40 NĂM THƠ VIỆT HẢI NGOẠI (7): Trần Nghi Hoàng

clip_image002
Trần Nghi Hoàng
Năm sinh thật: 1949, năm sinh  trên giấy tờ: 1951, tại Bến Tre. Đến Mỹ năm 1975. Bút hiệu khác: Thông Biện Tiên Sinh. Chủ trương tạp chí Văn Uyển và Văn Uyển Publishing 1986-1997 (San Jose, CA). Chủ biên tuần báo Lẽ Phải 1999-2007.
Tác phẩm:
– Thày vua (Kịch bản phim, NXB Lao Động, 2011)
– Thánh địa tội ác (dịch, Sanctuary của William Foulkner, NXB Văn học, 2012)
The firmament without cover roof (dịch thơ Bầu trời không mái che của Mai Văn Phấn, 2012)
– Trần Văn Thủy: Chuyện KHÔNG Tử Tế (tiểu luận, Kiến Văn xuất bản, 2004)
– Cõi Người Ta (phiếm luận, Viết Pub. 2002), ký bút hiệu Thông Biện Tiên Sinh
– Mở Cửa Tử Sinh (trường ca, Professional Pub. 1997) 
– Truyện Người Viết Sử (9 truyện ngắn và 1 vở kịch, Văn Uyển Pub. 1997)
– Ẩn Sĩ (tuyển tập văn chương Hà Nội, TNH là tác giả duy nhất từ miền Nam có truyện “Kẻ Sĩ” in trong sách đồng thời viết tựa cho sách, Văn Thanh xuất bản 1996)
– Anh Có Thực Sự Muốn Thành Một Bồ Tát (thơ, Văn Uyển Pub. 1990)
– Gã Cùi Và Miếng Dừa Non (20 tùy bút, in chung với 10 truyện ngắn của Trần Thị Bông Giấy, Văn Uyển Pub. 1990)
– Quỷ Mỵ Truyện (18 truyện ngắn, Văn Uyển Pub. 1988)
– Lưu Vong Hành (thơ, Papyrus Pub. 1986)
– Thơ Trần Nghi Hoàng (thơ, Người Pub. 1983).
Trần Nghi Hoàng là một nhà thơ sáng tác đã lâu và viết trường ca rất sớm. Anh từng dày công gây dựng tạp chí Văn Uyển trong khoảng 10 năm, một trong những tạp chí văn học đầu tiên, nếu không muốn nói là tạp chí đầu tiên, khởi xướng khuynh hướng hội nhập giữa người Việt trong nước và hải ngoại.
Anh cũng là người gây tranh cãi khi đụng chạm tới các vấn đề xã hội chính trị, nhất là với bút hiệu Thông Biện Tiên Sinh. Mới đây, có một thời gian ngắn trở về sinh sống trong nước. Anh tiêu biểu cho những nhà thơ Việt lưu vong, xê dịch, ở nhiều nơi, làm được nhiều việc.
Ngôn ngữ, sự tập trung và tưởng tượng có thể xô đẩy những cánh cửa mở vào hoàn cảnh dị thường. Thơ anh tìm kiếm bản chất của sự vật, có những cố gắng đi đến tận cùng ký ức, nhất là với trường ca. Trần Nghi Hoàng cũng có khả năng phát hiện phép lạ ở hoàn cảnh bình thường khác, tuy nhiên có vẻ anh không chú ý lắm đến khả năng đặc biệt này của mình, trong nhiều năm, cho tới gần đây. Trong những trường hợp thành công nhất, thơ anh phá vỡ các ranh giới giữa người và người, giữa hiện tại và quá khứ. Trong khi không rời bỏ các chủ đề xã hội, dường như thơ Trần Nghi Hoàng ngày càng riêng tư, một thứ trở lại của trữ tình tình yêu.
Đó là một loại ngôn ngữ có cá tính mạnh.
Văn Việt trân trọng giới thiệu.
· Tác phẩm
BÊN KIA BỜ
 
