Chủ nghĩa tư bản, một mình (kỳ 4)

Branko Milanovic

Nguyễn Quang A dịch

image

 

CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHÍNH TRỊ

 

Một chính thể đầu sỏ (oligarchy) có thể kỳ vọng để bảo đảm sự an toàn của nó chỉ bằng việc thi hành trật tự tốt.

—Aristotle, Politics

 

Chương này lấy một cách tiếp cận lịch sử, hay đúng hơn phả hệ đến nghiên cứu chủ nghĩa tư bản chính trị. Chủ nghĩa tư bản chính trị, tôi lập luận, trong nhiều trường hợp là một sản phẩm của các cuộc cách mạng cộng sản được tiến hành trong các xã hội bị thuộc địa hóa hay de facto (trên thực tế) bị thuộc địa hóa, như Trung Quốc. Tôi bắt đầu với việc thảo luận chỗ của chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử toàn cầu và các tác động của các cuộc cách mạng cộng sản trong các xã hội bị thuộc địa hóa. Rồi tôi tiếp tục định nghĩa chủ nghĩa tư bản chính trị một cách trừu tượng hơn và minh họa và thảo luận các đặc điểm và các mâu thuẫn chính của nó cũng như vai trò toàn cầu của nó, sử dụng ví dụ của Trung Quốc. Bởi vì sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị của nó, Trung Quốc đóng vai trò hệ thuyết (paradigmatic role) trong chương, tương tự như vai trò của Hoa Kỳ trong Chương 2. (Nhiều hơn về các ngụ ý của diễn giải cá biệt của tôi về chủ nghĩa cộng sản, mà khác với quan điểm quy ước, xem Phụ lục A).

3.1 Chỗ của Chủ nghĩa cộng sản trong Lịch sử

3.1a Sự Bất lực của các Quan điểm Marxist và Tự do về Thế giới để Giải thích Chỗ của Chủ nghĩa cộng sản trong Lịch sử

Có một khó khăn trong việc thử đặt chủ nghĩa cộng sản, sự lên và sự sụp đổ của nó, vào lịch sử thế giới, tức là, Lịch sử với một chữ L hoa.1 Khó khăn đó là lớn cho tư tưởng Marxist bởi vì nó coi chủ nghĩa cộng sản như đỉnh cao nhất của sự tiến hóa con người, mà lịch sử đang phấn đấu hướng tới đó. Nhưng sự khó khăn là không ít hơn cho quan điểm tự do (liberal) về lịch sử con người, hay cho cái thường được gọi là quan điểm Whig về lịch sử. Thực ra, mọi histoire raisonée (lịch sử lý tính) từ Plato đến Hegel đến Fukuyama trình bày sự lên và sự suy tàn của các hệ thống kinh tế-xã hội hay chính trị như tuân theo một số quy luật có thể khám phá ra về sự thay đổi xã hội. Các quy luật này được chia thành hai kiểu, “Athens” và “Jerusalem,” bởi nhà triết học Nga Nikolai Berdyaev: Athens đại diện cho các quy luật tuần hoàn (như trong ý tưởng “Athenian” của Plato rằng các kiểu chế độ đến và đi theo một hình mẫu tuần hoàn [chu kỳ]), và Jerusalem đại diện cho các quy luật mục đích luận [teleological] (với các xã hội đi từ các nhà nước “thấp hơn,” hay ít-phát triển hơn, đến các nhà nước “cao hơn,” hay phát triển hơn—hướng tới “Jerusalem”).2

Cả quan niệm tự do và quan niệm Marxist về lịch sử là giống- Jerusalem. Điều này là thế dù chúng ta đề cập đến các tính đều đặn của Lịch sử trên một bức tranh rất rộng—như, chẳng hạn, việc hỏi cái gì đến sau chủ nghĩa tư bản—hay trên một quy mô nhỏ hơn—như, chẳng hạn, khi chúng ta tìm bằng chứng kinh nghiệm rằng có sự hội tụ thu nhập giữa các nước (như lý thuyết kinh tế tiên đoán) hay rằng sự phát triển kinh tế có khuynh hướng liên kết với các xã hội dân chủ hơn. Trong tất cả lập luận như vậy, chúng ta kỳ vọng để tìm thấy các sự đều đặn đơn hướng của sự phát triển, tức là, sự tiến hóa tới cái gì đó “tốt hơn.” Sự tiến hóa xã hội không được xem như ngẫu nhiên hay như tuần hoàn, mà đúng hơn như theo một sự tiến bộ tuyến tính tới các xã hội giàu hơn và tự do (free) hơn.3

Đấy là nơi chúng ta vấp phải sự khó khăn để hiểu chủ nghĩa cộng sản. Nếu chúng ta tin rằng các hệ thống kinh tế-xã hội lên và xuống một cách ngẫu nhiên, sẽ chẳng có gì để giải thích. Nếu chúng ta tin rằng có những chuyển động tuần hoàn giữa, chẳng hạn, tự do (liberty) và chuyên chế (tyranny), hay, để lấy chu kỳ [năm-] bốn-chế độ của Plato, [chế độ quý tộc (aristocracy)], chế độ thanh danh (timarchy), chế độ đầu sỏ (oligarchy), chế độ dân chủ (democracy), và chế độ chuyên chế (tyranny), có thể cũng có ít vấn đề, mặc dù chưa ai đã thử đặt chủ nghĩa cộng sản bên trong một trật tự phát triển tuần hoàn như vậy. Nhưng tình hình là khó khăn hơn khi chúng ta lấy một quan điểm mục đích luận (teleological).

