Thơ Heinrich Heine (1797-1856)

Phạm Kỳ Đăng dịch

MÙA XUÂN MỚI

Khúc dạo đầu

Bạn thấy trong những phòng triển lãm
Thường thường treo tranh người đàn ông
Hắn muốn lao thân vào cuộc chiến,
Vũ trang bằng giáo sắt, khiên đồng.
Tuy nhiên những hài binh cợt nhả
Cướp giáo gươm và cả khiên đi,
Với dây hoa buộc trói lấy y,
Mặc kệ y càu nhàu kháng cự.
Vậy, trong những rào ngăn hoa lệ
Tôi kết bằng khoái lạc, khổ đau;
Trong khi kẻ khác phải đấu nhau
Trong cuộc chiến lớn của thời đại.

I.

Ngồi dưới gốc cây tán trắng
Anh nghe vi vút gió xa.
Trông kìa, mây lặng im qua
Cuộn vào màn sương, trên đó.
Trông dưới kia rừng, nội cỏ
Chết dần, trơ trụi xén bằng; –
Mùa đông quanh anh, trong ngực
Và tim anh đã đóng băng.
Đột nhiên rơi những bông trắng
Xuống người, anh nghĩ: chán thay
Lại là những chùm lả tả
Tuyết bông, rót xuống từ cây.
Nhưng không phải là bụm tuyết
Anh nhận ra, sững sờ vui;
Chùm hoa xuân thơm là đó
Trùm lên anh, giỡn nô thôi.
Phép nhiệm màu bàng hoàng – ngọt!
Mùa đông hóa tháng Năm trêu,
Tuyết hóa thân thành bông nở
Tim anh, lại mới đầu yêu.

II.

Trong rừng chồi đâm tơ xanh lục
E ấp gần như gái đồng trinh
Mà mặt trời mỉm cười xuống thế
Chào mùa xuân trẻ tới, hoan nghênh!
Dạ oanh! Ta cũng từng nghe hót
Sáo véo von sầu muộn bao nhiêu,
Âm sắc réo rắt dài thổn thức
Khúc ca mi rộn rã tình yêu!

III.

Của đêm xuân những con mắt đẹp
An ủi người ngó xuống dưới đây
Tình yêu làm anh sao nhỏ mọn,
Vẫn tình yêu nâng đỡ anh ngay.
Nàng ngồi trên cây đoan xanh lá
Philomela xinh xắn hát ca
Như khúc hát giục hồn tôi vậy,
Tâm hồn tôi trải cánh vươn xa.

IV.

Tôi yêu một bông hoa, tuy chẳng biết bông nào cả,
Đau đớn cho tôi.
Tôi ngó vào mọi đài hoa nở,
Và tìm một trái tim thôi.
Những bông hoa thơm hương trong ánh chiều chạng vạng
Dạ oanh vút ca.
Tôi tìm một trái tim, đẹp như tim tôi vậy
Rung lên đẹp thiết tha.
Dạ oanh cất tiếng và tôi hiểu được
Khúc hát ngọt ngào.
Và cả hai ta cùng âu lo đau đớn,
Âu lo và đớn đau sao.

V.

Tháng Năm vừa đã tới,
Cây cối nở bừng hoa.
Và qua trời xanh thắm,
Đám mây hồng kéo qua.
Từ tán rừng cao vót
Hót xuống tiếng dạ oanh.
Lũ cừu non trắng nhảy
Trên cỏ lá ba xanh.
Tôi không thể nhảy và hát
Tôi ốm nằm trên cỏ khi
Nghe vọng từ xa ríu rít
Tôi mơ, mình chẳng biết gì.

VI.

Êm ả kéo qua lòng tôi đó
Thương mến tiếng ngân nga.
Nào ngân đi, khúc mùa xuân nhỏ
Reo ngòai kia ngân tới muôn xa.
Ngân thật xa vang tới ngôi nhà,
Nơi hoa lá nở bông.
Hãy nói, tôi nhắn lời chào gửi,
Nếu có trông thấy một đóa hồng.

VII.

Phải lòng bông hồng, con bướm
Ngàn lần bay lượn xung quanh.
Nhưng tia nắng yêu cánh bướm
Dập dờn phủ ánh vàng thanh.
Tuy nhiên, hồng yêu ai vậy?
Điều này tôi rất muốn hay,
Là chim dạ oanh đang hót
Là sao chiều lặng lẽ đây?
Không biết hồng tương tư ai cả;
Nhưng bạn ơi tất cả tôi yêu:
Bông hoa hồng, tia nắng, con bướm,
Dạ oanh và tinh tú ban chiều.

VIII.

Tất cả cây cối reo vi vút,
Hát ca lên mọi tổ yến oanh –
Ai là người chỉ huy dàn nhạc
Trong dàn ca hợp xướng rừng xanh?
Có ở đó con te te xám
Gật đầu quan trọng vậy, thường khi?
Hay con sẻ ngực vàng dưới đó
Luôn gù gù đúng khắc từng ly?
Hay là con cò kia nghiêm nghị
Cứ làm như mình chỉ huy thôi,
Duỗi cái chân dài lách cách gõ
Trong khi dàn tất cả tấu chơi?
Không, trong tim riêng tôi ngự trị
Vị chỉ huy hợp xướng của rừng,
Cảm thấy người ấy gõ nhịp rung,
Tôi tin đó là thần Tình ái.

IX.

Ban đầu chim dạ oanh là kẻ
Hát vang lên ríu rít đây lời
Như oanh ca, đua nở nơi nơi
Hoa la lan, cỏ xanh, bông táo.
Chim dạ oanh mổ vào ngực máu
Huyết đỏ tràn và máu ròng ròng,
Từ đó trổ ra đẹp đẽ cây hồng
Chim hát nghe nỗi thiết tha tình ái.
„Trong rừng, từ vết thương máu chảy
Sẽ giải hòa chim chóc lũ ta,
Nhưng nếu khúc hoa hồng vọng xa
Cả rừng cũng chìm trong tan tác!”