Tôi đã bước qua biển Thái Bình Dương
Còn để lại một dấu chân bên kia bờ
Ở đó
Nước biển không kịp mặn
Người ta neo thuyền bằng những sợi chỉ ngũ sắc
Và gào la không cần mở miệng
Mỗi người đều tự biết nuốt cái lưỡi của chính mình
Ở đó có lũ quái vật
Rũ lông giả làm người
Chúng tự biết nhét đuôi mình vào hậu môn để che giấu
Và đậy lại bằng những chiếc ghế phù phiếm
Ở đó
Tuổi trẻ luôn ước mơ bằng cách trồng cây chuối
Và tập đi trên mặt đất bằng hai bàn tay
Ở đó những người chép sử mang kính đen
Ngồi trong bóng tối
Ghi lại mọi biến động bằng những vòng tròn và những dấu Incas
Ở đó có con diều giấu màu đỏ đã bay ra khỏi trí nhớ
Dấu vết còn nguyên trong ánh mắt xưa
Tôi đã bước qua biển Thái Bình Dương
Và đi cuộc đi không ngừng nghỉ
Những chân trời và những dấu chân phai
Một dấu chân còn sót lại
Ở đó bây giờ sóng biển rì rầm những câu thần chú
Những chiếc thuyền đứt neo
Bầy chỉ ngũ sắc bay ngợp bầu trời trắng xám
Không còn tiếng hò reo câm
Mà là tiếng đập của triệu triệu nắm tay vào thinh không
Những người chép sử mang kính đen đã chìm vào bóng tối
Và tuổi trẻ hụt hơi
Jun, 7th, 2014
 
NGÀY HAI MƯƠI LĂM THÁNG NĂM
Em đến muộn hai mươi lăm ngày
Sau khi loài sen tuyệt chủng
Bầy nhện căng đầy những biểu ngữ câm
Trên những ngón tay chảy máu
Có người nhẩm đếm niên đại của quỷ
Tôi gặp em lệch một ngày nắng một ngày gió
Phải chi ngày em sinh ra có tôi ở đó
Tôi sẽ bế em vào lòng
Thay tã cho em
Hát cho em nghe một bài kinh bình yên đã mất
Và sẽ đưa em ra khỏi cái không gian vô hồn
Không nhận rõ mặt người
Tôi sẽ bế em lên một chuyến xe thổ mộ
Người xà ích luôn cười và hát những lời chim
Mình sẽ đi về chốn không đâu
Rồi cùng nhau trồng lại cây trái cho trần gian
Nhưng em đã đến muộn hai mươi lăm ngày
Và không có tôi ở đó
Những đóa sen đã tàn và người xà ích đã bỏ đi
Nhưng dù gì, bây giờ mình đang ở bên nhau
Những ngày nắng những ngày gió
Mình cùng nhau nuôi một con mèo con
Và một con cún không biết sủa
Gâu gâu
May, 25th, 2014
 
GIẤC MƠ TRẮNG
Có những người hoàn toàn không quen biết
Bỗng nhiên đâm sầm vào giấc mơ tôi
Khi mạnh dạn xúc giấc mơ bỏ đi
Tôi còn lại một cái gì rất lớn
Một cái gì đứng ngoài xưởng mộc và đồi cát
Một con người có thể cùng một lúc hiện diện ở nhiều nơi
ở nơi này, thế giới này và ở những thế giới khác
Nhưng một con người không thể gặp chính mình ở bất cứ nơi nào
Dù ở thế giới này hay thế giới khác
Nhưng con người cảm nhận được
Bạn không được mời bạn không xin phép
Bạn đã lẻn vào giấc mơ tôi
Bạn đã xâm nhập vào một cõi riêng tư của người khác
Giấc ngủ tôi là những chuỗi giấc mơ không liên tục
Mà mỗi một giấc mơ là một khúc phim riêng lẻ
Có những đêm những giấc mơ riêng lẻ ấy
Kết nối thành một giấc mơ dài
Một giấc mơ trắng
Giấc mơ của nguyên một đêm
Chong mắt nhìn mình
Đâu đó ở một thế giới khác
Nguyên một đêm trắng không ngủ
đêm của khủng khiếp hoang vu
đêm của một mình tôi trên địa cầu này
tôi đã có bao nhiêu đêm như vậy
hãy đếm hộ tôi phía bóng tối
Tôi đã có bao nhiêu đêm như vậy
Hãy đếm giùm tôi phía ánh sáng
Ánh sáng và bóng tối không còn đối mặt nhau
Ánh sáng và bóng tối chứa cho nhau, chôn cất lẫn nhau
Tôi đã sống bao nhiêu đêm như vậy
Tôi sẽ còn phải sống bao nhiêu đêm như vậy
Những kẻ lạ mặt đang rình mò trong giấc mơ tôi
Có những kẻ mặt không định hình
Lẩn trốn trong giấc mơ tôi
Có những kẻ khuôn mặt luôn biến dạng
Băng ngang giấc mơ tôi
Đã rất nhiều lần tôi muốn gởi một tiếng chuông thu không
Bằng nửa giấc mơ rời
về chốn không đâu
 
