(Rút từ facebook của Nguyễn Quang Thân)
Sao lại không thể là chủ tịch? Nó cho người ta quen với khái niệm bình đẳng và dân chủ. Một ông chủ tịch nào đó hay một em chủ tịch hội đồng quản trị lớp năm chỉ khác nhau về quy mô nhưng bản chất là như nhau. Cả hai đều là đại diện cho một tập thể to nhỏ khác nhau mà thôi. Tài không đợi tuổi, một đứa trẻ chủ tịch lớp biết thảo thơm, vị tha, làm tròn chức trách của mình chắc sẽ được kính trọng và yêu mến hơn một ông chủ tịch đã vô tích sự lại ngồi lỳ đến 4 nhiệm kỳ!
Lớp trưởng là “sếp” (chief) là thủ lĩnh. Rất khó thay đổi một thủ lĩnh nếu anh ta không ra gì. Chủ tịch (president) chỉ là kẻ thừa hành quyền lực của những người đã bầu mình lên. Anh ta có thể bị đưa ra khỏi ghế một cách dễ dàng. Đó là tinh thần dân chủ.
Giáo dục, nuôi dưỡng và thực thi dân chủ không bao giờ là quá sớm nếu không muốn nói nên giáo dục tinh thần nhân bản và dân chủ cho trẻ từ trong bụng mẹ. Để một em học sinh lớp ba hay lớp năm bầu cử người đại diện của mình thì càng hay chứ sao? Chắc sẽ hay hơn là do thầy giáo chủ nhiệm cử ra. Phải đợi đến bao giờ các em mới được làm quen với chuyện bầu bán ấy?
Nhớ lại, cách đây nhiều năm, tôi cùng đi với một đoàn phẫu thuật nụ cười Mỹ ở Hải Phòng. Trong đoàn có một em học sinh mười một tuổi. Em kể, em là “chủ tịch lớp”, vì có thành tích quyên góp được 500 đôla cho tổ chức Phẫu thuật Nụ cười, nên được thưởng chuyến đi này. Tôi hỏi em: “Sau này lớn lên, em định làm gì?”. Em nghiêm mặt, rất tự tin: “Em muốn trở thành tổng thống nước Mỹ”. Tôi nói: “Vì sao em có nguyện vọng cao xa vậy?”. Em đáp tự nhiên: “Vì em quen việc. Hai năm nay em đã là tổng thống (president)”.
Không phải người Mỹ nào cũng muốn làm và được làm tổng thống. Chính trị là nghề không nhiều người thích làm. Nhưng nếu có một “em chủ tịch lớp” mười một tuổi muốn trở thành tống thống trong tương lai vì tự thấy mình đã quen việc thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Tôi tự cảm nhận được một chuyển động thay đổi tư duy giáo dục trong đề xuất này. Và đó là một động thái cựa quậy đáng trân trọng.
“Chủ tịch” thì đã sao? Tôi ủng hộ “chủ tịch”!
Trao đổi:
Thái Kế Toại Khái niệm chủ tịch của người Việt Nam là của riêng chế độ toàn trị. Khái niệm chủ tịch của các nước tiên tiến thì đơn giản thôi, đứng đầu một nhóm xã hội chứ không phải là một đẳng cấp.
Than Nguyen Quang Khi trong nhà có tới 3 hay 4 chủ tịch thì người dân thấy cái ông chủ tịch kia cũng bớt oai đi, đỡ sợ ông ta hơn.
Dương Quốc Cường Ý kiến bác rất hay. Một tư duy độc lập có tính đột phá đáng trân trọng để suy ngẫm (giữa lúc có nhiều người phản đối, chê cười và… chửi bới).
Nhat Tuan Tôi phản đối vì nhiễm “tư duy chính trị” vào đầu con nít!!!
-
Than Nguyen Quang Phải học dân chủ qua thai giáo! Đúng hơn dân chủ phải có trong gien. Có thể một bà bán bánh bèo chống nạnh xỉa xói với ông chủ tịch phường: “Này, nhà bà có hai chủ tịch lận, đừng doạ bà nghe con!” Vui ra phết!
Hung Lam Dân chủ tự do muôn năm. Chứ không phải vô lớp là thấy khẩu hiệu và lời dạy giáo điều.
Mãi Như Nguyễn Ở Úc, từ PHCS tức cấp 2 trở lên có hội đồng học sinh của trường. Các em phải tự tranh cử và có vai trò rất quan trọng trong trường. Nhưng lớp thì không có đâu. Trong khi đó, ở cấp 1, hàng tuần (hay tháng) có một em được đội vương miện làm đức vua, ngồi chễm chệ trong lớp. Vui ra phết. Như một trò chơi thôi.
Tôi và cháu Trăng cùng kể chuyện ấy trong cuốn “Chuyện đi học ở xứ Kanguru”. Tất nhiên không phải cái gì cũng rập khuôn. Tuy nhiên có thể tham khảo.
