SEMINAR: “MẮT THƠ” – CÁCH NHÌN MỚI VỀ THƠ MỚI

Trân trọng kính mời quý vị tới dự

SEMINAR: “MẮT THƠ” – CÁCH NHÌN MỚI VỀ THƠ MỚI

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức

Đơn vị phối hợp: Book Hunter

Chủ trì: G.S Chu Hảo

Diễn giả & Điều phối: Book Hunter

Thời gian: 14h00 ngày 31 tháng 7 năm 2015

Địa điểm: Hội trường tầng 3, tại VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Timeline:

13h50-14h00: Vào cửa

14h00- 14h10: Giới thiệu

14h10 – 15h10: Tham luận “Mắt Thơ” – Cách nhìn mới về Thơ Mới – Diễn giả: Hà Thủy Nguyên

15h10- 15h40: Thảo luận

15h40– 16h00: Tham luận: “Cần một cuộc cách mạng trong Thi ca Việt Nam đương đại” – Diễn giả: Nguyễn Vũ Hiệp

16h10-16h30: Thảo luận

Nội dung chính:

Khi nhắc đến Thơ Mới, chúng ta luôn nhớ ngay đến “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân. Nhưng có một tác phẩm phê bình Thơ Mới bằng một cách viết hoàn toàn khác, mới mẻ hơn, cận cảnh hơn, đó chính là “Mắt thơ” của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy.

Trong cuốn sách này, Nhà phê bình văn học đã chọn ra 9 đại diện của Thơ Mới là Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bích Khê, Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Xuân Thu Nhã Tập. Mỗi khắc họa chân dung đều giúp cho người đọc nhìn thấy một tiến trình của dòng chảy Thơ Mới.

Phong trào Thơ Mới không chỉ là một “cuộc cách mạng trong thi ca”, mà còn là một cuộc Cách mạng của cái Tôi. Đỗ Lai Thúy không chỉ viết về các nhà thơ thời kỳ Thơ Mới, ông đã phân tích về cấu trúc cái Tôi của họ. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt với Hoài Thanh và Hoài Chân.

Cho đến nay có nhiều bài Thơ Mới vẫn còn quá “mới”, và với những phân tích của Đỗ Lai Thúy, chúng ta có thể biết được tại sao đến nay Thơ Mới vẫn còn giữ được giá trị quan trọng trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Và cho dù có rất nhiều trào lưu nghệ thuật mới xuất hiện sau đó, như Thơ Mới vẫn giữ nguyên vai trò đỉnh cao.

Comments are closed.