Sự tiến hóa văn hóa (kỳ 3)

Ronald F. Inglehart

Nguyễn Quang A dịch

image[7]

3. CÁC HÌNH MẪU VĂN HÓA TOÀN CẦU

Sự thay đổi hướng tới các giá trị hậu-Duy vật chỉ là một thành phần của một quá trình rộng hơn của sự thay đổi văn hóa đang định hình lại các quan điểm chính trị, các định hướng tôn giáo, các vai trò giới và các chuẩn mực tình dục của nhân dân trong các xã hội công nghiệp tiên tiến.1 Thế giới quan đang nổi lên chuyển xa khỏi các chuẩn mực truyền thống, đặc biệt các chuẩn mực hạn chế sự tự-thể hiện.

Chúng tôi tìm thấy các sự khác biệt ngang-quốc gia khổng lồ về những gì người dân tin và quý trọng. Các Khảo sát giá trị đã giám sát khoảng 90 phần trăm dân số thế giới. Trong một số nước, 95 phần trăm công chúng nói rằng Chúa là rất quan trọng trong đời họ, trong khi ở các nước khác chỉ 3 phần trăm nói thế. Trong một số xã hội, 90 phần trăm nhân dân tin rằng đàn ông có nhiều quyền đối với một việc làm hơn phụ nữ; trong những xã hội khác, chỉ 8 phần trăm nghĩ vậy. Các sự khác biệt ngang-quốc gia này là vững chãi và lâu bền, và liên kết mật thiết với mức phát triển kinh tế của một xã hội: nhân dân trong các xã hội thu nhập-thấp có khả năng hơn nhiều để nhấn mạnh tôn giáo và các vai trò giới truyền thống hơn nhân dân ở các nước giàu.

Để nhận diện các chiều (dimension) chính của sự biến thiên văn hóa toàn cầu, Inglehart và Baker đã thực hiện một phân tích nhân tố của mức trung bình của mỗi xã hội về số điểm của các biến được đo trong các Khảo sát giá trị.2

Hai chiều quan trọng nhất, mà đã nổi lên, phản ánh: (1) các giá trị Truyền thống versus các giá trị Thế tục-duy lý và (2) các giá trị Sinh tồn (Survival) versus các giá trị Tự-thể hiện.

Những người giữ các giá trị Truyền thống là hết sức mộ đạo, có các mức tự hào dân tộc cao và sự tôn trọng quyền uy, và sự khoan dung thấp cho sự phá thai và ly dị. Các giá trị Thế tục-duy lý có các đặc điểm ngược lại. Chiều giá trị Truyền thống/Thế tục-duy lý phản ánh sự quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Lý thuyết hiện đại hóa cổ điển đã tập trung vào chiều này, cho rằng công nghiệp hóa liên kết với sự chuyên môn hóa nghề nghiệp, đô thị hóa, tập trung hóa, quan liêu hóa, duy lý hóa và thế tục hóa – các chủ đề đã được Marx, Weber, Durkheim, Spencer và các nhà lý luận hiện đại hóa cổ điển khác thảo luận rộng rãi. Bằng chứng từ các Khảo sát giá trị xác nhận các khẳng định của họ: nhân dân của các xã hội nông nghiệp quả thực có khuynh hướng nhấn mạnh các giá trị truyền thống, trong khi các xã hội với một tỷ lệ phần trăm cao của các công nhân công nghiệp có khả năng hơn nhiều để nhấn mạnh các giá trị Thế tục-duy lý.

Một chiều chính khác của sự biến thiên ngang-văn hóa liên kết với quá độ từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu-công nghiệp. Đấy là một sự phát triển gần đây mà lý thuyết hiện đại hóa cổ điển đã không thảo luận. Chúng tôi xem xét nó kỹ hơn ở đây. Sự thay đổi từ một nền kinh tế chế tác sang một nền kinh tế tri thức liên kết với các sự thay đổi giá trị tỏa khắp mà có thể được tóm tắt như một sự thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện. Bảng 3.1 cho thấy các câu trả lời cho 20 câu hỏi khác nhau tương quan mạnh thế nào với chiều giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện này. Một tương quan zero cho biết rằng các câu trả lời cho một câu hỏi cho trước là không liên quan đến chiều này. Các tương quan gần 0,90 cho biết rằng các câu trả lời cho câu hỏi cho trước liên kết với chiều Sinh tồn/Tự-thể hiện cơ bản trong một mối quan hệ hầu như một-một. Bảng này chỉ cho thấy các tương quan tương đối mạnh; nhiều câu hỏi khác cũng liên kết với chiều này.

Như Bảng 3.1 chứng minh, dù người ta có các giá trị Duy vật hay các giá trị hậu-Duy vật là một chỉ báo đặc biệt nhạy về chiều các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện rộng hơn. Điều này là có logic, vì các điều kiện dẫn đến các giá trị hậu-Duy vật cũng thuận lợi cho các giá trị Tự-thể hiện. Nhưng các giá trị này cũng phản ánh một số vấn đề vượt quá các giá trị hậu-Duy vật. Thí dụ, các giá trị Tự-thể hiện phản ánh sự phân cực quần chúng về các câu hỏi như liệu “Đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà,” và “Khi các việc làm là khan hiếm, đàn ông có nhiều quyền hơn tới một việc làm hơn phụ nữ.” Các giá trị Tự-thể hiện cũng liên kết với sự khoan dung các nhóm ngoài, những người đồng tính. Những người với các giá trị Tự-thể hiện trao ưu tiên cao cho sự bảo vệ môi trường, sự khoan dung tính đa dạng và các đòi hỏi cao cho sự tham gia vào việc ra quyết định trong đời sống kinh tế và chính trị.

Bảng 3.1 Các Định hướng liên kết với các Giá trị Sinh tồn vs.Tự-thể hiện

Những người với các giá trị Sinh tồn ủng hộ điều sau đây:

Tương quan

Các giá trị Duy vật hơn là hậu-Duy vật (sự an toàn kinh tế và thân thể là các ưu tiên cao nhất của người ta)

0,87

Đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà

0,86

Tôi không hết sức hài lòng với đời mình

0,84

Một phụ nữ phải có các con để là toại nguyện

0,83

Tôi không muốn những người nước ngoài, người đồng tính hay những người với HIV như các hàng xóm

0,81

Tôi đã không và sẽ không ký một kiến nghị

0,80

Tôi không rất hạnh phúc

0,79

Tôi thích nhấn mạnh nhiều hơn đến sự phát triển công nghệ

0,78

Sự đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh

0,78

Tôi đã không tái chế để bảo vệ môi trường

0,76

Tôi đã không dự một cuộc meeting hay ký một kiến nghị để bảo vệ môi trường

0,75

Một thu nhập tốt và việc làm an toàn là quan trọng hơn một cảm giác về thành tựu và việc làm việc với những người bạn thích

0,74

Tôi không đánh giá sức khỏe của tôi như rất tốt

0,73

Một đứa trẻ cần một nhà với cả bố và mẹ để lớn lên hạnh phúc

0,73

Khi các việc làm là hiếm, một người đàn ông có nhiều quyền với một việc làm hơn một phụ nữ

0,70

Giáo dục đại học là quan trọng hơn cho một đứa con trai hơn cho một con gái

0,69

Chính phủ phải đảm bảo rằng mọi người đều được cung cấp

0,69

Làm việc siêng năng là một trong những thứ quan trọng nhất để dạy một đứa trẻ

0,65

Sự tưởng tượng không phải là một trong những thứ quan trọng nhất để dạy một đứa trẻ

0,62

Sự khoan dung không phải là một trong những thứ quan trọng nhất để dạy một đứa trẻ

0,62

Những người với các giá trị Tự-thể hiện lấy lập trường ngược lại về tất cả các thứ trên

 

Các cực ban đầu thay đổi; vài tuyên bố đã được hành văn lại để phản ánh các giá trị Sinh tồn.

Những người nhấn mạnh các giá trị Sinh tồn có khuynh hướng ít hài lòng với cuộc sống của họ một cách đáng kể và ít hạnh phúc hơn những người với các giá trị Tự-thể hiện. Đây là một phát hiện nổi bật. Nó gợi ý rằng những hệ thống giá trị nào đó có thể thuận lợi cho hạnh phúc hơn những hệ thống khác. Chừng nào một xã hội vẫn gần mức sinh tồn, văn hóa của nó chủ yếu được định hướng tới bảo đảm sự sống sót thân thể. Nhưng khi sự sống sót trở nên chắc chắn, văn hóa của một xã hội có khuynh hướng để thích nghi với sự tối đa hóa sự an lạc chủ quan. Các giá trị Tự-thể hiện là thuận lợi cho sự an lạc chủ quan trong chừng mực chúng giải phóng mọi người khỏi các ràng buộc truyền thống mà không còn cần thiết cho sự sống sót nữa, cho phép sự tự do lựa chọn lớn hơn về sống cuộc đời mình thế nào. Đối với nhiều nhóm như các phụ nữ và những người đồng tính, sự giải phóng khỏi những ràng buộc truyền thống tạo ra một đóng góp lớn cho sự hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc, và theo nghĩa này sự thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện là một sự tiến hóa hiệu quả. Mặc dù nó phản ánh tác động của các sự kiện phức tạp với các hệ quả không lường trước, nhìn lại sự thay đổi văn hóa này nhìn cứ như người dân của các xã hội công nghiệp tiên tiến đã chọn một cách có ý thức để chấp nhận một chiến lược văn hóa nâng cao hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống của họ.

