Cam kết của các nguyên thủ quốc gia trên cơ sở tuyên bố về thông tin và dân chủ: “Một chủ nhật lịch sử”

Chủ nhật 11 tháng 11, nhân dịp Diễn đàn Paris về hoà bình, 12 nước dân chủ đã phát động một tiến trình chính trị về thông tin và nền dân chủ. Họ cam kết trên cơ sở Tuyên bố do Ủy ban được thành lập theo sáng kiển của tổ chức Phóng viên Không Biên giới ban hành (RSF).

Đây rõ ràng là một chủ nhật lịch sử nhằm bảo đảm dân chủ thông tin và tự do ngôn luận. Từ khi thông qua Tuyên ngôn về quyền con người phổ quát năm 1948, chưa bao giờ nguyên thủ các nước dân chủ được huy động trên một lập trường mạnh như thế này vì lợi ích của tự do, độc lập, đa nguyên, và độ tin cậy thông tin, trên cơ sở một tuyên bố do một Ủy ban độc lập công bố.

Ngày 11 tháng 11, nhân dịp Diễn đàn Paris về hoà bình, 12 người đứng đầu quốc gia và chính phủ (Burkina Faso, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Pháp, Lettonie, Liban, Lituanie, Na Uy, Sénégal, Thụy Sĩ, Tunisie) đã đáp lại lời kêu gọi của Ủy ban về thông tin và nền dân chủ, do Christophe Deloire, tống thư ký tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), và Shirin Ebadi, người đoạt giải Nobel hoà bình, làm chủ tịch.

Để ra được sáng kiến này, sáu người đứng đầu quốc gia và chính phủ họp trong vòng một giờ, từ 17g đến 18g trong phòng họp báo của Diễn đàn Paris tại Phòng họp lớn của Villette. Trong bài phát biểu giới thiệu bản Tuyên bố cùng với Shirin Ebadi, Christophe Deloire đã tuyên bố rằng “Phóng viên Không Biên giới có sáng kiến thành lập Ủy ban về thông tin và nền dân chủ này đúng vào thời điểm nền dân chủ rơi vào khủng hoảng sâu sắc, cũng là một cuộc khủng hoảng của không gian công cộng (…). những tin đồn, thông tin sai lệch được dựng lên thành kiểu mẫu, sự yếu kém của báo chí về chất lượng, bạo lực đôi khi cực đoan chống lại các nhà báo. Ngoài những hiện tượng này, mà đồng chủ tịch Ủy ban đã giải thích, việc xem xét nguyên nhân và áp dụng những biện pháp thích hợp là trách nhiệm của chúng ta (…) vì các nước dân chủ, cởi mở phải hứng chịu mọi hậu quả sự lộn xộn này, trong khi các chế độ chuyên chế hưởng lợi từ đó.

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron đã tiếp Ủy ban tại điện Elysée ngày 11 tháng 11, nhân dịp kỳ họp đầu tiên của Ủy ban tại Paris; ông tuyên bố “Ngày hôm nay chúng ta kỉ niệm sự kiện trọng đại 70 năm thông qua Tuyên ngôn phổ quát về Quyền Con người, tự do ngôn luận và tự do biểu đạt, vốn là nền tảng của nền dân chủ của chúng ta; và chúng ta sẽ suy nghĩ về những tiến bộ không thể đảo ngược, trước những mối đe dọa và những thử thách mới.” Rồi ông thêm “tôi ủng hộ sáng kiến của các bạn, tôi hoan nghênh nguồn cảm hứng từ bản tuyên bố được giới thiệu ngày hôm nay, bản tuyên bố mà chúng ta nhất trí cùng nhau cam kết và chúng ta sẽ cố gắng tập hợp nhiều quốc gia nhất vào những cam kết này. Tôi tán thành việc chúng ta lập một nhóm chuyên gia quốc tế về chủ đề này, bởi vì không có hạnh phúc nào mà không có tự do và không có tự do nào mà không cần can đảm. Các bạn đã quyết định nhận lấy trách nhiệm, của các bạn, tôi nghĩ rằng với tư cách những người đứng đầu Nhà nước và chính phủ, chúng tôi cũng phải nhận lấy trách nhiệm ấy, bởi vậy ở đây tôi xin hứa động viên toàn nước Pháp vào việc ủng hộ này và cảm ơn các bạn của tôi những người đứng đầu các nhà nước và các chính phủ có mặt tại đây, những người mà tôi biết cùng chung vai chia sẻ cam kết này. ”

Sau đó lần lượt lên sân khấu phát biểu là các tổng thống Carlos Alvarado (Costa Rica), Beji Caïd Essebsi (Tunisie), Macky Sall (Sénégal), và các thủ tướng Justin Trudeau (Canada) và Erna Solberg (Na Uy). Người phát biểu cuối cùng nhắc đến sự gắn bó của đất nước bà với tiếng gọi vì hoà bình thế giới, quyền Con người và phát triển bền vững. “Không có tự do biểu đạt và một nền truyền thông thật và một không gian thật cho nó, thì Nhà nước và quyền con người sẽ bị đe dọa, những thiết chế bảo vệ cho nó sẽ bị hủy hoại”, bà giải thích.

Ca ngợi công việc của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) nhằm bảo vệ các nhà báo và tự do báo chí, Tổng thống Senegal, Macky Sall, đã chi ra rằng “ở châu Phi có một ý chí ngày càng mạnh mẽ khẳng định bảo vệ các nhà báo và tạo điều kiện để thực hiện xứng đáng quá trình này.” Tổng thống Senegal tuyên bố cam kết hoàn toàn đồng hành với Công ước về thông tin và dân chủ. Tương tự, tổng thống Tunisie Beji Caïd Essebsi trong diễn văn của ông hoàn toàn ủng hộ tiến trình chính trị về thông tin và dân chủ. “Chúng tôi đến đây để nói với các bạn rằng, vâng, chúng tôi ủng hộ sáng kiến này và sẽ chứng minh điều này trong tương lai gần.”

