Chỉ là đồ chơi – Tạp bút của Trịnh Y Thư

image

image

Trân trọng giới thiệu:

image

Chỉ là đồ chơi

Tạp bút @ Trịnh Y Thư

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Hc Press xuất bản, 9/2019

272 trang, giá bán $25.00

Sách in màu trên giấy trắng

Tìm mua trên:

Barns & Noble

Search Keywords: Chi la do choi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chi-la-do-choi-trinh-y-thu/1133349567?ean=9781078710305

Lulu

Search Keywords: Chi la, do choi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

http://www.lulu.com/shop/trinh-y-thu/chi-la-do-choi/paperback/product-24231918.html

image

Trịnh Y Thư là một người đọc nhiều, hiểu rộng, có thẩm quyền ở hai lĩnh vực thi ca và âm nhạc. Chỉ là đchơi là một tập phồn luận đa chiều, với những tư niệm phóng khoáng, văn phong lại nghiêm túc rất mực.

Cung Tích Biền

“Ăn nằm” thường xuyên ở quảng-trường-văn-chương-thế-giới, với những dịch phẩm giá trị, tôi nghĩ, ít / nhiều đã là lực đẩy, thôi thúc Trịnh Y Thư thao thiết định hình cho thơ / văn của mình, một ID hay, thẻ nhận dạng riêng – Tách thoát khỏi cõi-giới văn chương ngày càng có nhiều dấu hiệu đồng phục…

Với tôi, đó là những thao thiết không phải cây bút nào cũng lao tâm, khổ tứ, như Trịnh Y Thư.

– Du Tử Lê

Sự khác biệt giữa Trịnh Y Thư và những nhà văn cùng thế hệ với anh mà tôi nhận ra qua đọc những tản văn của anh là kiến thức về nhiều bộ môn ngoài văn học. Nghệ thuật là một điển hình. Trịnh Y Thư bàn về vấn đề gì cũng đều có ngọn có ngành, khả năng phân tích và khả năng diễn đạt thật thuyết phục và lôi cuốn. Số vốn kiến thức như thế ngay cả về âm nhạc hay hội họa mà Trịnh Y Thư đề cập thì tôi nghĩ là ngay cả những người cầm cọ hay chơi nhạc cụ cũng phải ngạc nhiên về sự hiểu biết chẳng những rất đầy đủ mà còn rất tinh tế trong nhận định.

– Trịnh Cung

Đọc Trịnh Y Thư, sáng tác hay dịch, người đọc nhận được một điều, đó là sự ý tứ trong cách dùng chữ của anh: chọn lọc và chính xác, đôi khi hơi lạ nữa (chẳng hạn, đối với tôi, chỉ khi đọc Trịnh Y Thư tôi mới bắt gặp những cụm từ như “thi thoảng,” “chí ít,” và nhiều nữa, dù vẫn hiểu ý tác giả muốn nói gì). Tôi cũng nhặt được đây đó vài chữ anh dịch khá chính xác, đem cất chờ khi nào cần tới. Được biết sách dịch của anh được đón nhận tốt khi xuất bản trong nước, tôi mừng, do đã có dịp đọc vài cuốn sách dịch của trong nước, thấy còn nhiều chỗ có thể cần học hỏi và làm tốt hơn.

Trịnh Y Thư không chỉ ý tứ trong cách dùng chữ, mà còn cẩn thận về nội dung, nguồn cội trích dẫn, chứng tỏ một căn bản vững vàng. Mỗi lần bước vào “nhà văn chương” của Trịnh Y Thư, tôi phải tự nhắc mình bước chậm lại, bỏ cái áo của thời đại Internet ngắn-tắt-gọn ngoài cửa, và nhẩn nha, chẳng qua “chỉ là đồ chơi,” có gì quan trọng đâu. (Nhưng mà biết đâu đấy, như… Nhà Trời có lần nghịch ngợm với một nắm đất sét, chẳng dè thành một hình nhân – tôi bịa ra đấy thôi!)