Sự thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện cũng gồm một sự thay đổi về các giá trị nuôi dạy trẻ con, từ sự nhấn mạnh đến làm việc siêng năng tới sự nhấn mạnh đến sự tưởng tượng và sự khoan dung như các giá trị quan trọng để dạy một đứa trẻ. Các xã hội xếp hạng cao về các giá trị Tự-thể hiện có khuynh hướng có một môi trường tin cậy và khoan dung, trong đó mọi người đặt giá trị tương đối cao lên quyền tự do cá nhân và có các định hướng chính trị nhà hoạt động – các thuộc tính mà, văn liệu văn hóa chính trị từ lâu đã cho là cốt yếu cho dân chủ.

Một thành phần chính của sự lên của các giá trị Tự-thể hiện là một sự dịch chuyển xa khỏi sự tôn trọng tất cả các hình thức quyền uy bên ngoài. Sự phục tùng quyền uy có các chi phí cao: các mục tiêu cá nhân của cá nhân phải bị lệ thuộc vào các mục tiêu của những người khác. Dưới các điều kiện bất an, mọi người sẵn sàng làm vậy. Dưới mối đe dọa xâm lấn, nội chiến hay sự sụp đổ kinh tế, mọi người có khuynh hướng tìm các nhân vật quyền uy mạnh có thể bảo vệ họ khỏi sự nguy hiểm. Ngược lại, sự thịnh vượng và sự an toàn là thuận lợi cho sự khoan dung với sự đa dạng và các đòi hỏi tăng lên để có một tiếng nói trong những gì xảy ra với họ. Điều này giúp giải thích một sự phát hiện được thiết lập từ lâu: các xã hội giàu là có nhiều khả năng để là dân chủ hơn các xã hội nghèo. Dưới các điều kiện bất an, mọi người có thể sẵn sàng phục tùng sự cai trị độc đoán, nhưng với các mức an toàn tồn tại tăng lên, họ trở nên ít sẵn sàng để làm vậy.

Sự lên của các giá trị Tự-thể hiện mang lại một sự thay đổi giữa thế hệ từ các chuẩn mực liên kết với sự sống sót của các loài, tới các chuẩn mực liên kết với sự theo đuổi sự an lạc cá nhân. Như thế, các nhóm sinh trẻ hơn là khoan dung với sự đồng tính dục hơn những người già của họ, và họ là thuận lợi cho sự bình đẳng giới và dễ dãi hơn trong các thái độ của họ đối với sự phá thai, sự ly dị, ngoại tình và cái chết nhẹ nhàng. Sự tích tụ kinh tế vì sự an toàn kinh tế đã là mục tiêu trung tâm của xã hội công nghiệp. Sự đạt được nó kích một quá trình thay đổi văn hóa từ từ mà làm cho các mục tiêu này ít cốt yếu hơn – và bây giờ mang lại một sự bác bỏ các định chế có thứ bậc mà giúp đạt chúng.

Sự Phát triển Kinh tế và sự Thay đổi Giá trị

Lời xác nhận trung tâm của lý thuyết hiện đại hóa cổ điển là sự phát triển kinh tế và công nghệ có khuynh hướng mang lại các thay đổi xã hội và chính trị cố kết và đại thể có thể tiên đoán được. Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa đồng ý, nhưng cho rằng các thay đổi xã hội này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thực rằng hiện đại hóa mang lại các sự thay đổi giá trị mà khiến cho người dân của các xã hội tiên tiến về mặt kinh tế để có những động cơ thúc đẩy khác nhau một cách có hệ thống – và vì thế có hành vi khác nhau – với những người của các xã hội ít phát triển hơn.

Điều này có đúng về mặt kinh nghiệm? Dữ liệu từ hàng trăm khảo sát phủ 90 phần trăm dân số thế giới cho biết rằng nó đúng – đến một mức gây ấn tượng sâu sắc. Hình 3.1 trình bày một bản đồ ngang-văn hóa của thế giới, cho thấy các công chúng của các nước cho trước nằm ở đâu trên mỗi trong hai chiều chính này. Di chuyển từ đáy lên đỉnh của bản đồ này, ta chuyển từ sự nhấn mạnh lên các giá trị Truyền thống đến sự nhấn mạnh lên các giá trị Thế tục-duy lý; di chuyển từ trái sang phải, ta chuyển từ sự nhấn mạnh lên các giá trị Sinh tồn tới sự nhấn mạnh lên các giá trị Tự-thể hiện.

Như Hình 3.1 chứng minh, các công chúng của các xã hội thu nhập-cao xếp hạng cao trên cả hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa, đặt sự nhấn mạnh tương đối mạnh lên cả các giá trị Thế tục-duy lý và lên các giá trị Tự-thể hiện. Ngược lại, các công chúng của các xã hội thu nhập-thấp và thu nhập trung bình thấp xếp hạng tương đối thấp trên cả hai chiều, có khuynh hướng nhấn mạnh các giá trị Truyền thống và các giá trị Sinh tồn. Các công chúng của các xã hội thu nhập trung bình cao rơi vào một vùng trung gian.3

Các ranh giới của các vùng thâu tóm một mối quan hệ nhất quán đáng chú ý giữa sự phát triển kinh tế và các giá trị: tất cả các xã hội thu nhập-cao – không có ngoại lệ duy nhất nào – đều rơi vào vùng cao bên tay phải, xếp hạng tương đối cao trên cả hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa (mỗi trong số đó đề cập đến các câu trả lời cho nhiều câu hỏi). Ngược lại, tất cả các xã hội thu nhập-thấp và thu nhập trung bình-thấp – lần nữa không có ngoại lệ duy nhất nào – rơi vào vùng thấp hơn bên tay trái, xếp hạng tương đối thấp trên cả hai chiều. Các xã hội còn lại rơi vào một vùng trung gian.

image

Các Giá trị Sinh tồn vs. Tự-thể hiện

Hình 3.1 Số điểm trung bình của 75 nước trên hai chiều giá trị chính, theo mức phát triển.

Nguồn: Dữ liệu từ Values Surveys (thời điểm trung vị của khảo sát 2005); mức kinh tế dựa vào các hạng thu nhập của Thế giới Bank từ 1992.

Các sự khác biệt ngang-văn hóa được mô tả ở đây là khổng lồ: trong các xã hội tương đối Truyền thống, lên đến 95 phần trăm của công chúng nói rằng Chúa là rất quan trọng trong đời họ; trong các xã hội Thế tục-duy lý, chỉ 3 phần trăm nói vậy. Trong các xã hội định hướng-Sinh tồn, lên đến 96 phần trăm của công chúng nói rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh; trong các xã hội định hướng-tự-thể hiện, chỉ 6 phần trăm nói vậy. Trong một mức độ đáng chú ý, các giá trị và các mục tiêu của một xã hội phản ánh mức phát triển kinh tế của nó. Sự nhấn mạnh Marxist kinh điển lên chủ nghĩa tất định kinh tế có vẻ được biện minh.

Sự Bền bỉ của các Truyền thống Văn hóa

Nhưng thực tế là không hoàn toàn đơn giản thế. Các nhà lý luận hiện đại hóa từ Marx và Weber đến Bell và Toffler đã cho rằng sự lên của xã hội công nghiệp liên kết với những sự thay đổi văn hóa cố kết xa khỏi các hệ thống giá trị truyền thống.4 Nhưng các nhà khoa học xã hội khác kể cả Huntington, Putnam, Fukuyama, Inglehart và Baker, Inglehart và Welzel cho rằng các truyền thống văn hóa là bền bỉ một cách đáng chú ý và định hình hành vi chính trị và kinh tế của các xã hội của chúng ngày nay. Cả hai lời xác nhận đều đúng.5

Bằng chứng từ khắp thế giới cho biết rằng sự phát triển kinh tế xã hội khuynh hướng đẩy các xã hội khác nhau theo một hướng đại thể có thể tiên đoán được. Sự phát triển kinh tế xã hội mang lại sự chuyên môn hóa nghề nghiệp, nâng các mức giáo dục và các mức thu nhập lên; nó đa dạng hóa tương tác con người, chuyển sự nhấn mạnh từ các quan hệ chỉ huy–tuân lệnh tới các quan hệ mặc cả; trong dài hạn việc này mang lại sự thay đổi văn hóa, kể cả việc làm thay đổi các vai trò giới, làm thay đổi các thái độ đối với quyền uy, làm thay đổi các chuẩn mực tình dục, làm giảm các tỷ lệ sinh đẻ, sự tham gia chính trị rộng hơn và các công chúng phê phán hơn, ít dễ bị thao túng hơn.

