Chủ nghĩa tư bản, một mình (kỳ 2)

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐƯỜNG NÉT CỦA THẾ GIỚI SAU-CHIẾN TRANH LẠNH

 

image

 

 

[Giai cấp tư sản] ép buộc tất cả các dân tộc theo phương thức sản xuất tư sản vì nỗi đau tuyệt chủng; nó ép chúng để đưa cái nó gọi là nền văn minh vào giữa chúng, tức là để bản thân chúng trở thành tư sản. Bằng một từ, nó tạo ra một thế giới theo hình ảnh của chính nó.

—Marx và Engels, Tuyên ngôn Cộng sản (1848)

 

 

Vào lúc khi những khám phá này [về châu Mỹ và Đông Ấn] được tiến hành, ưu thế sức mạnh của phía những người Âu châu đã tình cờ lớn đến mức họ đã có khả năng phạm mọi loại bất công mà không bị trừng phạt trong các nước xa xôi đó. Sau này, có lẽ, những người bản xứ của các nước đó có thể trở nên mạnh hơn, hay những người Âu châu có thể trở nên yếu hơn, và các cư dân của tất cả những nơi khác nhau trên thế giới có thể đạt sự bình đẳng đó về dũng khí và sức mạnh mà, bằng việc truyền cảm hứng sợ lẫn nhau, có thể một mình kính sợ sự bất công của các quốc gia độc lập thành loại nào đó của sự tôn trọng các quyền của nhau. Nhưng chẳng gì có vẻ có khả năng hơn để thiết lập sự bình đẳng này về sức mạnh hơn là sự giao tiếp lẫn nhau về tri thức và về mọi loại cải thiện mà một sự buôn bán rộng rãi từ tất cả các nước với tất cả các nước một cách tự nhiên, hay đúng hơn một cách tất yếu, mang theo nó.

—Adam Smith, Wealth of Nations [Của cải của các Quốc gia] (1776)

 

1.1 Chủ nghĩa tư bản như Hệ thống Kinh tế Xã hội Duy nhất

Tôi bắt đầu chương này với hai trích dẫn. Trích dẫn đầu tiên, từ Karl Marx và Friedrich Engels, là khoảng 170 năm trước; trích dẫn thứ hai, từ Adam Smith, gần 250 năm trước. Các đoạn này từ hai công trình kinh tế chính trị kinh điển thâu tóm bản chất của hai sự thay đổi mang tính thời đại mà thế giới trải qua có lẽ hay hơn bất kể tác phẩm đương thời nào. Trích dẫn đầu là về sự thiết lập của chủ nghĩa tư bản như hệ thống kinh tế xã hội không chỉ chi phối, mà là hệ thống duy nhất trên thế giới. Trích dẫn thứ hai là sự tái cân bằng của sức mạnh kinh tế giữa một mặt châu Âu và Bắc Mỹ và mặt khác châu Á, do sự lên của châu Á. Lần đầu tiên kể từ Cách mạng Công nghiệp, thu nhập trên ba lục địa đang dịch lại gần nhau hơn, quay lại đại thể cùng các mức tương đối chúng đã là trước Cách mạng Công nghiệp (tất nhiên, bây giờ ở mức thu nhập tuyệt đối cao hơn nhiều). Về mặt lịch sử thế giới, sự cai trị duy nhất của chủ nghĩa tư bản và sự phục hưng kinh tế của châu Á là những tiến triển đáng chú ý—mà có thể liên hệ với nhau.

