Thơ António Jacinto

Ngu Yên giới thiệu

image

(28 tháng 9, 1924 – 23 tháng 6, 1991)

Nguyên tên là António Jacinto do Amaral Martins.

Sinh trưởng tại Luanda, Angola. Gốc dân Bồ Đào Nha.

Làm thơ, viết truyện ngắn và làm chính trị. Bị bắt năm 1959. Bị đưa đến trại giam Tarrafal ở đảo Cape Verde từ 1961 đến 1972. Sau đó, ông bị đưa đến làm việc lại Lisbon dưới sự giám sát của nhà cầm quyền. Năm 1973, ông đào tẩu và gia nhập Phong Trào Nhân Dân Giải Phóng Angola (MPLA).

Sau khi giành lại độc lập, ông làm việc trong nội các của Tổng thống Agostinho Neto. Trước là Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa, sau là Tổng trưởng Hội đồng Văn hóa Quốc gia. Về hưu năm 1990. Qua đời tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Thơ của ông chủ yếu phản kháng sự đô hộ của Bồ Đào Nha. Nhiều bài thơ đã được phổ nhạc. Một số trở thành dân ca.

Tác phẩm:

– “O grande desafio” (“Thách thức lớn”)

– “Poema da alienação” (“Bài thơ tha hóa”)

– “Carta dum contratado” (“Thư của người lao động làm thuê”)

– “Monangamba”

-“Canto interior de uma noite fantástica” (“Ca ngợi nội tình của một đêm kỳ diệu”)

– “Era uma vez (“Ngày xưa”)

– “Bailarina negra” (“Vũ nữ da đen”)

– “Ah! Se pudésseis aqui ver poesia que não há!” (“Ôi, nếu mẹ có thể thấy ở đây không có thơ”)

Thơ dịch:

Ôi, nếu mẹ có thể thấy ở đây không có thơ

Mẹ ơi,

một hình chữ nhật trống rỗng, một bức tường trắng xóa

Ba thanh sắt bắt ngang

Tám thanh sắt bắt dọc

Bên trong

Hai mươi bốn mét vuông

Mặt ngoài

Hai khung cửa sổ

Chứa

Mười hai ô gương chữ nhật

Những thanh sắt

in bóng trên gương

thành gương soi

Mẹ ơi, ngoài kia trời đêm

Vùng quê

Thị trấn

Hòn đảo

Quần đảo

không nhìn thấy thế giới

Mẹ ơi, chỉ sự chết chung quanh

Chết như bóng mờ băng ngang ô cửa

Chết không có miệng, không có mặt, không hét la

Mẹ ơi, bên ngoài còn một bên ngoài không thể thấy

Những gì chưa thấy vẫn tồn tại im lìm

Ôi, nếu mẹ có thể thấy nơi đây thơ không có thơ

Nơi đây không có thơ

Thật là buồn

Không còn thơ

Mẹ ơi, không có thơ, không có

Mẹ ơi,

Cưỡi con ngựa mây trắng

Mặt trăng nổi lửa đốt vải liệm

Mang gương mặt con tái mét bơ phờ

Hãy hôn con, những nụ hôn của mẹ, hãy hôn con

Ôi, nếu mẹ có thể thấy nơi đây không có thơ


Oh if you could see here poetry that does not exist

One empty rectangle, a whitewashed wall, Mother

Three horizontal iron bars Mother

With eight vertical bars, Mother

In all

Twenty four squares, Mother

In the external ring

Two window frames Mother

Contain

Twelve rectangles of glass, Mother

The bars, Mother

Project shadows on the glass

Made mirrors, Mother

There outside it is night, Mother

The countryside

The town

The island

The archipelago

The world that cannot be seen, Mother

From one side to another, Death, Mother

Death like a shadow that passes through the window pane

Mother

Death without a mouth, without a face, without screams,

Mother

And there outside is an outside that can’t be seen, Mother

What one doesn’t see remains silent, Mother

Oh if you could see here poetry that does not exist!