Là như thế, lão sẻ già nạt
Lũ sẻ non trong tổ cây sồi;
Sẻ mẹ đôi khi loác choác một hồi,
Bà ta ngự trên ghế ngồi danh dự,

Là mụ đàn bà tảo tần nội trợ,
Chăm ấp con và không nặng mặt mày.
Lão chồng già tiêu khiển tháng ngày,
Dạy đàn con học về tín ngưỡng.

X.

Ấy là đêm mùa xuân ấm
Giục hoa tung cánh nở bông,
Nếu tim tôi không gìn giữ
Lại vương vấn mối tơ lòng.

Tuy nhiên hoa nào trong cả
Giăng tim tôi mối tình si?
Lũ chim dạ oanh ca muốn
Nhắc coi chừng đóa hoa ly.

XI.

Như khẩn cấp, chuông vang rền rã
Hãy phòng thân! Tôi mất trí rồi
Mùa xuân và đôi mắt xinh tươi
Trái lòng tôi, đã lên mưu kế.

Mùa xuân và đôi mắt diễm lệ
Lại quyến lòng tôi tới ngất ngây
Tôi tin, hồng và dạ oanh đã
Can gián vào mưu kế sâu đây.

XII.

Ôi chao tôi nhớ nhung giọt lệ,
Nước mắt tình, êm dịu đớn đau.
Và sợ rằng, đây nỗi khát khao
Còn được thỏa đáp trong hồi kết.
Ôi khổ sở ngọt ngào của tình ái,
Và thú vui chua chát của ái tình
Lại len lỏi, giày xé trời xanh
Vào lồng ngực hầu như không lại sức.

XIII.
Những con mắt xuân xanh biếc
Từ đồng cỏ ngước mắt trông;
Đáng yêu ấy loài hoa tím,
Lựa tìm tôi kết chùm bông.

Tôi hái hoa và nghĩ ngợi
Và bao ý nghĩ dâng trào,
Trong tim tôi đang thầm thào,
Chim dạ oanh ca vang tiếng.

Vâng chim hát điều tôi nghĩ
Om lên, dội lại khắp nơi;
Bí mật dịu dàng của tôi
Khắp cả khu rừng đã biết.

XIV.
Nếu em lướt qua anh tha thướt,
Và xiêm em chỉ chạm vào anh;
Tim anh reo lên và ào ạt
Đập theo liền bóng dáng đẹp xinh.

Rồi em quay đầu lại, và chăm chú
Em ngó anh, đôi mắt mở to xem;
Và tim anh mới sao hoảng hốt,
Hồ như không theo kịp được em.

XV.

Bông hoa súng trắng thanh mảnh,
Dưới hồ mơ mộng nhìn lên;
Vầng trăng ghé chào xuống tỏ
Đớn đau tình ái trong niềm.

Bông hoa súng lại ngượng nghịu
Cúi đầu xuống sóng nước chao –
Hoa nhìn dưới chân mình thấy
Anh chàng tội nghiệp xanh xao.

XVI.

Nếu như anh có đôi mắt sáng,
Nhìn vào trong bài hát của tôi,
Anh thấy một nàng trẻ xinh tươi
Ở trong đó bước đi uyển chuyển.
Nếu anh có đôi tai nghe tốt,
Có thể nghe được giọng nữa cơ,
Nàng thở dài, ca hát và cười to
Sẽ quyến rũ trái tim tôi tội nghiệp.
Bởi nàng sẽ bằng lời và ánh mắt
Khiến lòng tôi, và anh nữa rối tung;
Một kẻ tương tư mùa xuân mộng
Sẽ là anh đi lạc trong rừng.

XVII.

Điều gì hối thúc mi trong đêm xuân đi lại
Mi đã làm cho hoa rồ dại,
Những bông la lan, hoảng hốt giật mình
Và những bông hồng, đỏ mặt lên vì ngượng
Những bông huệ, tái nhợt như tử thần
Chúng thở than, ngắc ngứ, tần ngần.
Ôi trăng mến yêu, những bông hoa thế chứ
Giống dòng ngoan đạo, chúng quả là có lý
Tôi đã gây nên tội lỗi xấu xa.
Mà tôi biết được sao, chúng đã lắng tai nghe
Khi tôi say sưa tình yêu rực cháy,
Nói với các vì sao tít trên kia?

XVIII.

Em dõi nhìn anh trìu mến,
Với đôi mắt biếc xanh trời
Lòng anh mơ màng xao xuyến
Không sao nói được nên lời.
Anh hồi tưởng về tất cả
Mỗi khi nhớ mắt biếc xanh; –
Một biển ý nghĩ xanh biếc
Xô trào qua trái tim anh.

XIX

Trái tim lại một lần vướng lụy
Trong lòng nỗi bực dọc hoang vu
Bị khói ám, tháng Năm phả nhẹ
Vào lòng tôi cảm xúc êm ru.
Chiều và sáng tôi băng qua những
Đại lộ cây rợp bóng đông người,-
Tôi tìm kiếm dưới từng vành mũ
Chớp lấy nàng người đẹp của tôi.
Rồi lại bên dòng sông xanh lục
Rồi lại tôi đứng ở bên cầu,-
Chao, có thể nàng đi qua đó
Rồi chúng tôi ánh mắt chạm nhau.
Lại trong tiếng rì rầm thác đổ
Tôi nghe ra oán trách thầm thì;-
Tim cao đẹp của tôi thấu hiểu
Sóng bạc đầu muốn nói điều chi.
Lại nữa trên lối đi lẩn quất,
Tôi bẵng mình đi mất, mộng mơ
Và trong những bụi cây chim chóc
Chế giễu chàng điên dại tương tư.

XX.

Hồng thơm, mà thế chừng hoa cảm nhận
Hương đưa, khi hát khúc liệu dạ oanh
Tự cảm thấy những gì đan kết
Qua hồn ta, ngọt giọng vọng âm thanh?
Tôi không biết. Thế đó thường khi sự thật
Thậm chí làm ta nản, dạ oanh và hồng,
Chúng cũng lừa cảm xúc, và tương tự dối lòng
Cũng hữu ích như trong vài trường hợp -.

