“Nỗi buồn tháng Bảy” – thơ Đặng Phú Phong

Trần Văn Nam

 

NOI BUON THANG BAY

“Nỗi buồn Tháng Bảy” là thi phẩm mới nhất của nhà thơ Đặng Phú Phong, gồm nhiều bài thơ và một vài truyện thật ngắn giống như “thơ văn xuôi”. Ta cảm được cái hay ngay tức khắc với bài thơ mở đầu “Angkor. còn đó”. Hay ở chỗ các lời thơ rời rạc rồi nối kết thành nội dung thiên thu miên viễn trong phế tích và truyền kỳ đậm chất tôn giáo:

… pht lung linh n cười
em lung linh đi
u múa
r
n Naga trườn không thôi
kh
Hanuman cười kht kht
có gì th
t tinh khiết
th
i gian vn không trôi.

Ta thấy thể thơ tự do thích hợp cho các lời thơ rời rạc, mỗi câu đứng riêng sẽ không trọn nghĩa đối với người không có sẵn kiến thức về điển cố hay hình tượng trong kinh sách (Nụ cười Ca Diếp, Rắn thần Naga, điệu múa Apsara…), nhưng sẽ mơ hồ lĩnh hội nội dung về sự vĩnh viễn “thời gian vẫn không trôi” trong cõi biến thiên của tạo vật và con người. Từ bài thơ với lời rời rạc rồi tổng hợp thành nội dung, ta lần lượt tìm ra ở những bài thơ kế tiếp cùng một thể thức: mơ hồ, thi ảnh đứng riêng không trọn nghĩa, vẫn với nội dung khát vọng thiên thu. Nhưng với tình yêu thì “thiên thu” có nghĩa là “mãi mãi bên nhau”:

… tôi làm khách tình si dăm ba
hóa thân thành gi
t mưa
chông chênh trên m
t lá
r
ơi xung con đường dài
âm th
m vào thiên thu (Trong bài: Sài gòn. Mưa)

Chưa đề cập tới các câu thơ trọn nghĩa, nhưng cũng xin nói trước thì không phải bài thơ nào của nhà thơ Đặng Phú Phong cũng hoàn toàn theo thể thức “những lời rời rạc rồi đưa về nội dung”, nghĩa là trong một bài thơ có thể xen kẽ hai thể thức, song hành với nhau. Thơ Đặng Phú Phong có nhiều mưa ở trong, thường là mưa Sài Gòn, thơ chỉ khô ráo khi cảnh quang trở lại đất Hoa Kỳ, và cũng với cách thức những lời rời rạc:

… đứng dưới hiên sau nhà Đinh Cường
mười giờ sáng chim còn hót
… con đường nhỏ như đường cong trong tranh
chúng tôi dẫm lên lá mục
đi đến quán café Starbuck
… xin ngả nón chào
màu xanh đinh cường
(Trong bài: màu xanh đinh cường) Bối cảnh mưa Sài Gòn mang nhiều thi-tính trong thơ Đặng Phú Phong, nhưng bối cảnh vùng giáp cận sa mạc, dọc dài theo sườn dãy núi phía Đông California cũng rất thơ; cũng thể cách lời thơ với hình tượng tạo vật rời rạc. Rời rạc khiến ta ngập ngừng cảm thức rồi từ từ thâm nhập nội dung, từ từ vì tính chất mơ hồ của một công án Thiền về chân lý :

… giăng giăng sương mù rng Rocky Mountain
càng làm n
i nh dt d
đ
ường lót lá phong
… ti
ếng di ca k lc gia rng sâu
c
a con báo gm
c
a bước chân nai khù kh
ròng rã tháng năm v
trên lá c
tuy
ết ph on oi trên Colorado… (Trong bài: mt n)

Tạm xa nội dung có tính triết lý, ta tiếp tục đọc thơ Đặng Phú Phong với nội dung tình yêu và tiếp tục thưởng thức thể thức các lời thơ rời rạc. Hình tượng riêng lẻ thuộc vùng sa mạc, đứng kề nhau để chờ ta quy vào một tổng hợp ý nghĩa, ý nghĩa nỗi buồn ngày hội tình yêu không còn nữa:

… tiếng chúc mng Valentine
tôi nghe nh
ư âm vng t mt cõi nào khác
âm v
ng ca gió hú
c
a cát bi sa mc
c
a lũ sói gi trăng
ước gì tôi ng được
đ
cho chiếc xe trôi
v
mt nơi nào khác… (Trong bài: Valentine và tôi)