Làm rõ thuật ngữ: “chủ nghĩa cộng sản” và “chủ nghĩa xã hội”

Tôi cần đưa ra một sự làm rõ thuật ngữ ngay từ đầu. Thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” được dùng theo vài ý nghĩa khác nhau. Bên ngoài chủ nghĩa Marx nó được dùng nói chung cho các đảng chính trị, và bằng sự mở rộng cho các xã hội do chúng cai trị, mà được đặc trưng bởi các chính phủ độc-đảng, sở hữu nhà nước của các tài sản, kế hoạch hóa tập trung, và sự đàn áp chính trị. Nhưng trong thuật ngữ Marxist, chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn cao nhất của sự phát triển của nhân loại; các xã hội mà trong câu trước được mô tả như cộng sản, theo quan điểm Marxist, được coi là “xã hội chủ nghĩa,” tức là, các xã hội trong quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Hầu hết thời gian tôi tuân theo định nghĩa trước (không-Marxist) vì nó có vẻ đơn giản hơn, nhưng khi tôi thảo luận thành tích của một nền kinh tế được một đảng cộng sản cai trị, tôi sử dụng tên gọi phổ biến hơn là “nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.” Lý do là thuật ngữ “nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa” là thích hợp hơn cho hoặc các thời kỳ hạn chế, như dưới Chủ nghĩa cộng sản thời Chiến trong những năm đầu của cường quốc Soviet, khi các thị trường đã bị cấm hoàn toàn, hay cho một nền kinh tế giả thuyết dựa vào sự phi-hàng hóa hóa của lao động, sự phong phú tổng quát của hàng hóa, và nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” Vì nền kinh tế sau đã chưa bao giờ tồn tại, và nền kinh tế trước đã là một thí nghiệm rất cụ thể do nội chiến thúc đẩy và kéo dài chỉ ba năm, sẽ là lầm lạc để sử dụng từ “cộng sản chủ nghĩa” cho các nền kinh tế hoạt động bình thường sau–Chiến tranh Thế giới II của Đông Âu, Liên Xô, hay Trung Quốc. “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” không chỉ là chính xác hơn, mà nó cũng phù hợp với sự mô tả Soviet (không phải vô lý) về các xã hội như vậy trong cuối thời đại Brezhnev như các xã hội của “chủ nghĩa xã hội thực sự tồn tại” (thường được gọi tắt như “chủ nghĩa xã hội hiện thực”).4

Vai trò của chủ nghĩa cộng sản bên trong các chuyện kể lịch sử Marxist và tự do

Vấn đề về vị trí của chủ nghĩa cộng sản lịch sử bên trong tư tưởng Marxist là đặc biệt khó. Điều này không chỉ bởi vì chủ nghĩa Marx ban đầu (và ngày nay vẫn thế) coi chủ nghĩa cộng sản như giai đoạn phát triển cao nhất của xã hội con người. Vấn đề cho chủ nghĩa Marx là làm thế nào để giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội, một khúc dạo đầu có vẻ của giai đoạn cao nhất của sự tiến hóa con người, sau khi đã thắng ở nhiều nước và sau đó đã lan ra và củng cố mình thêm nữa, lại đột nhiên biến mất bằng việc biến mình một cách chính thức thành chủ nghĩa tư bản (như ở Liên Xô và Đông Âu) hay tiến hóa de facto tới chủ nghĩa tư bản (như ở Trung Quốc và Việt Nam). Một sự tiến hóa như vậy đơn giản là không thể hiểu được từ bên trong chủ nghĩa Marx.

Vấn đề không phải là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” đã không có tất cả các đặc trưng mà về lý thuyết nó được cho là có (mặc dù điều đó cũng là một vấn đề, vì đặc trưng không giai cấp của nó đã bị các nhà xã hội học Marxist nghi ngờ); vấn đề then chốt và có vẻ không thể giải quyết được rằng thuật chép sử Marxist cần giải thích vì sao một hình thái kinh tế-xã hội ưu việt như chủ nghĩa xã hội lại có thể thoái lui về một hình thái thấp kém hơn. Bên trong chủ nghĩa Marx, nó là tương đương với việc thử giải thích làm sao một xã hội có thể đã đi qua các cuộc cách mạng tư bản chủ nghĩa và công nghiệp, tạo ra giai cấp tư sản và giai cấp lao động, và sau đó lại đột ngột giật lùi về một trật tự phong kiến với lao động, trước kia tự do, bây giờ lại lần nữa bị xích vào đất và một tầng lớp quý tộc bòn rút lao động cưỡng bức và không đóng thuế nào. Nó có vẻ phi lý đối với các nhà Marxist, cũng như đối với rất nhiều người khác, rằng một sự phát triển như vậy đã có thể xảy ra. Nhưng “sự sa sút” của chủ nghĩa cộng sản quay lại chủ nghĩa tư bản là vô lý ngang thế, và không thể giải thích được bên trong khung khổ Marxist truyền thống.

Nó có thể được giải thích tốt hơn, tuy không đầy đủ, bên trong khung khổ tự do. Theo quan điểm tự do, mà Francis Fukuyama đã thâu tóm khá tốt trong những năm 1990 với The End of History and the Last Man, dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản laissez-faire (để tự do) đại diện cho ga cuối cùng của các hình thái kinh tế xã hội do loài người phát minh ra. Cái các nhà Marxist xem như một sự đảo ngược không thể hiểu nổi tới một hệ thống thấp (kém) hơn nhiều, các nhà khai phóng (liberal) xem như một chuyển động hoàn toàn có thể hiểu được từ một hệ thống cụt, thấp kém (chủ nghĩa cộng sản) quay lại con đường thẳng tắp dẫn tới điểm cuối của sự tiến hóa con người: chủ nghĩa tư bản tự do.

Đáng dừng lại ở đây một lát để lưu ý chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít được đối xử giống nhau thế nào từ quan điểm tự do. Chủ nghĩa phát xít—hiển nhiên cho một thời kỳ ngắn hơn—cũng là một hệ thống kinh tế-xã hội thay thế rất hùng mạnh. Đối với chủ nghĩa tự do, cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít là các khúc rẽ theo các hướng sai—một sang quá tả, cái khác sang quá hữu. Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, dù như kết quả của sự thua chiến tranh (Đức, Italy, Nhật Bản) hay của sự tiến hóa bên trong (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), như thế được xem như hầu như đối xứng vối sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản: hai khúc ngoặt được khắc phục, được giải quyết thành công, và trong khi các nước trải qua các khúc rẽ đó có thể đã có những thiệt hại vật chất và con người ghê gớm, cuối cùng họ đã có khả năng quay lại con đường bình thường và tiến tới một hệ thống kinh tế-xã hội cao hơn, cụ thể là chủ nghĩa tư bản tự do. Như thế, sự giải thích tự do cho chỗ của chủ nghĩa cộng sản bên trong lịch sử thế kỷ thứ hai mươi là tương đối mạch lạc và có lợi thế đối xử một cách đối xứng với tất cả sự trệch hướng khỏi một đường thẳng dẫn nhân loại hướng tới hệ thống tốt nhất.