– Trùng Dương

Chữ nghĩa của Trịnh Y Thư như khắc chìm vào giấy, đầy ẩn mật, và tôi phải đọc sách họ Trịnh rất chậm, lật từng trang giấy rất khẽ, đôi khi áp sát tai vào giấy để nghe cho kỹ âm vang chữ của anh. Đọc Trịnh Y Thư, chúng ta có thể vấp trên chữ. Như tôi đã từng khựng lại, đọc nhiều lần để ngấm từng hồn chữ, và rồi nghiêng xuống trang giấy để nghe âm vang chữ… Và do vậy, với từng tác phẩm, dù là thơ, tùy bút, truyện hay dịch, Trịnh Y Thư đầy tinh tế và ẩn mật, với những hình ảnh và âm vang rất lạ, luôn luôn mới, luôn luôn làm chúng ta kinh ngạc.

– Phan Tấn Hải

Chỉ là đồ chơi là một tạp bút, tản mạn, phiếm luận, theo như Trịnh Y Thư gọi, nói lên suy nghĩ, trăn trở về những điều mà anh “hằng trân quý trong cuộc sống bình nhật.” Nói như vậy, là anh đã khẳng định cho chúng ta biết, đề tài của anh không phải là những gì cao xa mà gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Nhưng qua những băn khoăn nghi vấn trên những điều tưởng là bình thường ấy, lại phản ảnh rất rõ ràng quan điểm của anh về văn chương, nghệ thuật, cùng cách nhìn và ứng xử của người cầm bút với lịch sử, với thời đại mình đang sống. Hầu hết những bài trong tạp bút này đều ẩn chứa nội dung ấy, dù nhận định về văn chương, âm nhạc, hội họa, triết học… bất cứ, đều được viết với bút pháp vững vàng, mạch lạc, khúc chiết nhưng lại được dẫn đi bằng ánh sáng cảm xúc của một tâm hồn thơ, có khi mới nghe tưởng chỉ là câu chuyện vui buồn nắng mưa, cà phê đầu ngày, nhưng rồi khi đọc xong lại thấy vô cùng cảm động bởi cách mà Trịnh Y Thư xác quyết niềm tin và hy vọng của mình về Chân Thiện Mỹ, có điều gì đó vừa dịu dàng mà quyết liệt, được vậy phải chăng do Trịnh Y Thư đã quả quyết rằng, người viết phải “lắng nghe tiếng nói tâm hồn mình?” Chính vì cảm nhận mọi điều dưới lăng kính thẩm mỹ Thơ mà những trang văn uyên bác, lý luận, trong Chỉ là đồ chơi có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Và khi gấp cuốn sách lại thì tôi càng hiểu rõ hơn câu mà tác giả tài hoa Trịnh Y Thư đã trích ở đầu trang của triết gia Anacharsis “Hãy chơi đùa để có thể trở nên nghiêm túc.”

Với phong cách như thế, Trịnh Y Thư thật xứng đáng với chữ Tài Hoa, cộng thêm mấy câu thơ của anh thế này:

… phải bước đến tận cùng bờ vực

tôi mới nhận ra trọn kiếp tro phai

chẳng còn gì ngoài một giấc mơ…

Vâng, giấc mơ lưu dấu để nhân gian biết rằng những bậc tài hoa đã sống và tận hiến tinh hoa của mình đến thế nào cho cuộc đời. Như thể họ bước qua cõi u sầu này bằng những bước gieo hạt ước mơ và hy vọng…