XXI.

Vì yêu em, anh phải trốn
Tránh mặt em, xin chớ bực mình!
Gương mặt em rạng rỡ, đẹp xinh
Làm sao hợp với mặt anh buồn bã.
Vì yêu em, nên mặt anh thiểu não
Hốc hác, như vậy đó xanh xao
Kết cục em thấy anh xấu xí
Anh muốn tránh em, chớ giận nào!

XXII.

Dưới vòm hoa tôi thả bước,
Và bản thân tôi nở bừng;
Như trong mộng bước thung dung,
Mỗi bước chân đi lảo đảo.
Ôi em yêu, nào giữ lấy
Anh trước men tình mê say!
Kẻo anh ngã vào chân đấy,
Vườn đông người đến đủ đầy.

XXIII.

Như bóng trăng in run rẩy
Trên sóng hoang dã biển khơi,
Tự thân lặng lẽ, vững chãi,
Vầng trăng dạo trên vòm trời.
Cũng vậy em yêu cất bước
Tự tin, lặng lẽ. Run lên
Trong tim anh chỉ bóng em
Vì riêng tim anh chấn động.

XXIV.

Tim đôi ta đã từng
Kết liên minh thần thánh;
Sát bên nhau nằm cạnh,
Chúng tường tận hiểu nhau.
Chao! Chỉ bông hồng trẻ
Cài ngực em điểm trang,
– Kẻ đồng minh tội nghiệp
Suýt bị vùi nát tan.

XXV.

Ai ngày xưa phát minh chiếc đồng hồ
Chia thời gian, từng giờ, từng phút?
Hẳn đó là một người buồn, trong rét buốt
Giữa đêm đông ngồi ngẫm đời mình
Đếm tiếng kêu chí chóe chuột rập rình
Tiếng cót két mọt nghiến đều vào gỗ.
Ai ngày xưa phát minh ra cái hôn?
Đó là miệng cười tươi sung sướng;
Được hôn không chút gì tơ tưởng.
Trong tháng năm đẹp đẽ, tháng Năm,
Bao đóa hoa từ lòng đất nảy mầm
Mặt trời cười và đàn chim ca hát.

XXVI.

Như cẩm chướng hoa đưa hương ngát!
Như ngôi sao, một quần tụ muôn vàn
Cánh ong kim vàng, e dè lấp lánh
Trên bầu trời xanh tím la lan
Ánh lên trên nền đen của hàng dẻ
Ngôi nhà miền quê màu trắng, vẻ thèm thuồng
Tôi nghe cửa kính reo lanh lảnh
Và thầm thì giọng nói dễ thương.
Run rẩy kiều mị! Chấn rung ngọt vị,
Cái ôm choàng êm dịu rụt rè,
– Những bông hồng non trẻ lắng nghe
Và bầy chim dạ oanh ca hát.

XXVII.

Tôi chẳng đã mơ bao giấc mộng
Tương tự sao về hạnh phúc này?
Chẳng đó sao cũng chính những cây
Hoa, nụ hôn, ánh nhìn tình tứ?
Trăng chẳng đã chiếu qua cành lá
Của tán cây bên suối nơi đây?
Những tượng thần cẩm thạch, có hay
Không lặng lẽ đứng canh trước lối?
Ôi chao! Tôi biết ra sao rồi thay đổi
Những giấc mơ hết mực diễm lệ này,
Như với áo tuyết đông lạnh giá
Phủ choàng lên con tim và cỏ cây.
Như bản thân chúng ta rồi rét lạnh
Trốn chạy đi và rồi thế lãng quên
Bây giờ ta cảm nhau sao trìu mến
Tim ghì tim rất đỗi êm đềm.

XXVIII.

Những nụ hôn, đánh cắp trong bóng tối
Trong tối tăm người ta lại trả về;
Những nụ hôn này sao mới đê mê
Tâm hồn, nếu hồn đang yêu nhớ.
Dự cảm và khát thèm hồi tưởng,
Lúc đó tâm hồn nghĩ vẩn vơ
Một chút ít về những ngày quá vãng,
Và tương lai vài thứ đang chờ.
Mà thế, suy nghĩ nhiều quá thể
Lại đáng lo, nếu người ta hôn,-
Hồn thân yêu, hãy khóc hay hơn,
Bởi vì khóc nhẹ lòng hơn chứ.

XXIX.

Ngày xưa có vị vua già
Tim nặng trĩu, bạc đầu điểm xuyết
Nhà vua già tội nghiệp,
Lấy một người vợ trẻ trung.
Có một chàng hầu tuấn tú
Mái đầu vàng kim, nông nổi tính người,
Cậu ta nâng đuôi cá váy lụa dài
Của hoàng hậu trẻ.
Ấy khúc hát nhỏ xưa, em có biết?
Vang lên sao dịu ngọt, não nùng!
Cả hai người đã phải chết chung
Hai người đã yêu nhau nhiều quá.

XXX.

Trong ký ức anh đua sắc
Ảnh hình, mưa gió phai đi,
Trong giọng em có điều chi
Khiến lòng anh sao tan nát.

Xin đừng nói yêu anh nữa!
Anh biết điều đẹp nhất trần;
Tình yêu và cả mùa xuân
Phải thành những điều nhục nhã.

Xin đừng nói yêu anh nữa!
Hãy chỉ hôn, nín cho ngoan
Mỉm cười, nếu mai anh chỉ
Em xem những đóa hồng tàn.

XXXI.

