Sách mới của Nguyễn Ngọc Tư

Theo Văn Việt được biết, từ 2012 đến nay Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời 5 đầu sách, 1 tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, một tập Tạp văn. Thật là một con số đáng nể, cho thấy khả năng cày cuốc của Nguyễn Ngọc Tư thật đáng học hỏi.

dao_nguyen_ngoc_tu.116x180.bĐảo- Tập truyện ngắn

Tập truyện Đảo gồm 15 truyện ngắn mới nhất của Nguyễn Ngọc Tư (Biến mất ở Thư Viên, Đảo, lưu lạc, Tro tàn rực rỡ…). Nội dung xoay quanh chuyện mất mát, tổn thương và những cuộc tìm kiếm niềm vui đơn giản trong cuộc sống: yêu thương, thõa mãn những mong ước và nhu cầu được tỏa sáng.

Truyện có tranh minh họa của Trần Ngọc Sinh

“Luôn có một cảm giác lênh đênh, trôi dạt khi đọc tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, từ Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy, Gió lẻ và chín câu chuyện khác, Sông và bây giờ là Đảo. Trở lại với tập truyện ngắn lần này, ngay từ tựa đề, nhà văn đã cho người đọc cảm nhận về sự cô đơn, hoang vắng và mênh mông.”

Tiểu Quyên- Người lao động

 

tải xuống

Sông- Tiểu thuyết

“Đọc Sông ta cảm nhận được những “áp lực” đè lên Nguyễn Ngọc Tư. Điều đó dễ hiểu. Từ độ Cánh đồng bất tận đến nay đã là một khoảng thời gian đủ cho người đọc có quyền mong đợi ở chị một sự bứt phá, hoặc, chí ít, một sự khác đi. Chưa kể Sông còn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cây bút văn xuôi xuất sắc này. Có phải vì cái áp lực vô hình đó mà ở Sông, ta gặp một giọng văn dường có chút phân vân, chênh chao, đôi chỗ gồng lên, như thể muốn dứt khỏi cái mình đã là nhưng chưa tới được cái mình muốn là. Thật thú vị, cái giọng văn đang đi tìm chính mình ấy, vô tình, hay nếu là chủ ý thì trong một xếp đặt khéo léo đến mức không còn dấu vết của tính toán, lại phù hợp kỳ lạ với cái ý tưởng xuyên suốt tiểu thuyết Sông, làm nên cái “duyên” riêng của nó.”

Hoài Phương- VNQĐ

index

Tập văn Nguyễn Thị Ngọc Tư

“Tôi tin chắc những độc giả thích đọc văn Nguyễn Ngọc Tư không ít lần sẽ thấy sống mũi cay xè khi đọc truyện của chị. Vì người viết đã biết cách đưa vào những chi tiết lay động lòng người. Với tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư cũng có được sức rung cảm từ những chi tiết như thế. Đọc hết 35 tạp văn của chị, gấp sách lại vẫn còn vương vấn hình ảnh những người nông dân tảo tần, lam lũ rưng rưng cầm con tôm chết trên tay, hình ảnh chợ quê, cái lu, khạp muối, vườn cây trái xào xạc, món canh măng tre mẹ nấu vàng óng ánh cả trưa hè.”  

Thanh Vân- VnExpress

tải xuống

Yêu người ngóng núi- truyện ngắn

“Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư, cái mến mộ lại thêm phần mến mộ. Chữ nghĩa của cô buồn buồn, thênh thang. Cả bài chỉ điểm xuyết vài đoạn vui vui như an ủi người đọc. Mặt đang xá xị cũng phải giãn ra, đưa một nụ cười vội vàng cho kịp với nhịp văn. Chủ đề thì nhiều, Nguyễn Ngọc Tư viết về những câu chuyện thường ngày với một cái nhìn tinh tế và ngòi bút giản dị đúng chất miền quê cô sinh sống. Cô viết về nỗi buồn, về cái chết mà không sợ hãi, rụt rè. Cô bảo, buồn quen rồi gặp chuyện đỡ đổ vỡ. Cái này giống ý tôi. Cô viết về đô thị hóa, về sự đổi thay của lòng người gặp khi giàu sang. Tôi chua chát. Cô viết về tình cha con, mẹ con, anh em, bạn bè. Tôi cho rằng chẳng thể giản đơn và ấm áp hơn.”

Theo sách chọn lọc

 

GiaoThua_cover

Giao thừa- Tập truyện ngắn

“Suốt trong “Giao thừa”, ta vẫn thấy bàng bạc – như thường gặp – chất văn hóa rất riêng và vẫn cứ mới của vùng sông nước Nam Bộ. Đó là nét văn hóa nguyên sơ vừa hiện đại, tinh khiết vừa bụi bặm, nhẹ nhàng vừa dữ dội mà tâm lý đa số bạn đọc muốn khám phá khi đã quá quen với văn hóa Bắc và Trung Bộ. Nguyễn Ngọc Tư đi vào đó bằng ưu thế nhất định của người địa phương có tấm lòng cảm thông với số phận nhân vật, có cái nhìn tận thấu bản chất sự việc và năng khiếu về ngôn ngữ, cách kể chuyện. Tết của người ta hoa đào đỏ chói, hoa mai vàng rực, tết của Ngọc Tư đầy dưa hấu “Những trái dưa hấu bóng mẩy thẳm xanh chất tầng tầng trên chợ” (Giao thừa). Từ cách mô tả về con vịt Cộc, Ngọc Tư đã cho thấy sự gắn bó thân thiết với sông nước, ghe thuyền, con người của Nam Bộ để có được những trang viết như thế.”

 T. H- Eva.vn

Be first to comment