Sự thực rằng toàn bộ địa cầu bây giờ hoạt động theo cùng các nguyên tắc kinh tế—sản xuất được tổ chức vì lợi nhuận sử dụng lao động ăn lương tự do về mặt pháp lý và vốn hầu hết được sở hữu tư nhân, với sự phối hợp phân tán—là không có tiền lệ lịch sử. Trong quá khứ, chủ nghĩa tư bản, dù ở Đế chế Roman, Mesopotamia thế kỷ thứ sáu, các thành bang Italia trung cổ, hay các nước Hà Lan và Bỉ trong thời hiện đại, đã luôn luôn cùng tồn tại—đôi khi bên trong cùng đơn vị chính trị—với những cách tổ chức sản xuất khác. Những cách này đã gồm săn bắt và hái lượm, chế độ nô lệ thuộc các loại khác nhau, chế độ nông nô (với những người lao động bị gắn về mặt pháp lý với đất và bị cấm làm việc cho những người khác), và sản xuất hàng hóa nhỏ được thực hiện bởi các thợ thủ công độc lập hay các nông dân quy mô-nhỏ. Ngay cả gần đây như một trăm năm trước, khi sự hiện thân đầu tiên của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa xuất hiện, thế giới đã vẫn gồm các phương thức sản xuất này. Tiếp theo Các mạng Nga, chủ nghĩa tư bản đã chia sẻ thế giới với chủ nghĩa cộng sản, mà đã ngự trị trong các nước chiếm khoảng một phần ba dân số thế giới. Chẳng gì trừ chủ nghĩa tư bản còn lại ngày nay, ngoại trừ trong các vùng rất bên lề với không ảnh hưởng nào lên sự phát triển toàn cầu.

Thắng lợi toàn cầu của chủ nghĩa tư bản có nhiều hệ lụy đã được Marx và Engels thấy trước trong năm 1848. Chủ nghĩa tư bản tạo thuận lợi—và khi lợi nhuận nước ngoài cao hơn lợi nhuận trong nước, thậm chí khao khát—sự trao đổi hàng hóa ngang biên giới, sự di chuyển của vốn, và trong một số trường hợp sự di cuyển của lao động. Như thế không ngẫu nhiên rằng toàn cầu hóa đã phát triển nhiều nhất trong thời kỳ giữa các cuộc chiến tranh Napoleonic và Chiến tranh Thế giới I, khi chủ nghĩa tư bản phần lớn thống trị. Và không ngẫu nhiên rằng toàn cầu hóa ngày nay trùng với thắng lợi thậm chí còn tuyệt đối hơn của chủ nghĩa tư bản. Giả như chủ nghĩa cộng sản đã chiến thắng chủ nghĩa tư bản, có ít sự nghi ngờ rằng bất chấp tín điều quốc tế chủ nghĩa được các nhà sáng lập của nó tuyên bố, nó không dẫn đến toàn cầu hóa. Các xã hội cộng sản một cách áp đảo đã là các xã hội tự túc và dân tộc chủ nghĩa, và đã có sự dịch chuyển hàng hóa, vốn, và lao động tối thiểu ngang biên giới. Ngay cả bên trong khối Soviet, thương mại đã được tiến hành chỉ để bán hàng hóa dư thừa hay theo các nguyên tắc trọng thương của sự mặc cả song phương. Điều này là hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản, mà, như Marx và Engels lưu ý, có một khuynh hướng nội tại để bành trướng.

Sự thống trị vô điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bản đối chiếu của nó theo quan điểm ý thức hệ không bị tranh cãi một cách tương tự rằng việc kiếm tiền không chỉ là đáng trọng mà là mục tiêu quan trọng nhất trong đời người, một khuyến khích được nhân dân tất cả các nơi trên thế giới và tất cả các giai cấp hiểu. Có thể là khó để thuyết phục một người khác với chúng ta về kinh nghiệm sống, giới, chủng tộc, hay bối cảnh của một số niềm tin, mối lo, và về động cơ thúc đẩy của chúng ta. Nhưng cùng người đó sẽ dễ hiểu ngôn ngữ của tiền và lợi nhuận; nếu chúng ta giải thích rằng mục tiêu của chúng ta là để có được thỏa thuận tốt nhất, họ sẽ có khả năng dễ dàng hình dung liệu sự hợp tác hay sự cạnh tranh là chiến lược kinh tế tốt nhất để theo đuổi. Sự thực rằng (để dùng thuật ngữ Marxist) hạ tầng cơ sở (cơ sở kinh tế) và thượng tầng kiến trúc (các định chế chính trị và pháp luật) rất hợp với nhau trong thế giới ngày nay không chỉ giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu duy trì sự thống trị của nó mà cũng làm cho các mục tiêu của những người dân tương thích với nhau hơn và sự giao tiếp của họ rõ ràng hơn và dễ hơn, vì họ đều biết cái phía bên kia theo đuổi. Chúng ta sống trong một thế giới nơi mọi người theo cùng các quy tắc và hiểu cùng ngôn ngữ của việc kiếm lời.