Mother

There is no poetry here

It is sad Mother

No longer to have poetry

Mother, there is no poetry, none

Mother

Riding a horse of white clouds

The moon on fire removes shrouds

Bringing to my pale and listless face

Kisses, Mother from you, kisses

Oh, if you could see here poetry that does not exist!

Nguồn: Burness, D. (1993). Echoes of The Sunbird. An Anthology of Contemporary African Poetry. Ohio University Africa Series, Number 62.

Cho Ovídio Martin

Từ đất đá

cất lên dãy nhà đá


Trong nhà đá

sinh ra

những đàn ông đá


Từ đá trên đảo

đàn ông ra đi mang theo giấc mơ trăng sáng


Trong dãy nhà đá

những phụ nữ đá đợi chờ

sau cảnh rễ đá và rau cỏ héo hon

– cây Purgueira đơn độc nở hoa thành trẻ con đá

khi những đàn ông đá

quay trở về


Bao lâu? Chờ bao lâu?

Bao lâu miễn đàn ông đá vừa ý.


For Ovídio Martins’

From the stony soil

spring forth stones made into houses


In the house of stone

are born

men who are stone


From the stone island

the men depart carrying dreams of moonlight


In the stone houses

women-stones stay behind

landscape of stone roots and withered vegetables

– purgueira plants alone flower into young stone children

on the return trip

of the men-stones


For how long? How long?

As long as the men-stones accept it!


Nguồn: Burness, D. (1993). Echoes of The Sunbird. An Anthology of Contemporary African Poetry. Ohio University Africa Series, Number 62.

Ngày mơ mộng

Hôm nay thứ sáu

trong tuần này, tháng này, năm này.

Có thể bất kỳ ngày nào khác

trong tuần khác, tháng khác, năm khác

quá khứ hoặc tương lai.


Tôi có thể là người khác hoặc kẻ khác

không ở tù hoặc tự do trong ngục giam

hoặc bị bắt ngay bây giờ.


Thay vì làm thơ tôi có thể làm việc khác

một việc có thể bất kỳ việc gì

Tôi có thể làm thợ mộc.

A, làm thợ mộc thật là sung sướng!

Đóng ghế,

ghế để ngồi, tôi cần ngồi nghỉ ngơi.


Nhìn vào gương soi

thấy hình ảnh tôi đang làm việc.


Fascine Day

Today is Friday

of this week, this month, this year.

It could be any other day

of another week, another month, another year

past or future.


And I could be someone else or another someone else

not in prison or free within prison or arrested at this moment.


Instead of making verse I could be something else

something that might have been something else

I could be a carpenter.

Oh, how I would enjoy being a carpenter!

to make chairs, chairs

for resting, I need to sit down and rest


I look in the mirror

and I see my image at work.

Nguồn: Burness, D. (1993). Echoes of The Sunbird. An Anthology of Contemporary African Poetry. Ohio University Africa Series, Number 62.

Monangamba (1)

Trên tài sản rộng lớn trời không mưa

chính mồ hôi từ trán tôi tưới xuống mùa màng:


Trên tài sản rộng lớn đồng cà phê đang chín

và những trái anh đào đã đỏ

là những giọt máu tôi trở thành nhựa cây.


            Cà phê sẽ được rang

            xay nhỏ, tán vụn

            sẽ thành đen, đen đượm màu thuê mướn lao động


Ôi, đen đượm màu thuê mướn lao động!

Hỏi chim đang hót

dòng suối thảnh thơi lang thang

và gió bay cao từ nội địa:


          Ai thức dậy sớm? Ai làm lụng vất vả?

         Ai khuân vác trên đường dài

         gánh võng hay khiêng đống lúa mì?

         Ai gặt hái được trả công rẻ rúng

         bằng bột bắp hư, cá ươn,

         bằng áo quần cũ, năm mươi đồng tiền

         đánh đập vì oán trách?