Nhưng sự thay đổi văn hóa là phụ thuộc con đường. Sự thực rằng một xã hội về mặt lịch sử đã là Tin Lành hay Chính thống giáo hay Islamic hay Khổng giáo gây ra các vùng văn hóa với các hệ thống giá trị phân biệt mà bền bỉ ngay cả khi ta kiểm soát cho các tác động của sự phát triển kinh tế xã hội. Các vùng văn hóa này là vững chãi. Mặc dù các hệ thống giá trị của các nước khác nhau di chuyển theo cùng hướng dưới tác động của các lực hiện đại hóa hùng mạnh, các hệ thống giá trị của chúng đã không hội tụ, như các mô hình quá đơn giản về toàn cầu hóa văn hóa gợi ý.

Điều này có thể có vẻ mâu thuẫn, nhưng không. Nếu tất cả xã hội của thế giới di chuyển theo cùng hướng với cùng nhịp độ, các khoảng cách giữa chúng sẽ vẫn không đổi và chúng sẽ chẳng bao giờ hội tụ cả. Thực tế là không đơn giản thế, tất nhiên, nhưng điều này minh họa một nguyên lý quan trọng: các xã hội hậu-công nghiệp đang thay đổi nhanh và chúng di chuyển theo một hướng chung – nhưng các sự khác biệt văn hóa giữa chúng về mặt kinh nghiệm là lớn trong năm 2014 như chúng đã là trong năm 1981. Mặc dù sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng tạo ra những sự thay đổi có tính hệ thống về những gì người dân tin và muốn từ cuộc sống, ảnh hưởng của các truyền thống văn hóa không biến mất. Các hệ thống niềm tin có tính bền bỉ và sức bật đáng chú ý. Mặc dù các giá trị có thể và có thay đổi, chúng tiếp tục phản ánh di sản lịch sử của một xã hội. Sự thay đổi văn hóa là phụ thuộc con đường.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các sự thay đổi dài hạn có thể tiên đoán được. Một dấu hiệu của điều này là sự thực rằng thế giới quan và hành vi của người dân trong các xã hội đã phát triển khác hết sức với thế giới quan và hành vi của người dân trong các xã hội thu nhập-thấp. Một dấu hiệu khác là sự thực rằng các hệ thống giá trị của các xã hội đã phát triển đang thay đổi theo hột hướng nhất quán và đại thể có thể tiên đoán được. Các thay đổi này không phản ánh một xu hướng đồng đều hóa – chúng không thể được quy cho, chẳng hạn, tác động của một mạng truyền thông toàn cầu mà truyền một bộ chung của các giá trị mới khắp thế giới. Nếu giả như điều này là đúng, thì cùng các sự thay đổi giá trị sẽ xảy ra trong tất cả các xã hội bị phơi ra cho truyền thông toàn cầu. Nhưng điều này đã không xảy ra. Các sự thay đổi giá trị này không xảy ra ở các nước thu nhập-thấp, hay trong các xã hội trải nghiệm sự giảm đột ngột các tiêu chuẩn sống, như các nhà nước kế vị Soviet từ 1990 đến 2000 – mặc dù các xã hội này đã hội nhập vào mạng truyền thông toàn cầu. Những sự thay đổi này xảy ra chỉ khi người dân của một xã hội cho trước đã trải nghiệm các mức an toàn tồn tại cao trong các thời kỳ dài. Sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi văn hóa và chính trị có thể tiên đoán được – và sự sụp đổ của nó có khuynh hướng mang lại những thay đổi theo hướng ngược lại.

Các thay đổi này mang tính xác suất và chúng không tuyến tính. Công nghiệp hóa mang lại một sự thay đổi từ các giá trị Truyền thống sang các giá trị Thế tục-duy lý – nhưng với sự lên của xã hội hậu-công nghiệp, sự thay đổi văn hóa bắt đầu di chuyển theo một hướng khác nữa. Sự thay đổi từ các giá trị Truyền thống sang các giá trị Thế tục-duy lý trở nên chậm hơn, trong khi sự thay đổi kia trở nên mạnh mẽ hơn – sự thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện, qua đó nhân dân đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự lựa chọn tự do, sự tự trị và tính sáng tạo. Sự thay đổi này đã di chuyển chậm trong quá độ từ các xã hội tiền-công nghiệp sang công nghiệp, nhưng nó trở thành xu hướng chi phối khi xã hội công nghiệp nhường đường cho xã hội hậu-công nghiệp. Các nhà lý luận hiện đại hóa cổ điển đã tập trung vào sự lên của các giá trị Thế tục-duy lý. Hoàn toàn có thể hiểu được, họ đã không đoán trước sự lên của các giá trị Tự-thể hiện mà nổi lên trong các giai đoạn muộn hơn của hiện đại hóa. Xu hướng này là rất khác với chủ nghĩa độc đoán kỹ trị mà nhiều nhà lý luận hiện đại hóa (và các nhà tiểu thuyết như George Orwell)6 đã nghĩ sẽ định hình tương lai. Ngược với những kỳ vọng này, các giá trị Tự-thể hiện làm cho dân chủ là kết cục chắc có khả năng nhất tại các mức tiên tiến của hiện đại hóa.

Pha công nghiệp của hiện đại hóa không nhất thiết dẫn đến dân chủ, nhưng cho phép các phiên bản độc đoán, phát xít và cộng sản của công nghiệp hóa và sự huy động quần chúng. Nhưng trong pha hậu-công nghiệp của hiện đại hóa, các giá trị Tự-thể hiện tăng lên thách thức quyền uy và nâng các đòi hỏi tăng lên cho dân chủ phản ứng nhanh nhạy đích thực, như Chương 7 sẽ chứng minh.

image

Hình 3.2 Vị trí của 43 xã hội trên bản đồ văn hóa toàn cầu, 1990–1991.

Nguồn: Inglehart, 1997: 93.

Tiến bộ không phải là không thể tránh khỏi. Sự phát triển kinh tế xã hội mang lại những thay đổi văn hóa to lớn và đại thể có thể tiên đoán được, nhưng nếu sự sụp đổ kinh tế xảy ra, những thay đổi văn hóa bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại. Sự phát triển đã là xu hướng chi phối trong những thế kỷ gần đây: hầu hết các nước ngày nay là thịnh vượng hơn hai trăm năm trước rất nhiều. Nhưng xu hướng dài hạn tăng lên này cho thấy nhiều sự thăng giáng.

image

Hình 3.3 Vị trí của 94 xã hội trên bản đồ văn hóa toàn cầu, 2008–2014 (năm trung vị của khảo sát là 2011).

Nguồn: Values Surveys. Kích thước của độ lệch chuẩn (S.D.) trung bình bên trong một nước được cho thấy ở góc dưới bên phải. Tên của các xã hội đa số-Muslim được in nghiêng.

Sự thực rằng một xã hội về mặt lịch sử đã bị định hình bởi một di sản văn hóa Tin Lành hay Khổng giáo hay Islamic để lại một tác động lâu bền, đặt xã hội đó lên một quỹ đạo mà tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp sau – ngay cả khi ảnh hưởng trực tiếp của các định chế tôn giáo mờ đi. Như thế, mặc dù ít người đi nhà thờ trong châu Âu Tin Lành ngày nay, các xã hội, mà về mặt lịch sử được định hình bởi Đạo Tin Lành, tiếp tục bày tỏ một bộ phân biệt của những giá trị và những niềm tin giống nhau. Cùng thế là đúng về các xã hội Công giáo La Mã về mặt lịch sử, các xã hội Islamic hay Chính thống giáo hay Khổng giáo về mặt lịch sử, như các Hình 3.2 và 3.3 chứng minh.

Phân tích nhân tố của dữ liệu từ 43 xã hội trong đợt khảo sát 1990 của WVS/ EVS đã thấy rằng chiều giá trị Truyền thống/Thế tục-duy lý và chiều giá trị Sinh tồn/Tự thể hiện giải thích cho hơn nửa phương sai ngang-quốc gia về các số điểm của các biến.7 Hình 3.2 cho thấy vị trí của 43 nước trên hai chiều này, dựa vào các khảo sát được thực hiện trong 1990–1991. Khi phân tích này được lặp lại với dữ liệu từ các khảo sát 1995–1998, cùng hai chiều đó đã nổi lên (xem Hình A2.1 trong phụ lục). Tương tự, trong phân tích các khảo sát 2000–2001 (xem Hình A2.2 trong phụ lục) và các khảo sát 2005–2007, cùng hai chiều đó lại đã nổi lên – mặc dù các khảo sát mới bao gồm thêm hàng tá nước.8

Hình 3.3 cho thấy vị trí của 94 nước trên bản đồ văn hóa toàn cầu, sử dụng dữ liệu sẵn có gần đây nhất từ Values Surveys 2008–2014. So sánh bản đồ văn hóa này với các bản đồ dựa vào các khảo sát sớm hơn, ta thấy cùng hình mẫu cơ bản, với các vùng văn hóa gồm châu Âu Tin Lành, châu Âu Công giáo, các nước nói tiếng Anh, Mỹ Latin, châu Phi, các nước Khổng giáo, Nam Á và Đông Âu/Chính thống giáo tất cả trong các vị trí giống nhau trên hai bản đồ văn hóa.9 Nhưng Hình 3.3 dựa vào các khảo sát được thực hiện hơn 20 năm muộn hơn các khảo sát trong Hình 3.2, thêm rất nhiều nước mới và bỏ đi vài nước được bao gồm sớm hơn: bản đồ muộn hơn gồm nhiều hơn hai lần số nước như bản đồ sớm hơn. Tuy nhiên, hình mẫu tổng thể là giống nhau một cách nổi bật. Bản đồ 1990 chứa chỉ bốn nước Mỹ Latin; bản đồ 2011 chứa mười nước – nhưng tất cả chúng đều rơi vào cùng vùng. Bản đồ 1990 đã chỉ có hai nước châu Phi trong khi bản đồ 2011 có 11 nước – nhưng chúng cũng đều rơi vào cùng vùng ở góc thấp bên trái. Bản đồ 1990 đã chỉ có một nước đa số-Muslim (như thế không có vùng Islamic nào); bản đồ 2008–2014 có 15 nước đa số-Muslim (năm trong số đó ở châu Phi), và tất cả chúng đều rơi vào góc phần tư dưới-bên trái cùng với các nước châu Phi. Vị trí tương đối của chúng trên hai chiều này là các thuộc tính ổn định một cách đáng chú ý của các nước cho trước từ 1981 đến 2014.