Tuy vậy, nó chỉ “tương đối” mạch lạc bởi vì nó không có sự giải thích nào cho sự thất bại để theo đường thẳng. Chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản tỏ ra như các sai lầm, mà cuối cùng là có thể sửa được, nhưng không có sự hiểu nào hay sự giải thích chút nào cho việc vì sao các sai lầm đã phạm phải trước tiên. Vì sao chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản đã trở nên hùng mạnh nếu loài người—và chắc chắn các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến—đã ở trên con đường đúng trong năm 1914? Chúng ta vấp phải ở đây một vấn đề cơ bản mà quan điểm tư bản chủ nghĩa tự do về lịch sử đối mặt: việc giải thích sự nổ ra cuộc chiến tranh hủy hoại nhất trong lịch sử (cho đến thời điểm đó) bên trong một hệ thống mà, từ một quan điểm tự do, đã hoàn toàn phù hợp với cách tổ chức xã hội con người cao nhất, phát triển nhất và hòa bình.5 Làm sao để giải thích rằng một trật tự quốc tế tự do nơi tất cả mọi người chơi chủ chốt đã là tư bản chủ nghĩa và toàn cầu chủ nghĩa, và, hơn nữa, đã là các nền dân chủ thực sự, một phần, hay mong muốn là các nền dân chủ (như chắc chắn là thế cho các Đồng minh Tây phương nhưng cũng thế cho Đức, Austria-Hungary, và Nga, mà tất cả đều chuyển động theo hướng đó) lại đã có thể kết thúc trong một trạng thái chém giết chung?

Sự tồn tại của Chiến tranh Thế giới I tạo ra một chướng ngại không thể vượt qua được cho sự diễn giải Whiggish về lịch sử: nó đúng là không nên xảy ra. Sự thực rằng nó đã xảy ra vào thời hoàng kim của sự thống trị tự do, cả về mặt quốc gia và trong các mối quan hệ quốc tế, mở ra khả năng rằng trật tự tự do có thể dẫn đến một kết cục tương tự trong tương lai. Và rõ ràng là không thể để khẳng định rằng một hệ thống mà có thể kết thúc trong các cuộc chiến tranh toàn thế giới không biết làm sao lại đại diện cho đỉnh cao nhất của sự tồn tại con người, như được định nghĩa bởi sự truy tìm thịnh vượng và tự do. Đấy là chướng ngại chủ chốt của sự giải thích tự do về lịch sử thế kỷ thứ hai mươi, và các sự giải thích yếu (hay sự hoàn toàn thiếu một sự giải thích) cho sự lên của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản suy ra trực tiếp từ nó. Vì quan điểm tự do về lịch sử không thể giải thích sự nổ ra của chiến tranh, nó đối xử cũng như thế với sự tồn tại của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản (cả hai, quả thực, là các kết cục của chiến tranh) một cách kiêu ngạo và độc đoán, như “các sai lầm.” Việc nói rằng cái gì đó là một sai lầm không phải là một sự giải thích lịch sử thỏa đáng. Lý thuyết tự do như thế có khuynh hướng bỏ qua toàn bộ thế kỷ thứ hai mươi ngắn và đi trực tiếp từ 1914 đến sự sụp đổ của bức Tường Berlin trong năm 1989, hầu như cứ như chẳng gì đã xảy ra ở giữa—1989 đưa thế giới quay lại con đường nó đã ở trên đó trong năm 1914, trước khi nó trượt vào lỗi. Đấy là vì sao các sự giải thích tự do cho sự nổ ra chiến tranh là không có, và các sự giải thích được đề nghị là dựa vào chính trị (Fritz Fischer, Niall Ferguson), ảnh hưởng còn lại của các xã hội quý tộc (Joseph Schumpeter), hay, kém thuyết phục nhất là do khí chất riêng của các diễn viên cá nhân, các sai lầm, và các tai nạn (A. J. P. Taylor).

Chủ nghĩa Marx có khả năng tốt hơn nhiều để giải thích chiến tranh và sự lên của chủ nghĩa phát xít. Những người ủng hộ nó cho rằng chiến tranh là kết cục của “giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản,” tức là, giai đoạn mà tại đó chủ nghĩa tư bản đã tạo ra các cartel và các độc quyền quốc gia đánh lẫn nhau vì sự kiểm soát phần còn lại của thế giới. Chủ nghĩa phát xít, đến lượt, đã là phản ứng của giai cấp tư sản bị yếu đi với sự đe dọa của cách mạng xã hội. Như thế con đường văn minh thẳng của sự phát triển từ chủ nghĩa tư bản tới chủ nghĩa xã hội và cuối cùng tới chủ nghĩa cộng sản được duy trì, mặc dù giai cấp tư sản đôi khi có thể tổ chức các phong trào độc hại như chủ nghĩa phát xít mà đã làm dừng bánh xe lịch sử trong thời gian ngắn. Quan điểm Marxist về cả chiến tranh và sự lên của chủ nghĩa phát xít là nhất quán với bằng chứng lịch sử. Cái không nhất quán với bằng chứng lịch sử, và vẫn là một chướng ngại lớn, có lẽ thậm chí một trở ngại không thể vượt qua được, cho sự giải thích Marxist về lịch sử thế kỷ thứ hai mươi là làm sao chủ nghĩa cộng sản đã không lan ra các nước tiên tiến hơn, và vì sao các nước cộng sản lại trở thành tư bản chủ nghĩa. Như tôi đã nhắc tới rồi, các sự kiện này không chỉ không thể được giải thích mà không thể thậm chí được hiểu bên trong quan điểm Marxist về Lịch sử.

Như thế chúng ta đi đến kết luận rằng hai sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử toàn cầu thế kỷ thứ hai mươi, Chiến tranh Thế giới I và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, không thể được giải thích một cách nhất quán bên trong cả hệ thuyết (paradigm) tự do hay Marxist. Hệ thuyết tự do có các vấn đề với năm 1914, hệ thuyết Marxist với năm 1989.

Sự khó khăn về đối xử với chủ nghĩa cộng sản về lý thuyết và về quan niệm là phổ biến. Trong hai cuốn sách có ảnh hưởng (Economic Origins of Dictatorship and Democracy [Nguồn gốc Kinh tế của Chế độ Độc tài và Chế độ Dân chủ] và đặc biệt Why Nations Fail [Vì sao các Quốc gia Thất bại]), Daron Acemoglu và James Robinson đã cung cấp một lý thuyết toàn diện nhắm để giải thích vì sao các nền dân chủ phát triển và thất bại và để chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa các sự bất bình đẳng chính trị và kinh tế. Quan điểm của họ đã rất có ảnh hưởng, nhất là trong thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, bởi vì nó đã thống nhất hai mạch chi phối khi đó trong tư tưởng tự do: Đồng thuận Washington (mà thúc đẩy sự tư nhân hóa bên trong và toàn cầu hóa bên ngoài) và sự ca ngợi kiểu-Fukuyama về dân chủ tự do.