        Ai?


         Ai chăm sóc cho vườn kê mọc

        và rừng cam nở hoa?

        – Ai vậy?


Ai dâng tiền cho chủ nhân mua

xe, máy móc, đàn bà

và đầu nô lệ da đen thay thế động cơ?


Ai giúp người da trắng thịnh vượng

phình bụng và kiếm thêm tiền?

– Ai vậy?


Rồi con chim đang hót

dòng suối thảnh thơi lang thang

và gió bay cao từ nội địa

sẽ trả lời:


– Monangambeeeeeeee…


A! sau cùng hãy để ta leo lên cây dừa

cho ta uống rượu, uống rượu dừa

say sưa lúy túy rồi quên hết

– Monangambeeeeeeeee………

GHI:

(1) Bài thơ này được ca sĩ và nhạc sĩ Pháp Colette Magny phổ nhạc và trình diễn năm 1964.

Monangamba

On that big estate there is no rain

it’s the sweat of my brow that waters the crops:

On that big estate there is coffee ripe

and that cherry-redness

is drops of my blood turned sap.

           The coffee will be roasted

           ground, and crushed,

           will turn black, black with the colour of the contratado

Black with the colour of the contratado!

Ask the birds that sing,

the streams in carefree wandering

and the high wind from inland:

        Who gets up early? Who goes to toil?

        Who is it carries on the long road

        the hammock or bunch of kernels?

        Who reaps and for pay gets scorn

        rotten maize, rotten fish,

        ragged clothes, fifty angolarest

        beating for biting back?

        Who?

        Who makes the millet grow

        and the orange groves to flower?

       – Who?

Who gives the money for the boss to buy

cars, machinery, women

and Negro heads for motors?

Who makes the white man proper,

grow big-bellied – get much money?

– Who?

And the birds that sing,

the streams in carefree wandering

in the high wind from inland

will answer:

Ah! Let me at least climb the palm trees

Let me drink wine, palm wine

and fuddled by my drunkenness forget

– Monangambeeee…….

Nguồn: Moore, G. (2007). The Penguin Book of Modern African Poetry. Harmondsworth: Penguin.

Bài thơ tha hóa

Đây chưa phải là bài thơ của tôi

bài thơ viết từ hồn và máu

không

tôi thiếu hiểu biết, thiếu nội lực

không thể viết bài thơ tuyệt diệu

đang bên trong cảm xúc quay cuồng


Bài thơ tôi lang thang không mục đích

trong thành phố, băng qua bụi cây

bay xa theo tiếng gió

dâng cao theo sóng biển

trong Hành vi và Sinh tồn (1)


Bài thơ tôi ra khỏi nhà

ăn mặc sặc sỡ

rao bán bản thân

rao hàng

“n…ước chanh, nước ch…anh… đây!”


Bài thơ tôi chạy quanh đường lớn nhỏ

quấn mảnh vải dơ dáy trên đầu

tự hiến thân

chào hàng

“cá thu, cá mòi, cá cơm…

cá t…ươi, cá t…ốt… đây!”


Bài thơ tôi lê lết trong phố chợ

“b…áo hàng ng…ày đây!”

chưa nhật báo nào đăng

thơ tôi


Bài thơ tôi vào các quán cà-phê

“xổ số ngày mai… vé xổ số ngày mai…”

và thơ tôi xổ số

bánh quay, bánh quay

xoay nhanh, xoay nhanh

một chỗ không thay đổi

“xổ.. số ngày m…ai…xổ số ngày m…ai…”

‘xổ số… ng… ày m…ai… xổ s… ố …ngày ma…i”