Những bông hoa đoan ngào ngạt
Say ánh trăng tỏa hương thanh,
Rặng lá và làn không khí,
Ngập đầy khúc hát dạ oanh.
Thân thương đó, anh yêu dấu
Cho ta ngồi dưới cây đoan,
Nếu như những ánh trăng vàng
Lấp lánh chiếu qua cành lá.
Nhưng anh cười; như phiêu lãng
Trong mơ thương nhớ xa xăm-
“Trong tim anh yêu, hãy nói,
Có ước vọng chi nảy mầm?”
Ôi chao, anh muốn thú thực
Với em yêu, anh muốn rằng,
Một làn gió Bắc lạnh tới
Mang chùm giăng trắng tuyết băng.
Và ta, áo choàng lông thú,
Trên cỗ xe sặc sỡ màu,
Rung chuông, vun vút roi mau
Trượt qua sông và đồng nội.

XXXII.

Mới đây thấy những quỉ lùn áo trắng
Phi ngựa qua rừng dưới ánh trăng:
Tôi nghe tù và họ rúc vang,
Tôi nghe lục lạc rung lảnh lót.

Tuấn mã trắng của họ chúng vác
Bộ sừng hươu vàng nạm và bay
Ào tới đó, như thiên nga hoang dã
Kéo sạt qua bầu không khí tới đây.

Nữ Chúa gật đầu với tôi cười mỉm
Khi vó ngựa kéo qua, mỉm cười
Đón mừng tình yêu mới của tôi
Hay điều đó có nghĩa là chết chóc?

XXXIII.

Sáng sáng gửi em la lan tím
Lúc tinh sương anh tìm thấy trong rừng.
Và ban chiều anh mang tới đóa hồng
Trong những khắc hoàng hôn anh hái.

Em có biết những bông hoa xinh xắn
Muốn điều gì văn hoa nhắn tới em?
– Ban ngày với anh nên chung thủy
Và yêu anh mỗi lúc về đêm.

XXXIV.

Bức thư chính tay em viết
Chẳng làm anh hoảng hốt chi
Em không muốn yêu anh nữa
Nhưng thư em dài lê thê.

Cứ như một bản thảo nhỏ
Mười hai trang mảnh, ken dày!
Người đời không chi li thế,
Nếu như viết lời chia tay.

XXXV.

Đừng bao giờ lo anh tiết lộ
Tình yêu anh ở trước thế gian,
Nếu miệng anh tràn đầy ẩn dụ,
Chính bởi vì nhan sắc của em.
Nằm dưới cả một rừng hoa nở,
Trong ý thầm lặng chở che nhau,
Là điều bí mật kia rực cháy,
Là lửa tình kín đáo ẩn sâu.
Nếu có lần tia lửa đáng ngại
Bắn từ hoa hồng, hãy đừng lo!
Thế giới này không tin vào lửa,
Và đem dùng ngọn lửa cho thơ.XXXVI.
Xuân trong tôi làm ban đêm cũng
Như ban ngày rộn rã âm thanh;
Xuân đây như một tiếng vọng xanh
Có thể nhập vào trong giấc mộng.
Riêng còn ngọt ngào hơn cổ tích
Giọng sáo đàn chim chóc ca vang
Qua làn khí mơn man nhung nhớ
Đang dâng lên hương tử la lan.
Và hoa hồng nở bông thêm đỏ
Một vầng hào quang của hài nhi
Chúng mang, như trên đầu thần thánh
Ở những tranh họa tích sử thi.
Rồi sau đến tự thân tôi thấy
Là dạ oanh tôi hát ca lên
Cho hồng nghe tình yêu tôi đó
Mơ tôi ca âm sắc thần tiên –
Đến khi tôi được ánh dương đánh thức
Hay cũng là tiếng ồn ã cao sang
Của những con dạ oanh kia đó
Trước cửa song ríu rít tụ đàn.XXXVII.
Sao trời nhón những bàn chân vàng lửa,
Dạo trên cao rón rén, lẹ êm
Chúng không đánh thức địa cầu dậy
Bởi địa cầu ngủ ở lòng đêm.
Những rừng câm đứng yên nghe ngóng
Mỗi lá rừng tai dỏng xanh tơ,
Và ngọn núi sao mới mộng mơ
Duỗi cánh tay bóng tối ra phía trước.
Mà thế đó điều gì đã gọi?
Vào tim tôi, dồn tiếng vọng âm thanh
Giọng nói của người yêu, có phải
Hay chỉ là tiếng hót dạ oanh?

XXXIII.

Mùa xuân nghiêm trang, và những
Giấc mơ buồn, mỗi bông hoa
Vẻ đớn đau, âm thầm nỗi
Đau buồn trong tiếng oanh ca.

Ôi người đẹp xin đừng chúm chím
Em đừng cười như thế tươi vui
Ôi khóc thì hơn, giọt lệ kia anh thích
Được hôn từ gương mặt em thôi.

XXXIX.

Tôi lại vùi theo bị cuốn theo
Bởi trái tim, tôi thiết tha yêu-
Tôi bị cuốn theo, ôi có biết
Tôi ưng ở lại biết nhường bao.
Lăn bánh xe đi, cầu chuyển rung
Dưới kia trôi ảm đạm dòng sông
Tôi lại lìa xa niềm hạnh phúc
Khỏi trái tim, yêu dấu mặn nồng.
Tinh tú đuổi nhau tận cuối trời
Như là trốn chạy nỗi đau tôi
Tạm biệt em! Nơi đâu xa cách
Tim anh luôn nở đóa cho người.

XL.

Những nguyện ước thanh tao bừng nở
Và thế rồi chúng lại héo khô,
Và lại nở và rồi lại héo
Luân phiên nhau cho tới nấm mồ.
Tôi biết, và điều này vẩn đục
Của tôi mọi hứng thú, ái tình
Trái tim tôi hài hước, thông minh
Đã rỏ cạn máu trong lồng ngực.

XLI.

Bầu trời trên kia trông rõ
Như gương mặt một lão già,
Mắt đỏ quạch, xung quanh xõa
Tóc của mây, tóc xám ngà.

Hoa và bông phải héo úa,
Lão già nhìn xuống thế gian,
Trong tâm trí người, khúc hát,
Tình yêu cũng phải héo tàn.

XLII.