Khuelinh Hoang Nếu muốn, nên dùng hai từ “đại diện” sẽ ổn hơn. Nên hiểu sự hợm hĩnh của chức vụ “chủ tịch” dùng gán cho tuổi mẫu giáo và cấp một, cấp 2, cấp 3, khi mà toàn xã hội đã quan niệm như thế là hợm hĩnh và như trò hề giáo dục. Và cũng nên hiểu thêm tại sao có nhiều nơi “tự ái- mặc cảm” với danh xưng chủ tịch Vũ khi ông ta thật sự là “Chủ tịch hội đồng quản trị”. Đừng nên cố ngụy biện như thế. Xưa cổ nhân ví mỉa mai “ễnh ương đòi to bằng bò” là thế. Và thêm nữa một người chắc quen việc làm giám đốc từ mẫu giáo, đã làm Giám đốc doanh nghiệp xây dựng cầu Chu Va 6 mà anh ta mới mới học hết lớp 3. Bạn có biết câu Chu Va bị sao không? Hỏi?
Mai Trinh Tôi không phản đối chủ tịch nhưng cái cần là môn sử kia thì sao không dạy cho trẻ mà cứ bày cách làm quan ở lứa tuổi bình đẳng và thơ ngây, không chừng sau này chúng quên cả tổ tông ai là người khai sinh ra nước Việt.
-
Than Nguyen Quang Nếu không có đất và đô la thì chúng không thành quan đâu bạn Mai Trinh ơi.
Thu Thuy Học sinh tiểu học thì sao đã tự quản được mà Hội đồng với lại chủ tịch! Giai đoạn này cứ để các cháu học viết, học giải toán… đã. Muốn chủ tịch chủ teo thì để tới PTTH hãy hay!
Nguyễn Hữu Hùng Rất tiếc mặt bằng văn hoá, xã hội của Mỹ và VN quá khác biệt. Vì vậy lập luận của các vị khập khiễng khó thuyết phục.
Trung Nguyen Gọi như cũ đi, đổi mới giáo dục đâu phải là cách gọi tên vớ vẩn này.
Cuong Pham Quá đúng. Rất dân chủ.
Diệp Nguyễn Tôi nghĩ thế nào cũng được – nhưng con cháu chúng ta có ngoan lên không, học giỏi hơn không – hay chỉ là gọi cho nó – có vẻ là tổ chức chặt chẽ, cho oách! Và thử nghiệm xem có dễ quản lý, dễ tự quản? Lại thí nghiệm ư?
Thu Hien Vu Vấn đề không phải ở tên gọi “chủ tịch”, ông bạn Than Nguyen Quang ạ. Vấn đề là ở chỗ những đứa trẻ còn đeo bỉm có cần học cách cai trị những đứa khác, và những đứa khác kia có cần học vâng lệnh từ lúc mới bi bô hay không? Ở các nước nơi phần thế giới còn lại, người ta không xài cách mà ông bạn hoan hô, việc trông nom lũ trẻ được giao cho các cô giáo. Chỉ ở những lớp trên, với trẻ vị thành niên, mới có sự thực tập tự quản trị thông qua bầu bán dân chủ, và cái đó không thể gây hại, vì chúng đã có ý thức.
-
Khuelinh Hoang Ông Quang Thân hiểu về giáo dục rất hài, và hiểu về dân chủ cũng hài như thế. Khái niệm dân chủ của ông Quang Thân là hình thức danh xưng.
-
Than Nguyen Quang Vấn đề là trẻ con một số nước châu Á bị tư tưởng Khổng Mạnh và toàn trị đè bẹp như con gián. Đồng ý với Hiên là lớp dưới việc dạy dỗ nên giao cho cô giáo nhưng không thể chấp nhận giáo dục thụ động bởi vì cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng hoàn thiện nhân cách thì sao? Cái nhân cách mà Makarenko cho rằng nó đã định hình từ một tuổi rưỡi. Sau cái tuổi ấy các em phải được chủ động hoàn thiện nhân cách với sự can thiệp hợp lý của người lớn và ảnh hưởng của môi trường xã hội. Chúng ta chưa biết trọng trẻ con bao giờ. Đó là chỗ thua kém các nước dân chủ đang giãy chết.
Phạm Văn Ý kiến anh Thân đúng nhưng gắn cho lớp ở tiểu học thì không phù hợp. To như các tổ chức, các hội khác của người lớn, ví dụ như Hội nhà văn chúng ta chẳng hạn, toàn những hội viên tên tuổi nhưng chắc gì đã hoạt động hiệu quả, đã bảo vệ và tạo điều kiện tốt cho hội viên sáng tác.