Một tuyên bố bao quát như vậy cần sự dè dặt nào đó. Quả thực có một số cộng đồng nhỏ tản mác khắp thế giới xa lánh việc kiếm-tiền, và có một số cá nhân coi thường nó. Nhưng họ không ảnh hưởng đến tình hình và sự chuyển động của lịch sử. Sự khẳng định rằng các niềm tin cá nhân hợp với các mục tiêu của chủ nghĩa tư bản không được hiểu để ngụ ý rằng tất cả hoạt động của chúng ta được thúc đẩy hoàn toàn và luôn luôn bởi lợi nhận. Người ta đôi khi thực hiện các hoạt động thật sự vị tha hay được thúc đẩy bởi các mục tiêu khác. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, nếu chúng ta đánh giá các hành động này bằng thời gian được dùng hay tiền bị mất, chúng đóng một vai trò nhỏ trong đời chúng ta. Hệt như là sai để gọi các tỷ phú là “các nhà từ thiện” nếu họ kiếm được một sự giàu có khổng lồ nhờ các thủ đoạn nhơ bẩn và sau đó biếu không một phần nhỏ của sự giàu có của họ, nên là sai để nhắm vào một tập hợp con nhỏ của các hoạt động vị tha của chúng ta và bỏ qua sự thực rằng có lẽ 90 phần trăm của cuộc sống thực của chúng ta được dùng trong các hoạt động có chủ ý mà mục tiêu của chúng là để cải thiện tiêu chuẩn sống của chúng ta, chủ yếu qua việc kiếm tiền.

Sự phù hợp này của các mục tiêu cá nhân và hệ thống là một thành công lớn đạt được bởi chủ nghĩa tư bản—thành công tôi thảo luận nhiều hơn trong Chương 5. Những người ủng hộ vô điều kiện của chủ nghĩa tư bản giải thích thành công này như nảy sinh từ “tính tự nhiên” của chủ nghĩa tư bản, tức là, sự thực được cho rằng nó phản ánh hoàn hảo cái bẩm sinh của chúng ta—ham muốn của chúng ta để buôn bán, để được lợi, để phấn đấu cho các điều kiện kinh tế tốt hơn và một cuộc sống vui vẻ hơn. Nhưng tôi không nghĩ rằng, vượt quá một số chức năng cơ bản, là chính xác để nói về các khát vọng bẩm sinh cứ như chúng tồn tại một cách độc lập với các xã hội mà trong đó chúng ta sống. Nhiều trong số khát vọng này là sản phẩm của sự hòa nhập xã hội (socialization) bên trong các xã hội nơi chúng ta sống—và trong trường hợp này bên trong các xã hội tư bản chủ nghĩa, mà là các xã hội duy nhất còn tồn tại.

Là một ý tưởng cũ, được các tác giả lỗi lạc như Plato, Aristotle, và Montesquieu cho rằng một hệ thống chính trị hay kinh tế đứng trong mối quan hệ hài hòa với các giá trị và hành vi phổ biến của một xã hội. Điều này chắc chắn đúng về chủ nghĩa tư bản hiện nay. Chủ nghĩa tư bản đã truyền đạt một cách thành công nổi bật các mục tiêu của nó cho người dân, thúc đẩy hay thuyết phục họ chấp nhận các mục tiêu của nó và như thế đạt một sự phù hợp lạ thường giữa cái chủ nghĩa tư bản đòi hỏi cho sự mở rộng của nó và các ý tưởng, các khát vọng, và các giá trị của người dân. Chủ nghĩa tư bản đã thành công hơn các đối thủ cạnh tranh của nó rất nhiều trong việc tạo ra các điều kiện mà, theo triết gia chính trị John Rawls, là cần cho sự ổn định của bất kể hệ thống nào: cụ thể là, các cá nhân trong các hoạt động hàng ngày của họ bày tỏ và như thế củng cố các giá trị rộng hơn mà hệ thống dựa vào đó.