Mang một nỗi ê chề trong tim lạnh,
Tôi đi qua thế giới lạnh, chán chường
Thu tới cuối mùa, lãng đãng màn sương
Phủ che mảnh đất cằn, trong ẩm ướt.
Gió thổi ù ù, giật qua giật lại
Tự tán cây chùm lá đỏ ào rơi,
Rừng thở dài, đồng trơ trụi bốc hơi
Điều tệ nhất: rồi đây mưa còn tới.

XLIII.

Sương mù cuối thu, những giấc mơ lạnh
Phơn phớt phủ lên thung lũng, núi đồi
Cơn dông đã tước lá cây rồi
Và trông chúng trụi trơ ma quỉ.

Riêng chỉ một cây buồn và nín lặng
Chỉ một cây nguyên tán đứng trong sương,
Rưng rưng cùng những giọt lệ thê lương
Cây nghiêng hắt mái đầu xanh lá.

Ôi tim tôi tựa cõi hoang vu quá,
Và cái cây, tôi nơi đó ngóng theo
Xanh mãi mùa hè, là chân dung em đó
Bao nhớ thương người thiếu phụ yêu kiều.

XLIV.

Bầu trời xám, ngày trong tuần lễ
Thành phố nguyên phố xá đó thôi!
Vẫn luôn ngớ ngẩn và thảm hại
Soi Elbe sông nước dòng trôi.

Những cái mũi dài luôn tẻ nhạt
Thường hỷ ra quen vậy khác sao,
Còn chun lại làm ra thánh thiện
Hoặc phồng lên, vênh váo tự hào.

Phương Nam đẹp! Bầu trời và thần thánh
Của mi sao tôi ngưỡng mộ thay,
Từ dạo tôi trở về gặp lại
Rác người đây và tiết trời này!

©® Phạm Kỳ Đăng & Văn Việt

Nguyên tác tiếng Đức:

Neuer Frühling

Heinrich Heine (1797-1856)

Prolog

In Gemäldegalerien
Siehst du oft das Bild des Manns,
Der zum Kampfe wollte ziehen,
Wohlbewehrt mit Schild und Lanz’.

Doch ihn necken Amoretten,
Rauben Lanze ihm und Schwert,
Binden ihn mit Blumenketten,
Wie er auch sich mürrisch wehrt.

So, in holden Hindernissen,
Wind ich mich in Lust und Leid,
Während andre kämpfen müssen
In dem großen Kampf der Zeit.

I.

Unterm weißen Baume sitzend,
Hörst du fern die Winde schrillen,
Siehst, wie oben stumme Wolken
Sich in Nebeldecken hüllen;

Siehst, wie unten ausgestorben
Wald und Flur, wie kahl geschoren; –
Um dich Winter, in dir Winter,
Und dein Herz ist eingefroren.

Plötzlich fallen auf dich nieder
Weiße Flocken, und verdrossen
Meinst du schon, mit Schneegestöber
Hab der Baum dich übergossen.

Doch es ist kein Schneegestöber,
Merkst es bald mit freud’gem Schrecken;
Duft’ge Frühlingsblüten sind es,
Die dich necken und bedecken.

Welch ein schauersüßer Zauber!
Winter wandelt sich in Maie,
Schnee verwandelt sich in Blüten,
Und dein Herz, es liebt aufs neue.

II.

In dem Walde sprießt und grünt es
Fast jungfräulich lustbeklommen;
Doch die Sonne lacht herunter:
Junger Frühling, sey willkommen!

Nachtigall! auch dich schon hör’ ich,
Wie du flötest seligtrübe
Schluchzend langgezogne Töne,
Und dein Lied ist lauter Liebe!

III.

Die schönen Augen der Frühlingsnacht,
Sie schauen so tröstend nieder:
Hat dich die Liebe so kleinlich gemacht,
Die Liebe sie hebt dich wieder.

Auf grüner Linde sitzt und singt
Die süße Philomele;
Wie mir das Lied zur Seele dringt,
So dehnt sich wieder die Seele.

IV.

Ich lieb eine Blume, doch weiß ich nicht welche;
Das macht mir Schmerz.
Ich schau in alle Blumenkelche,
Und such ein Herz.

Es duften die Blumen im Abendscheine,
Die Nachtigall schlägt.
Ich such ein Herz so schön wie das meine,
So schön bewegt.

Die Nachtigall schlägt, und ich verstehe
Den süßen Gesang;
Uns beiden ist so bang und wehe,
So weh und bang.

V.

Gekommen ist der Maie,
Die Blumen und Bäume blühn,
Und durch die Himmelsbläue
Die rosigen Wolken ziehn.

Die Nachtigallen singen
Herab aus der laubigen Höh,
Die weißen Lämmer springen
Im weichen grünen Klee.

Ich kann nicht singen und springen,
Ich liege krank im Gras;
Ich höre fernes Klingen,
Mir träumt, ich weiß nicht was.

VI.

Leise zieht durch mein Gemüt
Liebliches Geläute.
Klinge, kleines Frühlingslied,
Kling hinaus ins Weite.

Kling hinaus, bis an das Haus,
Wo die Blumen sprießen,
Wenn du eine Rose schaust,
Sag, ich laß sie grüßen.

VII.

Der Schmetterling ist in die Rose verliebt,
Umflattert sie tausendmal,
Ihn selber aber, goldig zart,
Umflattert der liebende Sonnenstrahl.

Jedoch, in wen ist die Rose verliebt?
Das wüßt ich gar zu gern.
Ist es die singende Nachtigall?
Ist es der schweigende Abendstern?

Ich weiß nicht, in wen die Rose verliebt;
Ich aber lieb euch all:
Rose, Schmetterling, Sonnenstrahl,
Abendstern und Nachtigall.

VIII.

Es erklingen alle Bäume,
Und es singen alle Nester –
Wer ist der Kapellenmeister
In dem grünen Waldorchester?

Ist es dort der graue Kiebitz,
Der beständig nickt so wichtig?
Oder der Pedant, der dorten
Immer kuckuckt, zeitmaßrichtig?

Ist es jener Storch, der ernsthaft,
Und als ob er dirigieret,
Mit dem langen Streckbein klappert,
Während alles musizieret?

