Lặng lẽ Fanxipan: Niềm kiêu hãnh đã chết!

FB Hoàng Linh

16-1-2016

12107185_867989693321562_2601269054098412260_n                                                                                Ảnh: Fb Bằng Trần Hải Võ

Một ngôi chùa rất giống chùa TQ nhanh chóng mọc lên trên Fanxipan làm tan nát trái tim những người vốn yêu sự cô đơn lặng lẽ đến thánh thiện của ngọn núi.

Thiên đường đã mất!

Lắng nghe dòng tâm sự của một người bạn của ngọn núi, Nguyễn Hạnh Hà My: “Mình đã bật khóc khi nhìn thấy tấm ảnh này. Lúc đầu nhìn qua tưởng cảnh 1 cái chùa nào của Trung Quốc. Làm sao tin nổi đây lại là cảnh ở đỉnh FANXIPAN. Nghĩ trong đầu: Không thể! Không phải đâu!

Nhưng mình phải tin, vì nó đã quá rõ ràng rồi. Họ nổ mìn vài đoạn núi. Họ phá tan phá nát vài đoạn dốc gần đỉnh. Họ trưng cái bảng sắt thông báo: “Nguy hiểm, có vật rơi trên đầu!” Rồi họ mang vật liệu lên đây, bằng đôi vai của những anh tộc hoặc những cái cáp chở đồ đã từng lấy đi vài mạng người. Rồi họ dựng lên một cái chùa, sẽ đặt vài cái hòm công đức. Họ sẽ lại bê đâu vài cái tượng phật to đùng lên đặt ở đó. Họ sẽ rỉ tai nhau rằng ngôi chùa trên đỉnh Fanxipan thiêng lắm. Lên trển cầu tài cầu lộc cầu tiền ắt thành thật. Rồi đó, cứ để xem, hương khói nghi ngút, tiền lẻ xẻ đàn, người người nhộn nhịp. Các bà các mẹ các ông kinh doanh tha hồ “leo núi” để cầu tài lộc.

Mình bất ngờ quá khi nhìn vào tấm ảnh này. Chỉ mới cách đây 2 tháng thôi, ở những bước chân cuối cùng leo lên đỉnh. Khi trời còn chập choạng tối. Đi đến đoạn này, mình đã xúc động khi quay lưng lại và thấy mặt trời đang hửng cam phía sau, giữa những tầng mây bồng bềnh cuộn sóng. Mình bật khóc. Vì giây phút đc ngắm nhìn núi non và mây trời. Còn bây giờ, cũng chính khung cảnh này, mình lại phải bật khóc vì xót xa cho ngọn núi kiêu hãnh ấy. Fanxipan, từng là niềm tin, niềm mơ ước suốt một thời tuổi thơ của mình. Giờ, sao cảm giác như nó đã gục ngã trước những cỗ máy, máy cẩu, máy xẻ đá, mìn nổ, và chính bàn tay con người?

Fanxipan, gục ngã và bất lực. Nằm lặng lẽ với những vết thương sẽ chẳng thể lành lại.

Mình nhỏ bé quá. Mình không làm gì được. Mình cũng biết đau cho những điều mình trân quý đang thật sự bị tàn phá.

Hương khói làm tan mây trời. Người người chen nhau làm đau lòng núi.

Fanxipan, rồi vài tháng nữa, khi cáp treo đi vào hoạt động, sẽ ra sao?”

Tôi thầm nghĩ có quá nhiều thứ đã mất nhưng đến những đỉnh núi thiêng cũng bị thương mại hóa thì vận khí dân tộc sẽ đi về đâu? Nepal có quốc giáo là Phật giáo nhưng người Nepal đâu có xây chùa trên núi tràn lan đâu?

 

Tham khảo:

Ai cấp phép phá đỉnh FANXIPAN xây chùa?

http://infonet.vn/shop-tin-ngay-171-ai-cap-phep-pha-dinh-fanxipan-xay-chua-post189107.info
 
Tổ tiên, tạo hoá gửi lại cho chúng ta những công trình, những di tích, những cảnh quan thiên nhiên là để chúng ta gìn giữ, nâng niu, kiêu hãnh chứ không phải tới lúc lại xúm vào đào bới, “ăn” nốt hồi môn của tổ tông, của trời đất.

Tôi bàng hoàng khi nhận thông tin này. Vừa đấy, mấy năm trước dư luận phản ứng rất mạnh việc cho xây cáp treo lên FANXIPAN với lo ngại sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường thiên nhiên ở đây, nhưng rồi cái gì đã khiến người ta bỏ ngoài tai và vẫn cấp phép xây cáp treo? Thế rồi, bây giờ chỉ cách đỉnh FANXIPAN một quãng ngắn, núi bị san phẳng, ồ ạt xây lên một ngôi chùa lớn. 

Cần phải biết rằng FANXIPAN nằm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên của tỉnh Lào Cai, năm 2006 Vườn quốc gia Hoàng Liên còn được quốc tế công nhận là Vườn di sản Asian. Chính phủ, Bộ văn hoá TT&DL có nhiều quy định ngặt nghèo để bảo vệ các Di sản Quốc gia, đặc biệt là nghiêm  cấm xâm hại, xây dựng các công trình phá vỡ cảnh quan thiên nhiên…Và chắc chắn, tôi tin chả có cấp nào dám ký giấy phép cho xây chùa trên đỉnh FANXIPAN- nơi được cho là niềm kiêu hãnh của Du lịch Việt và Du lịch Sapa, Lào Cai. 

Người ta đang “ủ mưu” đón trước cáp treo để dẫn khách tham quan vào những thùng “công đức” chăng? Và bắt đầu sẽ có nhiều tụ điểm mua bán ăn theo…và cuối cùng là gì, là tan nát một địa chỉ du lịch hiếm và quý giá nhất của nước Việt….tan nát không chỉ là môi trường, là cảnh quan, là sự xô bồ, tan nát bởi người ta đã vét cạn những tinh tuý thiêng liêng của tạo hoá cho những mục đích không ngoài tiền bạc. 

Tôi lại phải nhắc lại ai đã cấp phép? Và nếu Bộ văn hoá TT&DL kiểm tra không có phép, chắc chắn không thể cho tồn tại. Hãy làm nghiêm để đừng xảy ra những hiện trạng đã từng xảy ra ở di tích Chùa Hương khi người ta dựng vô số am thờ, miếu thờ để tạc dựng nên “thánh giả mò tiền thật”, hay như cách xây những công trình xâm hại ở Di tích Yên Tử…

 

chopfansipan

 
 

 

Tổ tiên, tạo hoá gửi lại cho chúng ta những công trình, những di tích, những cảnh quan thiên nhiên là để chúng ta gìn giữ, nâng niu, kiêu hãnh chứ không phải tới lúc lại xúm vào đào bới, “ăn” nốt hồi môn của tổ tông, của trời đất. 

Hãy tự vấn một câu hỏi: Giữ nguyên trạng cảnh quan PHANXIPAN hay là từ bây giờ bắt đầu cáp treo, bắt đầu chùa, bắt đầu am miếu, bắt đầu phá đạp? Chờ câu trả lời của Lào Cai, của Bộ văn hoá TT&DL. Hay câu trả lời sẽ được trả lời …chuyển cho nhiệm kỳ sau như câu phát biểu nổi đình đám ở Quốc hội vừa qua của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh?

Comments are closed.