Những bài thơ cuối đời của Thu Bồn

Phan Đắc Lữ

 

   Nhịp cầu cong và con đường
thẳng

    Một đời anh đi mãi chẳng về
đâu

 Hai
câu thơ trên trong bài thơ Tạm biệt
Huế
được Thu Bồn sáng tác năm 1980, in trong tập “Trăm
bài thơ tình nhờ em đặt tên
” nghe có vẻ mâu thuẫn với cuộc đời và thơ anh.
Cuộc đời và thơ của một người lính từng xông pha trong khói lửa chiến tranh.
Nhưng nếu ai đã từng gần gũi, tâm sự với Thu Bồn và được đọc những bài thơ anh
sáng tác trong những năm sau cùng sẽ cảm nhận được hai câu thơ trên là một dự
cảm linh nghiệm đầy hoài nghi và trăn trở của đời anh những năm cuối cùng.

 Sau
khi lên Tây Nguyên bị đột quỵ trở về, sức khỏe của anh không còn như xưa nữa.
Quanh quẩn vào ra trong ngôi nhà ở suối Lồ Ồ, không còn được tung hoành đó đây,
làm cho anh phiền muộn. Thời gian này anh sáng tác ít, nhưng lúc nào anh cũng
tâm niệm là phải làm một cái gì đó “để đời”, một tác phẩm văn học vượt lên
trên những cái đã có, khác những cái đã có… Nhưng “lực bất tòng tâm”.
Có lẽ, trong thâm tâm, anh cảm nhận được những cái đã có của anh chỉ là những
sản phẩm phuc vụ nhất thời, sau chẳng ai còn nhớ và đọc nữa.

Những
bài thơ anh viết trong ba năm trên giường bệnh, theo tôi, đó là những
bài thơ có thể “để đời” trong lòng người đọc lâu dài. Những bài thơ
đó anh viết theo một phong cách khác trước: tứ thơ mới lạ, ý thơ dồi
dào cảm xúc, lời thơ cô đọng, ít ngôn từ, không có hình ảnh chiến tranh,
bom đạn, hận thù…

 Khi
nhận ra mình không thể chiến thắng với định mệnh, quỹ thời gian không
còn được bao lâu nữa, trong bài thơ Tự bạch anh thốt lên một cách
buồn thương:

 tôi đâu còn thời gian để giận hờn buồn
tủi

  trái tim
này còn lại chút yêu thương

Tâm
hồn anh giằng co giữa quá khứ và hiện tại, giữa hư và thực, anh
“đánh đu cùng dâu bể”. Những điều gì chưa hài lòng ở cuộc đời này anh
đổ lỗi cho thượng đế:

 Thượng đế của tôi ơi

  Người khó tính nơi
này

 Người dễ tính nơi
kia

       (Tự
bạch
)

Có
thể đó là tính ẩn dụ trong thơ anh. Tính ẩn dụ trong thi ca cũng
thuộc phạm trù của triết học. Tính triết học trong thi ca làm cho thi
ca thêm sâu sắc

ấn
tượng. Khi bước đến gần bờ hư vô anh mới nhận ra những điều không
thuận thảo trong quá khứ của đời mình:

  Đời là
thơ

     Thơ là đời

       Nhưng có
khóa

   Bạn bè ơi hãy mở cánh tôi
bay”

       (Tự
bạch
)

 Ít
có nhà thơ nào làm cả trăm bài thơ tình tặng vợ và nhờ vợ đặt tên
cho những bài thơ tình nồng nàng yêu thương đó và cũng ít có nhà thơ
nào ở vào tuổi “cổ lai hy” làm thơ tình mượt mà, lãng mạn đến thể.
Bài thơ Hát đi em anh viết tặng
Lý Bạch Huệ, khi chị đi biểu diễn dân ca bên Úc đằm thắm mà nồng nàn:

  Căn phòng mình hồng
lên

  Khi em ngồi trang điểm

   Ngoài kia sân khấu sáng
bừng

  Màng đã mở rồi em

       Khúc đàn
bầu réo rắt

  Điệu dân ca em nhóm lửa phía chân
trời”

      (Hát đi
em
)

 
thơ rất mới lạ, tân kỳ, pha một chút siêu
thực:

  anh gói
vần điệu câu thơ như gói bánh

  Vo vầng trăng cho trong suốt những ngôn
từ

Trong
bài thơ, anh cảm nhận về chiến tranh qua môt lăng kính khác, một quan
điểm có tính nhân văn hơn:

  Bên kia địa
cầu em hát

  Anh nghe đại dương sóng
lặng

  Điệu đân ca – sứ giả màu
xanh

  Hát nưã đi em xóa hết chiến
tranh

      (Hát đi
em
)

 Ai
cũng biết anh thiệt thòi về đường con cái: Hai người con trai với đời
vợ trước sinh ra trong chiến tranh, bị ảnh hưởng chất độc da cam, một
người đã mất, một người còn sống nhưng không đủ lớn khôn. Đó là điều
bất hạnh lớn nhất trong đờì anh:

  Mười sáu
trăng tròn lẻ

   Có sớm quá không
con

  Chất độc da cam

  Ba chôn sâu trong lòng
đất

  Kỷ niệm đau buồn cuộc chiến đấu của
ba

Vì
thế, anh rất yêu trẻ. Tình yêu thương ấy anh dồn hết cho đứa cháu
ngoại (con của con gái Lý Bạch Huệ), Hãy lắng nghe hai ông cháu thủ
thỉ với nhau:

 

  Chiều nay
bếp nhà mình không đỏ lửa

   Nồi cơm không
cười

       Hoa cải lửa thôi
bay

   Ngoại nhớ lắm ngọn mồng tơi
xanh mướt

   Rau cần rễ trắng như râu ông già
tuyết

   Dền đỏ, dền xanh thơm phức bát
riêu cua


ngoại đi vắng. Hai ông cháu ở nhà cùng chờ: ông chờ vợ, cháu chờ
bà:

                   Cuốc gọi bờ ao

                   Cháu
đứng chờ

                  
ngoại chưa về đâu

            Sương mờ như khói

                   Tội
nghiệp cháu tôi

                                        Cứ khuỳnh chân tựa
cửa

                   Để
cây si trước nhà râu đỏ… lửa hoàng hôn

                                      (Chiều
nay bếp nhà mình không đỏ lửa
)


một nhà thơ, một người lính, thời trai trẻ từng dọc ngang sông hồ, lúc về già ốm
đau cảm thấy cô đơn, anh luôn luôn hướng tâm hồn mình quay về quá khứ với những
hoài niệm về thời tuổi trẻ, về bạn bè đồng chí, Trịnh Công Sơn mất, anh thương
tiếc vô cùng:

                   Trịnh Công Sơn ơi chiều nay tôi
đến

                   Thiên
kỷ đã giao thừa

                   Cuộc
du ca đã đến hồi kết thúc

                   Ngày
tiễn đưa Sơn có triệu bông hồng

                                                          (Bông
hồng lặng lẽ
)

          Nghe tin nhà thơ Bế Kiến Quốc qua
đời, anh tiễn bạn:

                   Chúng ta đi cùng trời chiến
đấu

                   Lại về cuối đất tiễn
đưa

                   Dịp may nhớ lại trận Kỳ
Cùng

                   Biên giới đỏ như màu hoa
gạo

                   Đồng Đăng ngày ấy hóa Kỳ
Lừa

                   Tạ
“đụng chén” thịt trâu chết vì trái phá

                   Hai chú lính nông dân nghèo chí tử
đánh nhau

                                                          (Sông
Thương
)

 Nhà
thơ có những phút xuất thần để viết nên những câu thơ tài hoa. Bài thơ Ông
già và biển
viết tặng Hồ Nghinh tứ thơ mới lạ, ý thơ độc đáo nhưng ngôn ngữ
rất bình dị và trong sáng. Bài thơ như một ánh chớp lóa sáng lên trong đời thơ
anh.

                   Có một ông già ngồi múc nước Tiên
Sa

                   Đổ
vào thau chậu

                   Rồi sớm mai ông
tắm

                   Sóng nước tự mình tạo
ra

                   Lũ trẻ đi ngang qua hồn nhiên cười
giỡn

                   Chúng có biết đâu núi Chúa ngắm Sơn
Trà

          Hay:

                   Xưa ông lái thuyền giờ ông lái
sóng

                   Hai tay ghìm bờ cho bến bãi đừng
trôi

                                                (Ông
già và biển
)

Còn
một bài thơ nữa – bài thơ anh viết mà chưa kịp đặt tên, chỉ trước ngày anh mất
độ mười hôm. Đó là khi anh biết chắc chắn rằng con đường trần ai của đời anh đã
khép lại để bước sang cõi hư vô. Bài thơ như một lời trăng trối với vợ con, bạn
bè nhân thế. Một lời giãi bày đượm chất hiện sinh. Tôi không đủ lời để bình
luận, chỉ xin chép nguyên văn ra đây để bạn đọc thưởng thức, chiêm nghiệm và cảm
nhận rằng: hai câu thơ trong bài Tạm
biệt Huế
mà tôi đã nêu ở đầu bài này, làm cách nhau 23 năm, có phải là lời
dự cảm buồn của một đời thơ tài hoa mà cũng nhiều hoài nghi, trăn
trở:

Bài
thơ chưa đăt tên:

                  

                    Về
đi em chợ chiều sắp vãn

                   Nhớ mua cho anh một gói nhân
tình

                   Non nước cách xa, bạn bè lận
đận

                   Anh nằm đây trò chuyện với riêng
mình

                   Dông bão đầy trời và chớp
giật

                   Cứ vào đây soi sáng “cuộc trường
chinh”

                   Em thân yêu thời gian còn đuổi
kịp

                   Nếu không trọn đời cũng xin trọn
kiếp

                   Làm sao mai thắp nến tiếp bình
minh.

