(Rút từ facebook của Lại Nguyên Ân)
Cuốn tiểu luận phê bình thứ sáu của tôi
TỪNG ĐOẠN ĐƯỜNG VĂN
vừa in xong.
Sách dày 532 trang 14×20,5cm
có các bài:
– Xuân Diệu, trong những năm 1954-1958
– Đôi dòng ghi sau tác phẩm “Đi! Đây Việt Bắc”, của Trần Dần
– “Tập san Phê bình”, một ấn phẩm tư nhân ở miền Bắc hồi 1957-58
– Đi tìm dấu tích tờ tuần báo “Sáng tạo” (Hà Nội, 1956)
– Nhân nhớ lại một bản thảo bị mất
– Hội nhà văn Việt Nam: Sự thành lập và hai năm tồn tại đầu tiên (1957-58)
– Văn xuôi Chu Văn
– Vài ý nghĩ nhân một hội thảo về Nguyễn Huy Tưởng
– Nói thêm vài chi tiết về nhà thơ Quang Dũng
– Duyên nợ với thơ (về Trần Mai Châu)
– Tưởng nhớ nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu
– Nhớ Trần Quốc Vượng, một bậc đàn anh
– Tưởng nhớ anh Hoàng Ngọc Hiến
– Một vài kỷ niệm về Đào Thái Tôn
– Mấy nét về đường văn Nguyễn Xuân Khánh
– Trở lại vấn đề trung tâm – ngoại vi
– Hình thành, định hình, trưởng thành, phân hóa (về lớp “nhà thơ chống Mỹ”)
– Văn học đổi mới hay là sự thức tỉnh nửa vời của một lớp nhà văn
– Tái cơ cấu thiết chế văn nghệ: nhiệm vụ khả thi
***
– Thử tìm dấu vết Vũ Bằng trên hai tờ báo: Trung Việt tân văn (Hà Nội, 1946) và Lửa sống (Hải Phòng, 1954-55) …..
– Ngô Tất Tố với các tờ báo Tuần lễ (Vinh, 1938-40) và Trung Việt tân văn (Hà Nội, 1946)
– Thơ hát nói của Ưu Thiên Bùi Kỷ
– Dấu ấn Hàn Mặc Tử
– Câu chuyện đi tìm lại bản in đầu của tập thơ “Gái quê”
– Tạp văn Vũ Trọng Phụng
– Nhà báo Vũ Trọng Phụng tự phê bình
– Vũ Trọng Phụng trích dẫn Maupassant
– Thơ Bích Khê trên sách báo Việt trước 1945
– Một liên văn bản: bài “Hoàng hoa” của Bích Khê và bản dịch “Chinh phụ ngâm”
– Chung quanh quan niệm về “sân khấu tâm linh”
– Đâu là những nguyên tắc phương pháp luận để nghiên cứu văn học địa phương?
– Nhân một số ý kiến về “Từ điển văn học, bộ mới”
– Sách bách khoa sao lại gọi là “Tổng tập”?
– Một vài ý kiến về việc biên soạn Bách khoa thư văn học
– Phóng tác hay bóp méo thế giới nghệ thuật Vũ Trọng Phụng?
– Nên xem Tự Lực văn đoàn như một “nhóm lợi ích” trong văn nghệ
– Câu chuyện thái độ đối với lớp trẻ
– Phan Khôi và những cuộc tranh luận về “Truyện Kiều” những năm 1920-30
Sách do tác giả tự in.
In 256 cuốn.