Lời thơ rời rạc để được tổng hợp nội dung trong một đoạn thơ, thể thức này đã được nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đề cập đến trong bài “Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa” (đăng trong Tạp chí Sáng Tạo năm 1956 tại Sài Gòn), nhưng nhà thơ Đặng Phú Phong hình như không theo lý thuyết của bài trên. Tác giả chỉ sáng tác theo cảm hứng, thuộc về ý hướng trực giác hơn là có ý thức theo lý thuyết, bởi vì thơ Đặng Phú Phong thường xen kẽ hai thể thức: thơ với lời rời rạc và thơ với câu trọn nghĩa. Như trong bài “Sài gòn. Mưa” đã nói ở trên, có những câu trọn nghĩa:

… sài gòn. lng l mưa. lng l ngng
nh
ư em và tôi nói li t bit.

Thường các câu thơ mang trọn ý nghĩa ở thể thơ tám chữ hay bảy chữ. Nhờ câu dài, từ ngữ nhiều, nên ý nghĩa dễ gói gọn trong đó. Thật hay, nhà thơ Đặng Phú Phong sáng tác được bốn câu thơ trọn ý nghĩa trong mỗi câu, rất tình cờ trong cùng bối cảnh mưa Sài Gòn với lung linh hai màu áo. Dĩ nhiên, áo phụ nữ gây cảm hứng cho bốn câu thơ rất đẹp:

… em-áo-tím c mù sương trước mt
màu d
u phai em vn tím trong anh (Trong bài: vết tích)
… chi
ếc xích lô đã đi vào no vng
gi
t mưa quên áo trng mi chiu (Trong bài: sài gòn nh. Sài gòn quên)

Cảm thức về thơ tùy theo từng người. Có người không ưa những câu thơ vần điệu, do quen tiếp nhận thơ tự do trong văn chương hiện tại, hoặc cho rằng đã lỗi thời tính chất bằng trắc trong thơ cũ. Có người lại không thích tính khó hiểu của thơ tân kỳ, trong đó thể cách đặt lời rời rạc tưởng chừng không liên hệ gì đến nhau thường được áp dụng. Thiển nghĩ, nghệ thuật vượt thời gian không do “thói quen trong bầu không khí nào” mà do làm rung động tâm hồn bởi “thi-tính hằng cửu” (nói riêng về nghệ thuật thơ); không giới hạn bởi văn thể thơ tự do hay thơ vần điệu. Vì vậy, ta cảm thức được cái hay do thơ tự do với các lời rời rạc trong bài “tuyết tan”:

… tuyết vn c tan
vai tr
n em lnh
v
t v đi k gi rng
thôi hãy h
t mt nhúm lá mc
r
i v vi tho nguyên.

Và đồng thời ta cảm thức được cái hay trong thơ bảy chữ hoặc tám chữ, trọn ý nghĩa trong câu thơ. Cảm thức ngay tức khắc, không đợi thâm nhập từ từ, không chờ nối kết do tâm hồn tổng hợp:

… trăng xưa rng mãi không đy bin
bên sóng hoàng hôn l
y nh thm (Trong bài: hào khí ca)
… trăng b
ph vì mái lu cao vút
tr
i xa ta vì ôm mãi trăng sao (Trong bài: chuyn nhp chân xa)

Đặng Phú Phong với các câu thơ trọn nghĩa và các câu thơ rời rạc, sáng tác tự nhiên do cảm hứng khiến tác giả chọn lựa một thể cách thực hiện. Chỉ do người thưởng thức thử tách ra để phân biệt, làm nên đôi lời “Bạt” này cho thi phẩm “Nỗi buồn tháng Bảy”. Viện ra những phân biệt, mong rằng đóng góp được phần nào vài nét “nhận thức” trong thưởng ngoạn nghệ thuật. Thưởng ngoạn nghệ thuật thiên về tổng hợp trong tâm hồn hơn là phân tích, cho nên phân tích kể như không cần thiết cho độc giả, nhưng có lẽ cũng giúp ích được phần nào cho các nhà phê bình khi đi sâu vào tác phẩm.

City of Walnut,California, tháng 7 năm 2014

Nguồn: https://daohieu.wordpress.com/2014/09/01/10054/

Comments are closed.