Nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt hậu Đổi mới (kỳ 3)

 

Đỗ Quyên

THAM LUẬN HỘI THẢO “THẾ HỆ NHÀ VĂN SAU 1975”

Đại học Văn hóa Hà Nội – 28/4/2016

 

DANH SÁCH SỐ 4 (theo phân loại Thể tài)

• Phê bình phản tư:

Trương Tửu, Hoàng Ngọc Hiến, Phan Ngọc, Đặng Phùng Quân, Văn Tâm, Thanh Tâm Tuyền, Trần Đình Sử, Huỳnh Phan Anh, Vương Trí Nhàn, Khế Iêm, Lã Nguyên, Chân Phương, Đỗ Minh Tuấn, Bùi Vĩnh Phúc, Trần Ngọc Vương, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc, Ngô Tự Lập, Đặng Thân, Đoàn Cầm Thi, Nguyễn Thanh Sơn, v.v.

• Phê bình chuẩn hóa:

Nguyễn Đình Thi, Vũ Hạnh, Nguyễn Văn Hạnh, Phan Cự Đệ, Trần Văn Tích, Hồ Sĩ Vịnh, Hà Minh Đức, Phong Lê, Mai Quốc Liên, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Phan Trọng Thưởng, Nguyên An, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Ngọc Thiện, Lê Quang Trang, Lê Thành Nghị, Hà Quảng, Đỗ Ngọc Yên, Anh Chi, Đinh Quang Tốn, Nguyễn Thanh Tú, v.v.

• Phê bình phản biện – luận chiến – kiểm dịch:

Trương Tửu, Vũ Hạnh, Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đăng Thường, Mai Quốc Liên, Vương Trí Nhàn, Trần Nhuận Minh, Trần Mạnh Hảo, Anh Chi, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Trần Nghi Hoàng, Dư Thị Hoàn, Hà Quảng, Văn Chinh, Nguyễn Mạnh Trinh, Đỗ Ngọc Yên, Bùi Công Thuấn, Chân Phương, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Văn Dân, Phùng Hoài Ngọc, Nguyễn Tà Cúc, Nguyễn Hoàng Sơn, Đông La, Inrasara, Nguyễn Hoàng Đức, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hòa, Nguyễn Hữu Sơn, Ngô Tự Lập, Chu Thị Thơm, Nguyễn Thanh Sơn, Hoài Nam, Lý Đợi, Lê Thiếu Nhơn, Hoàng Đăng Khoa, Ngô Hương Giang, v.v.

• Phê bình biên khảo – danh sách:

Hà Minh Đức, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Văn Long, Hoài Anh, Thái Doãn Hiểu, Thụy Khuê, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Vy-Khanh, Nguyễn Ngọc Thiện, Ngô Vĩnh Bình, Đỗ Quyên, Inrasara, Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Thân, v.v.

• Phê bình tổng quan:

Lê Đình Kỵ, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Phong Lê, Nguyễn Văn Long, Trần Văn Nam, Nguyễn Huệ Chi, Du Tử Lê, Thụy Khuê, Lê Thành Nghị, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyên An, Khuất Bình Nguyên, Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng, Phạm Quốc Ca, Nguyễn Vy-Khanh, Lý Hoài Thu, Phan Tấn Hải, Bùi Công Thuấn, Bùi Vĩnh Phúc, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Hưng Quốc, Inrasara, Lưu Khánh Thơ, Phạm Phú Phong, Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Chí Hoan, Nguyễn Đăng Điệp, Trần Thiện Khanh, Đoàn Ánh Dương, Ngô Hương Giang, v.v.

Phê bình hồ sơ – biên bản – kiểm thảo:

Nguyễn Vũ Tiềm, Vương Trí Nhàn, Thái Kế Toại, Bùi Công Thuấn, Lê Vũ, Inrasara (“khởi xướng”), Nguyễn Chí Hoan, Trần Vũ; Hiền Nguyễn, v.v.

• Phê bình tư liệu – thực chứng:

Đặng Tiến, Hà Minh Đức, Thái Doãn Hiểu, Hồng Diệu, Lại Nguyên Ân (“khởi xướng”), Thái Kế Toại, Nguyễn Tà Cúc, Ngô Thảo, Ngô Vĩnh Bình, Thu Tứ, Nguyễn Hưng Quốc, Cao Việt Dũng, v.v.