Welzel đã phát triển các số đo thay thế của sự biến thiên ngang-văn hóa mà là khá giống về mặt quan niệm và kinh nghiệm với hai chiều này:10 tại mức quốc gia, số điểm trên chiều các giá trị Linh thiêng vs. Thế tục (Sacred vs. Secular) của Welzel tương quan với các giá trị Truyền thống/Thế tục-duy lý với r = 0,82, và chiều các giá trị Sinh tồn/Giải phóng của ông tương quan với các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện với r = 0,80. Mặc dù các số đo của ông được xây dựng theo một cách tao nhã hơn của tôi, chúng tương quan với nhau (r = 0,56) mà là logic, vì chúng đề cập đến hai pha của quá trình hiện đại hóa. Nhưng việc này có hạn chế về kéo bất kể bản đồ hai chiều nào vào một dạng hình thoi dài, hẹp. Hai chiều của tôi được xây dựng để là không tương quan với nhau, mà bóp méo thực tế một chút (như bất kể bản đồ hai chiều nào của thế giới) nhưng làm cho có thể để trưng bày các vị trí tương đối của nhiều nước trên mỗi chiều theo một cách rõ hơn, ít chật chội hơn.

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cho rằng các mức tăng lên của sự an toàn tồn tại là thuận lợi cho một sự thay đổi từ các giá trị Truyền thống sang các giá trị Thế tục-duy lý, và từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện. Do đó, như chúng ta đã thấy, hầu như tất cả các nước thu nhập-cao xếp hạng cao trên cả hai chiều, rơi vào vùng trên-bên phải của bản đồ – trong khi hầu như tất cả các nước thu nhập thấp và trung bình-thấp xếp hạng thấp trên cả hai chiều, rơi vào vùng thấp-bên trái của bản đồ.

Nhưng bằng chứng cũng ủng hộ quan điểm Weberian rằng các giá trị tôn giáo của một xã hội để lại một dấu ấn lâu dài. Các công chúng của châu Âu Tin Lành cho thấy các giá trị tương đối giống nhau ngang nhiều câu hỏi – như các công chúng của châu Âu Công giáo, các xã hội bị Khổng giáo-ảnh hưởng, các xã hội Chính thống giáo, các nước nói tiếng Anh, Mỹ Latin và châu Phi hạ-Sahara. Thoạt nhìn, các cụm này có thể có vẻ phản ánh sự gần nhau địa lý, nhưng điều này đúng chỉ khi sự gần nhau địa lý trùng với sự giống nhau văn hóa. Như thế, vùng nói tiếng Anh trải từ Đại Anh và Ireland đến Hoa Kỳ và Canada đến Australia và New Zealand, trong khi vùng Mỹ-Latin trải từ Tiajuana đến Patagonia; và nhóm-con Islamic bên trong cụm Phi châu–Islamic cho thấy rằng Morocco về mặt văn hóa là tương đối gần với Indonesia, mặc dù chúng ở các phía đối lập của địa cầu. Các sự khác biệt ngang-quốc gia được tìm thấy ở đây phản ánh lịch sử kinh tế và văn hóa xã hội của mỗi nước.

Có được biện minh để sử dụng số điểm trung bình mức-quốc gia trên các biến này như các chỉ báo về các thuộc tính của các xã hội? Trung bình quốc gia nói chỉ một phần của câu chuyện; các số đo của phương sai (variance) và sự lệch (skew) cũng cho nhiều thông tin. Nhưng sau khi xem xét chúng, chúng tôi kết luận rằng khía cạnh thống kê lý thú nhất của các định hướng chủ quan là các sự khác biệt về các trung bình mức-quốc gia.

Ta có thể tưởng tượng một thế giới trong đó mọi người với sự giáo dục mức-đại học có các giá trị hiện đại, đặt họ gần góc trên-bên phải của bản đồ – trong khi những người với ít hay không giáo dục nào cụm lại gần góc dưới-bên trái của bản đồ. Chúng ta sẽ sống trong một ngôi làng toàn cầu nơi quốc tịch là không quan trọng. Có lẽ ngày nào đó thế giới sẽ trông giống thế, nhưng thực tế ngày nay là hoàn toàn khác. Mặc dù cá nhân những người Thụy Điển hay Nigerian có thể rơi vào bất cứ đâu trên bản đồ, có ít sự chồng gối đáng ngạc nhiên giữa các định hướng thịnh hành của các nhóm lớn từ một nước và những người ngang hàng của họ trong các nước khác. Các sự khác biệt văn hóa ngang-quốc gia là lớn đến mức chúng làm còi cọc các sự khác biệt bên trong các xã hội cho trước. Hình ellipse (với chữ S.D.) trong góc dưới bên phải của Hình 3.3 cho thấy kích thước của sự lệch chuẩn trung bình trên mỗi chiều bên trong các nước cho trước.11 Nó chiếm một tỷ lệ bé tẹo của bản đồ. Hai phần ba của những người trả lời của nước trung bình rơi vào bên trong một độ lệch chuẩn của số điểm trung bình của nước họ trên cả hai chiều và 95 phần trăm ở bên trong hai độ lệch chuẩn. Bất chấp toàn cầu hóa, các quốc gia vẫn là một đơn vị quan trọng của các kinh nghiệm chung, và sức mạnh tiên đoán của quốc tịch là mạnh hơn sức mạnh tiên đoán của thu nhập, giáo dục, vùng hay giới.12

Các Thái độ Liên kết với Hiện đại hóa có Khuynh hướng Lâu bền và So sánh được Ngang-Quốc gia

Hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa tạo thành các thuộc tính ổn định của các xã hội cho trước mà hoàn toàn ổn định như thu nhập quốc gia (GNP) trên đầu người. Hầu hết các biến về thái độ đề cập đến các định hướng tạm thời. Nhưng các lực hiện đại hóa đã tác động lên số lớn của các xã hội theo những cách bền bỉ và có thể so sánh được. Đô thị hóa, công nghiệp hóa, các mức giáo dục tăng lên, sự chuyên môn hóa nghề nghiệp và sự quan liêu hóa tạo ra những sự thay đổi lâu bền trong thế giới quan của người dân. Chúng không làm cho tất cả các xã hội giống nhau, nhưng chúng có khuynh hướng làm cho các xã hội mà đã trải nghiệm chúng khác với các xã hội không trải nghiệm chúng, theo những cách nhất quán. Thí dụ, hiện đại hóa có khuynh hướng làm cho tôn giáo ít có ảnh hưởng hơn. Các niềm tin tôn giáo cụ thể thay đổi rất nhiều, nhưng thế giới quan của những người, mà đối với họ tôn giáo là quan trọng, khác với thế giới quan của những người mà tôn giáo là không quan trọng theo những cách nhất quán một cách đáng chú ý.