Bài thơ tôi đến từ khu ổ chuột

mỗi thứ Bảy bưng trả đồ giặt

mỗi thứ Hai đến nhận đồ dơ

mỗi thứ Bảy dâng nộp đồ sạch nộp luôn bản thân

mỗi thứ Hai dâng nộp bản thân và nhận đồ giặt


Bài thơ tôi khổ đau

vì cô gái của bà thợ giặt

thẹn thùng

trong phòng đóng kín

ông chủ vô lại biếng lười

đang chuẩn bị hãm hiếp một món ngon


Bài thơ tôi mãi dâm

trong khu da đen nơi căn lều bỏ ngỏ

“nhanh lên, nhanh lên

trả tiền

nhớ đến ngủ với em…”


Bài thơ tôi vô tư chơi đá banh

giữa đám đông toàn là đầy tớ

la to

“phá lưới bị lỗi, bàn thắng bị phạt…”


Bài thơ tôi làm thuê

lao động trong đồn điền cà phê

hợp đồng là gánh nặng

vác không xuể

“ôi, làm…thu… ê… lao đ… ộng…” (2)


Bài thơ tôi đi chân không trên đường


Bài thơ tôi làm trong cảng khuân vác

chất lên đầy

tải đi hết

ca hát cho thêm sức vác bao

“tué tué tué trr

arribium pulm pulm”

Bài thơ tôi buộc sợi dây thừng

gặp cảnh sát

bị phạt, ông chủ quên

ký giấy thông hành

đi làm việc

với tóc xù

“cạo trọc

gà nấu rục

ê, ông Giu-se” (3)


gậy chăn cầm cân nhắc

cái roi quất đùa chơi


Bài thơ tôi đi vào công viên, nấu bếp,

làm trong xưởng, trong quán rượu,

và ở tù nghèo nàn, rách rưới, dơ bẩn,

sống trong tối tăm ngu dại.

Bài thơ tôi không biết gì về bản thân

không biết tự biện hộ


Bài thơ tôi viết chỉ để hiến tặng

tự đầu hàng

vô điều kiện


Nhưng bài thơ tôi không theo định mệnh

là bài thơ đã đòi hỏi từ lâu

đã biết từ trước

Bài thơ tôi là tôi-trắng

phủ lên tôi-đen

cưỡi nhau qua đời sống


Ghi:

(1) Nguyên văn:

O meu poema anda por aí vadio / no mato ou na cidade / na voz do vento / no marulhar do mar / no Gesto e no Ser.

no Gesto e no Ser tương đương bên Anh ngữ: in Gesture and Being.

Dịch: “trong Hành vi và Sinh tồn. Tôi e rằng không đúng lắm nhưng không biết phải dịch ra sao. Theo bản dịch Anh ngữ trong sách The Penguin Book of Modern African Poetry, câu đó là “in the Aspect and the Being”. Từ Aspect lại càng khó dịch.

(2) Câu trong bản gốc là “Monangambéééé…”. Bản Anh ngữ đổi thành “contract wor-r-r-ker”.

(3) Zé: Gốc tiếng Âu Châu, chữ tắt của tên Joseph.


Poem of Alienation

This is not yet my poem

the poem of my soul and of my blood

no

I still lack knowledge and power to write my poem

the great poem I feel already turning in me

My poem wanders aimlessly

in the bush or in the city

in the voice of the wind

in the surge of the sea

in the Aspect of Being

My poem steps outside

wrapped in showy cloths

selling itself

selling

‘lemons, buy me le-e-e-mons’

My poem runs through the streets

with a putrid cloth pad on its head

offering itself

offering

‘mackerel,sardine,sprats

fine fish, fine fi-i-i-sh…’

My poem trudges the streets

‘here J’urnal’ ‘Dai-i-i-ly’

and now newspaper caries my poem.