Sự làm chủ thế giới của chủ nghĩa tư bản đã đạt được, tuy vậy, với hai kiểu khác nhau của chủ nghĩa tư bản: chủ nghĩa tư bản tài năng tự do (liberal meritocratic capitalism) mà đã phát triển gia tăng ở phương Tây trong hai trăm năm qua (được thảo luận trong Chương 2), và chủ nghĩa tư bản chính trị do nhà nước-dẫn dắt, hay độc đoán, mà được minh họa bằng thí dụ bởi Trung Quốc nhưng cũng tồn tại ở các phần khác của châu Á (Singapore, Việt Nam, Burma) và các phần của châu Âu và châu Phi (Nga và các nước Caucasian, Trung Á, Ethiopia, Algeria, Rwanda) (được thảo luận trong Chương 3). Như đã thường xảy ra trong lịch sử con người, sự lên và chiến thắng rõ ràng của một hệ thống hay tôn giáo mau chóng tiếp theo bởi loại nào đó của sự phân ly giữa các biến thể khác nhau của cùng cương lĩnh. Sau khi Đạo Kitô (Christianity) thắng lợi ngang vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, nó đã trải qua các tranh luận ý thức hệ dữ tợn và những sự chia rẽ (cái giữa Chính thống Giáo và thuyết Arian [Arianism] là nổi bật nhất), và cuối cùng nó đã tạo ra sự phân ly lớn đầu tiên giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Số phận của Islam không khác, mà ngay sau sự chinh phục gây choáng váng của nó, đã tách thành các nhánh Sunni và Shia. Và cuối cùng, chủ nghĩa cộng sản, đối thủ thế kỷ thứ hai mươi của chủ nghĩa tư bản, đã không còn là một tảng đá nguyên khối nữa, tách thành các phiên bản Soviet-lãnh đạo và Trung quốc. Chiến thắng khắp thế giới của chủ nghĩa tư bản, về khía cạnh đó, là không khác: chúng ta được giới thiệu với hai mô hình của chủ nghĩa tư bản mà khác nhau không chỉ về các lĩnh vực chính trị mà cả các lĩnh vực kinh tế và, trong một chừng mực ít hơn nhiều, xã hội. Và tôi nghĩ, không chắc rằng dù gì xảy ra trong sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa tư bản tự do và chủ nghĩa tư bản chính trị, một hệ thống sẽ thống trị toàn bộ địa cầu.