• Phê bình tùy luận – tùy bút:

Trần Dần, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Quốc Trụ, Du Tử Lê, Lại Nguyên Ân, Trần Doãn Nho, Triệu Từ Truyền, Thanh Thảo, Trần Nghi Hoàng, Khuất Bình Nguyên, Đinh Quang Tốn, Ngu Yên, Thế Dũng, Nguyễn Đức Tùng, Đường Văn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quyến, Đà Linh, Đặng Thân, v.v.

• Phê bình đối thoại – phỏng vấn:

Hà Minh Đức, Thụy Khuê, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Tà Cúc, Nguyễn Đức Tùng (“khởi xướng”), Hồng Thanh Quang, Lý Đợi, Hoàng Đăng Khoa, v.v.

• Phê bình giai thoại:

Võ Phiến, Mai Thảo, Hà Minh Đức, Nguyễn Quốc Trụ, Vương Trí Nhàn, Nhật Tuấn, Hồng Diệu, Trần Mạnh Hảo, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Văn Chinh, Vũ Từ Trang, Ngô Vĩnh Bình, Mai Văn Hoan, Phùng Hoài Ngọc, Đặng Huy Giang, Trần Đình Thu, Nguyễn Quang Lập, Trần Đăng Khoa, Đặng Thân, v.v.

• Phê bình đồng hành:

Khổng Đức, Dương Tường, Văn Tâm, Hà Minh Đức, Phạm Công Thiện, Bằng Việt, Thái Doãn Hiểu, Trần Ninh Hồ, Lê Ngọc Trác, Kim Chuông, Nguyễn Nguyên Bảy, Đặng Văn Sinh, Lê Thành Nghị, Trịnh Thanh Sơn, Vũ Từ Trang, Khuất Bình Nguyên, Nguyên An, Ngu Yên, Bùi Việt Thắng, Đặng Huy Giang, Mai Văn Phấn, Trần Đình Thu, Văn Giá, Mai Bá Ấn, Đặng Thân, Trần Thiện Khanh, v.v.

• Phê bình phát hiện:

Trương Tửu, Phan Ngọc, Bùi Giáng, Lê Đạt, Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Mai Quốc Liên, Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh, Nhật Tuấn, Hoàng Hưng, Vương Trí Nhàn, Thái Doãn Hiểu, Lại Nguyên Ân, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Lai Thúy, Văn Chinh, Lã Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Tà Cúc, Thế Dũng, Đông La, Đặng Huy Giang, Đỗ Quyên, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hòa, Phạm Thị Hoài, Ngô Tự Lập, Đặng Thân, Đoàn Cầm Thi, Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Khải, Lê Thiếu Nhơn, Cao Việt Dũng, Nhã Thuyên, v.v.

• Phê bình phát ngôn – diễn đàn:

Trương Tửu, Trinh Đường, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phạm Hổ, Huỳnh Sanh Thông, Mai Thảo, Lê Đạt, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Nguyên Sa, Dương Tường, Nguyễn Bùi Vợi, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thiện Ðạo, Nguyễn Ngọc Bích, Tô Thùy Yên, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Tiến Văn, Võ Văn Trực, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Bùi Minh Quốc, Du Tử Lê, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Vương Trí Nhàn, Thạch Quỳ, Nguyễn Nguyên Bảy, Nhật Tuấn, Hoàng Hưng, Hữu Thỉnh, Võ Thanh An, Thái Doãn Hiểu, Thi Hoàng, Trần Ninh Hồ, Anh Ngọc, Vương Trọng, Phan Thị Thanh Nhàn, Nam Dao, Đỗ Chu, Trần Nhuận Minh, Thụy Khuê, Lại Nguyên Ân, Khế Iêm, Hồng Diệu, Luân Hoán, Ý Nhi, Vũ Duy Thông, Trần Trương, Ngô Thế Oanh, Phan Cung Việt, Nguyễn Đình Chính, Thanh Thảo, Văn Chinh, Trần Mạnh Hảo, Khánh Trường, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Mậu, Triệu Từ Truyền, Vũ Từ Trang, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Duy, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Trác, Lê Thành Nghị, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Văn Thọ, Trần Nghi Hoàng, Đỗ Ngọc Thạch, Bế Kiến Quốc, Đặng Phú Phong, Nguyễn Mạnh Trinh, Ngô Minh, Nguyễn Bá Chung, Vũ Trọng Quang, Thái Kế Toại, Nguyễn Huy Thiệp, Nhật Chiêu, Ngu Yên, Phan Nguyên, Nguyễn Tà Cúc, Đỗ Minh Tuấn, Phùng Hoài Ngọc, Lê Thị Huệ, Chân Phương, Lê Vũ, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Việt Chiến, Phan Tấn Hải, Trần Hoàng Vy, Bùi Chí Vinh, Mai Văn Phấn, Đặng Huy Giang, Đông La, Đỗ Kh., Nguyễn Đức Tùng, Black Raccoon, Đỗ Quyên, Phạm Xuân Nguyên, Thường Quán, Nguyễn Hữu Quý, Trần Ngọc Vương, Trần Hòa Bình, Nguyễn Quang Lập, Hoàng Ngọc-Tuấn, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Nguyễn Hưng Quốc, Trần Đăng Khoa, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Hòa, Đà Linh, Tạ Duy Anh, Văn Giá, Giáng Vân, Nguyễn Anh Nông/Kim Diệu Hương, Mai Bá Ấn, Phạm Thị Hoài, Tuyết Nga, Lê Minh Quốc, Mai Linh, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Hoàng Văn, Lê Thị Bích Hồng, Nguyễn Chí Hoan, Trần Vũ, Hồng Thanh Quang, Đinh Linh, Khải Minh, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Thận Nhiên, Đặng Thân, Phan Thị Vàng Anh, Phan Hoàng, Lê Anh Hoài, Phan Nhiên Hạo, Trần Đình Thu, Nguyễn Thanh Sơn, Phùng Văn Khai, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Thụy Anh, Lê Thiếu Nhơn, Dương Tử Thành, Trần Vũ Long, Văn Bảy/Lý Đợi, Cao Việt Dũng/Nhị Linh, Phan Tuấn Anh, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh; Hiền Nguyễn, v.v.

Phê bình thơ nữ:

Dương Tường, Khổng Đức, Vân Long, Thanh Thảo, Vũ Nho, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo, Đào Duy Hiệp, Phạm Xuân Nguyên, Inrasara, Văn Giá, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn Sơn, Chu Thị Thơm, Hoài Nam, Phan Hoàng, Lê Thiếu Nhơn, Trần Thiện Khanh, Nhụy Nguyên, Ngô Hương Giang, v.v.

DANH SÁCH SỐ 5 (theo phân loại Ảnh hưởng – Dấu ấn)

Top 1 đại biểu diễn đàn: Phạm Xuân Nguyên

[20]

Top 1 đại biểu phong trào: Inrasara[21]

Top 5 đại biểu:

Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên, Inrasara.

Thế hệ “xuất hiện và trưởng thành từ sau 1975”:

So với danh sách khoảng 40 người mà Ban tổ chức gợi ý các gương mặt tiêu biểu trong sáng tác, nghiên cứu – lý luận – phê bình, dịch thuật, thì non nửa (20 người) đã có trong danh sách của Tham luận: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Quang Quý, Inrasara, Nguyễn Việt Chiến, Lã Nguyên, Đỗ Lai Thúy, Huỳnh Như Phương, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Hữu Sơn, Hồ Thế Hà, Lưu Khánh Thơ, Chu Văn Sơn, Văn Giá. (Thứ tự theo danh sách của Ban tổ chức; x. Chú thích 15).

Ảnh hưởng tư tưởng: Hoàng Ngọc Hiến.

Ảnh hưởng học thuật:

Trương Tửu, Trần Đình Sử[22], Đỗ Lai Thúy[23].

Ảnh hưởng học đường:

Lê Đình Kỵ, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Lã Nguyên.

Ảnh hưởng cơ chế:

Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức, Phong Lê.

Ảnh hưởng chính trị – thời cuộc:

Trương Tửu, Nguyễn Đình Thi, Võ Phiến, Lê Đạt.