Nein, in meinem eignen Herzen
Sitzt des Walds Kapellenmeister,
Und ich fühl, wie er den Takt schlägt,
Und ich glaube, Amor heißt er.

IX

»Im Anfang war die Nachtigall
Und sang das Wort: Züküht! Züküht!
Und wie sie sang, sproß überall
Grüngras, Violen, Apfelblüt.

Sie biß sich in die Brust, da floß
Ihr rotes Blut, und aus dem Blut
Ein schöner Rosenbaum entsproß;
Dem singt sie ihre Liebesglut.

Uns Vögel all in diesem Wald
Versöhnt das Blut aus jener Wund;
Doch wenn das Rosenlied verhallt,
Geht auch der ganze Wald zu Grund.«

So spricht zu seinem Spätzelein
Im Eichennest der alte Spatz;
Die Spätzin piepet manchmal drein,
Sie hockt auf ihrem Ehrenplatz.

Sie ist ein häuslich gutes Weib
Und brütet brav und schmollet nicht;
Der Alte gibt zum Zeitvertreib
Den Kindern Glaubensunterricht.

X.

Es hat die warme Frühlingsnacht
Die Blumen hervorgetrieben,
Und nimmt mein Herz sich nicht in acht,
So wird es sich wieder verlieben.

Doch welche von den Blumen alln
Wird mir das Herz umgarnen?
Es wollen die singenden Nachtigalln
Mich vor der Lilje warnen.

XI.

Es drängt die Noth, es läuten die Glocken,
Und ach! ich hab’ den Kopf verloren!
Der Frühling und zwei schöne Augen,
Sie haben sich wider mein Herz verschworen.

Der Frühling und zwei schöne Augen
Verlocken mein Herz in neue Bethörung!
Ich glaube die Rosen und Nachtigallen
Sind tief verwickelt in dieser Verschwörung.

XII.

Ach, ich sehne mich nach Tränen,
Liebestränen, schmerzenmild,
Und ich fürchte, dieses Sehnen
Wird am Ende noch erfüllt.

Ach, der Liebe süßes Elend
Und der Liebe bittre Lust
Schleicht sich wieder, himmlisch quälend,
In die kaum genesne Brust.

XIII.

Es erklingen alle Bäume,
Und es singen alle Nester –
Wer ist der Kapellenmeister
In dem grünen Waldorchester?

Ist es dort der graue Kiebitz,
Der beständig nickt so wichtig?
Oder der Pedant, der dorten
Immer kuckuckt, zeitmaßrichtig?

Ist es jener Storch, der ernsthaft,
Und als ob er dirigieret,
Mit dem langen Streckbein klappert,
Während alles musizieret?

Nein, in meinem eignen Herzen
Sitzt des Walds Kapellenmeister,
Und ich fühl, wie er den Takt schlägt,
Und ich glaube, Amor heißt er.

XIV.

Wenn du mir vorüberwandelst,
Und dein Kleid berührt mich nur,
Jubelt dir mein Herz, und stürmisch
Folgt es deiner schönen Spur.

Dann drehst du dich um, und schaust mich
Mit den großen Augen an,
Und mein Herz ist so erschrocken,
Daß es kaum dir folgen kann.

XV.

Die schlanke Wasserlilje
Schaut träumend empor aus dem See;
Da grüßt der Mond herunter
Mit lichtem Liebesweh.

Verschämt senkt sie das Köpfchen
Wieder hinab zu den Welln –
Da sieht sie zu ihren Füßen
Den armen blassen Geselln.

XVI

Wenn du gute Augen hast,
Und du schaust in meine Lieder,
Siehst du eine junge Schöne
Drinnen wandeln auf und nieder.

Wenn du gute Ohren hast,
Kannst du gar die Stimme hören,
Und ihr Seufzen, Lachen, Singen
Wird dein armes Herz betören.

Denn sie wird, mit Blick und Wort,
Wie mich selber dich verwirren;
Ein verliebter Frühlingsträumer,
Wirst du durch die Wälder irren.

XVII

Was treibt dich umher, in der Frühlingsnacht?
Du hast die Blumen toll gemacht,
Die Veilchen, sie sind erschrocken!
Die Rosen, sie sind vor Scham so rot,

Die Liljen, sie sind so blaß wie der Tod,
Sie klagen und zagen und stocken!
O, lieber Mond, welch frommes Geschlecht
Sind doch die Blumen! Sie haben Recht,

Ich habe Schlimmes verbrochen!
Doch konnt ich wissen, daß sie gelauscht,
Als ich, von glühender Liebe berauscht,
Mit den Sternen droben gesprochen?

XVIII.

Mit deinen blauen Augen
Siehst du mich lieblich an,
Da wird mir so träumend zu Sinne,
Daß ich nicht sprechen kann.

An deine blauen Augen
Gedenk ich allerwärts; –
Ein Meer von blauen Gedanken
Ergießt sich über mein Herz.

XIX

Wieder ist das Herz bezwungen,
Und der öde Groll verrauchet,
Wieder zärtliche Gefühle
Hat der Mai mir eingehauchet.

Spät und früh durcheil ich wieder
Die besuchtesten Alleen,
Unter jedem Strohhut such ich
Meine Schöne zu erspähen.

Wieder an dem grünen Flusse,
Wieder steh ich an der Brücke –
Ach, vielleicht fährt sie vorüber,
Und mich treffen ihre Blicke.

Im Geräusch des Wasserfalles
Hör ich wieder leises Klagen,
Und mein schönes Herz versteht es,
Was die weißen Wellen sagen.

Wieder in verschlungnen Gängen
Hab ich träumend mich verloren,
Und die Vögel in den Büschen
Spotten des verliebten Toren.

XX.

Die Rose duftet – doch ob sie empfindet
Das, was sie duftet, ob die Nachtigall
Selbst fühlt, was sich durch unsre Seele windet
Bei ihres Liedes süßem Widerhall; –

Ich weiß es nicht. Doch macht uns gar verdrießlich
Die Wahrheit oft! Und Ros und Nachtigall,
Erlögen sie auch das Gefühl, ersprießlich
Wär solche Lüge, wie in manchem Fall –

XXI.