1.2 Sự lên của châu Á và sự Tái Cân bằng của Thế giới

Thành công kinh tế của chủ nghĩa tư bản chính trị là lực ở đằng sau của sự phát triển đáng chú ý thứ hai được nhắc tới ở trên: sự lên của châu Á. Đúng rằng sự lên của châu Á không chỉ do chủ nghĩa tư bản chính trị; các nước tư bản chủ nghĩa tự do như Ấn Độ và Indonesia cũng đang tăng trưởng rất nhanh. Nhưng sự biến đổi lịch sử của châu Á không nghi ngờ gì được Trung Quốc dẫn dắt. Sự thay đổi này, không giống sự lên của chủ nghĩa tư bản đến uy quyền tối cao toàn cầu, có một tiền lệ lịch sử trong đó nó quay lại sự phân bố hoạt động kinh tế ở Âu-Á (Eurasia) tới vị trí đại thể đã tồn tại trước Cách mạng Công nghiệp. Nhưng nó làm việc đó với một khúc quanh. Trong khi các mức phát triển kinh tế của tây Âu và châu Á (Trung Quốc) đã đại thể như nhau trong, chẳng hạn, các thế kỷ thứ nhất và thứ hai, hay các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, hai phần của thế giới đã hầu như không tương tác lúc đó và nói chung đã thiếu hiểu biết về nhau. Quả thực, bây giờ chúng ta biết về các mức phát triển tương đối của họ nhiều hơn những người đương thời đã biết lúc đó rất nhiều. Ngược lại, ngày nay các tương tác là mạnh và liên tục. Các mức thu nhập trong cả hai vùng là nhiều lần lớn hơn. Hai phần này của thế giới, tây Âu và các nhánh Bắc Mỹ của nó, và châu Á, mà cùng nhau là quê hương của 70 phần trăm dân số thế giới và 80 phần trăm sản lượng thế giới, trong sự tiếp xúc liên tục qua buôn bán, đầu tư, sự di chuyển người, chuyển giao công nghệ, và trao đổi các ý tưởng. Sự cạnh tranh nảy sinh giữa các vùng này là mãnh liệt hơn nó là nếu khác đi bởi vì các hệ thống, dù là giống nhau, không hệt như nhau. Điều này là thế dù sự cạnh tranh xảy ra bởi ý định, với một hệ thống thử áp đặt mình lên hệ thống khác và lên phần còn lại của thế giới, hay đơn giản bởi tấm gương, với một hệ thống được phần còn lại của thế giới sao chép dễ dàng hơn hệ thống khác.

Sự tái cân bằng địa lý này chấm dứt ưu thế quân sự, chính trị, và kinh tế của phương Tây, mà đã được coi là đương nhiên trong hai thế kỷ qua. Chẳng bao giờ trong lịch sử đã có ưu thế của một phần thế giới đối với phần khác lớn như ưu thế của châu Âu đối với châu Phi và châu Á trong thế kỷ thứ mười chín. Ưu thế đó đã rõ rệt nhất trong các cuộc chinh phục thuộc địa, nhưng nó cũng được phản ánh trong khoảng cách thu nhập (income gap) giữa hai phần của thế giới và như thế trong bất bình đẳng thu nhập toàn cầu giữa tất cả các công dân của thế giới, mà chúng ta có thể ước lượng với sự chính xác tương đối từ 1820 trở đi, như được minh họa trong Hình 1.1. Trong đồ thị này, và suốt cuốn sách, bất bình đẳng được đo bằng một index gọi là hệ số Gini, trải từ giá trị 0 (không bất bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng cực đại). (Index thường được bày tỏ như một tỷ lệ phần trăm, trải từ 0 đến 100, nơi mỗi điểm phần trăm được gọi là một điểm Gini.)

Trước Cách mạng Công nghiệp ở phương Tây, bất bình đẳng toàn cầu đã vừa phải, và hầu như phần nhiều của nó đã là do các sự khác biệt giữa các cá nhân sống trong cùng quốc gia như giữa các thu nhập trung bình của các cá nhân trong các quốc gia khác nhau. Điều này đã thay đổi đầy kịch tính với sự lên của phương Tây. Bất bình đẳng toàn cầu đã tăng hầu như liên tục từ 1820 đến đêm trước của Chiến tranh Thế giới I, tăng từ 55 điểm Gini (khoảng mức bất bình đẳng hiện có ở các nước Mỹ Latin) lên vừa dưới 70 (một mức bất bình đẳng cao hơn mức ở Nam Phi ngày nay). Sự lên của các mức thu nhập ở châu Âu, Bắc Mỹ, và muộn hơn Nhật Bản (gắn với sự trì trệ của Trung Quốc và Ấn Độ) đã đẩy phần lớn của sự tăng lên này, mặc dù sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên bên trong các quốc gia của cái đang trở thành Thế giới Thứ Nhất cũng đã đóng một vai trò. Sau năm 1918, đã có một sự giảm ngắn về bất bình đẳng toàn cầu gây ra bởi cái—trên bức tranh rộng mà trên đó chúng ta hoạt động—xuất hiện như các đốm của Chiến tranh Thế giới II và Đại Suy thoái, khi thu nhập Tây phương đã không tăng.

clip_image002[4]

HÌNH 1.1. Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu được ước lượng, 1820–2013

CMCN = Cách mạng Công nghiệp; CTTG = Chiến tranh Thế giới; ICT = information and communication techologies (công nghệ thông tin và truyền thông).