My poem goes into the cafés

‘lott’ry draw-a-tomorra lott’ry draw-a-tomorra’

and the draw of my poem

wheel as it wheels

whirl as it whirls

never changes

‘lott’ry draw-a-tomorra

lott’ry draw-a-tomorra’

My poem comes from the township

on Saturdays bring the washing

on Mondays take the washing

on Saturdays surrender the washing and surrender self

on Mondays surrender self and take washing

My poem is suffering

of the laundress’s daughter

shyly

in the closed room

of a worthless boss idling

to build up an appetite for the violation

My poem is the prostitute

in the township at the broken door of her hut

‘hurry hurry

pay your money

come and sleep with me’

My poem lightheartedly plays at ball

in a crowd where everyone is a servant

and shouts

‘offside goal goal’

My poem is a contract worker

goes to the coffee fields to work

the contract is a bunden

that is hard to load

‘contract wor-r-r-ker’

My poem walks barefoot in the street

My poem loads sacks in the port

fills holds

empties holds

and finds strength in singing

‘tué tué tué trr

arrimbium puim puim’

My poem goes tied in ropes

met a policeman

paid a fine, the boss

forgot to sign the pass

goes on the roadwork

with hair shorn

‘head shaved

chicken braised

o Zé’

a goad that weights

a whip that plays

My poem goes to the market works in the kitchen

goes to the workbench

fills the tavern and the goal

is poor ragged and dirty

lives in benighted ignorance

my poem knows nothing of itself

nor how to plead

My poem was made to give itself

to surrender itself

without asking for anything

But my poem is not fatalist

my poem is a poem that already wants

and already know

my poem is I-white

mounted on me-black

riding through life.

Nguồn: https://allpoetry.com/Poem-Of-Alienation

Thư của người lao động làm thuê

Em yêu dấu,

Anh muốn viết thư

để kể em nghe

về ước mơ

muốn gặp lại

về sợ hãi

sẽ mất em

về điều gì cảm thấy lớn hơn lòng tử tế

về căn bệnh mơ hồ đeo đuổi thâm tâm

về lòng khát khao anh hoàn toàn khuất phục…


Em yêu dấu

muốn viết thư này

để thổ lộ thầm kín

những hồi tưởng về em

về em

đôi môi đỏ màu lá Henna (1)

mái tóc đen màu bùn đậm

ánh mắt ngọt ngào như mật ong

vú săn cứng như quả cam dại

dáng điệu như mèo rừng

và khi em âu yếm

không còn gì sung sướng hơn…

Em yêu dấu

muốn viết thư này

để nhắc nhớ tháng ngày đôi ta hẹn hò

những đêm lạc lối trong đồng cỏ

nhớ bóng cây Mận phủ xuống đôi ta

ánh trăng xuyên qua rừng dừa vô tận

nhớ lại lúc điên cuồng

đam mê

và cay đắng

khi lìa xa…


Em yêu dấu,

anh muốn viết thư

để em đọc mà không thể không thở dài

để em giấu giếm cha Bombo

để em lẩn tránh mẹ Kieza

để em đọc lại không bị lạnh lẽo

bởi lãng quên

một lá thư mà cả trại Kilombo

không thư nào có thể sánh bằng…


Em yêu dấu,

anh muốn viết thư này

gửi gió mang đến em

mà cây điều, cây cà phê

linh cẩu và bò rừng

cá sấu và cá hồi

đều có thể thấu hiểu

nếu gió thổi thư lạc mất trên đường

thú vật và cây cối

thương xót sự khổ đau cùng cực của đôi ta

từ ca hát đến hát ca

từ khóc than đến than khóc

từ lắp bắp đến nhẹn ngào

chúng sẽ mang đến em còn tinh nguyên, sôi sục

những dòng chữ đang cháy

những dòng chữ buồn rầu trong thư

anh muốn viết lá thư tình này cho em…

Anh muốn viết cho em một lá thư…


Nhưng mà, em ơi, anh không thể hiểu

tại sao như vậy? tại sao như vậy? tại sao? em yêu,

sao em không biết đọc

còn anh, thật thất vọng não nề! – anh không biết viết!


GHI:

(1) Henna: Lá móng. Từ xưa đã dùng để nhuộm da hoặc xăm hình.