– Nguyễn Thị Khánh Minh

Dù viết về vấn đề gì, từ văn chương đến nghệ thuật nói chung, từ hội họa đến âm nhạc, từ chuyện ngồi quán cà-phê ở Mỹ đến chuyện đứng trước cổng Bắc thành Hà Nội, từ vấn đề cụ thể như chuyện ngồi ăn lại mấy cái bánh tẻ/bánh răng bừa ở làng Phụng Công, chuyện những mái chùa ở Việt Nam, cho đến những vấn đề mang tính trừu tượng như đưa ra một giả định về cụ Nguyễn Du, hay nói chuyện “văn chương thời quỷ ám,” chuyện dịch văn học, v.v… Trịnh Y Thư đều có những phát hiện tinh tế, những suy nghĩ giàu “chất xám.” Chỉ là đồ chơi tập hợp những bài viết tương đối ngắn gọn, nhưng có hàm lượng tri thức, trình bày được những cái nhìn riêng và khuôn mặt tinh thần của tác giả.

– Bùi Vĩnh Phúc

Đây là “đồ chơi” của người nhà giàu. Người nghèo mà được ai cho những món đồ chơi này sẽ đứng ngẩn ra mà ngắm, rồi loay hoay không biết thưởng thức như thế nào. Trịnh Y Thư là một người rất giàu về âm nhạc, chữ nghĩa, kiến thức Thơ-Văn. Tôi là người viết lách lơ mơ, đọc Trịnh Y Thư đôi khi thấy hụt hơi mới bắt kịp những vốn liếng của anh. Cám ơn anh đã san sẻ vốn kiến thức của mình cho mọi người, không giữ những món “đồ chơi” đó cho riêng mình.

– Trần Mộng Tú

Thể thơ Lục Bát đã kết tinh như thế nào vào tâm hồn người Việt Nam để có những tác phẩm vĩ đại nhất, và nó đã phai nhạt đi ra sao trong hứng thú của người làm thơ hôm nay? Đó là một câu hỏi lớn và khó trả lời.

Tác giả Chỉ là đồ chơi đã phải đi một vòng quanh thế giới sáng tạo nghệ thuật, từ thơ hài-cú của Nhật Bản, sang Dante, Shakespeare… với thể thơ Sonnet cổ của châu Âu, thậm chí ghé mắt vào quá trình sáng tác nhạc cổ điển Tây phương trong mấy thế kỷ qua, để tìm lời giải đáp.

Kết quả, Lục Bát vẫn là vốn quý của Việt Nam, nó không bao giờ là món đồ cổ chỉ đáng xếp vào viện bảo tàng, sức sống của nó vẫn tiềm ẩn dồi dào. Nhưng bằng chứng thú vị và thuyết phục nhất lại nằm ngay trong bút danh Trịnh Y Thư, một bí mật mà nếu chính tác giả không tiết lộ thì ai biết được tên đó lại do từ lòng yêu thương Lục Bát mà ra!

– Phạm Xuân Đài

Trịnh Y Thư có lần tâm sự thấy mình như phi hành gia rơi giữa không gian, bị cắt đứt khỏi phi thuyền Mẹ. Sau nhiều lần qua Mỹ với thời gian không ngắn (nhưng đi đi rồi lại về về), gặp gỡ không ít cây bút Mỹ-gốc-Việt, tôi hoàn toàn cảm thông tâm trạng này, không của riêng anh. May mắn là anh giữ rất chắc đường tín hiệu truyền thông: văn chương tiếng Việt. Từng sống trong xà lim cá nhân hai năm trời, tôi cũng trải nghiệm cái may mắn tự nói với mình, tự viết trong đầu bằng tiếng Việt. Phần lợi thế của Trịnh Y Thư: anh thao tác tiếng Việt trong nhiều địa hạt (viết văn, làm thơ, dịch truyện, làm tạp chí và xuất bản), xuyên nhiều lĩnh vực (văn, nhạc, họa). Sự phong phú và đóng góp không ít về kiến thức văn hóa của tập tản văn dựa trên lợi thế ấy. Và lợi thế này, nhiều người có thể không nhận rõ: anh tự xác định mình là người viết “tài tử” (“nghiệp dư”), cứ nghĩ sao viết vậy, viết từ trải nghiệm rất riêng của cá nhân mình; nên tha hồ thoải mái, chân thực, không cần phải “giữ cho đẹp” hình ảnh của mình hiện trên trang giấy, không bận tâm “sứ mệnh” cao cả nào…