Nguồn dữ liệu: Dữ liệu cho 1820–1980 dựa vào Bourguignon and Morrisson (2002), với GDP trên đầu người của họ được thay thế bằng dữ liệu mới từ Maddison Project (2018). Dữ liệu cho 1988–2001 dựa vào Lakner and Milanovic (2016) và sự cập nhật của riêng tôi. Tất cả thu nhập là bằng dollar PPP (purchasing power parity-ngang sức mua) 2011 (vòng muộn nhất của International Comparison Project vào lúc viết trong năm 2018). Về các chi tiết kỹ thuật thêm, xem Phụ lục C.

Sau sự kết thúc Chiến tranh Thế giới I, bất bình đẳng toàn cầu đã ở mức cao nhất của nó từ trước đến giờ, ở khoảng 75 điểm Gini, và nó vẫn ở cao nguyên đó cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ hai mươi. Trong khoảng thời gian này khoảng cách (gap) giữa phương Tây và châu Á—đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ—đã không tăng thêm nữa, khi sự độc lập Ấn Độ và cách mạng Trung quốc chuẩn bị điều kiện cho sự tăng trưởng của hai nước khổng lồ này. Hai nước này như thế đã duy trì các vị trí tương đối của họ vis-à-vis phương Tây từ cuối những năm 1940 đến đầu những năm 1980. Nhưng các vị trí đó đã hết sức lệch ủng hộ các nước giàu: GDP trên đầu người của cả Ấn Độ và Trung Quốc đã ít hơn một phần mười GDP trên đầu người của các nước Tây phương.

Khoảng cách thu nhập đó đã bắt đầu thay đổi, và thay đổi đầy kịch tính, sau những năm 1980. Các cải cách ở Trung Quốc đã dẫn đến sự tăng trưởng khoảng 8 phần trăm trên đầu người trên năm trong bốn mươi năm tiếp, thu hẹp mạnh khoảng cách của nước này với phương Tây. Ngày nay, GDP trên đầu người của Trung Quốc ở khoảng 30–35 phần trăm mức của phương Tây, cùng điểm nơi nó đã là khoảng năm 1820, và cho thấy một xu hướng rõ ràng để tiếp tục tăng (tương đối với phương Tây); có lẽ nó sẽ tiếp tục làm vậy cho đến lúc khi các thu nhập trở nên rất giống nhau.

Cách mạng kinh tế ở Trung Quốc đã tiếp theo bởi những sự tăng tốc tăng trưởng tương tự ở Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, và nơi khác ở châu Á. Mặc dù sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự bất bình đẳng tăng lên bên trong mỗi nước (đặc biệt ở Trung Quốc), khoảng cách khép lại với phương Tây đã giúp làm giảm bất bình đẳng thu nhập toàn cầu. Đấy là cái nằm đằng sau sự giảm sút gần đây về Gini toàn cầu.

Sự hội tụ của các thu nhập Á châu với thu nhập ở phương Tây đa xảy ra trong một cuộc cách mạng công nghệ khác, cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)—một cuộc cách mạng sản xuất mà lần này đã ủng hộ châu Á (được thảo luận thêm trong Chương 4). Cách mạng ICT đã đóng góp không chỉ cho sự tăng trưởng nhanh hơn nhiều của châu Á mà cả cho sự giải-công nghiệp (deindustrialization) của phương Tây, mà, đến lượt, không phải là không giống sự giải-công nghiệp đã xảy ra ở Ấn Độ trong Cách mạng Công nghiệp. Như thế chúng ta có hai thời kỳ thay đổi công nghệ nhanh đánh dấu sự tiến hóa của bất bình đẳng toàn cầu (xem Hình 1.1). Các tác động của cách mạng ICT vẫn chưa hết, nhưng trong nhiều khía cạnh chúng là giống các tác động của Cách mạng Công nghiệp: một sự sắp xếp lại lớn trong sự xếp hạng thu nhập khi một số nhóm tiến lên và các nhóm khác sụt giảm, cùng với sự tập trung địa lý đáng kể của những kẻ thắng và những người thua như vậy.