Weil ich dich liebe, muß ich fliehend
Dein Antlitz meiden – zürne nicht.
Wie paßt dein Antlitz, schön und blühend,
Zu meinem traurigen Gesicht!

Weil ich dich liebe, wird so bläßlich,
So elend mager mein Gesicht –
Du fändest mich am Ende häßlich –
Ich will dich meiden – zürne nicht.

XXII.

Ich wandle unter Blumen
Und blühe selber mit;
Ich wandle wie im Traume,
Und schwanke bei jedem Schritt.

O, halt mich fest, Geliebte!
Vor Liebestrunkenheit
Fall ich dir sonst zu Füßen,
Und der Garten ist voller Leut.

XXIII.

Wie des Mondes Abbild zittert
In den wilden Meereswogen,
Und er selber still und sicher
Wandelt an dem Himmelsbogen:

Also wandelst du, Geliebte,
Still und sicher, und es zittert
Nur dein Abbild mir im Herzen,
Weil mein eignes Herz erschüttert.

XXIV.

Es haben unsre Herzen
Geschlossen die heilge Allianz;
Sie lagen fest aneinander,
Und sie verstanden sich ganz.

Ach, nur die junge Rose,
Die deine Brust geschmückt,
Die arme Bundesgenossin,
Sie wurde fast zerdrückt.

XXV

Sag mir, wer einst die Uhren erfund,
Die Zeitabteilung, Minute und Stund?
Das war ein frierend trauriger Mann.
Er saß in der Winternacht und sann,

Und zählte der Mäuschen heimliches Quicken
Und des Holzwurms ebenmäßiges Picken.
Sag mir, wer einst das Küssen erfund?
Das war ein glühend glücklicher Mund;

Er küßte und dachte nichts dabei.
Es war im schönen Monat Mai,
Die Blumen sind aus der Erde gesprungen,
Die Sonne lachte, die Vögel sungen.

XXVI.

Wie die Nelken duftig atmen!
Wie die Sterne, ein Gewimmel
Goldner Bienen, ängstlich schimmern
An dem veilchenblauen Himmel!

Aus dem Dunkel der Kastanien
Glänzt das Landhaus, weiß und lüstern,
Und ich hör die Glastür klirren
Und die liebe Stimme flüstern.

Holdes Zittern, süßes Beben,
Furchtsam zärtliches Umschlingen –
Und die jungen Rosen lauschen,
Und die Nachtigallen singen.

XXVII.

Hab ich nicht dieselben Träume
Schon geträumt von diesem Glücke?
Warens nicht dieselben Bäume,
Blumen, Küsse, Liebesblicke?

Schien der Mond nicht durch die Blätter
Unsrer Laube hier am Bache?
Hielten nicht die Marmorgatter
Vor dem Eingang stille Wache?

Ach! ich weiß, wie sich verändern
Diese allzuholden Träume,
Wie mit kalten Schneegewändern
Sich umhüllen Herz und Bäume;

Wie wir selber dann erkühlen
Und uns fliehen und vergessen,
Wir, die jetzt so zärtlich fühlen,
Herz an Herz so zärtlich pressen.

XXVIII.

Küsse, die man stiehlt im Dunkeln
Und im Dunkeln wiedergibt,
Solche Küsse, wie beselgen
Sie die Seele, wenn sie liebt!

Ahnend und erinnrungsüchtig
Denkt die Seele sich dabei
Manches von vergangnen Tagen,
Und von Zukunft mancherlei.

Doch das gar zu viele Denken
Ist bedenklich, wenn man küßt; –
Weine lieber, liebe Seele,
Weil das Weinen leichter ist.

XXIX.

Es war ein alter König,
Sein Herz war schwer, sein Haupt war grau;
Der arme alte König,
Er nahm eine junge Frau.

Es war ein schöner Page,
Blond war sein Haupt, leicht war sein Sinn;
Er trug die seidne Schleppe
Der jungen Königin.

Kennst du das alte Liedchen?
Es klingt so süß, es klingt so trüb!
Sie mußten beide sterben,
Sie hatten sich viel zu lieb.

XXX.

In meiner Erinnrung erblühen
Die Bilder, die längst verwittert –
Was ist in deiner Stimme,
Das mich so tief erschüttert?

Sag nicht, daß du mich liebst!
Ich weiß, das Schönste auf Erden,
Der Frühling und die Liebe,
Es muß zuschanden werden.

Sag nicht, daß du mich liebst!
Und küsse nur und schweige,
Und lächle, wenn ich dir morgen
Die welken Rosen zeige.

XXXI

»Mondscheintrunkne Lindenblüten,
Sie ergießen ihre Düfte,
Und von Nachtigallenliedern
Sind erfüllet Laub und Lüfte.

Lieblich läßt es sich, Geliebter,
Unter dieser Linde sitzen,
Wenn die goldnen Mondeslichter
Durch des Baumes Blätter blitzen.

Sieh dies Lindenblatt! du wirst es
Wie ein Herz gestaltet finden;
Darum sitzen die Verliebten
Auch am liebsten unter Linden.

Doch du lächelst; wie verloren
In entfernten Sehnsuchtträumen –
Sprich, Geliebter, welche Wünsche
Dir im lieben Herzen keimen?«

Ach, ich will es dir, Geliebte,
Gern bekennen, ach, ich möchte,
Daß ein kalter Nordwind plötzlich
Weißes Schneegestöber brächte;

Und daß wir, mit Pelz bedecket
Und im buntgeschmückten Schlitten,
Schellenklingelnd, peitschenknallend,
Über Fluß und Fluren glitten.

XXXII.

Durch den Wald, im Mondenscheine,
Sah ich jüngst die Elfen reuten;
Ihre Hörner hört ich klingen,
Ihre Glöckchen hört ich läuten.