Ảnh hưởng trong cộng đồng:

Nguyễn Đình Thi, Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Lê Đạt, Mai Thảo, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Tiến, Phong Lê, Lại Nguyên Ân, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc, Inrasara, Trần Đăng Khoa.

Ảnh hưởng ngoài cộng đồng:

Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Tiến, Khế Iêm, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc.

Ảnh hưởng truyền thông – dư luận:

Bùi Giáng, Mai Thảo, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa, Nhã Thuyên.

• Dấu ấn trường phái:

Trương Tửu, Khế Iêm, Inrasara.

• Dấu ấn ngôn ngữ – phong cách:

Bùi Giáng, Võ Phiến, Thi Vũ, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Hưng Quốc, Trần Đăng Khoa.

• Dấu ấn xã hội:

Mai Thảo, Trần Đăng Khoa.

• Dấu ấn báo chí – diễn đàn:

Nguyễn Đình Thi, Mai Thảo, Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên.

• Dấu ấn học đường: Nhã Thuyên.

• Dấu ấn chuyên tâm:

Thái Doãn Hiểu, Khế Iêm, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara.

• Dấu ấn luận chiến: Trương Tửu, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Đỗ Minh Tuấn.

• Dấu ấn quốc tế:

Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Quang Thiều.


[20] Đỗ Lai Thúy đã “tập trung đánh giá vai trò của Phạm Xuân Nguyên, coi ông như là một trong những người quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn học nói chung và phê bình văn học nói riêng” (x. Bùi Hương Thảo; Nhà văn như Thị Nở” và vị thế phê bình văn học hiện nay, vietvan.vn 15/5/2014); và Đoàn Ánh Dương thấy: “Gần như không một ai có ít nhiều quan tâm đến văn học Việt Nam hiện đại, đến đời sống phê bình văn học Việt Nam, lại không biết đến Phạm Xuân Nguyên”. (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, tiasang.com.vn 25/4/2014).

[21] Nguyên Ngọc phát biểu trong lễ trao Giải thưởng Văn Việt mục Nghiên cứu – Phê bình 2014-2015 cho 19 bài phê bình thơ mang tên Hồ sơ Biên bản so sánh: “Về lĩnh vực nghiên cứu phê bình, đóng góp của Inrasara là rất quan trọng. […] Inrasara đã làm được công việc rất hay là so sánh những sáng tác thuộc nhiều trường phái khác nhau. Sự tổng kết của Inrasara mạnh dạn và quyết đoán, qua đó gợi ý và giúp cho sáng tác phát triển một cách có ý thức hơn” (x. Chế Diễm Trâm; bđd).

[22] Lã Nguyên nhận định:

“Trần Đình Sử là tác giả của gần 400 công trình lớn nhỏ, trong đó, nòng cốt là các tiểu luận và chuyên luận nghiên cứu thi pháp học. Những công trình nghiên cứu thi pháp học của ông có thể chia thành ba nhóm: lịch sử thi pháp, lí thuyết về thi pháp họcnghiên cứu thi pháp tác gia, tác phẩm, thi pháp thời đại văn học. Ở nhóm thứ ba này, Trần Đình Sử có ba chuyên luận lớn: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại (1999), Thi pháp ‘Truyện Kiều (2002).

Về mặt lí thuyết, Trần Đình Sử đã xác lập được một hệ thống phạm trù để bóc tách tác phẩm theo ba cấp độ: chỉnh thể – văn bản hình tượng – văn bản ngôn từ. Ở cấp độ chỉnh thể, ông tiếp cận tác phẩm từ ba phạm trù ‘cái’: hình thức quan niệm, quan niệm nghệ thuật về con ngườithế giới nghệ thuật. […] Ở cấp độ văn bản hình tượng, Trần Đình Sử tiếp cận sáng tác văn học từ hai bình diện: tổ chức chủ quantổ chức khách quan. Ông thường sử dụng khái niệm ‘hình tượng tác giả’, ‘kiểu tác giả’, ‘kiểu nhà thơ’ để mô tả bình diện cấu trúc chủ quan. Bình diện tổ chức khách quan của sáng tác văn học được ông mô tả chủ yếu bằng hai phạm trù ‘không gian và thời gian nghệ thuật’. Những khái quát của ông về ‘không gian lưu lạc’ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hoặc về ‘thời gian lịch sử’, ‘không gian con đường’ trong thơ Tố Hữu cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị khoa học của chúng. Ứng với hai bình diện chủ quan và khách quan của kết cấu văn bản hình tượng, văn bản ngôn từ được Trần Đình Sử tiếp cận theo hai trục: hệ hìnhngữ đoạn. Trục hệ hình được mô tả bằng hai phạm trù ‘điểm nhìn’, ‘cái nhìn’ và ‘giọng điệu’. Trục ngữ đoạn được mô tả bằng các phương thức phương tiện tổ chức lời văn, ví như trong Truyện Kiều, đó là lớp ngôn từ màu sắc, là phép đối ngẫu, sóng đôi, ẩn dụ, điển cố