Sự đối xử khó khăn với chủ nghĩa cộng sản là phổ biến

Một trong những khái niệm trung tâm của Acemoglu và Robinson là khái niệm về các định chế “khai thác (extractive)”: các định chế chính trị và kinh tế được kiểm soát bởi một elite nhằm để khai thác các nguồn lực kinh tế và để tập trung quyền lực chính trị, với quyền lực chính trị và kinh tế xảy ra cùng nhau và tăng cường lẫn nhau. Nhưng khái niệm này không thể xử lý trường hợp của chủ nghĩa cộng sản, nơi quyền lực chính trị và kinh tế giỏi nhất là liên hệ với nhau rất yếu. Bên trong khung khổ Acemoglu-Robinson, chúng ta sẽ kỳ vọng rằng sự tập trung cao của quyền lực chính trị được thấy trong các nước cộng sản phải cũng dẫn đến một sự tập trung cao của quyền lực kinh tế. Nhưng điều đó đã rõ ràng không phải thế dưới chủ nghĩa cộng sản; các lợi thế kinh tế, một khi đã giành được, cũng đã chẳng được truyền theo bất cứ cách có ý nghĩa nào ngang các thế hệ. Như thế chủ nghĩa cộng sản, một hệ thống mà dưới nó đến một phần ba dân số thế giới đã sống trong phần lớn của thế kỷ thứ hai mươi, là hầu như hoàn toàn vắng khỏi sơ đồ của họ và không thể được nó giải thích. Nó cũng không giải thích những thành công kinh tế của của Trung Quốc và Việt Nam. Các xã hội này không có cái Acemoglu và Robinson gọi là các định chế “bao gồm (inclusive)”—các định chế cho phép sự tham gia rộng, hoạt động dưới luật trị (rule of law), và, theo các tác giả, là thiết yếu cho sự tăng trưởng kinh tế—thế nhưng thành tích tăng trưởng của chúng là trong số giỏi nhất trên thế giới, và thành tích gần đây của Trung Quốc là giỏi nhất trong toàn bộ lịch sử con người. Acemoglu và Robinson như thế đã phải bỏ đi thành công của các nước này bằng việc cho, trong Why Nations Fail, rằng nó không thể kéo dài mãi, hay để là chính xác hơn, rằng trừ phi Trung Quốc dân chủ hóa, nó phải thất bại một khi nó đạt mức công nghệ mà tại đó các nước với các định chế khai thác được cho là không có khả năng để đổi mới (Acemoglu and Robinson 2012, 441–442). Lý thuyết “Trung Quốc cuối cùng phải thất bại” này về lịch sử là rất yếu trừ trong ý nghĩa tầm thường rằng chẳng gì có thể kéo dài mãi mãi.

3.1b Làm sao để Đặt Chủ nghĩa cộng sản bên trong Lịch sử Thế kỷ thứ Hai mươi

Một đặc điểm nổi bật của cả lý thuyết tự do và lý thuyết Marxist cho đến nay là sự quan tâm duy nhất của chúng đến phương Tây. Các nền kinh tế hay các xã hội của cái gọi là Thế giới thứ Ba hầu như không xuất hiện chút nào. Chúng không có một sự xuất hiện như diễn viên phụ trong khái niệm Marxist về chủ nghĩa đế quốc đỉnh cao, nơi chúng là đối tượng mà vì nó các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiên tiến đánh nhau. Và chúng đôi khi hiện diện một cách ngầm, như trong bình luận của Marx trong lời nói đầu của tập đầu tiên của Capital (Tư bản luận) rằng “nước phát triển hơn về công nghiệp chỉ trưng bày, cho các nước kém phát triển, hình ảnh về tương lai của riêng nó.” Thế giới không-Tây phương như thế được các nhà Marxist xem như một xã hội tư bản chủ nghĩa, và cuối cùng xã hội chủ nghĩa in potential (như một khả năng). Mặt khác, chẳng có gì đặc biệt về nó. Theo quan điểm Marxist chuẩn, các xã hội này ở đằng sau các xã hội tiên tiến, nhưng chúng đi theo cùng con đường—một con đường từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, lên chế độ nô lệ, lên chủ nghĩa phong kiến, lên chủ nghĩa tư bản mà tôi gọi ở đây là con đường phát triển Tây phương hay WPD (Western Path of Development). Khi những người tán thành quan điểm này thảo luận sự tiến hóa tương lai của các nền kinh tế tiên tiến, họ ipso facto (tự động) cũng thảo luận sự tiến hóa tương lai của các nền kinh tế đang phát triển. Hãy tưởng tượng một tàu hỏa với các toa khác nhau. Để xác định quỹ đạo tương lai của tàu hỏa, chẳng việc gì phải tập trung vào các toa riêng lẻ, một số toa ở trước các toa khác; là đủ để biết đầu tàu hướng tới đâu để biết toàn bộ đoàn tàu sẽ kết thúc ở đâu.

Có chỉ hai chỗ trong chủ nghĩa Marx nơi chuỗi WPD “bị vỡ”: trong cái gọi là phương thức sản xuất Á châu, và trong tuyên bố thận trọng Marx đưa ra trong bức thư năm 1881 của ông cho nhà các mạng Nga Vera Zasulich, trong đó ông tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội ở Nga có thể phát triển trực tiếp từ công xã nông dân, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.6 Bức thư đã rất có ảnh hưởng bởi vì nó nêu lên khả năng rằng các xã hội kém-phát triển hơn có thể chuyển sang chủ nghĩa xã hội như thể trực tiếp. (Các nhà Marxist “hợp pháp” ở Nga đã nghĩ điều này phi lý, nhưng nó đã dẫn họ vào một vị trí thực tiễn không kém phi lý hơn về phải làm việc cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga sao cho sự nở rộ của nó, ở thời điểm gần nào đó, tạo ra một giai cấp lao động đủ lớn để lật đổ nó.) Sự giới thiệu phương thức sản xuất Á châu (mà đã chẳng bao giờ được định nghĩa rất rõ ràng) có cho phép tính phi tuyến nào đó trong sự tiến triển của các hình thái xã hội, nhưng nó chẳng làm gì để giúp sơ đồ Marxist giải thích sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, chủ đề lý thú ở đây. Nó vẫn đúng là không thể hiểu nổi như trước đây.7