Lý thuyết của chúng tôi cho rằng các giá trị Tự-thể hiện phải tương quan mạnh với các chỉ báo của hiện đại hóa kinh tế. Mặc dù được đo ở những mức khác nhau và theo những phương pháp khác nhau, chúng tôi tìm thấy những sự liên kết mạnh giữa các giá trị mức-cá nhân và những đặc trưng kinh tế của các xã hội. Ngang tất cả các xã hội sẵn có, tương quan trung bình giữa các giá trị Tự-thể hiện và mười chỉ báo hiện đại hóa kinh tế được sử dụng rộng rãi, trải từ GDP trên đầu người và tuổi thọ kỳ vọng trung bình đến các mức giáo dục, là 0,77.13

Siêu-chiều Tự-thể hiện/chủ nghĩa cá nhân/Tự trị

Các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện đã được đo trong hàng trăm khảo sát trong các nước chiếm 90 phần trăm dân số thế giới. Chiều này là vững chãi. Trong đợt này sau đợt khác của các Khảo sát giá trị, vị trí tương đối của các nước cho trước trên bản đồ văn hóa toàn cầu là ổn định một cách đáng chú ý theo thời gian. Số điểm tương đối trên chiều này là ổn định hơn rất nhiều so với hầu hết các định hướng khác: chỉ tôn giáo và sự tương quan mật thiết của nó, các giá trị Truyền thống/Thế tục-duy lý, cho thấy sự ổn định còn lớn hơn. Các Khảo sát giá trị đã đo hơn 100 định hướng lặp đi lặp lại trong rất nhiều nước trong 35 năm qua. Các tương quan giữa vị trí của một nước trên các khảo sát sớm nhất và muộn nhất trải từ một tương quan thấp 0,04 (trong trả lời cho câu hỏi, “Bạn có sống với bố mẹ bạn?”) đến tương quan cao 0,93 (trong trả lời cho câu hỏi “Tôn giáo quan trọng thế nào trong đời bạn?”). Tính ổn định của các câu trả lời liên quan đến tôn giáo là không đáng ngạc nhiên. Dù tôn giáo có được xem là cực kỳ quan trọng hay hoàn toàn không quan trọng là một trong những khía cạnh bén rễ sâu nhất của bất kể văn hóa nào. Đối với những người mộ đạo, quan điểm của người ta về chủ đề này được thấm sớm vào đời sống, được ủng hộ bởi các định chế tôn giáo, và được tăng cường bởi sự cầu nguyện hàng tuần hay thậm chí hàng ngày – trong khi những người thế tục có kinh nghiệm ngược lại. Nhưng các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, mặc dù không được ủng hộ bởi bất kể định chế chính thức nào và không có nhãn bên ngoài rõ nào, là hầu như ổn định như tôn giáo: r = 0,89.

Hơn nữa, chiều các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện có vẻ đề cập đến một chiều biến thiên ngang-văn hóa mà các nhà tâm lý học đã nghiên cứu trong hàng thập kỷ dưới tên “chủ nghĩa Tập thể/chủ nghĩa cá nhân.” Oyserman, Coon và Kemmelmeier trích hàng trăm nghiên cứu về chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể. Chủ nghĩa cá nhân thường được xem như đối lập của chủ nghĩa Tập thể.14 Các nhà tâm lý học xã hội thấy rằng chủ nghĩa cá nhân là thịnh hành trong các xã hội Tây phương hơn ở nơi khác, cho rằng Đạo Tin Lành và sự giải phóng công dân trong các xã hội Tây phương đã dẫn tới các định chế trao phạm vi lớn hơn cho sự lựa chọn cá nhân, tự do cá nhân và sự tự-thực hiện (self-actualization).

Hofstede định nghĩa chủ nghĩa cá nhân như một tiêu điểm vào các quyền hơn vào các nghĩa vụ, một mối quan tâm cho bản thân mình và gia đình trực tiếp, một sự nhấn mạnh lên sự tự trị cá nhân và sự tự mãn (self-fulfillment), và đặt cơ sở bản sắc (identity) trên các thành tích cá nhân của mình.15 Chủ nghĩa Tập thể nhấn mạnh sự tuân thủ các chuẩn mực và các mục tiêu nhóm. Trong các xã hội tập thể chủ nghĩa, tư cách thành viên nhóm là một khía cạnh trung tâm của bản sắc và các mục tiêu tập thể chủ nghĩa, như sự hy sinh cho lợi ích chung, được đánh giá cao. Hơn nữa, chủ nghĩa Tập thể ngụ ý rằng sự hài lòng với cuộc sống xuất xứ từ việc thực hiện thành công các vai trò và các nghĩa vụ xã hội, và sự kiềm chế bày tỏ cảm xúc được coi trọng để bảo đảm sự hài hòa nhóm-nội (in-group).

Hofstede đã đo “chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể” đầu tiên trong đầu các năm 1970 trong các khảo sát các nhân viên IBM trong nhiều nước. Bất chấp sự trôi đi của nhiều thập kỷ và mặc dù ông đã không sử dụng các mẫu quốc gia đại diện, các vị trí tương đối của các nước được Hofstede đo khoảng năm 1973 tương ứng mật thiết với các vị trí tương đối của các nước trên chiều các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, như được đo trong các khảo sát quốc gia được tiến hành nhiều thập niên muộn hơn.

Hơn nữa, các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện cũng có vẻ đề cập đến cùng chiều biến thiên ngang-văn hóa như chiều “Autonomy/Embeddedness (Tự trị/Gắn kết)” của Schwartz đề cập đến. Schwartz đã xem xét một mảng rộng của các giá trị. Phân tích nhân tố dữ liệu từ nhiều nước tiết lộ một chiều Tự trị–Gắn kết tương ứng với khái niệm chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa Tập thể. Theo Schwartz:

Trong các văn hóa tự trị, người dân được xem như các thực thể tự trị, bị ràng buộc (bounded). Họ nuôi dưỡng và bày tỏ các sở thích, các cảm giác, các ý tưởng, và các khả năng riêng của họ, và tìm thấy ý nghĩa trong tính độc đáo riêng của họ … Trong các văn hóa gắn kết (embeddedness cultures), ý nghĩa trong đời đến chủ yếu qua các mối quan hệ xã hội, sự đồng nhất với nhóm, sự tham gia vào cách sống chung của nó, và phấn đấu hướng tới các mục tiêu chung của nó. Các văn hóa gắn kết nhấn mạnh sự duy trì status quo (hiện trạng) và sự kiềm chế các hành động có thể phá vỡ sự đoàn kết nhóm-nội hay trật tự truyền thống.16

Bảng 3.2 Nhân tố Tự-thể hiện/chủ nghĩa cá nhân/sự Tự trị

(các hệ số tải thành phần chính đầu tiên)

Các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, số điểm trung bình quốc gia

0,93

Số điểm chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa Tập thể (Hofstede)

0,89

Số điểm sự Tự trị-sự Gắn kết (Schwartz)

0,87

Một nhân tối nổi lên, mà giải thích 80 phần trăm biến thiên ngang-quốc gia.

Nguồn: Dữ liệu Khảo sát Giá trị; Hofstede 2001 (với số điểm nước thêm từ Chiao and Blizinsky, 2009); và Schwartz (2003).

Như Bảng 3.2 ở trên chứng minh, bất chấp các sự khác biệt lớn về các cách tiếp cận lý thuyết và các kỹ thuật đo, các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể và sự Tự trị/sự Gắn kết tất cả đều đề cập đến một chiều cơ sở duy nhất mà giải thích cho 81 phần trăm của biến thiên ngang-quốc gia. Các nước xếp hạng cao trên sự Tự-thể hiện (hơn là các giá trị Sinh tồn) có xu hướng xếp hạng cao trên cả chủ nghĩa cá nhân (hơn là chủ nghĩa Tập thể) và sự Tự trị (hơn là sự Gắn kết). Tôi sẽ nhắc đến siêu-chiều cơ sở này như các giá trị Tự-thể hiện/Cá nhân chủ nghĩa/Tự trị. Các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện cho thấy hệ số tải mạnh nhất trên siêu-chiều này, tương quan với nó tại 0,93, nhưng chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể và sự Tự trị-sự Gắn kết cũng cho thấy các tương quan rất mạnh.

Sự thực rằng các chiều này đi cùng nhau mật thiết đến vậy ở mức quốc gia là một phát hiện đáng chú ý vì vài lý do. Thứ nhất, bởi vì Hofstede đã không đo chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể sử dụng các mẫu quốc gia đại diện – các nghiên cứu của ông dựa vào các kháo sát của các nhân viên IBM.17 Hơn nữa, mặc dù Hofstede đã phủ nhiều nước, các khảo sát của ông được tiến hành quanh 1973 – nhưng các sự khác biệt ngang-quốc gia ông tìm thấy khi đó tương ứng sát với các sự khác biệt được tìm thấy trong các khảo sát đại diện quốc gia trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Rõ ràng, các nhân viên IBM không là đại diện của dân cư quốc gia của họ, như thế các mức tuyệt đối của các giá trị của họ không cung cấp các số đo chính xác của các trung bình quốc gia. Tuy nhiên, nếu chúng lệch khỏi trung bình quốc gia theo cùng hướng, và với đại thể cùng lượng, thì các vị trí tương đối của các xã hội cho trước sẽ ở vùng gần đúng. Hơn nữa, hầu hết công việc thực địa của Hofstede được tiến hành trong đầu các năm 1970. Như Inglehart và Welzel đã chứng minh, trong các thập niên gần đây đã có một sự thay đổi có tính hệ thống hướng tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện.18 Được liên kết với các mức tăng lên của sự an toàn tồn tại, sự thay đổi này đã là mạnh nhất ở các nước thu nhập-cao, nhưng nó cũng đã tác động đến các xã hội khác ở mức độ nào đó.

Tuy nhiên, các vị trí tương đối của các xã hội cho trước mà Hofstede tìm thấy khoảng năm 1973 tương ứng mật thiết với các vị trí của cùng các xã hội được đo trong các khảo sát đại diện quốc gia gần đây. Điều này có thể có vẻ gây kinh ngạc. Nhưng nếu – như Inglehart và Welzel đã thấy – hầu như tất cả các nước đã phát triển đang di chuyển theo cùng hướng với đại thể cùng nhịp độ, thì các vị trí tương đối của chúng sẽ vẫn đại thể không đổi.19

Một khoảng cách tăng lên đã mở ra giữa các giá trị của người dân ở các nước thu nhập-cao và các giá trị của người dân ở các nước thu nhập-thấp, nhưng việc này đã để thứ tự xếp hạng của các vị trí của chúng đại thể không thay đổi. Các vị trí của các nước cho trước trên bản đồ văn hóa toàn cầu trong khảo sát sẵn có sớm nhất tương quan mạnh với các vị trí của chúng trong khảo sát sẵn có muộn nhất, như được đo ba mươi năm muộn hơn.

