Ba thành phần chữ nghĩa có nguy cơ thành phản động nhất

(Rút từ facebook của Inrasara)

 

Gồm luật sư, nhà báo, nhà văn – chắc chắn thế. Dĩ nhiên, đó phải là nhà đúng nghĩa “nhà”.
Nghề luật, là nghề rành rẽ quyền công dân hơn ai hết. Luật sư, họ biết luật, thế nên đứa nào phạm luật họ biết. Biết, họ nhịn chút chút, nhưng khi không nhịn được nữa, họ “kêu”. Kêu to và kêu nhiều quá thì thành… phản động.
Nhà báo đi nhiều biết nhiều. Biết bạt ngàn bất công, mênh mông cửa quyền ức hiếp, cả đống tham ô hối lộ. Và họ nói. Khi nói đụng đến “trên” thì thành phản động.
Nhà văn suy tư sâu về phận người. Bát ngát phận người hèn yếu dưới đáy xã hội, họ không “nói” mà “phản ánh”. Phản ánh sát rạt đích thị là phản động, chứ không chạy vào đâu được.

Nhà nào tính nóng nảy thì “kêu”, “nói”, “phản ánh” ngay khi đương chức; họ biết thân biết phận khi làm thế, và chấp nhận bị trù dập. Có nhà khôn ngoan hơn, đợi khi thành “nguyên” đã mới nói, nói rất hăng: tạm cho qua. Riêng nhà văn ở vài trường hợp, hoặc do đầm tính hoặc biết tính xa, viết cất hộc bàn, đợi sau khi cắt khẩu mới “Đi tìm cái tôi đã mất” cho nhân loại biết tâm tư mình qua các “Di cảo”: thì cũng được.
Riêng luật sư, ông/ bà phải phản động ngay, nó mới LÀ phản động.

 

Comments are closed.