Quan điểm tự do về vị trí của các nước kém-tiên tiến là rất giống quan điểm Marxist chuẩn về sự bỏ qua những sự đặc thù của các nước này. Hai quan điểm là giống nhau trong khía cạnh này đến mức hầu như chúng ta có thể gán cho các nhà tự do (khai phóng-liberal) bình luận của Marx về các nước tiên tiến-hơn giới thiệu cho các nước kém tiên tiến hơn con đường tương lai của họ. Một số tuyên bố Anh đã bày tỏ quan điểm Whiggish, tuyến tính này về lịch sử cho rằng Đế quốc đã là một loại trường học được dân cư bị thuộc địa hóa đến học, nơi họ chuẩn bị cho sự tự-quyết tương lai và sự tạo ra các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của họ. Là đúng rằng nhiều tuyên bố như vậy có thể được nghĩ như những sự biện minh được che đạy mỏng manh cho sự tiếp tục của sự cai trị thuộc địa—chẳng hạn, tuyên bố của quốc vụ khanh Anh (phụ trách Ấn Độ] Edwin Montagu, người đã xem sự tự-quyết được thực hiện “trong nhiều năm, … nhiều thế hệ,” hay về sự xác nhận sáu mươi sáu lần của Vương quốc Anh giữa 1882 và 1922 rằng Ai Cập sẽ “mau chóng” sẵn sàng cho chính phủ-tự trị (Tooze 2014, 186; Wesseling 1996, 67). Nhưng sẽ là sai, tôi nghĩ, để hiểu chúng chỉ như vậy. Chúng cũng bày tỏ một ý kiến chung rộng rãi rằng các nước kém “văn minh” hơn ở trên con đường đạt được một nhà nước văn minh hơn hay tiên tiến hơn và rằng các nước đã ở đó rồi phải giúp chúng.8 Chủ nghĩa thực dân đã gồm chỉ một sứ mệnh truyền bá văn minh như vậy (mission civilisatrice). Như thế theo quan điểm tự do về thế giới, như theo quan điểm Marxist, đã không có vấn đề Thế giới thứ Ba đặc thù nào hay con đường Thế giới thứ Ba nào. Thực ra, đã không có Thế giới thứ Ba nào trong các histoires raisonée toàn cầu này chút nào.

Vai trò lịch sử-thế giới của chủ nghĩa cộng sản

Chính xác trong lịch sử bị bỏ qua của Thế giới thứ Ba mà chúng ta sẽ tìm thấy chỗ của chủ nghĩa cộng sản bên trong lịch sử toàn cầu. Tôi sẽ lập luận rằng chủ nghĩa cộng sản là một hệ thống xã hội cho phép các xã hội lạc hậu và bị thuộc địa hóa để hủy bỏ chủ nghĩa phong kiến, lấy lại sự độc lập kinh tế và chính trị, và xây dựng chủ nghĩa tư bản bản xứ. Hay diễn đạt theo cách khác, nó đã là một hệ thống quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản được dùng trong các xã hội kém-phát triển hơn và bị thuộc địa hóa. Chủ nghĩa cộng sản là tương đương chức năng của sự lên của giai cấp tư sản ở phương Tây. Diễn giải này cung cấp cho phần của Thế giới thứ Ba, mà đã cả bị thuộc địa hóa và trải qua các cuộc cách mạng cộng sản, chỗ riêng của nó trong lịch sử toàn cầu, mà thiếu trong cả các đại tự sự (grand narrative) tự do và Marxist.9

Là sai, hay vô ích, để nghĩ về chủ nghĩa cộng sản bên trong quan niệm chuẩn về lịch sử bị phương Tây ảnh hưởng bởi vì ở đó, như chúng ta đã thấy, cả sự lên (bên trong chủ nghĩa tự do [liberalism]) lẫn sự sụp đổ của nó (bên trong chủ nghĩa Marx) đã không thể được giải thích. Nó là sai bởi vì các điều kiện thúc giục sự tiến hóa của các xã hội Tây phương từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản đã căn bản khác với các điều kiện thịnh hành trong Thế giới thứ Ba và đã dẫn đến sự quá độ riêng của nó từ chủ nghĩa phong kiến, hay “sự sản xuất hàng hóa nhỏ,” sang chủ nghĩa tư bản.

Từ thế kỷ thứ mười sáu trở đi, hầu hết Thế giới thứ Ba, bởi vì mức phát triển kinh tế và quân sự thấp hơn của nó, đã bị phương Tây chinh phục. Sự chinh phục khó nhất đã là ở châu Á, nơi các dân cư đã không thể bị loại trừ hay bị nô lệ hóa như họ bị ở châu Mỹ và châu Phi, và ở châu Á mức phát triển kinh tế và văn hóa đã tương đối cao. Từ viễn cảnh của con đường phát triển Tây phương, chủ nghĩa đế quốc ở châu Á (và cả ở châu Phi) đã có thể được bảo vệ như một cách để khiến cho các nước này chuyển từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, và như thế, theo mục đích luận (teleology) Marxist, mở đường cho sự quá độ của chúng sang chủ nghĩa xã hội. Ý tưởng này ban đầu đã được trình bày rõ bởi người không kém thẩm quyền hơn chính là bản thân Marx, và gần đây hơn bởi Bill Warren trong sự bảo vệ hùng biện cho chủ nghĩa đế quốc từ một quan điểm Marxist trong Imperialism: Pioneer of Capitalism [Chủ nghĩa đế quốc: Người tiên phong của Chủ nghĩa tư bản] (1980).10 Nói cách khác, để cho Thế giới thứ Ba đi theo WPD, các quốc gia đang phát triển đã phải được biến đổi từ bên ngoài thành các xã hội tư bản chủ nghĩa và, đồng thời, tăng tốc sự biến đổi này, tham gia vào một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu hóa.11 Nếu giả như toàn bộ Thế giới thứ Ba được quy về Hồng Kông, đấy chính xác là con đường nên theo.