Hoàng Hưng

Đọc Trịnh Y Thư, tôi không có cảm giác quay về một cõi văn chương quen thuộc, trong đó tiếng Việt và những yếu tính Việt thường chế ngự tác phẩm. Dù khởi đi từ một tâm hồn Việt Nam, Trịnh Y Thư luôn đưa chữ nghĩa của mình vào một thách thức văn học trong không gian rộng lớn hơn, ở đó người đọc không muốn nhìn thấy thời gian qua mặt…

– Trương Vũ

Tạp bút, tạp văn của Trịnh Y Thư “chỉ là đồ chơi như tác giả tự gọi, tự đặt tên thôi sao? Tôi đồ rằng Trịnh Y Thư đang tiếp tục đùa gạt người đọc chúng ta, chơi thôi, tiếp tục đùa gạt để… dụ dỗ người đọc tìm vào thế giới đọc, băn khoăn, đào xới, ngẫm nghĩ… bao la bát ngát của một người đọc rộng, biết nhiều, suy nghĩ đa đoan, và viết lách đa đoan. Hãy bước vào, với cảm giác bị lừa bẫy một cách êm ái, để thẩm thấu cái thế giới bao la mà sâu thẳm của con người đa tài, đa sự, đa đoan, của nhà thơ, nhà văn, cầm thủ guitar, một độc giả uyên bác, và một tác giả thầm lặng, tài hoa: Trịnh Y Thư và Chỉ là đồ chơi.

– Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Cõi văn chương của Trịnh Y Thư thật đa dạng và phong phú: Anh là một nhà thơ luôn nỗ lực sáng tạo và cách tân, một dịch giả tài hoa đáng nể trọng. Tạp bút của Trịnh Y Thư có sức cuốn hút mạnh mẽ, thể hiện một trí lực, tâm lực sâu rộng. Một nghệ sĩ đa tài nhưng rất khiêm cung, giản dị. Tôi rất mong sớm được đọc thêm những tác phẩm mới của anh.

– Nguyễn Lương Vỵ

Với tôi, lúc nào Trịnh Y Thư cũng là một nhà thơ, ngay cả lúc viết văn; và trong giao tiếp, ứng xử ngoài đời…

– Hoàng Xuân Sơn

Được đọc một số tác phẩm của Trịnh Y Thư, tôi nghĩ anh hẳn là người yêu chuộng cái đẹp trong mọi ngõ ngách của cuộc đời. Đó là lý do mà anh đã phiêu du khắp các lĩnh vực: văn chương, thơ ca, âm nhạc, dịch thuật, hội họa… mà lĩnh vực nào cũng thấu đáo, ngọn ngành. Anh là một tác giả rất cẩn trọng, cầu toàn.

   Được hân hạnh hát ca khúc Thao thiết sông dài của anh lúc còn chưa ráo mực, tôi đã cảm nhận, đây là một “Dạ khúc” với lời nhạc thi vị, giai điệu êm đềm, tiết tấu không đều, hơi cầu kỳ. Càng hát nhiều, càng đi sâu, tôi càng thấy sự thâm thúy, tân kỳ của khúc nhạc. Tôi bỗng nhớ đến những bài viết về âm nhạc đầy trân trọng và cảm mến trong cuốn tạp bút Chỉ là đồ chơi. Phải chăng anh đang âm thầm hướng đến con đường các bậc đàn anh như Vũ Thành, Cung Tiến, Lê Văn Khoa… đã cố gắng để âm nhạc Việt Nam không dừng lại chỉ với những cung điệu quen thuộc mà sẽ dần được đưa vào tầm mức của nền đại nhạc thế giới.

