Thư mời tham dự

Trung tâm nghiên cứu Giới và xã hội

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20  tháng 2 năm 2017

Thư mời tham dự

“Buổi thuyết trình về Hai BàTrưng”

Kính chào quý đồng nghiệp, thân hữu và các bạn sinh viên,

Nhân dịp kỉ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2017, Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội trân trọng kính mời quý đồng nghiệp, thân hữu và sinh viên tham dự buổi thuyết trình “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nguồn cảm hứng cho hậu thế” do nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc trình bày.

Thời gian: 9:00 đến 11:00 sáng thứ sáu 03/03/2017

Địa điểm: Phòng 204, lầu 2,

Trường Đại học Hoa Sen

Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Vào cửa miễn phí.

Mời quý vị bấm vào link đăng ký tham dự: https://goo.gl/forms/C0tdmJ1SUZc30VuM2

Đăng kí tham dự “Buổi thuyết trình về Hai Bà Trưng”

goo.gl

Nhân dịp kỉ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2017, Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội trân trọng kính mời quý đồng nghiệp, thân hữu và sinh viên tham dự “Buổi thuyết trình về Bà Trưng”, với chủ đề “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nguồn cảm hứng cho hậu thế” do Nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc trình bày. Thời gian: 9:00 đến 11:00 sáng thứ sáu 03/03/2017 Địa điểm: Phòng 204, lầu 2, Trường Đại học Hoa Sen – Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH:

I. Vị trí cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ba năm độc lập (40 – 43) trong lịch sử giải phóng dân tộc thời Bắc thuộc (179 – 938)

  1. Thời điểm của cuộc khởi nghĩa (năm 40)
  2. Giá trị sự thành công của cuộc khởi nghĩa đối với sự tồn vong của dân tộc

II. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tạo nguồn cảm hứng cho hậu thế

  1. Huỳnh Thúc Kháng viết tuồng Trưng Nữ Vương bình ngũ lãnh ở Côn Đảo cho các bạn tù diễn (1910).
  2. Phan Bội Châu và Tuồng Trưng Nữ Vương sáng tác ở Bản Thầm, Xiêm (năm 1911).
  3. Nguyễn An Ninh với Tuồng Hai Bà Trưng (1928).

III. Kết luận

ĐÔI DÒNG VỀ DIỄN GIẢ

Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam cận đại tại Đại học Sư phạm Huế (1967-1982), Đại học Sư phạm Tp.HCM (1982 -2008) và thỉnh giảng ở các Đại học Hùng Vương, Lạc Hồng về Văn hóa Việt Nam… Ông nghiên cứu chuyên sâu về Phong trào Cần Vương,về Duy Tân hội, Phong trào Duy Tân… và các nhà cách mạng đầu thế kỷ: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…

Xin chuyển tiếp thư mời này đến những người có quan tâm.

Trân trọng, 

Lê Thị Hạnh | Giám đốc – Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội | Đại Học Hoa Sen

A: 8 Nguyễn Văn Tráng, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

T:+84-8-73 091 991 EXT: 11 282 | M:+84-01 229 65 65 74

W: http://www.hoasen.edu.vngas.hoasen.edu.vn

Comments are closed.