SF, 15 tháng 3, 2013
 
QUA SÔNG
Ném viên đá xuống lòng sông
Giòng sông ngừng chảy
Những mặt trời trên sông ngừng trôi
Những cơn gió qua sông
Quay lại nhìn tôi
Chiều qua không một chuyến đò trên sông này
Sáng nay,
Và bây giờ
Ở bãi sông
Những hoa Bồ Công Anh đã khô chết
Sao tôi đến đây?
 
SF 1 tháng 3 năm 2013
BÀI CA CHO BÓNG TỐI
cắt một phần trái đất
bỏ vào âm hộ đêm
chiều trở mặt đập cánh chập choạng
như con đại bàng trúng thương trên vòm núi lửa
tôi thấy những viên sa thạch bắn vào con mắt trái
tôi thấy những hơi mưa
chập chùng con mắt phải
con mắt trái tôi còn 25% thị lực
con mắt phải tôi còn 75% thị lực
glaucoma
như vậy:
25% + 75%
cộng cả hai con mắt tôi vẫn đủ đầy 100% về phía ánh sáng
glaucoma
con mắt trái tôi mất 75% thị lực
con mắt phải tôi mất 25% thị lực
glaucoma
như vậy:
75% + 25%
cộng hai con mắt tôi mù mịt 100% ở phía bóng tối
glaucoma
tôi vẫn luôn chọn cho mình một tâm thế tuyệt đối
như tôi đang sống
vì đã nhiều lần được chết
và sẽ được chết vì đã nhiều lần phải sống
từng bóng đèn đỏ nổ dưới chân đời
mặt thời gian trở nghiêm vết nứt
trút cạn kiệt tôi trên những lục địa hoang tàn tôi đã đi qua
lại đổ tràn đầy vào tôi
bằng những đại dương bát ngát tôi có lần ghé tới
đã có lúc tôi vô cùng mệt mỏi
chỉ muốn làm loài gấu chui vào vết nứt thời gian ngủ dài một giấc đông miên
một giấc triền miên
và vết nứt thời gian
nằm về phía bên kia của ánh sáng
điều tín phục bủa vây triển hạn
lũ chuồn chuồn đen bay ngợp lấp mặt trời
ngày cạn nắng
nên chiều trở mặt
những bóng đèn đỏ bây giờ nổ trong tôi
ngõ tía xênh xang (chiều đã rụng)
đóng cửa căn phòng kiếp trước
ai ngồi cười khóc cùng tôi
năm năm, mười năm, hai mươi năm
cánh của im hơi bóng ai chìm trên khoảng tường mất dấu
rất riêng tôi cùng bóng tối quẩn quanh
rất riêng tôi và ở một mình tôi
bên cánh cửa im hơi
bên ngoài cánh cửa câm
tôi có còn điều […. ] muốn nói?????
ai có còn điều [….. ] muốn nói????
bằn bặt thẳm sâu từ tận cùng bóng tối
ánh sáng trở thành VÔ NGHĨA LÝ ĐƯƠNG NHIÊN
và tôi muốn cùng bóng tối hồn nhiên
SỐNG một bận như bao lần đã CHẾT
như loài sóc đu trên cành tuyệt vọng
trái thời gian treo lửng giữa không gian
vết nứt thời gian và
vết nứt không gian
bỗng khớp lại thành TRÁI ĐỜI TẨM ĐỘC
cuộc hành hương của thời gian đi tìm một không gian đã mất dằng dặc nghìn triệu năm miết biệt bời bã giữa đường
luôn luôn ở giữa những con đường
những con đường đêm hiu hắt
đèn mù hơi khuya
là phía của bóng tối
nên bóng tối là âm hộ của đêm
nên bóng tối là sinh mệnh của thiên thu
chằng chịt những điều hứa những vòm lá những tơ nhện ngoài trí nhớ
còn lại là tiếng hú của loài mãnh sư trong thời tuyệt chủng
băng băng qua đỉnh núi chớn chở vướng vất những chiếc cánh của con đại bàng trúng thương
đã rớt vào miệng núi lửa ngụt ngàn
không là tro cốt dĩ vãng
không là son phấn hoa đăng
khúc requiem cần rất nhiều khoảng lặng
(những khoảng lặng nằm phía bên kia ánh sáng)
những khoảng lặng của vô cùng bóng tối
cho hai con mắt của tôi
cho hai con mắt của riêng tôi
còn trái tim không nằm trong hai con mắt
tất nhiên
trái tim nằm ngoài ánh sáng và bóng tối
nên trái tim cũng nằm ngoài tội lỗi
Sept 29 – 2007
English version
 