– Thu Vàng

Qua hai mươi bài tạp bút thâm trầm sâu sắc, và ba cuộc phỏng vấn sinh động, Trịnh Y Thư khi nghiêm trang, khi dí dỏm, dẫn người đọc vào trăm ngàn thế giới kỳ biệt của văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc… Sao gọi Chỉ là đồ chơi? Những đề tài lớn của văn học, những âm ỉ lưu hoàng của khúc mắc cuộc đời được Trịnh điểm vào chánh huyệt bằng một bút pháp tài ba đa dạng, linh hoạt tới ngạch nguồn. Dấu ấn để lại trong lòng người đọc: Lưu vong nhưng không vong tính. Hồn Việt bàng bạc trong hơn 260 trang giấy như nguyệt rằm trên cao. Bóng nguyệt đôi khi tan vỡ trên mặt duềnh vì biến động ngoại cảnh, vầng trăng kia vẫn muôn đời sáng dáng nơi đáy nước, Mizu no tsuki (Choshu). Như Tính Việt. Như chữ Việt.

– Vũ Hoàng Thư

“Đồ chơi” của anh Trịnh Y Thư chẳng vui chút nào vì đã khó chơi mà lại hổng có cẩm nang sử dụng…

– Nina Hòa Bình Lê

Điều gì đó được cho rằng “chỉ là đồ chơi” trong hơn 260 trang giấy? Tôi tự hỏi khi cầm cuốn sách. Văn chương – Hội họa – Âm nhạc. Khoa học – Xã hội – Văn minh Nhân loại. Chiến tranh – Hòa bình. Con người – Đất nước Việt Nam… Những phi lý – hữu lý của cuộc đời qua những nền văn hóa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, được đưa ra phân tích, dẫn giải tỉ mỉ với một lối viết mà chữ nghĩa không mang nặng tính hàn lâm, đôi khi còn có những đoạn rất hài hước, thú vị. Điều này thuyết phục tôi đọc rốt ráo những gì anh viết. Dĩ nhiên, Trịnh Y Thư là một nhà văn, nhà thơ, dịch giả, lại còn là một nhạc sĩ sáng tác. Trong bài tựa Trịnh Y Thư có nhắc đến quan điểm lúc sinh thời của cố nhà văn Võ Phiến rằng, “Văn chương và nghệ thuật chỉ là đồ chơi.” Nhưng khi đọc hết cuốn sách này bạn có nghĩ nó là đồ chơi không? Thưa, tôi thì không! Trịnh Y Thư chỉ khéo đùa thôi ạ!

– Đặng Mai Lan

Chỉ là đồ chơi!

Thì ra thơ văn, tùy bút, văn chương nghệ thuật, các thứ đam mê của nhiều người được nhà văn Võ Phiến gọi là đồ chơi, và Trịnh Y Thư, với ít nhiều đồng ý, trình bày cẩm nang “một tay chơi” trong quyển sách này. Xin nhắc kẻ hậu sinh khi làm luận án về Trịnh Y Thư, hãy xem đây như Biên niên ký một hành trình.

Hy vọng, tin tưởng ngập tràn nhưng bi quan, hoang mang cũng bàng bạc. Vâng, đồ chơi. Thứ đồ chơi tuyệt diệu, bởi vì “Nghề chơi cũng lắm công phu.” Ai đó đã nói. Công phu, như gõ mõ đọc kinh, quét lá sân đình. Phế tích ảo ảnh. Đời rất nhẹkhôn kham.

Vâng, tay chơi tài tử. Mà là tài tử có hạng. Cứ lai rai xây dựng mấy tầng của thơ ca: từ chữ nghĩa, qua cảm xúc và đến tầng “bất khả tư nghị của sự phối ngẫu tuyệt mỹ giữa cảm xúc và nghệ thuật.”

Phải nghe Trịnh Y Thư đàn mới thấy anh trốn vào đôi tay nhuần nhuyễn trên hàng dây tây ban cầm, dãy phím dương cầm hầu giấu đi đĩnh đạc, từ tốn, chừng mực.