Nhưng thế giới đã không phải là Hồng Kông. Vấn đề với cách tiếp cận đó—mà trở nên rõ sau cuối Chiến tranh Thế giới II—là sự đưa chủ nghĩa tư bản vào từ bên ngoài đã có thể hoạt động chỉ trên quy mô nhỏ. Chủ nghĩa tư bản đã có khả năng tạo ra và sau đó tích hợp các nền kinh tế entrepôt (cảng) nhỏ như Hồng Kông và Singapore, và để phát triển các thành phố trên bờ biển của Tây và Nam Phi (như Accra, Abidjan, Dakar, và Cape Town), nhưng nó hoàn toàn thất bại để biến đổi hầu hết các nền kinh tế Thế giới thứ Ba. Nó đã không dẫn đến thành tích tăng trưởng vừa ý: các nền kinh tế này thực sự đã tụt lại phía sau các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiên tiến, như thế chứng minh ý tưởng hội tụ kinh tế là không có căn cứ. Các mối quan hệ sản xuất bên trong cũng chẳng phát triển theo một hướng tư bản chủ nghĩa rõ ràng: các phương thức sản xuất khác nhau đã tiếp tục tồn tại cạnh nhau.

Thay vào đó, sự phát triển do đô thị thúc đẩy đã tạo ra tính hai mặt cấu trúc (structural duality) trong các nền kinh tế này, dẫn đến sự lên của những giải thích tân-Marxist cho cấu trúc hai mặt (dualistic structure) này. Thời kỳ này đã là đỉnh cao của chủ nghĩa cấu trúc Mỹ Latin và lý thuyết phụ thuộc (dependencia theory). Các nhà cấu trúc chủ nghĩa nghĩ rằng sự kém phát triển có thể được khắc phục chỉ bằng việc cắt đứt tất cả các mối ràng buộc với các nền kinh tế tiên tiến (được gọi là “trung tâm” hay “lõi”), mà, họ lập luận, đã áp đặt một cách tự nhiên một cấu trúc hai mặt lên các nền kinh tế Thế giới thứ Ba bằng việc kích thích sản lượng (output) của các khu vực định hướng xuất khẩu dựa vào tài nguyên và để cho phần còn lại của nền kinh tế tiều tụy. Thay cho sự phát triển do lõi-thúc đẩy, Thế giới thứ Ba phải tập trung vào sự tăng trưởng được tạo ra ở trong nước. Vì các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã không là các nhà Marxist chính thống (orthodox), họ đã để mơ hồ nền kinh tế trong nước mới phải được tổ chức như thế nào, mặc dù được ngầm giả thiết rằng nó sẽ tiếp tục là tư bản chủ nghĩa (tức là, với vốn sở hữu tư nhân và lao động ăn lương), cho dù nhà nước được cho là đóng một vai trò quan trọng hơn nó đã đóng trong một giai đoạn phát triển tương tự ở phương Tây. Tuy vậy, các chính sách cấu trúc chủ nghĩa đã chẳng bao giờ được thực hiện. Khi các nhà cấu trúc chủ nghĩa như Fernando Cardoso ở Brazil lên nắm quyền họ đã thực hiện các chính sách hoàn toàn khác, ủng hộ-tư bản chủ nghĩa và ủng hộ-toàn cầu hóa.

Chúng ta phải coi các lý thuyết cấu trúc chủ nghĩa, hay ngoại vi-lõi, này đơn giản như một phản ứng với sự bất lực của chủ nghĩa tư bản toàn cầu để biến các nước Thế giới thứ Ba thành các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đủ lông đủ cánh. Nếu quan điểm Marxist lạc quan về khả năng của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản toàn cầu để biến đổi các nền kinh tế Thế giới thứ Ba thành các bản sao vô tính của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Tây phương giả như đã đúng, thì chủ nghĩa thực dân đã biến chúng thành các ảnh gương của Anh và Pháp, và đã chẳng cần đến các giải thích cấu trúc chủ nghĩa. Các nhà lý thuyết cấu trúc chủ nghĩa và phụ thuộc như thế đã chỉ thử lấp đầy khoảng trống (gap) này, giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã không thành công hơn trong khi đồng thời né tránh việc gợi ý một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đầy đủ (thí dụ, sở hữu công của các tư liệu sản xuất) như một cách phát triển, vì mô hình Soviet, vào lúc các nhà cấu trúc chủ nghĩa xuất hiện, đang cho thấy các dấu hiệu già yếu rõ ràng.

Các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã đến quá muộn, và cách tiếp cận của họ, cũng như khoảng trống khổng lồ giữa cái họ chủ trương và cái họ thực sự thực hiện (khi họ đã có một cơ hội để làm vậy), phản ánh sự chậm trễ đó. Trong nhiều nước, để thực hiện một sự quá độ thật từ chủ nghĩa phong kiến Thế giới thứ Ba sang chủ nghĩa tư bản, đã cần đến các cuộc cách mạng cộng sản. Các cuộc cách mạng cộng sản trong Thế giới thứ Ba bị thuộc địa hóa đã đóng cùng vai trò chức năng mà giai cấp tư sản trong nước đã đóng ở phương Tây. Bill Warren đúng khi ông cho rằng “sự rẽ sang Đông” của Quốc tế Cộng sản III (thay đổi sự nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh chống đế quốc hơn là đến cách mạng trong các nước đã phát triển), mà đã xảy ra các năm 1920, “đã thay đổi vai trò của chủ nghĩa Marx từ một phong trào cho chủ nghĩa xã hội dân chủ giai cấp lao động [trong các nước giàu], sang một phong trào cho hiện đại hóa các xã hội lạc hậu,” nhưng trong khi ông coi sự thay đổi đó là một sai lầm, trong thực tế nó đã là một bước tiến lớn mà cuối cùng biến đổi các nước kém phát triển thành các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bản xứ.12 Tiết đoạn 3.2 giải thích vì sao chủ nghĩa cộng sản đã có khả năng vô song để thực hiện sự biến đổi này—tức là, đem lại sự biến đổi được cho là được gây ra bởi hoặc chủ nghĩa đế quốc, một nhiệm vụ mà nó đã không làm được, hay các nhà cấu trúc chủ nghĩa, một nhiệm vụ mà họ đã chưa bao giờ đảm nhận.

3.2 Vì sao Cách mạng cộng sản Cần trở thành Chủ nghĩa tư bản với (một số Phần) của Thế giới thứ Ba?

3.2a Vai trò của Cách mạng cộng sản trong Thế giới thứ Ba

Để hiểu sự khác biệt chính giữa vị trí thật của các nước Thế giới thứ Ba và vị trí được cho là của chúng như được WPD lý thuyết hóa, chúng ta cần nhận ra rằng vị trí của chúng trong các năm 1920 được đặc trưng bởi (a) sự kém phát triển vis-à-vis phương Tây, (b) các quan hệ sản xuất phong kiến hay gống-phong kiến, và (c) sự thống trị nước ngoài. Sự thống trị nước ngoài đã làm mất lòng dân, nhưng nó đã đem lại sự nhận thức cho các xã hội này (Trung Quốc là ví dụ tiêu biểu) về sự kém-phát triển và sự yếu kém của chúng. Giả như chúng đã không bị chinh phục và kiểm soát dễ dàng như vậy, chúng đã không nhận ra chúng đã tụt hậu xa đến thế nào. Như thế các điểm (a) và (c) là đặc thù cho các quốc gia kém-phát triển, và cả hai đã vắng mặt trong một giai đoạn tương đương ở phương Tây.13 Đấy là lý do vì sao các nước Thế giới thứ Ba đã không thể phát triển dọc theo con đường WPD.

