Bảo tàng Văn học Việt Nam

(Rút từ facebook của Phạm Xuân Nguyên)

Nhân ăn trưa ven Hồ Tây, rẽ vào Bảo tàng Văn học Việt Nam ở đường Âu Cơ. Trước khi chân bước đã có một phân vân: ngày nghỉ bảo tàng mở cửa không? Nhưng tự cãi lại ngay: bảo tàng cần mở vào ngày nghỉ cho mọi người có thời gian rảnh vào xem. Vừa khi xe lăn bánh đến cổng thì cổng đóng nhưng không khoá. Lách người vào và một anh bảo vệ xuất hiện. Hỏi thì được cho biết cuối tuần bảo tàng đóng cửa. Xin phép anh được đi dạo quanh. Anh bảo vệ đồng ý, còn bấm chốt điện mở rộng cửa như không ngăn cấm. Dạo bước thấy toà nhà bảo tàng khá đồ sộ, uy nghi. Nhìn những bức phù điêu chạm trổ xung quanh, chợt thấy một bức đề “Xông trụ xôn xao”. Đây là tên một truyện thơ tình nổi tiếng của người Thái, nhưng từ khi được phát hiện và phổ biến thì được biết đến dưới tên gọi “Xống chụ xôn xao” (nghĩa là “Tiễn dặn người yêu”). Gọi điện cho một Phó chủ tịch HNVVN thắc mắc sao BTVHVN lại đóng cửa ngày nghỉ, khi lẽ ra nên mở. Ông phó bảo đúng rồi, cái này để phải nói với ông HT. Giám đốc bảo tàng tôi có quen nhưng lại quên mất số máy nên không thể liên lạc để cậy nhờ vào xem bên trong.
Nhớ hôm khánh thành BTVHVN tôi không ở HN để vào xem. Một số phóng viên bảo đài gọi điện muốn hỏi ý kiến tôi về bảo tàng, nhất là tiêu chí lấy từ giải thưởng nhà nước trở lên mới được trưng bày. Tôi thấy tiêu chí đó là không ổn nhưng vì chưa “mục sở thị” nên tôi chưa phát biểu. Lại nghe nói BTVHVN ngoài phần các tác gia cổ trung đại thì phần hiện đại chỉ có các tác giả “bên thắng cuộc”. Tôi nghĩ nếu thế thì tên bảo tàng phải đặt là “Bảo tàng văn học cổ trung đại và văn học cách mạng Việt Nam”. Nhưng vì hôm nay tôi vẫn chưa bước được chân vào bên trong các phòng trưng bày của BTVHVN nên chưa thể nói gì. Xin hẹn các bạn một bài viết cụ thể về bảo tàng này sau khi tôi đã vào xem ở trong.

Nguyen Pham Xuan's photo.

Nguyen Pham Xuan's photo.

Comments are closed.