Có thể thấy, Trần Đình Sử đã tạo ra một hệ thống dày đặc khái niệm, phạm trù thi pháp học, trao cho chúng một nội hàm xác định, Việt hóa chúng, giúp cho việc sử dụng trở nên thuận tiện. Các thuật ngữthế giới nghệ thuật, hình thức quan niệm, quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, kiểu tác giả, kiểu nhà thơ, thể tài dân tộc – lịch sử, thể tài thế sự, thể tài đời tư, trữ tình điệu ca, điệu nói… từ lâu đã trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu, được giới nghiên cứu sử dụng rộng rãi chính là nhờ công lao Việt hóa của Trần Đình Sử.

[…] ba điểm đột phá cốt lõi sau đây trong trước tác của ông. Thứ nhất: các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử đã thay đổi quan niệm về hình thức nghệ thuật từng thống trị lâu đời trong thực tiễn sáng tác và trong nghiên cứu, phê bình. Với việc đề xuất khái niệm ‘hình thức quan niệm’, lần đầu tiên trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam, Trần Đình Sử đã tìm ra cách khắc phục tận gốc phép nhị phân chia tách nội dung và hình thức. Thứ hai: Trần Đình Sử góp phần làm thay đổi quan niệm về bản chất nghệ thuật. Trong hệ thống thi pháp của ông, hoạt động nghệ thuật là hoạt động của chủ thể, thế giới nghệ thuật là thế giới của chủ thể. Ở đây, nghệ thuật thực sự trở thành hoạt động sáng tạo. Kiến tạo lí thuyết bằng một loạt phạm trù chủ thể, Trần Đình Sử đã đưa thi pháp học xích lại gần với kí hiệu học và lí thuyết diễn ngôn. Thứ ba: Các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử làm thay đổi hệ thống chủ đề của nghiên cứu, phê bình văn học. Hệ vấn đề khoa học được đặt ra trong các công trình nghiên cứu của ông là các phạm trù thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, kiểu nhà thơ, thể tài, điểm nhìn, giọng điệu, mô hình tự sự

Những ai đã làm quen với Trường phái hình thức Nga […] đều có thể nhận ra dấu ấn đậm nét của nền khoa học văn học Nga trong những công trình nghiên cứu thi pháp học của Trần Đình Sử. Ông tiếp thu các lí thuyết hiện đại của họ, biến chúng thành tri thức, sử dụng chúng như công cụ khám phá chất liệu là văn học dân tộc để sáng tạo ra thi pháp học mang hồn vía của riêng mình. Đây là lí do giải thích vì sao hơn ba chục năm nay các công trình nghiên cứu thi pháp học của Trần Đình Sử có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến thế đối với giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam.” (Bđd).

[23] Lã Nguyên nhận định:

“Đỗ Lai Thúy là tác giả của nhiều đầu sách. […] Ông gắn bó với phân tâm học đã hơn hai mươi năm nay và rất mực thủy chung với nó. Bằng nhiều công trình nghiên cứu của mình, ông góp phần đưa phân tâm học trở lại với nghiên cứu văn học Việt Nam, và ở những công trình nghiên cứu theo hướng ấy, ông đã tạo ra nhiều đột phá. […]