Rồi trở nên rõ rằng nhiệm vụ đối mặt bất kể phong trào xã hội nào trong Thế giới thứ Ba đã là gấp đôi: để biến đổi nền kinh tế trong nước bằng việc thay đổi các quan hệ sản xuất chi phối, tức là, bằng việc dẹp bỏ quyền lực gây ngột ngạt của các địa chủ và các ông trùm khác, và để lật đổ sự cai trị nước ngoài. Hai cuộc cách mạng này—một cuộc cách mạng xã hội mà mục đích cuối cùng của nó là phát triển, và một cách mạng chính trị mà mục đích cuối cùng của nó là sự-tự-quyết—đã gộp thành một. Và các lực lượng có tổ chức duy nhất có thể thực hiện hai cuộc cách mạng này đã là các đảng cộng sản và các đảng khác mà cả là cánh tả dân tộc chủ nghĩa. Bỏ sang bên các lợi thế khác của các đảng cộng sản—như mức tổ chức của chúng và chất lượng của các lãnh đạo và những người ủng hộ của chúng, nhiều trong số họ được giáo dục tốt và sẵn sàng hy sinh—chỉ các đảng này và các [tổ chức] liên kết của chúng đã cam kết về mặt ý thức hệ để kết hợp các cuộc cách mạng xã hội và dân tộc. Theo lời của Mao Trạch Đông: “Hai quả núi lớn nằm như một gánh nặng lên nhân dân Trung quốc. Một là chủ nghĩa đế quốc, gánh nặng khác là chủ nghĩa phong kiến. Đảng Cộng sản Trung quốc từ lâu đã quyết định rồi để đào chúng lên.”14 Như thế, “chủ nghĩa xã hội của Mao [đã] cả là một ý thức hệ về hiện đại hóa và một phê phán sự hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa Âu-Mỹ” (Wang 2003, 149). Các đảng ủng hộ độc lập khác theo định nghĩa đã là dân tộc chủ nghĩa, nhưng chúng đã sẩy chân và dao động khi nói đến sự biến đổi xã hội (thí dụ Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ, trong cả các phiên bản Hindu và Muslim của nó). Chúng đã có thể cung cấp một phần của cách mạng nhưng không phần kia. Và cho cuộc sống hàng ngày của các nông dân và những người lao động, cách mạng xã hội có lẽ đã thậm chí quan trọng hơn cách mạng dân tộc.

Trung Quốc và Việt Nam là các ví dụ hay nhất về các cuộc cách mạng xã hội và dân tộc được kết hợp. Các trở ngại mà cả hai đảng đã vượt qua để lên nắm quyền đã gây nản chí và thậm chí đã không chống lại được, và chẳng ai có đầu óc sáng suốt đã tiên đoán, chẳng hạn, trong năm 1925 hay 1930, cái cuối cùng đã xảy ra trong các nước đó. Các phần quan trọng nhất của Trung Quốc đã bị chia thành các phần do nước ngoài kiểm soát nơi luật Trung quốc không áp dụng, trong khi phần còn lại của nước, trên danh nghĩa được người Trung quốc cai trị, đã bị nhiều lãnh chúa cai trị trong các liên minh thay đổi liên tục và ít nhiều với sự cộng tác công khai của các cường quốc nước ngoài. Sự nghèo khổ đã rất khủng khiếp, bệnh tật và tội giết trẻ con đã phổ biến. Vào cuối Chiến tranh Thế giới I, cố vấn thân cận nhất của Woodrow Wilson, Edward (“Đại tá”) House, đã mô tả Trung Quốc như một “mối đe dọa cho nền năn minh”: “[Trung Quốc] ở trong một điều kiện tệ hại. Sự phổ biến của bệnh tật, sự mất vệ sinh,… tình trạng nô lệ, tội giết trẻ con và các tập quán tàn bạo và suy đồi làm cho nó như toàn bộ một mối đe dọa đối với nền văn minh.” Giải pháp, theo House, sẽ là để đặt Trung Quốc dưới “sự ủy trị” quốc tế.15 Khi Nội chiến Trung quốc và Đại Suy thoái đã bần cùng hóa Trung Quốc thêm nữa, một khảo sát các làng được Hội các Chủ Xưởng Bông Trung Quốc tiến hành cho mục đích ước lượng cầu cho vải dệt “đã tìm thấy các điều kiện thảm khốc: phụ nữ ở Szechuan (Tứ Xuyên) đã không mặc váy bởi vì sự tàn phá nông thôn đã để các nông dân không có phương tiện nào để mua quần áo, và trong nhiều hộ gia đình các thành viên gia đình đã chia sẻ một bộ quần áo” (Shiroyama 2008, 127). Việt Nam lúc đó đã dưới sự kiểm soát của những người Pháp, vận hành một chính quyền hiệu quả, khai thác, và áp bức.16 Ý tưởng về giải phóng dân tộc, sự thống nhất lãnh thổ, và sự biến đổi các mối quan hệ xã hội đã xa vời và yếu đến mức tôi không nghĩ là một sự phóng đại để nói rằng không sự cá cược một ăn một triệu nào đã có thể được đặt về sự trở thành thực tế của chúng. Thế mà họ đã làm được, chính xác vì các lý do được đưa ra ở trên.