Thu Hien Vu Than Nguyen Quang: “không thể chấp nhận giáo dục thụ động bởi vì cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng hoàn thiện nhân cách thì sao”? (hết trích) Ừ, thì sao nhỉ? Khốn thay, cái chuyện này lấn sang địa hạt khác mất rồi – là chuyện hệ thống giáo dục. Ở phần thế giới còn lại trẻ con không bị ai nhồi sọ: không khổng, không mác, không lê, hoặc cuốc (à la Polpot). Chúng được hướng dẫn làm quen với cái thế giới vật chất mà chúng sẽ sống trong đó, với các thứ hình khối, màu sắc, sự đa dạng của vạn vật… Người văn minh rất tránh việc dạy chúng đứng trên cái gì, tuân lệnh cái gì. Tạo ra một nhóc tì chủ tịch và một đám nhóc tì được dạy dỗ để biết tuân lệnh chủ tịch (cứ cho là bầu dân chủ đi) là cách hay nhất cho chúng lớn lên thành những “công dân ưu tú” chỉ biết nghe theo và nuốt từng lời các lãnh tụ, kiểu như ở Bắc Triều Tiên với anh chàng họ Kim tên Ủn nọ. Bạn của tôi chắc chắn không thích nổi cái khuôn mẫu đó. Xem thêm ý kiến cùa mình: https://www.facebook.com/thuhi…/posts/10207151828657875…
Nghĩ về hình thức chủ tịch cho trẻ thơ:
Mỗi từ trong ngôn ngữ gợi nên một hình dung. Từ “chủ tịch” (chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước) gợi hình dung kẻ có quyền cai trị. Phải cho trẻ tập cai trị từ thuở còn thơ, chủ tịch chỉ có một, chứ kẻ bị cai trị thì nhiều, lũ ấy sẽ được tập làm nô lệ nhất nhất tuân thủ lệnh của chủ tịch. Áp dụng kế này, kẻ cầm quyền kê cao gối ngủ ngon.
Xây dựng và củng cố tâm thế nô lệ trong đầu mỗi kẻ bị trị có lợi mọi mặt cho kẻ thống trị. Ở bất cứ chế độ độc tài nào công việc này cũng được đặt lên hàng đầu. Đáng buồn, chứ không đáng ngạc nhiên, là những sáng kiến tương tự sáng kiến này lại xuất phát từ những nô lệ được thuần dưỡng xuất sắc.
-
Than Nguyen Quang Chúng sẽ cãi chí chóe với “chủ tịch” chứ không ngoan ngoãn như với lớp trưởng vốn được coi như tai mắt của thầy.
-
Thu Hien Vu Lớp trưởng cho trẻ con cũng là một thứ đồ nên bỏ để khỏi tạo ra những Gia-ve, và những đứa khác muốn chống lại thì phải tìm ô dù khác. Đã có nhiều khảo cứu về hiện tượng tâm lý kẻ đứng trên và kẻ ở dưới. Cứ cho một đứa đứng trên những đứa khác đi. Nó sẽ có tâm lý kẻ cai trị ngay lập tức. Hiện tượng này đã được cả Stanilavsky đề cập trong khi xây dựng thể hệ kịch của mình. Hãy tôn trọng trẻ con nếu muốn chúng lớn lên thành người chứ không thành nô lệ, và hiếm khi, thành tên độc tài.
Quang Hà Nguyễn Không thể nghe được sự ngụy biện cho cái việc bầu “chủ tịch lớp” thế này!
Chủ tịch nghe cô thầy/Cô thầy nghe bộ môn hay hiệu trưởng/Hiệu trưởng phải nghe hiệu phó kiêm bí thư/hiệu phó nghe cấp ủy (cái dở hơi gì đó)/ trên là Phường, phòng ráo rục/ trên nữa là quận, thành… Lũ trẻ con làm được điều gì?
Họ muốn chính sách ngu dân, làm đàn cừu cho người trên sai khiến. Mẹ kiếp! Thời đại nào rồi mà còn ngu rứa!? Bao nhiêu thứ cần cải tạo, cần quan tâm về ngành này, nay bọn ngồi không nặn ra để tâng công, làm nhọc lòng các cụ phải chửi! Mẹ kiếp!
Đinh Đinh GIÁO DỤC phải PHI CHÍNH TRỊ chú ạ. Trẻ em miền núi đến cái sách vở còn chẳng có mà chúng nó bày đặt mỗi năm hàng nghìn tỷ tiền in sách để đớp liếm mới đau. Đất nước này, dân tộc này… của ai???!
Thu Hien Vu “Trẻ em miền núi đến cái sách vở còn chẳng có mà chúng nó bày đặt mỗi năm hàng nghìn tỷ tiền in sách để đớp liếm mới đau”. Đúng thế, thà cứ bắt chước Hàn Quốc bê nguyên xi sách giáo khoa của Nhật cho trẻ con học, còn hơn để mấy “nhà” giáo dục nọ bi bô để đớp.