Phải đọc thơ, đọc truyện, truyện sáng tác cũng như truyện dịch của anh, từ những bài thơ tình, qua tùy bút, tạp bút, để cảm nhận lãng mạn, đam mê, hối thúc.

Phải đi ăn phở, uống cà phê với Trịnh Y Thư, phải lắng nghe thi sĩ nói chuyện với bạn bè, hay bị dồn đến chân tường ba mặt một lời, hồn hậu nhưng có chút bí mật, đôi lúc là câu nói đùa tế nhị, một chút trần tình hay tiếng cười nhẹ khi “chàng” bị vây khổn bởi một rừng hoa hay mấy hàng gươm giáo. Vân vân và vân vân.

Mới thấy rằng, hy vọng, đam mê, khách quan có thể là những bệnh truyền nhiễm, nói nôm na anh có tài “xui giục, chiêu hồi, lôi kéo”: Yêu nhau đi thôi, chiều hôm tối rồi. Không, đúng hơn là, sáng tạo nhanh lên, đồ chơi sắp cũ mòn!

Mới hiểu được phần nào, phần nào thôi nhe, khối đam mê nung nấu khiến cho các món đồ chơi được thi sĩ lai rai (nhưng liên tục) sáng tạo, càng lúc càng tự tin, càng lúc càng tinh tế.

Mới thấy rõ dần nơi tay chơi này các đặc tính: hy vọng, lạc quan hiển hiện – với một mối đau chìm lắng mà chế ngự được – đã nuôi nấng trái tim mẫn cảm, đã kích thích khối óc pha lê rất thăng bằng. Khiến mớ đồ chơi tạo riêng cho chính mình phong phú theo thời gian, truyền cảm hơn và dù mang đôi đường nét phổ quát vẫn khiến tay chơi tài tử hóa ra nhà nghề khi bước thong thả xưa có phần tăng nhịp.

Từ khi Trịnh Y Thư nhận trách nhiệm tiếp tục công trình của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, phục hồi Văn Học, nhiều người đã nghe tiếng vọng, thấy bóng phượng hoàng vỗ cánh bay lên từ tro tàn.

Vâng, hình như tôi cũng nhìn ra một chút xíu tôi trong lời trần tình. Chỉ là đồ chơi. Như một thứ tuyên ngôn sẽ lôi cuốn được người đồng điệu. Sẵn sàng ký vào tuyên ngôn ấy, dù tôi cũng thích tạo đồ chơi như anh, nhưng thiếu hy vọng cùng đam mê và tài năng, lại không đủ lạc quan, nên chỉ mong đứng xa xa thưởng thức mọi thứ đồ chơi không ngừng được sáng tạo trên cõi đời này.

Mong rằng anh sẽ càng lúc càng thành công, mùa xuân rồi sẽ trở lại trên bầu trời văn chương.

– Phan Thị Trọng Tuyến

Trịnh Y Thư dẫn tôi qua nhiều vùng miền: thi ca, hội họa, âm nhạc, múa, kiến trúc, tín ngưỡng… Tôi thán phục kiến thức và những nhận định tinh tế; tôi thú vị với cái duyên ngầm trong văn phong và tâm hồn thơ mộng; tôi cảm mến lòng lân tài với những người làm nghệ thuật cùng thời; tôi quý trọng tâm tình với cố hương… Cuốn tạp bút đẹp và ý vị như một “duềnh quyên” trong tâm tưởng.

– Thận Nhiên

Chỉ lđồ chơi của Trịnh Y Thư không chỉ là đồ chơi thường, mà là những cái “chơi” làm nên đời sống, khiến đời đáng sống. Loại đồ chơi phải bỏ cả đời theo đuổi. Âm nhạc, văn chương, thi ca, hội họa, dịch thuật… toàn là những đồ chơi thứ dữ. Vì chúng – đồ chơi – quay lại phản chiếu, thể hiện, và định nghĩa chính người chơi.

