(Rút từ facebook của Trần Song Hào)
– Nhật báo Tuổi Trẻ số ra hôm nay, ngày 08/2/2017, số 31/2017 (8570), khởi đăng “CHUYỆN XÂY HỒ KẺ GỖ”. Kỳ 1 có tiêu đề “Nửa thế kỷ đợi chờ”.
Mình chú ý cái tiêu đề với chi tiết “Dự án” và thiết kế Hồ Kẻ Gỗ là của Pháp, có từ cuối những năm 1920s. Sau những công trình thuỷ lợi (của người Pháp) ở Nghệ-Tĩnh như Bara Đô Lương (Đò Lường); Bara Nam Đàn; Bara Lệ Thuỷ và Bara Cẩm Tràng ngàn dòng sông Lam (Rào Cái) trị thuỷ và cung cấp nước cho đồng bằng hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh.
Bài báo viết lý do dân Hà Tĩnh “phải chờ đợi đến nửa thế kỷ” mới bắt đầu xây Hồ Kẻ Gỗ, là do “chiến tranh thế giới 2 xảy ra”.
Thực chất là do Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và “cuộc cách mạng tháng Tám thần thánh” làm gián đoạn công trình (đã làm 3km kênh mương),…
– Cách đây 12 năm, 11/ 2005, NCS Claire Sutherland (University of Bath) đã “xuất bản” kết quả nghiên cứu “Repression and resistance? French colonialism” (tạm dịch: Sự đàn áp và phản kháng? Chủ nghĩa thực dân Pháp), © 2005, Claire Sutherland. ISSN 1479-8360. Lĩnh vực bảo tàng & xã hội học ở Việt Nam.
Phần tóm tắt và giới thiệu có viết rằng:
“Mặc dù di sản kiến trúc giàu có thời thuộc địa của Hà Nội đang dần được công nhận, đánh giá lại nhưng vẫn chưa tìm thấy một sự đảm bảo song song trong các bảo tàng chính thức của Việt Nam. Cách thức mà những di sản của đế quốc được xử lý hoặc bỏ qua hôm nay thông qua các phương tiện tuyên truyền giáo khoa của bảo tàng sẽ giúp chúng ta cách hiểu bản sắc dân tộc đương đại được xây dựng đối lập với đế chế. Lịch sử đế quốc của Việt Nam (Vietnam’s imperial history) vẫn còn trong bóng tối, cho thấy đang tiếp diễn một tình trạng bất ổn hậu thuộc địa (indicating a continuing post-colonial malaise)”.
“Sự diễn ngôn (hùng biện) chính trị của chính phủ Việt Nam liên quan đến quá khứ của đất nước tiếp tục bị chi phối bởi những ký ức toàn quốc kháng chiến và dũng cảm. Những biểu tượng lịch sử và những câu chuyện anh hùng cũng nhuốm màu sắc quan hệ xã hội và thúc đẩy các biểu hàng ngày của ‘chủ nghĩa dân tộc tầm thường’ (Billig 1995) tại Việt Nam, trong đó có cả bảo tàng là một ví dụ điển hình.” (đại khái thế!)
Phần thứ 3 của kết quả nghiên cứu, được đánh giá là “một phát hiện bất ngờ”:
“Cuối cùng, phần thứ ba liên quan diễn ngôn của bảo tàng (relates museum discourse) là nỗ lực của chính phủ Việt Nam để thay thế hình ảnh tuyên truyền về Đông Dương bằng tiếng Pháp với một đất nước Việt xưa và thống nhất, đã kết luận rằng lịch sử cai trị thời thuộc địa trong các bảo tàng nhà nước là khá rời rạc và không phù hợp. Đây là một phát hiện bất ngờ trong một đất nước mà có một đường lối của đảng trị trên hầu hết các vấn đề (there is an official party line on most issues) bao gồm cả sử sách và dân tộc học.”
—–
– Mình nghiệm ra một điều: Lịch sử Việt Nam hiện đại qua 3/4 thế kỷ nay, với sự diễn ngôn độc quyền của ĐCS đã làm lệch đi rất nhiều và là tiền đề Việt Nam bỏ lỡ không biết bao nhiêu cơ hội cho phát triển kinh tế, văn hoá và… dân chủ!
Lịch sử không phủ nhận sự xâm lăng và cai trị của thực dân Pháp với thuộc địa, trong đó có Đông Dương (1858-1945) với những đàn áp khốc liệt các phong trào yêu nước của cha ông ta. Nhà nước cai trị thực dân nào cũng thế, bất cứ ở đâu.
Nhưng lịch sử (đúng nghĩa) cũng không thể phủ nhận những văn minh và tiến bộ kỹ thuật mà người Pháp, đặc biệt là các nhà khoa học, các nhà y sinh học đã thực sự khai hoá cho Việt Nam và Đông Dương (Lào, Cambodia, một phần Quảng Châu), khi đó đang chìm đắm trong ảnh hưởng của nền học giả Nho – Khổng phương Bắc và bệnh dịch gia cầm và người, cứ đến hẹn lại bùng phát.
Không chỉ có kiến trúc, thuỷ lợi và phát triển nền nông nghiệp lúa nước; nhập và nhân giống những cây công nghiệp trở thành chủ lực xuất khẩu ngày nay: cafe, cao su,… Ngành y học hiện đại mà tiên phong là y học dự phòng đã đẩy lùi nhiều đại dịch làm chết hàng loạt người của một dân số ít ỏi, mà y học phương Đông (vốn mang tính gia đình, cung vua phủ chúa, nhỏ lẻ) bất lực trước các vụ dịch chết người hàng loạt,….
– 62 năm giành được độc lập từ thực dân Pháp; 42 năm thống nhất được đất nước “liền một dải”; vô số nguồn lài liệu cả 2 phe (ở Liên Xô, Châu Âu, châu Mỹ, châu Úc,…) đều đã được giải mật và minh bạch công khai trên internet.
Nhưng ở Việt Nam, một thế hệ “trí thức xã hội chủ nghĩa”được ca tụng là “đầu ngành” nhưng lạc hậu về công nghệ, vẫn “kể chuyện nguyên phong” một cách vô tư mà không ai xem xét lại có đsung với lịch sử. Họ vẫn viết và nsoi như những năm 1960-1970s ở cái thế kỷ 21 này.
Không phải “chủ nghĩa dân tộc tầm thường” (như Billig viết 1995) mà “TÍNH ĐẢNG” đã chi phối và phát triển bao trùm mọi ngóc ngách của xã hội, khoa học, bảo tàng học, dân tộc học,… Việt Nam.
P/S: 3 hình dưới đây chụp từ tập san: FEUILLETS D’HYGIÈNE INDOCHINOISE, Première Série (Connferences Faites et Documents Utilisés pour L’enseignement de l’Hygiène a l’Ecole de Médecine de Hanoi/sous la Direction du D’ Hennry G.-S. MORIN, 1935).
Những dữ liệu về khí hậu và thời tiết ở Đông Dương, bản đồ hệ thống quan trắc khí tượng trong báo cáo liên quan lĩnh vực Vệ sinh phòng bệnh ở Đông Dương (tại Đại học Y Hà Nội, 1935)