Về phần mình, thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nhắc lại trách nhiệm của lãnh đạo các nước dân chủ tự do “trợ giúp nhu cầu có những phương tiện truyền thông mạnh và độc lập, mà nhân dân có thể tin cậy. Ông khẳng định rằng Canada cam kết bảo vệ tự do báo chí sát cánh cùng Ủy ban theo sáng kiến của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.”

Tổng thống Costa Rica cũng nhắc đến việc duy trì “một không gian công cộng đa nguyên và tự do, và bảo vệ quyền tiếp cận thông tin”. “Tinh thần đa nguyên và tự do ngôn luận phải được bảo đảm. Tiếp cận những dữ liệu chân thực, tiếp cận tri thức nhất là những tri thức liên quan đến những sự kiện thời sự là xuất phát từ một quyền cơ bản,” ông nói thêm.

Tổng Giám đốc Unesco, Audrey Azoulay, và Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjørn Jagland cũng bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với diễn đàn. Ngoài ra Tổng Thư ký ONU cách đây ít hôm đã ghi một thông điệp video trong đó ông khẳng định “tôi hoan nghênh sáng kiến các bạn đã lập ra Ủy ban về thông tin và dân chủ. Nó diễn ra vào một thời điểm quan trọng, khi mà những phương tiện truyền thông mới và việc truyền bá thông tin đang làm thay đổi thế giới chúng ta. Quyền tiếp cận những thông tin thích đáng và tin cậy trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quyền tự do này đang ngày càng bị đe dọa (…). Ngày nay hơn bao giờ hết chúng ta phải khẳng định lại tầm quan trọng của tranh luận công khai, nó phải được diễn ra trong tinh thần nghiêm túc và tôn trọng, dựa trên những thông tin chính xác và phải mở ra cho những tiếng nói đa chiều. Tôi cảm ơn các bạn đã góp phần mở ra con đường này.”

Hoa Kỳ, được Phóng viên Không Biên giới tiếp xúc vì lí do nước này tôn trọng những tiêu chuẩn dân chủ, vì vị trí của nó trong trường quốc tế về tự do báo chí và phẩm chất cá nhân của những lãnh đạo, đã cam kết duy trì những bảo đảm dân chủ trong không gian toàn cầu của thông tin và truyền thông lấy Tuyên bố quốc tế về thông tin và dân chủ công bố ngày thứ Hai, 5 tháng 11 làm tham khảo. Sau khi đã hoan nghênh công việc của Ủy ban quốc tế độc lập về thông tin và dân chủ theo sáng kiến của Phóng viên không biên giới RSF)”, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ tuyên bố “đã quyết định phát động theo của những nguyên tắc mà bản tuyên bố này phát biểu, một sáng kiến về thông tin và dân chủ.” Thông qua sáng kiến này, họ lặp lại cam kết của họ vì quyền tự do ngôn luận và biểu đạt. Các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ tuyên bố rằng họ xác định những mục tiêu để theo đuổi và thực hiện chúng trong bối cảnh công nghệ và chính trị thế kỉ 21.”

“Chúng tôi cám ơn các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ đã hưởng ứng lời kêu gọi của chúng tôi,” Christophe Deloire, đồng chủ tịch Ủy ban về thông tin và nền dân chủ, tuyên bố, trước khi bổ sung rằng cần “lập ra một nhóm chuyên gia quốc tế về thông tin và dân chủ, tương tự như Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu, GIEC. Việc so sánh với các quá trình khí hậu không phải ngẫu nhiên, vì giống như với khí hậu, thông tin và dân chủ có mối nguy rơi vào vòng luấn quẩn và quá trớn. Hệ sinh thái của thông tin cũng đang rối loạn. Điểm đứt vỡ đang đến gần,” Christophe Deloire kết luận.

Có mặt tại sự kiện này, năm thành viên của Ủy ban lần lượt phát biểu nhằm nhắc lại rằng báo chí dưới nhiều mối đe dọa, hơn bao giờ hết là vô cùng cần thiết cho việc bảo vệ nền dân chủ. “Cần một thông tin đáng tin cậy, không bị mua chuộc, và ngày nay một trong những tai họa mà chúng ta phải đối diện là những thông tin hư hỏng, như ủy ban đã nhấn mạnh,” nhà kinh tế học Ấn Độ Amartya Sen phát biểu.

Ủy ban bao gồm 25 nhân vật thuộc 18 quốc tịch: những người được giải Nobel Amartya Sen, Joseph Stiglitz và Mario Vargas Llosa, người được giải Sakharov Hauwa Ibrahim, và các chuyên gia công nghệ mới, những cựu lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các luật gia và nhà báo, theo thức tự abc: Emily Bell, Yochai Benkler, Teng Biao, Nighat Dad, Can Dündar, Primavera de Filippi, Mireille Delmas-Marty, Abdou Diouf, Francis Fukuyama, Ulrik Haagerup, Ann Marie Lipinski, Adam Michnik, Eli Pariser, Antoine Petit, Navi Pillay, Maria Ressa, Marina Walker, Aidan White và Mikhail Zygar.

Nguồn: https://rsf.org/fr/actualites/lengagement-de-chefs-detat-et-de-gouvernement-sur-la-base-de-la-declaration-sur-linformation-et-la

Comments are closed.