Cùng các nguyên lý áp dụng cho các số đo của Schwartz về các giá trị Tự trị/Gắn kết. Chúng đã không được đo với các mẫu quốc gia đại diện – Schwartz đã nghiên cứu các sinh viên, mà rõ ràng không là một mẫu đại diện của dân cư của nước họ. Nhưng nếu các sinh viên lệch khỏi các trung bình quốc gia của họ theo cùng hướng, và với đại thể cùng lượng, thì các vị trí tương đối chúng cho thấy cho các xã hội cho trước sẽ là kha khá chính xác. Do đó, các vị trí tương đối của các nước cho trước trên chiều Tự trị/Gắn kết tương ứng mật thiết với các vị trí được thấy trên cả các giá trị Sinh tồn/Tự thể hiện và chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể. Như Bảng 3.2 cho biết, sự tương ứng là mạnh đến kinh ngạc. Các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể và sự Tự trị/sự Gắn kết tất cả đều đề cập đến một chiều cơ sở chung, với các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện cho thấy hệ số tải cao nhất.20 Chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể, sự Tự trị/sự Gắn kết và các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện tất cả đều phản ánh sự biến thiên trong chừng mực mà các xã hội cho trước cho phép nhân dân một dải hẹp hay rộng của sự lựa chọn tự do. Sự khan hiếm và sự bất an áp đặt các ràng buộc nghiêm ngặt lên sự lựa chọn con người nhưng hiện đại hóa từ từ giải phóng mọi người khỏi các ràng buộc văn hóa cứng nhắc mà thịnh hành dưới các điều kiện không an toàn.

Một lý do thêm vì sao siêu-chiều Tự-thể hiện/chủ nghĩa cá nhân/Tự trị là vững chãi đến vậy có thể là bởi vì các sự khác biệt ngang-quốc gia của nó phản ánh sự biến dị di truyền – mà đến lượt có gốc rễ trong các mức khác nhau của tính dễ bị tổn thương lịch sử với bệnh tật và sự đói như Gelfand et al. và Thornhill và Fincher đã cho là.21 Xem xét tác động của các nhân tố sinh học lên văn hóa, Chiao và Blizinsky tìm thấy các sự liên kết giữa các nhân tố di truyền và các thái độ tập thể chủ nghĩa, cho rằng các giá trị văn hóa đã tiến hóa, thích nghi với các môi trường xã hội và vật lý mà dưới đó sự chọn lọc di truyền hoạt động.22 Bằng chứng gợi ý rằng các dân cư nào đó đã tiến hóa trong các môi trường tương đối dễ bị tổn thương với bệnh tật, cho một lợi thế sinh tồn cho các biến dị di truyền liên kết với sự tránh những người lạ và sự tuân thủ nghiêm ngặt với các taboo (sự cấm kỵ) xã hội – trong khi các dân cư khác đã tiến hóa trong các môi trường ít dễ bị tổn thương với bệnh tật hơn, mà cho một lợi thế sinh tồn cho các biến dị di truyền liên kết với sự cởi mở hơn với những người lạ và các chuẩn mực xã hội khác nhau. Việc này dẫn đến sự nổi lên của một hình mẫu biến thiên ngang-văn hóa trong đó một số xã hội đã tương đối đóng với những người ngoài và sự đa dạng văn hóa, trong khi các xã hội khác đã tương đối mở. Về mặt kinh nghiệm, chiều chủ nghĩa cá nhân /chủ nghĩa Tập thể mà Chiao và Blizinsky sử dụng có tương quan khá mật thiết với các giá trị Tự-thể hiện.23

Sự phát triển kinh tế, sự nổi lên của nhà nước phúc lợi và các nhân tố lịch sử khác có thể làm thay đổi các giá trị của người dân một cách đáng kể – nhưng quá trình là phụ thuộc con đường, với ảnh hưởng của các sự khác biệt di truyền bề bỉ ở mức độ nào đó. Với sự phát triển công nghệ, tính dễ bị tổn thương con người với bệnh tật đã giảm đi đột ngột – nhưng tác động lịch sử của nó đã không biến mất. Ngay cả ngày nay, các sự khác biệt ngang-quốc gia trên siêu-chiều văn hóa này là vững chãi đến mức bất kể nghiên cứu được thiết kế thành thạo nào có vẻ chắc có khả năng phát hiện ra chúng.

Công trình của Acemoglu và Robinson cũng chỉ theo hướng này.24 Họ lần vết gốc rễ của sự phát triển kinh tế và dân chủ quay lại 500 năm, thử xác định cái nào đến đầu tiên. Họ kết luận rằng cả sự phát triển kinh tế và dân chủ có thể được truy nguyên về các hiệu ứng quốc gia cố định (fixed national effects) bền bỉ – mà họ cho là phản ánh các sự khác biệt thể chế. Nhưng việc gọi chúng là các định chế là võ đoán: các hiệu ứng quốc gia cố định thâu tóm bất kể thuộc tính lâu bền nào của các nước cho trước, từ các định chế đến ngôn ngữ đến văn hóa đến khí hậu và địa hình và tính dễ bị tổn thương lịch sử với bệnh tật. Nghiên cứu gần đây đã tạo ra bằng chứng liên quan thêm, với Shcherbak tìm thấy rằng các sự khác biệt ngang-quốc gia trong sự kị lactose có một cơ sở di truyền và tương quan mạnh với các sự khác biệt ngang-quốc gia trên siêu-chiều văn hóa này.25

Meyer-Schwarzenberger phân tích cấu trúc của 166 ngôn ngữ, tìm thấy các tương quan mạnh và vững chãi giữa các giá trị Tự-thể hiện và một số đo chủ nghĩa cá nhân Ngôn ngữ có thể cũng bén rễ trong các sự khác biệt di truyền.26 Inglehart et al. tìm thấy các tương quan mạnh giữa biến dị ngang-quốc gia trên các gene nhất định, và mức độ mà một xã hội cho trước nhấn mạnh sự khoan dung và các giá trị Tự-thể hiện.27

Dựa vào các bài tập sớm hơn về lập bản đồ di truyền, Inglehart et al. đã thu thập dữ liệu về các tần số allele 79 STR của năm genetic marker (chỉ thị di truyền) được dùng trong xét nghiệm di truyền pháp y (forensic genetic testing) để nhận diện nguồn gốc sắc tộc của mọi người.28 Họ đã nhận được dữ liệu từ 39 nước (các nước như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Uruguay và Argentina – được cư trú chủ yếu bởi những người di cư từ các nước khác – đã không được bao gồm). Một phân tích nhân tố các thành phần chính của số điểm trung bình của mỗi nước trên các allele 79 STR tạo ra hai chiều chính. Khi chúng tôi lập bản đồ 39 nước trên hai chiều này, chúng rơi vào năm cụm địa lý, nhóm các nước ở châu Âu, châu Phi hạ-Sahara, Nam Mỹ, Nam Á và Bắc Phi, và Đông và Đông-Nam Á – lặp lại một số cụm được tìm thấy trên các bản đồ văn hóa toàn cầu được cho thấy ở trêm. Thành phần chính thứ nhất có thể được diễn giải như phản ánh mức độ của sự thịnh hành ký sinh trùng lịch sử, mà nó tương quan ở mức r = –0,86. Có vẻ có khả năng rằng tính dễ bị tổn thương lịch sử với bệnh tật có thể, trong tiến trình của nhiều thế kỷ, đã cho một lợi thế sinh tồn cho các biến dị di truyền nào đó hơn các biến dị khác.

Tôi không xem số điểm của một nước trên chiều biến dị di truyền này như phản ánh sự biến dị di truyền và không gì khác: giống các Hiệu ứng Quốc gia Cố định của Acemoglu và Robinson, số điểm này là một hộp đen phản ánh không chỉ sự biến dị di truyền mà cả bất cứ thứ gì khác cùng-biến đổi với địa lý. Nhưng vì số điểm này được dẫn xuất trực tiếp từ các số đo biến dị di truyền, sẽ là cẩu thả để phủ nhận rằng nó bao gồm sự biến dị di truyền – cùng với các sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, các định chế, địa hình, khí hậu và bất cứ thứ gì khác liên kết với vị trí địa lý của một nước.