Letter from a Contract Worker

I wanted to write you a letter

my love,

a letter that would tell

of this desire

to see you

of this fear

of losing you

of this more than benevolence that I feel

of this indefinable ill that pursues me

of this yearning to which I live in total surrender…

I wanted to write you a letter

my love,

a letter of intimate secrets,

a letter of memories of you,

of you

of your lips red as henna

of your hair black as mud

of your eyes sweet as honey

of your breasts hard as wild orange

of your lynx gait

and of your caresses

such that I can find no better here…

I wanted to write you a letter

my love,

that would recall the days in our haunts

our nights lost in the long grass

that would recall the shade falling on us from the plum

trees

the moon filtering through the endless palm trees

that would recall the madness

of our passion

and the bitterness

of our separation…

I wanted to write you a letter

my love,

that you would not read without sighing

that you would hide from from papa Bombo

that you would withhold from mama Kieza

that you would reread without the coldness

of forgetting

a letter to which in all Kilombo

no other would stand comparison…

I wanted to write you a letter

my love

a letter that would be brought to you by the passing wind

a letter that the cashews and coffee trees

the hyenas and buffaloes

the alligators and grayling

could understand

so that if the wind should lose it on the way

the beasts and plants

with pity for our sharp suffering

from song to song

lament to lament

gabble to gabble

would bring you pure and hot

the burning words

the sorrowful words of the letter

I wanted to write to you…

I wanted to write you a letter…

But oh my love, I cannot understand

why it is, why, why, why it is, my dear

that you cannot read

and I – Oh the hopelessness! – cannot write!

Nguồn: Gerald Moore (2007). The Penguin Book of Modern African Poetry. Harmondsworth: Penguin.

Nhịp điệu trống tomtom

Nhịp điệu trống tomtom không vang trong máu

không trên làn da

không dưới làn da

Nhịp điệu trống tomtom vang trong tim tôi

đập trong tim

vỗ trong tim

Nhịp điệu trống tomtom không vang trong máu

không trên làn da

không dưới làn da

Nhịp điệu trống cơm vang lên đặc biệt

trong ý nghĩ tôi

theo ý nghĩ tôi

Tôi nghĩ về Châu Phi, cảm xúc Châu Phi, công nhận Châu Phi

Tôi ghét ở Châu Phi

Tôi yêu ở Châu Phi

Và tôi là Châu Phi

Nhịp điệu trống cơm vang đặc biệt

trong ý nghĩ tôi

theo ý nghĩ tôi

Tôi nghĩ về Châu Phi, cảm xúc Châu Phi, công nhận Châu Phi

Và tôi trở nên im lặng

Trong ngươi, cho ngươi, hỡi Châu Phi

Trong ngươi, cho ngươi, hỡi Châu Phi

           C  hâ  u    P  h  i

                          C  hâ  u    P  h  i

                                         C  hâ  u    P  h  i

The Rhythm of the Tomtom
The rhythm of the tomtom does not beat in my blood
Nor in my skin
Nor in my skin
The rhythm of the tomtom beats in my heart
In my heart
In my heart
The rhythm of the tomtom does not beat in my blood
Nor in my skin
Nor in my skin
The rhythm of the tomtom beats especially
In the way that I think
In the way that I think
I think Africa, I feel Africa, I proclaim Africa
I hate in Africa
I love in Africa
And I am Africa
The rhythm of the tomtom beats especially
In the way that I think
In the way that I think
I think Africa, I feel Africa, I proclaim Africa
And I become silent
Within you, for you, Africa
Within you, for you, Africa
                    A   fri   ca
                               A   fri   ca
                                           A   fri   ca

Nguồn: Burness, D. (1993). Echoes of The Sunbird. An Anthology of Contemporary African Poetry. Ohio University Africa Series, Number 62.

Sửa lại từ bản chính trích trong Những ngôi sao đen lóng lánh vòng nguyệt quế.

Ngu Yên

Mùa dịch COVID 19.

Houston, tháng 3, 2020.

Comments are closed.