Người chơi nào kham được hết những thứ này hẳn chẳng phải tay vừa. Người ấy cần trình độ, kiến thức, năng khiếu; cộng với sự tinh nhạy, đam mê, bản lãnh. Người ấy đi dây giữa phán đoán lý trí và tình cảm điên cuồng xả thân. Trịnh Y Thư đứng trong hàng ngũ những kẻ chơi cao tay ấy.

Chỉ lđồ chơi là một tập sách cần thiết cho những tìm hiểu, thưởng thức, suy nghiệm, và nhìn một cách sâu sắc hơn lẫn tha thiết hơn, về nghệ thuật và đời sống.

– Đặng Thơ Thơ

Như nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh có lần bày tỏ: Bút danh Trịnh Y Thư đã là một khẳng định giá trị của bài viết rồi! Tôi chỉ có thể tóm gọn trong một từ: Tuyệt. Rất tuyệt. Xin mời bạn tìm đọc để thưởng thức và khám phá ngòi viết của tác giả rất tài hoa này.

– Trần Thị Nguyệt Mai

Quả là thú vị những đoản văn của tác giả Trịnh Y Thư trong Chỉ là đồ chơi. Văn, thơ, hội họa, âm nhạc, Đông, Tây, xưa, nay, cùng những nhân vật bất tử và những khuôn mặt hiếm quý của nghệ thuật Việt Nam… đề tài nào, nhân vật nào cũng có một sức quyến rũ để dừng lại và đọc, để dành và đọc hầu xem “sức cảm nhận” của mình với “đồ chơi” của Trịnh Y Thư ra sao, vì văn chương và sự uyên bác của anh bắt buộc người đọc phải đọc chậm lại, đọc để học hỏi rồi thấm thía sự kiên nhẫn miệt mài của tác giả với sức sáng tác không ngừng, anh vẫn trả nợ đời và nợ văn chương (một hạnh phúc thiên phú không phải ai cũng có được!)

Cho nên cảm nhận tức thời của tôi là chỉ mong muốn có cuốn tạp bút Chỉ là đồ chơi của Trịnh Y Thư ngay, để được chậm rãi lật từng trang giấy, từng dòng chữ “chơi-như-thiệt-chưa-từng” của anh, một cuốn sách bên cạnh để thấy mình còn nhiều may mắn khi còn được nhận và cảm từ “cuộc chơi chữ nghĩa” của Trịnh Y Thư.

– Liên Hải

Trịnh Y Thư là một người viết hàn lâm. Đọc anh, ta có thể hệ thống được nhiều kiến thức dù đó là phiếm luận, truyện ngắn, thơ ca hay thậm chí phỏng vấn. Nói thế các bạn đừng nghĩ Trịnh Y Thư là người đạo mạo, nghiêm trang. Thật ra anh rất dí dỏm, hài hước và có vẻ ngoài thoải mái, ưa nhìn. Anh nói về các bài viết của mình một cách hóm hỉnh: “Tôi viết cho các cô cậu trẻ tuổi đọc, nhưng sao thấy toàn mấy nàng sồn sồn đọc không hà.” Tôi cho câu nói đùa rất có duyên đó của anh, cũng như tất cả những điều anh chia sẻ trong cuốn tạp bút Chỉ là đồ chơi, là kết hợp tuyệt vời giữa hàn lâm và đại chúng, một điều cần thiết nhưng lại vô cùng thiếu sót trong cuộc sống hôm nay.