Benjamin et al. phân tích một mẫu của các đối tượng có kiểu gene (genotyped) toàn diện với dữ liệu về các sở thích kinh tế và chính trị, tìm thấy bằng chứng của tính có thể kế thừa đáng kể của các đặc điểm này – nhưng cũng tìm thấy bằng chứng rằng sự biến dị có thể thừa kế về các đặc điểm này được giải thích bởi nhiều gene với các tác động nhỏ.29 Được ghép với sự thực rằng sự biến dị di truyền đi theo các cụm, điều này có các ngụ ý quan trọng. Tại giai đoạn này, chúng ta không biết các gene nào (nếu có) đang định hình sự biến thiên ngang-văn hóa trên Siêu-chiều Tự-thể hiện/chủ nghĩa cá nhân/Tự trị. Nhưng một khối bằng chứng tăng lên gợi ý rằng các nhân tố di truyền có thể dính líu đến – trong một chuỗi nhân quả phức tạp liên kết với các điều kiện khí hậu và tính dễ bị tổn thương lịch sử với bệnh tật.

Các sự khác biệt văn hóa phản ánh toàn bộ di sản lịch sử của một xã hội – và di sản này có thể được định hình lại bởi các quá trình xã hội động. Nói cách khác, chủ nghĩa cá nhân không phải là một thuộc tính tâm lý học tĩnh mức cá nhân – nó được định hình bởi mức phát triển của một xã hội. Các giá trị Tự-thể hiện, các giá trị Tự trị và chủ nghĩa cá nhân tất cả đều đề cập đến một tập hợp của các định hướng trở nên phổ biến hơn khi các ràng buộc tồn tại lên sự lựa chọn con người rút lui. Hiện đại hóa tạo thuận lợi cho một sự di chuyển khỏi chủ nghĩa Tập thể, hướng tới chủ nghĩa cá nhân, mang lại sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự trị cá nhân và làm yếu các chuẩn mực thứ bậc truyền thống. Sự thay đổi văn hóa này, đến lượt, là thuận lợi cho các sự thay đổi xã hội như sự nổi lên và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Có thể bởi vì các sự liên kết với sự biến dị di truyền, hình mẫu này của sự biến thiên ngang-văn hóa là vững chãi và bén rễ sâu đến mức hầu như bất kể nghiên cứu kinh nghiệm được thiết kế thành thạo nào về các sự khác biệt ngang-văn hóa chắc có khả năng phát hiện ra nó – và các nhà nghiên cứu trong một dải rộng của các lĩnh vực đã làm thế.

Sự Thay đổi Giá trị trên Hai Chiều Chính

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cho rằng các sự khác biệt tỏa khắp mà chúng ta đã tìm thấy giữa các giá trị của các xã hội giàu và nghèo phản ánh một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ xảy ra khi các xã hội đạt các mức cao như vậy của sự an toàn tồn tại mà các nhóm sinh trẻ hơn lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Nếu thế, ta sẽ kỳ vọng để tìm thấy nhiều sự thay đổi giá trị giữa thế hệ trong các xã hội thu nhập-cao hơn trong các xã hội thu nhập-thấp.

image

Lứa sinh

Hình 3.4 Các sự khác biệt liên quan-đến tuổi về các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, trong ba kiểu xã hội.

Nguồn: Values Surveys, 1981–2014. Các nước được bao gồm trong mỗi trong ba kiểu xã hội được liệt kê trong phụ lục 2.

Như Hình 3.4 cho biết, bằng chứng kinh nghiệm xác nhận kỳ vọng này. Trục dọc trên đồ thị này phản ánh mức độ mà các lứa sinh trong các kiểu nước cho trước nhấn mạnh các giá trị Sinh tồn hay các giá trị Tự-thể hiện. Như nó chứng minh, công chúng của các xã hội thu nhập-cao nhấn mạnh các giá trị Tự-thể hiện mạnh hơn công chúng của các nước thu nhập-thấp hay thu nhập-trung bình rất nhiều. Nhưng chúng ta cũng tìm thấy rằng các sự khác biệt giữa thế hệ là lớn hơn nhiều trong các xã hội thu nhập-cao so với ở nơi khác: lứa tuổi già nhất (sinh trong 1927 hay sớm hơn) chỉ trên trung bình toàn cầu về các giá trị Sinh tồn versus Tự-thể hiện (điểm zero trên thang dọc) một chút; nhưng giữa lứa tuổi trẻ nhất (sinh từ 1978), các giá trị Tự-thể hiện ở hầu như một độ lệch chuẩn trên trung bình của thế giới như một toàn thể.

Giữa các công chúng của các nước đang phát triển, chúng ta thấy sự nhấn mạnh ít hơn nhiều đến các giá trị Tự-thể hiện – và chỉ sự tăng nhẹ về sự nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện khi chúng ta di chuyển từ các lứa tuổi già tới trẻ: các nước này vẫn đang tiến gần đến ngưỡng mà tại đó một phần đáng kể dân cư đã lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên.

image

Hình 3.5 Sự thay đổi thuần trên hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa từ khảo sát sớm nhất đến khảo sát muộn nhất sẵn có (1981–2014) theo mười kiểu xã hội.

Các nước được bao gồm ở mỗi trong mười kiểu xã hội được liệt kê trong phụ lục A2.4.

Công chúng của các xã hội nguyên-cộng sản cho thấy các mức còn thấp hơn của sự nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện – nhưng chúng ta thấy một sự tăng lên giữa thế hệ tương đối mạnh về sự nhấn mạnh đến các giá trị này khi chúng ta di chuyển từ già đến trẻ. Công chúng của các xã hội này đã đạt các mức an toàn tồn tại tương đối cao trong các thập niên sau Chiến tranh Thế giới II, tạo ra một lượng đáng kể của sự thay đổi giá trị giữa thế hệ. Nhưng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và của sự an toàn tồn tại khoảng năm 1990 đã tạo ra các hiệu ứng thời kỳ mạnh đẩy các mức tuyệt đối của các giá trị Tự-thể hiện của tất cả các nhóm sinh xuống các mức mà từ đó họ vẫn chưa hồi phục.

Hình mẫu này của các sự khác biệt theo tuổi, cùng với sự liên kết mạnh được tìm thấy giữa các hệ thống giá trị và GDP trên đầu người, gợi ý rằng sự phát triển kinh tế mang lại những thay đổi có tính hệ thống trong các niềm tin và các giá trị của một xã hội. Bằng chứng chuỗi thời gian xác nhận kỳ vọng này. Lần vết vị trí của các nước cho trước trong những khảo sát kế tiếp nhau từ 1981 đến 2014, người ta tìm thấy rằng các công chúng của hầu như tất cả các nước thu nhập-cao đã di chuyển theo hướng được tiên đoán. Như Hình 3.5 chứng minh, các công chúng của tám nước Âu châu Tin Lành, tám nước Âu châu Công giáo cộng bảy nước nói tiếng Anh và Nhật Bản, tất cả đều di chuyển theo hướng sự nhấn mạnh lớn hơn đến các giá trị Thế tục-duy lý và các giá trị Tự-thể hiện.30

Trong sự tương phản nổi bật, các công chúng của Nga, Trung Quốc và một nhóm 21 nước nguyên-cộng sản đã di chuyển tới sự nhấn mạnh lớn hơn đến các giá trị Truyền thống. Điều này phản ánh sự hồi sinh của tôn giáo mà đã xảy ra tiếp sau sự sụp đổ của hệ thống niềm tin cộng sản. Mặc dù châu Phi, Mỹ Latin và các nước Islamic cho thấy các mức tín ngưỡng cao nhất, chúng thay đổi rất ít từ 1981 đến 2014. Sự tăng thêm lớn nhất về tính mộ đạo đã xảy ra trong thế giới nguyên-cộng sản, nơi tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc đã chuyển vào để lấp đầy chân không ý thức hệ bị bỏ lại bởi sự sụp đổ của hệ thống niềm tin cộng sản mà một thời đã cho một cảm giác về ý nghĩa và mục đích cho hàng triệu người.

Bất chấp sự nhấn mạnh tăng lên này đến các giá trị Truyền thống, sự an toàn kinh tế tăng lên đã mang lại một sự tăng tổng thể trong sự nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện. Nga đã là một trường hợp đặc biệt đầy kịch tính: ban đầu, nó đã trải nghiệm một sự giảm sút đột ngột hơn nhiều về sự an toàn tồn tại so với hầu hết các nước nguyên-cộng sản khác, với thu nhập thực tế trên đầu người giảm xuống khoảng 40 phần trăm của đỉnh cao trước đó của nó, cùng với tội phạm tăng lên, và tuổi thọ đàn ông trung bình giảm xuống. Các điều kiện này bắt đầu đảo ngược vào khoảng năm 2000, khi Putin khôi phục lại trật tự và giá dầu và gas hồi phục, mang lại một sự khôi phục kinh tế mạnh. Công chúng Nga đã chuyển từ sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Sinh tồn và đã di chuyển tới sự chấp nhận gia tăng của các giá trị Tự-thể hiện – nhưng các giá trị truyền thống đã tiếp tục lấp đẩy chân không để lại bởi sự sụp đổ của hệ thống niềm tin cộng sản.

Các giá trị của các công chúng Phi châu cho thấy rất ít sự thay đổi. Châu Phi hạ-Sahara gần đây đã bắt đầu có sự tăng trưởng kinh tế mạnh, nhưng bởi vì sự thay đổi văn hóa kéo theo các độ trễ-thời gian dài, chúng ta sẽ không kỳ vọng để thấy chúng nổi lên trong dân cư trưởng thành trong một thời gian.