Thứ nhất: Sự phát hiện phân tâm học trong chất liệu văn học. […] nghiên cứu Hồ Xuân Hương […] giải quyết câu chuyện về cái ‘dâm’ và cái ‘tục’ trong sáng tác của nhà thơ này. Nhưng ông không tán thành hướng tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương theo quan điểm nhị phân của mĩ học và phê bình văn học Mácxit, đem cái ‘tục’ đối lập với cái ‘thanh’. Ông cưỡng lại sức hút của sơ đồ ẩn ức -> dồn nén -> giải tỏa/thăng hoa rút ra từ phân tâm học S. Freud. Ông xây dựng lí thuyết về mối quan hệ ngược của dòng lịch sử từ thơ Hồ Xuân Hương về với văn hóa dâm tục, tục thờ cúng phồn thựctín ngưỡng phồn thực để lí giải nguồn cội của một hiện tượng nghệ thuật. Ông đến với Carl Gustav Jung, dựa vào hai khái niệm vô thức tập thểmẫu gốc để tìm cho mình công cụ làm việc, mở ra con đường dẫn vào thế giới nghệ thuật của nữ sĩ. Theo con đường ấy, Đỗ Lai Thúy đã rút ra nhiều kết luận mới về thơ Hồ Xuân Hương, giúp độc giả nhìn thấy ở sáng tác của bà một thế giới hoàn toàn khác so thế giới mà họ đã biết.

Nhìn chung, Đỗ Lai Thúy không vận dụng phân tâm học như một thứ cẩm nang, mà phát hiện những khía cạnh khác nhau của nó trong chất liệu văn học. Ông tìm thấy lí thuyết phân thân qua cuộc đối thoại giữa người bóng trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Ông lí giải hiện tượng cùng lúc viết những bài thơ trái ngược nhau đến khốc liệt trong sáng tác của Chế Lan Viên bằng sự rối loạn đa nhân cách. Ông chứng minh tình yêu đồng giới là nguyên nhân tạo ra tính chất lưỡng phân, không triệt để trong thơ tình và toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu. Ông đọc ra bản năng chết qua vẻ đẹp tàn lụi trong sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Theo ông, thơ Hoàng Cầm nói chung, những bài thơ của ông nói về ‘mối tình Chị – Em’ nói riêng, là sự giải tỏa, thăng hoa từ một biến thể khác của mặc cảm Œdipe. Các bài Đi tìm ẩn dụ Hoàng Cầm, Đi tìm thực chất thơ Hồ Xuân Hương, Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá là những áng văn xuất sắc nhất trong phê bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy.

Thứ hai: Mở ra hướng phê bình thi pháp phân tâm học. Các công trình nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy thuộc loại phê bình phân tâm học văn bản. Đây cũng là điểm khác biệt giữa hướng nghiên cứu của ông và các nhà phê bình phân tâm học trước 1945. Nhưng mục đích phân tích văn bản của Đỗ Lai Thúy là cắt nghĩa cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Chỗ dựa để ông cắt nghĩa cái nhìn nghệ thuật của nhà văn là các phạm trù ngôn ngữ hiểu như là những cấu trúc biểu nghĩa được sử dụng trong văn bản nghệ thuật. Ông tìm thấy cấu trúc biểu nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương là mẫu gốc (bao gồm ‘siêu mẫu’ và ‘mẫu gốc phái sinh’) và lối nói (‘sự lấp lửng hai mặt’). Biểu tượng (‘lửa’, ‘bóng’, ‘một mình đối thoại với bóng’) là cấu trúc biểu nghĩa trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Nguyên tắc tạo nghĩa của thơ Chế Lan Viên là phép đăng đối văn bản. Nền tảng làm nên cấu trúc biểu nghĩa trong thơ Hoàng Cầm là cú pháp (cú pháp rời rạc) và ẩn ngữ. Tất cả các phạm trù ngôn ngữ làm nên cấu trúc biểu nghĩa thể hiện cái nhìn nghệ thuật của người sáng tác mà Đỗ Lai Thúy tìm thấy trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoàng Cầm đều là những phạm trù thi pháp học. […] Đây cũng chính là điểm thành công trong phê bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy. Tác phẩm của ông gợi dậy ở độc giả hứng thú tranh luận ngay ở một vài luận điểm cốt yếu mà ông tỏ ra tâm đắc nhất. […] Dĩ nhiên, độc giả không thể không nhận ra đóng góp của Đỗ Lai Thúy cho sự phát triển của phê bình phân tâm học Việt Nam.” (Bđd).

Comments are closed.