– Đỗ Anh Hoa

Đọc Trịnh Y Thư thật thích thú mê say, anh viết cẩn thận kỹ lưỡng nội dung vô cùng súc tích, thỉnh thoảng dí dỏm nhẹ nhàng kín đáo thú vị. Tác giả trích dẫn nhiều ghi nhận từ các tác giả Đông Tây Kim Cổ để người đọc lãnh hội được chủ đề bao quát và khách quan, đề tài nào tác giả cũng mở rộng ra nhiều chân trời khác của văn học thế giới, giúp cho sự hiểu biết của người đọc thêm phong phú. Qua Trịnh Y Thư người đọc nhận ra mình vừa tích lũy một số kiến thức mà thông thường phải qua nhiều năm đọc sách của nhiều tác giả từ mọi thể loại mới thâu thập được.

Cảm ơn ngòi bút tài hoa, trí tuệ và duyên dáng của Trịnh Y Thư.

– Tiểu Bích

Trên bàn viết, ngoài câu thơ Nguyễn Trãi / Song có hoa mai trì có nguyệt, án còn phiến sách triện còn hương dùng tập viết; có hơn năm mươi trang giấy HP premium 32 tôi dùng bút máy Lamy, và ngòi bút Velleda Cementee 2436 cùng quản bút Chris Yoke chấm mực sumi chép đầy những câu thơ ưu nhã lãng mộng của Trịnh Y Thư:

….

bãi sông đứng hẹn ngày về

hôm nao đập vỡ chén thề tìm sang

…..

duềnh quyên bóng động hai hàng

nghìn thu từ độ vẫn bàng hoàng trôi.

….

nghe trong cô quạnh tiếng mưa

rơi thầm vào những bến bờ mù tăm

…..

bông núi bay về

lả tả mái hiên nhà

đêm thư trang

say sưa cồn tịch

…..

tỉnh mê đều là mộng

….

vòm cây phong sớm rắc nhòa sương muối

ngọn cỏ ướt nằm côi cút như ủ nỗi sầu

….

Chép thơ (Trịnh Y Thư) cũng là phương pháp thiền tịnh giúp tôi hít thở nhẹ nhàng đều đặn trở lại trong cuộc sống lúc nào cũng vội vã huyên náo áo cơm, cảm ơn thi sĩ và những bóng dáng duềnh quyên tụ-tan-tan-tụ giữa mây nước nhân gian.

– Tử Khâm

Đọc dịch phẩm Đời nhẹ khôn kham Trịnh Y Thư dịch từ tác phẩm tiểu thuyết The Unbearable Lightness of Being của nhà văn Milan Kundera mới thấy cái tột đỉnh của ngòi bút sắc bén và tinh tế của anh, để hiểu rằng dịch cũng là sáng tạo. Nếu ông Kundera hiểu tiếng Việt thì tôi đoan chắc ước nguyện của ông sẽ là được gặp anh trước khi ông bước sang một thế giới ảo khác.

Tất cả thân, tâm, đời sống chúng ta là cái bóng phản chiếu trên mặt duềnh, vỡ tan thành nghìn mảnh, bởi chúng ta hiện sống trong thế giới ảo, không có gì thật. Ngay cả những câu chữ tôi đang viết cho bạn đây cũng không thật.

Cái ảo có sức quyến rũ lạ kỳ, như có ma lực, đẹp mê hồn, làm mê muội lòng người, nó cuốn hút tôi, bạn, tất cả chúng ta, vào đó, tan vỡ như bóng trăng trên mặt duềnh. Con người sinh ra, để lại những giấc mơ ảo, rồi biến mất. (Trích Duềnh quyên).

Con người Trịnh Y Thư là thế đó, đa tài đa dạng. Anh cứ tiếp tục viết vì có biết bao nhiêu người, thân cũng như sơ, đang chờ đợi văn phẩm của anh để mình không còn cảm thấy cô đơn, vì thế giới ảo này chẳng phải của riêng ai.

Riêng tôi, văn chương và luận ngữ của anh đã cho tôi thấy đời không phải chỉ là những con số mà là một bức tranh lung linh khi ẩn khi hiện và hạnh phúc là ở đó. Xin cảm ơn anh.

– Nguyễn Thị Thanh Lương

Comments are closed.