Là hữu ích để nghĩ về hai cuộc cách mạng công nghệ này như các ảnh gương của nhau. Một cuộc cách mạng đã dẫn đến một sự tăng bất bình đẳng toàn cầu qua việc làm giàu phương Tây; cuộc khác đã dẫn đến sự hội tụ thu nhập giữa các mảng lớn của địa cầu qua việc làm giàu châu Á. Chúng ta kỳ vọng rằng các mức thu nhập cuối cùng sẽ giống nhau ngang toàn bộ đại lục Âu-Á và Bắc Mỹ, như thế giúp làm giảm bất bình đẳng toàn cầu còn hơn nữa. (Tuy vậy, một ẩn số lớn là số phận của châu Phi, mà cho đến nay, đang không đuổi kịp thế giới giàu và dân số của nó tăng lên nhanh nhất.)

Sự tái cân bằng kinh tế của thế giới không chỉ mang tính địa lý; nó cũng mang tính chính trị. Thành công kinh tế của Trung Quốc làm xói mòn khẳng định của phương Tây rằng có một sự liên kết cần thiết giữa chủ nghĩa tư bản và dân chủ tự do (liberal democracy). Quả thực, khẳng định này đang bị làm xói mòn ở bản thân phương Tây bởi các thách thức dân túy và tài phiệt (plutocratic) đối với dân chủ tự do.

Sự tái cân bằng của thế giới đưa kinh nghiệm Á châu đến mặt tiền của tư duy về phát triển kinh tế. Thành công kinh tế của châu Á sẽ làm cho mô hình của nó hấp dẫn hơn cho các nước khác và có thể làm sống động quan điểm của chúng ta về phát triển kinh tế và tăng trưởng, theo một cách không phải không giống cách mà theo đó kinh nghiệm Anh và Adam Smith, người dựa vào kinh nghiệm đó, đã ảnh hưởng đến tư duy của chúng ta trong hai thế kỷ qua.

Trong bốn mươi năm qua, năm nước lớn nhất ở châu Á kết hợp lại (trừ Trung Quốc) đã có các tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người cao hơn các nền kinh tế Tây phương trong tất cả các năm trừ hai năm, và xu hướng này không chắc sẽ thay đổi. Trong năm 1970, phương Tây đã tạo ra 56 phần trăm của sản lượng thế giới và châu Á (kể cả Nhật Bản) chỉ 19 phần trăm. Ngày nay, các tỷ lệ đó là 37 phần trăm và 43 phần trăm.1 Chúng ta có thể thấy xu hướng này rõ ràng bằng việc so sánh Hoa Kỳ với Trung Quốc, và Đức với Ấn Độ (Hình 1.2). Sự lên đáng chú ý của châu Á trong thời đại toàn cầu hóa được phản ánh trong sự ủng hộ dân chúng cho toàn cầu hóa, mà là mạnh nhất ở châu Á, và đáng chú ý ở Việt Nam (91 phần trăm những người được phỏng vấn nghĩ toàn cầu hóa là một lực cho cái tốt), và yếu nhất ở châu Âu, nhất là ở Pháp (nơi chỉ 37 phần trăm ủng hộ toàn cầu hóa).2