ON THE FURTHER SHORE
 
I step across the Pacific;
One footprint remains on the other shore
Where the untimely tide brings them no brine
Where people tie up their boats with the magic five-color thread
And howl without opening their mouths
And everyone knows how to swallow his tongue.
Over there one kind of animal knows how to strip down into a human being:
They can push their tails into their assholes and cover them with many chairs.
There youth nurses its dream upside down;
They practice walking the earth on their hands.
There the historians wear black glasses and sit in the dark
And record events by circles and Inca signs.
Still there is a paper kite that flies up out of memory,
The sight of it unforgotten in the glance of the old times.
I step across the Pacific
And one footprint remains on the further shore.
There now the sound of the wave whispers like a tantra
And the five-colored thread broken flies through the bright grey sky
And people can’t even howl silently any more
But only punch the air with their fists.
And the historians wear black glasses and melt in the dark.
And the youth don’t have enough air to breathe.
Jun, 7th, 2014
 
THE WHITE DREAM
 
There is someone I absolutely don’t know:
Suddenly he bursts into my dream.
When I sharply scoop up the dream and throw it out
Something immense remains.
In one second a person can be in many places:
Here in this world, and in other worlds too.
But a human being can’t see himself anywhere
Either in this world or in another;
But you can feel it.
You were not invited, you didn’t ask my permission,
You sneaked into my dream.
You invaded my dream.
You invaded a private world.
My sleep is dream following dream,
So the dream itself is a shot in a movie.
Some nights that kind of dream
Sticks together to make one long dream.:
A white dream,
A dream for a whole night
That opens its eyes and looks at me
Somewhere in another world.
That whole white night I didn’t sleep,
A night of terrible emptiness,
Night of myself alone in this universe.
How many nights like that did I have?
Dark side, please count them for me.
How many nights like that did I have?
Light side, please count them for me.
Light and dark aren’t face to face any more.
Light and dark contend with each other, buried together.
How many nights like that have I lived?
How many nights like that must I go on living?
These strangers spy on me in my dream,
Some of them with unidentifiable faces,
Hiding in my dream.
Some had faces that changed continually
And crossed my dream.
Often I wanted to send the sound of the evening bell
With half of my dream
To nowhere.
March, 15th, 2014
Translated by Tran Nghi Hoang and Frederick Turner
ACROSS THE RIVER
I throw a stone into the stream,
The water ceases to flow.
The suns in the river stop dancing,
The wind crossing the river
Turns round and looks at me,
The afternoon passes.
There is no ferryboat on this river.
And now
on the riverbank
the dandelions have withered into blowballs.
Why did I come here?
SF March, 1fs, 2013
Translated by Tran Nghi Hoang and Frederick Turner
 
 

Comments are closed.