                                                (Bài thơ chưa đặt tên, viết ngày
1-6-2003)

Những
bài thơ cuối đời của Thu Bồn có thể xem như một bước ngoặt trong đời thơ anh.
Một di cảo thơ anh để lại cho mai sau. Ta có thể nói mà không sợ ngoa rằng: Thu
Bồn là một trong những nhà thơ lớn của nền thi ca đương đại của Việt
Nam.

                                                          Kỷ
niệm 10 năm ngày mất của

                                                          Nhà
thơ THU BỒN

 

                                                          17/6/2003 –
17/6/2013

                                                           

    Ông già và
biển

 

                   (Kính
tặng đồng chí Hồ Nghinh

 

Có một ông già ngồi múc nước Tiên
Sa

Đổ vào thau chậu

Rồi sớm mai ông tắm

Sóng nước tự mình tạo ra

Lũ trẻ đi ngang qua hồn nhiên cười
giỡn

Chúng có biết đâu núi Chúa ngắm Sơn
Trà

 

Xưa đỉnh Ô Rây vun trồng mơ
ước

Có một ngày về gội tắm nước Trường
Giang

 

Nay sông đã cạn rồi

Còn lại biển

Sóng bao dung nhưng trò đời ai
biết?!

Lỡ bước sầy chân là biển nuốt phăng
đời

Xưa ông lái thuyền giờ ông lái
sóng

Hai tay ghìm bờ cho bến bãi đừng
trôi

                            

                                                4-2003

                                                Thu
Bồn

                   “Nhan
đề bài thơ này do nhà thơ Thu Bồn nói

                   miệng tại bệnh viện Nguyễn Trãi
trước khi hôn mê”

 

 Chiều nay

 Nhà
mình không đỏ lửa

                   (tặng
cháu ngoại)

 

Chiều nay bếp nhà mình không đỏ
lửa

   Nồi cơm không
cười

       Hoa cải lửa thôi
bay

   Ngoại nhớ lắm ngọn mồng tơi
xanh mướt

   Rau cần rể trắng như râu ông
già tuyết

  Dền đỏ,
dền xanh thơm phức bác riêu cua

                   Gà gáy
thức

                             Báo hiệu ngày tần
tảo

                                      Ngoại dậy
sớm

                                                Nhen từng con chữ

                                                          Để nuôi
thơ

                   Những lời thơ như bữa cơm tiền
sử

                   Có cả rau mơ rau đắng rau
chua

                   Lời thơ ngoại sực mùi dân

                   Làm sao cháu
hiểu

                             Loại rau cải trời Ngoại nặng nợ với
đất đai

                   Cuốc gọi bờ
ao

                                      Sương mờ như
khói

                   Cháu đứng
chờ

                                      Bà ngoại chưa về
đâu

                   Tội nghiệp cháu
tôi

                                      Cứ khuỳnh chân tựa
cửa

                   Để cây si trước nhà râu đỏ…lửa
hoàng hôn

                                     

                                                          Suối Lồ Ô
1-2003

                                                                   Thu
Bồn

Hát đi em

          (Tặng
vợ đi hát dân ca bên Úc)

 

Căn phòng mình hồng lên

Khi em ngồi trang điểm

Ngoài kia sân khấu sáng bừng

Màn đã mở rồi em

            Khúc đàn bầu réo
rắt

Điệu dân ca em nhóm lửa phía chân
trời…

Anh gói vần điệu câu thơ như gói
bánh

Vo vầng trăng cho trong suốt những ngôn
từ

Ký ức quê hương bập bùng lửa
đỏ

Trái đất này hoang vắng

                   Anh ngồi đếm sao
rơi

Bên kia địa cầu em hát

Anh nghe đại dương sóng lặng

Làn điệu dân ca – Sứ giả màu
xanh

Hát nữa đi em xóa hết chiến
tranh

 

Trái đất hồng lên

ấm như căn phòng em ngồi trang
điểm

                  

                             Suối Lồ Ô
1-2003

                                      Thu
Bồn

 

Tự
bạch

 

Nhìn qua kẽ hở thi ca

Ngoài kia chợ trời xanh đẹp
quá

Đôi lúc muốn ra chơi

Nhưng sợ nghẽn lối về

 

Thượng đế của tôi ơi

Người khó tính nơi này

Người dễ chịu nơi kia

Thơ hãy nhớ đây là trần thế

Sổ tiết kiệm ta còn gửi chốn thiên
đường

Tôi đâu còn thời gian để giận hờn buồn
tủi

Trái tim này còn lại chút yêu
thương

                   Đời là
thơ

                             Thơ là
đời

                                      Nhưng có
khóa

                   Bạn bè ơi hãy mở cánh tôi bay….

 

                             Suối
Lồ Ô 1-2003

                                      Thu
Bồn

Comments are closed.