi nhau, cùng lm nó chcó thlà mt chng cthun túy sinh hc đđgii thích tương quan gia các sinh vt. Sgn bó gia chúng tôi có lcòn cn nhiu hơn thế, cn đến cthói quen, ký c và trí tưng tưng”. Và đây nữa, tác giả không giấu giếm cảm quan của mình về “đấng sáng tạo toàn năng” mà vẫn không tránh khỏi “quy trình” có lúc bị “lỗi”: “Sthiếu cn trng ca Đng Toàn Năng đã đli trong bn cht ca con ngưi mt sbt toàn không thcu vãn”. Nhưng chưa hết, ngay cả cách tả cảnh bầu trời đêm, tác giả cũng vận dụng tối đa lớp từ vựng triết luận, trong đó, thao tác lật ngược vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu: “Tôi ngưc mt nhìn lên bu tri tht lâu, dõi tìm mt đóm ánh sáng le lói cho đến lúc chchc tan biến vào không gian thăm thm trưc mt và nhng con sóng dtrong lòng lm dn vào cái tch lng hp hi ca mt ngày tàn”. Ngay cả với anh ruột mình, Lân cũng có cách nhận xét bằng thứ ngôn ngữ vô cùng ấn tượng: “Lâm là vy, nhng du chm lng, mt ví dhoàn ho vtình trng cn ci ca nhng rung đng chân tht và mt nim tin vào nhau. Trong suy nghĩ ca tôi, Lâm mi thc slà scân bng cn thiết đlàm cho thế gii suy nhưc bi căn bnh thiếu máu kinh niên không thcu vãn ca nó trli khe mnh”…

Là một tiểu thuyết dòng ý thức thuộc khuynh hướng hậu hiện đại, với CĂN NHÀ GIỮA NHỮNG ĐÁM MÂY, tác giả không nhằm đưa ra bài học luân lý hay phương châm sống, cũng rất khó chỉ ra tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là gì. Cuốn sách giống như dòng hồi ức theo thứ trật tự riêng của một nhân vật về cha mẹ anh chị em mình trong mối quan hệ lỏng lẻo, mờ nhạt ở một không gian và thời gian đã bị chuyển đổi khác hẳn bản chất vật lý của nó.

Hãy đọc và suy ngẫm. Mỗi chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho riêng mình.

Comments are closed.