Mời tham dự SEMINAR: "KỶ NGUYÊN VÀNG ISLAM – NHÌN LẠI ĐỂ HỌC HỎI"

Trân trọng kinh mời quý vị tới dự

SEMINAR: KỶ NGUYÊN VÀNG ISLAM – NHÌN LẠI ĐỂ HỌC HỎI

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức

Đơn vị phối hợp: Book Hunter

Chủ trì: Giáo sư Chu Hảo

Diễn giả: Nhà văn Hà Thủy Nguyên

Thời gian: 14h00 Thứ 6 ngày 27 tháng 5 năm 2016

Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Tòa nhà VUSTA – 53 Nguyễn Du – Hà Nội

Timeline:

13h45 -14h00: Đón khách

14h00 – 14h10: Giói thiệu

14h10 – 14h55: Kỷ nguyên vàng Islam đã được kiến tạo như thế nào?

14h55 – 15h30: Thảo luận

15h30 – 16h00: Các điểm tương đồng giữa Trung Đông thời cổ và Việt Nam ngày nay, đúc rút những giá trị cần học hỏi

16h00- 16h30: Thảo luận

Nội dung:

Chúng ta thường không biết nhiều về thế giới Hồi giáo, ngoài những mẩu tin tức về chiến tranh và khủng bố ở Trung Đông, những vụ ném bom của IS hoặc Al Queda, hay những câu chuyện cổ trong “Nghìn lẻ một đêm”. Những gì được ghi chép trong “Nghìn lẻ một đêm” hay một bộ truyện khác tương tự là “Nghìn lẻ một ngày” đã phản ánh phần nào không khí phóng khoáng và thịnh vượng dưới triều đại của Hoàng đế Harun Al Rashid – thời đại Kỷ nguyên vàng của Islam.

Kỷ nguyên vàng của Islam được xây dựng nên từ một vùng đất khô hạn và thiếu thốn, nhiều giặc cướp, tranh chấp và bạo loạn triền miên. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Kỷ nguyên vàng đã được thiết lập và tạo nên một đế chế hùng mạnh, được xây dựng trên nền tảng tri thức và tinh thần tự do, hào phóng.

Tìm hiểu về kỷ nguyên vàng Islam, chúng ta có thể học hỏi cách một quốc gia từ đói nghèo nhanh chóng trở thành một nền văn minh đỉnh cao với các thành tựu rực rỡ về khoa học, nghệ thuật và kinh tế. Tìm hiểu về nguyên nhân khiến kỷ nguyên vàng Islam sụp đổ cũng giúp chúng ta hiểu được tại sao Trung Đông lại rơi vào tình cảnh hỗn loạn như hiện nay, và từ đó rút ra những bài học cho mai sau nếu muốn xây dựng một quốc gia Việt Nam thịnh vượng. Tất cả những điều này đề có thể tìm thấy trong cuốn sách “Lịch sử Trung Đông 2000 năm” của tác giả Bernard Lewis (dịch giả Nguyễn Thọ Nhân).

Comments are closed.