Nỗi khó chịu ở phương Tây về toàn cầu hóa một phần được gây ra bởi khoảng cách giữa các elite, những người làm ăn rất tốt, và số đáng kể của những người thấy ít lợi ích từ toàn cầu hóa, bực bội nó, và, chính xác hay không, coi thương mại toàn cầu và sự di dân như nguyên nhân của sự không may của họ (xem Chương 4). Tình hình này giống kỳ quái với các xã hội Thế giới thứ Ba của những năm 1970, mà cũng đã biểu lộ đặc trưng nhị nguyên này—với giai cấp tư sản gắn vào hệ thống kinh tế toàn cầu và hầu hết vùng nội địa bị bỏ lại đằng sau. “Căn bệnh” được cho là tác động chỉ đến các nước đang phát triển (cái được gọi là “sự trật khớp (disarticulation)” trong văn liệu tân-Marxist) có vẻ bây giờ đã chuyển lên phương bắc và giáng xuống thế giới giàu có. Đồng thời, hơi mỉa mai, đặc trưng nhị nguyên của nhiều nền kinh tế đang phát triển bị giảm bớt bởi sự bao gồm đầy đủ của chúng vào hệ thống được toàn cầu hóa của các chuỗi cung ứng.

clip_image004[4]

HÌNH 1.2. Tỷ lệ phần trăm phần của GDP toàn cầu cho Hoa Kỳ versus Trung Quốc (trái) và Đức versus Ấn Độ (phải), 1950–2016

Nguồn dữ liệu: Được tính từ World Bank World Development Indicators phiên bản 2017, với các GDP trên đầu người bằng dollar quốc tế (PPP).

Hai kiểu chủ nghĩa tư bản, tài năng tự do và chính trị, bây giờ có vẻ cạnh tranh với nhau. Chúng được dẫn dắt, một cách tương ứng, bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng ngay cả độc lập với sự sẵn sàng của Trung Quốc để cung cấp và “xuất khẩu” một phiên bản chính trị và, trong chừng mực nào đó, phiên bản kinh tế thay thế của chủ nghĩa tư bản, bản thân chủ nghĩa tư bản chính trị có các đặc điểm nào đó khiến nó hấp dẫn với các elite chính trị trong phần còn lại của thế giới và không chỉ ở châu Á: hệ thống cung cấp sự tự trị lớn hơn cho các elite chính trị. Nó cũng hấp dẫn cho nhiều dân thường bởi vì các tỷ lệ tăng trưởng cao nó có vẻ hứa hẹn. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản tự do có nhiều lợi thế nổi tiếng, quan trọng nhất là, dân chủ và luật trị (rule of law) là các giá trị tự chúng và cả hai, được cho là, có thể có công trạng cổ vũ sự phát triển kinh tế nhanh hơn qua việc thúc đẩy đổi mới và cho phép tính di động xã hội, và như thế cung cấp các cơ hội thành công gần ngang nhau cho tất cả mọi người. Chính việc từ bỏ vài khía cạnh cốt lõi của hệ thống giá trị ngầm định này, cụ thể là một sự dịch chuyển tới sự tạo ra một giai cấp thượng lưu tự duy trì và sự phân cực giữa các elite và phần còn lại, là cái tạo ra sự đe dọa quan trọng nhất cho khả năng tồn tại dài hạn của chủ nghĩa tư bản tự do. Mối đe dọa này là một mối nguy hiểm cả cho sự sống sót của chính hệ thống và cho sự hấp dẫn chung của mô hình đối với phần còn lại của thế giới.

Lõi của cuốn sách

Trong hai chương tiếp tôi thảo luận các đặc điểm chính của hai biến thể của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tập trung vào các đặc trưng vốn có của chúng hơn là vào những sự sai trệch tạm thời của chúng. Việc nhớ đến sự khác biệt giữa các đặc điểm có tính hệ thống và mang tính ngẫu nhiên là cốt yếu nếu chúng ta muốn nghiên cứu sự tiến hóa dài hạn của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do và chủ nghĩa tư bản chính trị, không chỉ những thăng giáng nhất thời. Tôi chú tâm đặc biệt vào các cấu trúc xã hội và kinh tế mà hai hệ thống tái tạo, đặc biệt khi chúng tác động đến các vấn đề bất bình đẳng thu nhập và cấu trúc giai cấp. Cách mà hai hệ thống giải quyết các vấn đề này, tôi tin, sẽ xác định sự hấp dẫn tương đối và tính ổn định của chúng. Và do đó xác định khát vọng của chúng ta để sống dưới một hệ thống hay hệ thống kia.

 

 

 

Comments are closed.