Kết luận

Chúng ta đã tìm thấy rằng các mức tăng lên của sự an toàn tồn tại có khuynh hướng mang lại các thay đổi xã hội và văn hóa cố kết và đại thể có thể tiên đoán được, khiến cho nhân dân của các xã hội tương đối an toàn để có các giá trị khác một cách có hệ thống với các giá trị của các xã hội kém phát triển hơn. Mặc dù toàn cầu hóa đã làm xói mòn vị thế mặc cả của các công nhân trong các nước thu nhập-cao, nó đang chuyển vốn và công nghệ đến các nước khác khắp thế giới, nâng các mức an toàn tồn tại của chúng lên và mang lại sự cởi mở lớn hơn với các ý tưởng mới và các chuẩn mực xã hội bình quân hơn.

Sự thay đổi văn hóa là phụ thuộc-con đường: các giá trị của một xã hội phản ánh toàn bộ di sản lịch sử của nó. Nhưng bất chấp việc tiếp cận nó từ các quan điểm lý thuyết khác nhau và sử dụng các phương pháp đo lường hoàn toàn khác nhau, các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực đã tìm thấy một hình mẫu trong đó các xã hội an toàn về mặt tồn tại xếp hạng cao đáng kể trên một siêu-chiều cơ bản chủ nghĩa cá nhân/sự Tự trị/sự Tự-thể hiện, trong khi các xã hội kém an toàn hơn xếp hạng thấp một cách nhất quán trên chiều đó. Việc chiều này được dán nhãn thế nào và được diễn giải ra sao được định hình bởi các kỳ vọng lý thuyết của người ta, nhưng hình mẫu biến thiên ngang-văn hóa này là vững chãi và bén rễ sâu đến mức các nghiên cứu kinh nghiệm đa dạng về các sự khác biệt ngang-văn hóa, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ một dải rộng của các môn học, đã phát hiện ra nó. Siêu-chiều biến thiên ngang-văn hóa này có vẻ đang định hình các mức đương thời của dân chủ và luật pháp liên quan đến sự bình đẳng giới, những người đồng giới và nhiều chủ đề khác, như các chương tiếp theo sẽ chứng minh.

GHI CHÚ

Chương 3 Các Hình mẫu Văn hóa Toàn cầu

1 Inglehart, 1990; Inglehart and Baker, 2000; Inglehart and Welzel, 2005; Norris, Pippa and Ronald F. Inglehart, 2004, 2011. Sacred and Secular: Religion and Politics Worldwide (2nd edn.). New York: Cambridge University Press.

2 Inglehart and Baker, 2000.

3 GDP/đầu người đề cập chỉ đến một khía cạnh của sự an toàn tồn tại, mà cũng được định hình bởi các định chế phúc lợi xã hội và sự an toàn của nó khỏi tội phạm, bạo lực và bệnh tật. Nhưng vì các xã hội thu nhập-cao có khuynh hướng xếp hạng cao về tất cả các khía cạnh này của sự an toàn tồn tại, GDP/đầu người của một xã hội cung cấp một chỉ báo khá tốt về mức độ mà nhân dân của nó được hưởng các mức an toàn tồn tại cao.

4 Weber, Max, 1904 [1930]. The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism. London: Routledge; Bell, Daniel, 1973. The Coming of Post-Industrial Society. New York: Basic Books; Toffler, Alvin, 1990. Powershift: Knowledge, Wealth, Violence in the 21st Century. New York: Bantam.

5 Huntington, Samuel P., 1996. The Clash of Civilizations: Remaking of the World Order. New York: Simon & Schuster; Putnam, Robert D., 1993. Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy. Princeton, NJ: Princeton University Press; Fukuyama, Francis, 1995. Trust: Social Virtues and the Creation of Prosperity. New York: Free Press; Inglehart and Baker, 2000; Inglehart and Welzel, 2005.

6 Tiểu thuyết 1984 cổ điển của George Orwell, được xuất bản trong năm 1949, mô tả một tương lai khủng khiếp (dystopian) nơi tin tức và các sách lịch sử được xét lại thường xuyên để phù hợp với chân lý chính thức của một chế độ toàn trị. Nó đột ngột lại trở thành sách bán chạy nhất trong năm 2017, khi một bộ của “các sự thực thay thế (alternative facts)” có thể chứng minh được là sai về số người dự lễ nhậm chức Tổng thống được đưa ra bởi chính quyền Trump vừa mới nhậm chức.

7 Cho chi tiết kỹ hơn về các chiều này được xây dựng thế nào, xem Inglehart, 1997: Chapter 1.

8 Inglehart, 1997; Inglehart and Baker, 2000; Inglehart and Welzel, 2005; Inglehart, Ronald and Christian Welzel, 2010. “Changing Mass Priorities: The Link between Modernization and Democracy,” Perspectives on Politics 8, 2: 551–567.

9 So sánh các bản đồ dựa vào dữ liệu từ các đợt kháo sát khác trong phụ lục. Sự giống nhau của các bản đồ, dựa vào dữ liệu từ các khảo sát khác nhau được thực hiện vào những thời gian khác nhau từ 1981 đến 2014, là đáng chú ý.

10 Các số đo của ông được giải thích và kiểm định cho tính hợp lệ trong Welzel, 2013: 57–105.

11 Độ lệch chuẩn trung bình trên chiều Truyền thống vs. Thế tục-duy lý là nhỏ hơn độ lệch chuẩn trung bình trên chiều Sinh tồn vs. Tự-thể hiện, mà là vì sao chúng ta thấy một hình ellip thay cho một hình tròn.

12 Inglehart and Welzel, 2010.

13 Inglehart and Welzel, 2010.

14 Oyserman, Daphna, Heather M. Coon and Markus Kemmelmeier, 2002. “Rethinking Individualism and Collectivism: Evaluation of Theoretical Assumptions and meta-analyses,” Psychological Bulletin 128: 3–72.

15 Hofstede, Geert, 2001. Culture’s Consequences: Comparing Values, Behaviors, Institutions and Organizations across Nations (2nd edn.). Thousand Oaks, CA: Sage Publications.

16 Schwartz, Shalom, 2006.“ATheory of CulturalValue Orientations: Explication and Applications,” Comparative Sociology 5, 2–3: 137–182.

17 Nhiều người khác đã phân tích chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa Tập thể, đôi khi sử dụng các mẫu đại diện quốc gia, nhưng chỉ trong các nước đơn độc hay số ít nước.

18 Inglehart and Welzel, 2005.

19 Inglehart and Welzel, 2005.

20 Welzel (2013) đã phát triển một phiên bản được xét lại và được cải thiện về mặt kỹ thuật của chiều Sinh tồn/Tự-thể hiện, được gọi là các Giá trị Giải phóng. Khi thay thế cho các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện trong phân tích, nó cũng nổi lên như khoản có hệ số tải cao nhất.

21 Gelfand et al., 2011; Thornhill and Fincher, 2009; Thornhill and Fincher, 2010.

22 Chiao, Joan Y. and Katherine D. Blizinsky, 2009. “Culture–Gene Coevolution of Individualism–Collectivism and the Serotonin Transporter Gene,” Proceedings of the Royal Society B 277, 1681: 529–553.

23 Họ tìm thấy một tương quan 0,66 giữa chủ nghĩa cá nhân và các giá trị Tự-thể hiện.

24 Acemoglu, Daron and James A. Robinson, 2006b. Economic Origins of Dictatorship and Democracy. New York: Cambridge University Press.

25 Shcherbak, Andrey, 2014. “Does Milk Matter? Genetic Adaptation to Environment: The Effect of Lactase Persistence on Cultural Change.” Paper presented at summer workshop of Laboratory for Comparative Social Research, Higher School of Economics, St. Petersburg, Russia, June 29–July 12, 2014.

26 Meyer-Schwarzenberger, Matthias, 2014. “Individualism, Subjectivism, and Social Capital: Evidence from Language Structures.” Paper presented at summer workshop of Laboratory for Comparative Social Research, Higher School of Economics, St. Petersburg, Russia, June 29–July 12, 2014.

27 Inglehart, Ronald F., Svetlana Borinskaya, Anna Cotter et al., 2014. “Genetic Factors, Cultural Predispositions, Happiness and Gender Equality,” Journal of Research in Gender Studies 4, 1: 40–69.

28 Cavalli-Sforza, Luigi Luca, Paolo Menozzi and Alberto Piazza, 1994. The History and Geography of Human Genes. Princeton: Princeton University Press; Inglehart et al., 2014. Họ sử dụng hệ thống pháp y STR bởi vì các dữ liệu này là sẵn có cho nhiều quần thể, kể cả một số không được nghiên cứu cho các gene khác.

29 Benjamin, Daniel J., David Cesarini, Matthijs J. H. M. van der Loos et al., 2012. “The Genetic Architecture of Economic and Political Preferences,” Proceedings of the National Academy of Sciences 109, 21: 8026–8031.

30 Để tránh một bản đồ phức tạp không thể đọc được, hình này cho thấy những thay đổi thuần được trải nghiệm bởi toàn bộ các nhóm nước sử dụng các cụm được nhận diện ở trên, thêm những thay đổi được trải nghiệm bởi Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Comments are closed.