Ihre weißen Rößlein trugen
Güldnes Hirschgeweih und flogen
Rasch dahin, wie wilde Schwäne
Kam es durch die Luft gezogen.

Lächelnd nickte mir die Köngin,
Lächelnd, im Vorüberreuten.
Galt das meiner neuen Liebe,
Oder soll es Tod bedeuten?

XXXIII.

Morgens send ich dir die Veilchen,
Die ich früh im Wald gefunden,
Und des Abends bring ich Rosen,
Die ich brach in Dämmrungstunden.

Weißt du, was die hübschen Blumen
Dir Verblümtes sagen möchten?
Treu sein sollst du mir am Tage
Und mich lieben in den Nächten.

XXXIV.

Der Brief, den du geschrieben,
Er macht mich gar nicht bang;
Du willst mich nicht mehr lieben,
Aber dein Brief ist lang.

Zwölf Seiten, eng und zierlich!
Ein kleines Manuskript!
Man schreibt nicht so ausführlich,
Wenn man den Abschied gibt.

XXXV.

Sorge nie, daß ich verrate
Meine Liebe vor der Welt,
Wenn mein Mund ob deiner Schönheit
Von Metaphern überquellt.

Unter einem Wald von Blumen
Liegt, in still verborgner Hut,
Jenes glühende Geheimnis,
Jene tief geheime Glut.

Sprühn einmal verdächtge Funken
Aus den Rosen – sorge nie!
Diese Welt glaubt nicht an Flammen,
Und sie nimmts für Poesie.

XXXVI.

Wie die Tage macht der Frühling
Auch die Nächte mir erklingen;
Als ein grünes Echo kann er
Bis in meine Träume dringen.

Nur noch märchensüßer flöten
Dann die Vögel, durch die Lüfte
Weht es sanfter, sehnsuchtwilder
Steigen auf die Veilchendüfte.

Auch die Rosen blühen röter,
Eine kindlich güldne Glorie
Tragen sie, wie Engelköpfchen
Auf Gemälden der Historie –

Und mir selbst ist dann, als würd ich
Eine Nachtigall und sänge
Diesen Rosen meine Liebe,
Träumend sing ich Wunderklänge –

Bis mich weckt das Licht der Sonne,
Oder auch das holde Lärmen
Jener andren Nachtigallen,
Die vor meinem Fenster schwärmen.

XXXVII.

Sterne mit den goldnen Füßchen
Wandeln droben bang und sacht,
Daß sie nicht die Erde wecken,
Die da schläft im Schoß der Nacht.

Horchend stehn die stummen Wälder,
Jedes Blatt ein grünes Ohr!
Und der Berg, wie träumend streckt er
Seinen Schattenarm hervor.

Doch was rief dort? In mein Herze
Dringt der Töne Widerhall.
War es der Geliebten Stimme,
Oder nur die Nachtigall?

XXXVIII.

Ernst ist der Frühling, seine Träume
Sind traurig, jede Blume schaut
Von Schmerz bewegt, es bebt geheime
Wehmut im Nachtigallenlaut.

O lächle nicht, geliebte Schöne,
So freundlich heiter, lächle nicht!
O, weine lieber, eine Träne
Küß ich so gern dir vom Gesicht.

XXXIX

Schon wieder bin ich fortgerissen
Vom Herzen, das ich innig liebe,
Schon wieder bin ich fortgerissen –
O wüßtest du, wie gern ich bliebe.

Der Wagen rollt, es dröhnt die Brücke,
Der Fluß darunter fließt so trübe;
Ich scheide wieder von dem Glücke,
Vom Herzen, das ich innig liebe.

Am Himmel jagen hin die Sterne,
Als flöhen sie vor meinem Schmerze –
Leb wohl, Geliebte! In der Ferne,
Wo ich auch bin, blüht dir mein Herze.

XL.

Die holden Wünsche blühen,
Und welken wieder ab,
Und blühen und welken wieder –
So geht es bis ans Grab.

Das weiß ich, und das vertrübet
Mir alle Lieb und Lust;
Mein Herz ist so klug und witzig,
Und verblutet in meiner Brust.

XLI.

Wie ein Greisenantlitz droben
Ist der Himmel anzuschauen,
Roteinäugig und umwoben
Von dem Wolkenhaar, dem grauen.

Blickt er auf die Erde nieder,
Müssen welken Blum und Blüte,
Müssen welken Lieb und Lieder
In dem menschlichen Gemüte.

XLII.

Verdroßnen Sinn im kalten Herzen hegend,
Reis ich verdrießlich durch die kalte Welt,
Zu Ende geht der Herbst, ein Nebel hält
Feuchteingehüllt die abgestorbne Gegend.

Die Winde pfeifen, hin und her bewegend
Das rote Laub, das von den Bäumen fällt,
Es seufzt der Wald, es dampft das kahle Feld,
Nun kommt das Schlimmste noch, es regent.

XLIII.

Spätherbstnebel, kalte Träume,
Überfloren Berg und Tal,
Sturm entblättert schon die Bäume,
Und sie schaun gespenstisch kahl.

Nur ein einzger, traurig schweigsam
Einzger Baum steht unentlaubt,
Feucht von Wehmutstränen gleichsam,
Schüttelt er sein grünes Haupt.

Ach, mein Herz gleicht dieser Wildnis,
Und der Baum, den ich dort schau
Sommergrün, das ist dein Bildnis,
Vielgeliebte, schöne Frau!

XLIV.

Himmel grau und wochentäglich!
Auch die Stadt ist noch dieselbe!
Und noch immer blöd und kläglich
Spiegelt sie sich in der Elbe.

Lange Nasen, noch langweilig
Werden sie wie sonst geschneuzet,
Und das duckt sich noch scheinheilig,
Oder bläht sich, stolz gespreizet.

Schöner Süden! wie verehr ich
Deinen Himmel, deine Götter,
Seit ich diesen Menschenkehricht
Wiederseh, und dieses Wetter!

Bản tiếng Anh của Edgar Alfred Browring (trang 180 tới trang 194).

Comments are closed.