Các cuộc cách mạng xã hội và dân tộc

Có hai khía cạnh, xã hội và dân tộc, của thắng lợi của các đảng cộng sản ở các nước Thế giới thứ Ba. Tôi sẽ minh họa chúng với ví dụ quan trọng nhất, ví dụ của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã chủ trương và đã thực hiện, đầu tiên trong các vùng mà nó kiểm soát trong các năm 1920–1930, và rồi sau chiến thắng của nó trong năm 1949 khắp Trung Quốc, một cải cách đất đai toàn diện, sự bãi bỏ các mối quan hệ tựa-phong kiến ở các vùng nông thôn, và một sự làm yếu các mối quan hệ xã hội dựa vào thị tộc, mà được thay thế bằng một cấu trúc gia đình hạt nhân hiện đại và bình đẳng giới. Nó cũng khuyến khích sự biết đọc biết viết và giáo dục rộng khắp với “chính sách giúp các nhóm bị kỳ thị (affirmative actions)” trong giáo dục và việc làm ủng hộ trẻ con từ các gia đình nông dân và của những người lao động. Việc này đã không ít hơn một sự lật đổ hoàn toàn các mối quan hệ thứ bậc lịch sử.17 Tất cả đã đi cùng với việc bác bỏ Khổng giáo, mà, qua sự nhấn mạnh của nó đến lòng hiếu thảo, sự tôn trọng vô điều kiện quyền uy, và tính dễ bảo, đã cho phép các cấu trúc tội lỗi như vậy kéo dài trong hàng thế kỷ. Quốc dân Đảng dân tộc chủ nghĩa không ngạc nhiên đã không bao giờ tiến hành, cũng chẳng tiến hành sự thay đổi toàn bộ như vậy. Hơn nữa, trong các thời kỳ khi Quốc dân Đảng và ĐCSTQ “hợp tác,” trong cuối các năm 1920 và trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, ĐCSTQ đã đồng ý, để làm vừa lòng Quốc dân Đảng và duy trì một mặt trận chung, để gác lại vài trong số các cải cách quan trọng nhất của nó, đặc biệt cải cách gây tranh cãi nhất: cải cách nông nghiệp.

Khía cạnh thứ hai, dân tộc, cũng được minh họa tốt bởi ĐCSTQ và ban lãnh đạo Maoist mà đã lên nắm quyền trong năm 1935. Mặc dù Mao và ĐCSTQ đã nói đãi bôi với các chỉ thị của Stalin và của Quốc tế Cộng sản III, và trong khi về ý thức hệ và về các kế hoạch của họ cho tổ chức nhà nước tương lai họ đã là các nhà Stalinist, họ đã theo đuổi một cuộc cách mạng dân tộc mà ít liên quan đến Moscow hay thậm chí đến chủ nghĩa quốc tế. Sự nhấn mạnh đến vai trò của nông dân ngược với giai cấp lao động đô thị như lực lượng then chốt để gây ra cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không chỉ là phi chính thống theo nghĩa Marxist, mà đã chống lại chính sách lâu đời của Quốc tế Cộng sản III xem những người lao động ở Thượng Hải như các hạt nhân của một nhà nước Soviet tương lai. Mao phớt lờ quan điểm đó và, trong năm 1935, đã thay thế ban lãnh đạo được Moscow-chuẩn y của Vương Minh (Wang Ming) bằng bản thân ông và các cán bộ dân tộc chủ nghĩa của riêng ông. Là đáng trích dẫn ở đây đánh giá về Mao của Vương Phàm Tây (Wang Fan-his), một trong những lãnh đạo ban đầu của ĐCSTQ (người muộn hơn đã bị đuổi vì các thiên hướng Trotskyist của ông, cùng với nhiều người khác, và đã không có lý do nào để là đa cảm về Mao và ĐCSTQ): “Mao đã chẳng bao giờ là một nhà Stalinist về mặt [thuộc về một] phái [Stalinist bên trong ĐCSTQ]. Các nhà Stalinist chẳng bao giờ chiêu mộ bất cứ ai ngoan cố như Mao.… Ông đã xây dựng nền tảng ý thức hệ của ông trên các kinh điển Trung quốc; … kiếm được sự hiểu biết về tư tưởng Âu châu hiện đại, đặc biệt chủ nghĩa Marx-Lenin … bằng việc xây dựng một thượng tầng kiến trúc thô kiểu nước ngoài trên một nền tảng Trung quốc vững chắc … [ông] cũng chẳng bao giờ gạt sang bên niềm kiêu hãnh tự phụ đó đặc biệt cho các học giả Trung quốc kiểu-cũ.”18 Trên thực tế, ĐCSTQ đã không chần chừ xem “các cố vấn” Cộng sản nước ngoài và người Trung quốc theo họ như “các tư sản mại bản đỏ.”19

Cái điều này tiết lộ là chủ nghĩa dân tộc công khai của cách mạng Trung quốc, không chỉ theo cách nó lên nắm quyền và đại diện lợi ích giai cấp của ai (bất chấp lý thuyết Marxist), mà theo sự độc lập ý thức hệ của nó với cái được cho là trung tâm của chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới. Tất nhiên, ĐCSTQ đã không dân tộc chủ nghĩa chỉ trong các mối quan hệ của nó với những người cộng sản khác. Nó đã cũng dân tộc chủ nghĩa trong thái độ và hành động của nó đối với những kẻ chiếm đóng Nhật Bản và chống lại các cường quốc Tây phương chia cắt Trung Quốc. Như thế, chủ nghĩa dân tộc được phản ánh cả trong sự bác bỏ WPD Marxist kinh điển và các chính sách của Quốc tế Cộng sản, và cũng trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản và Tây phương.

Việc đồng thời theo đuổi một cách mạng xã hội và một cách mạng dân tộc đã cho phép các đảng cánh tả và cộng sản để làm một tabula rasa (xóa đi làm lại từ đầu) tất cả các ý thức hệ và tập quán mà được xem như làm chậm sự phát triển kinh tế và tạo ra những sự chia rẽ nhân tạo giữa người dân (như cấu trúc đẳng cấp [caste], mà cách mạng Ấn Độ ít triệt để hơn nhiều đã chưa bao giờ xóa bỏ thành công) và để xóa bỏ sự cai trị nước ngoài. Hai cuộc cách mạng đồng thời này đã là một tiền đề cho sự phát triển trong nước thành công và, trong dài hạn, cho sự tạo ra một giai cấp tư bản bản xứ mà sẽ, như một giai cấp đã làm ở Tây Âu và Bắc Mỹ, kéo nền kinh tế tiến lên. Tuy vậy, ở đây sự biến đổi từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản đã xảy ra dưới sự kiểm soát của một nhà nước cực kỳ mạnh, một quá trình khác với quá trình đã xảy ra ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi vai trò của nhà nước đã ít quan trọng hơn nhiều và nơi các nước đã không bị sự can thiệp nước ngoài.20 Nhưng đấy là một sự khác biệt căn bản; và sự khác biệt này về vai trò của nhà nước giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc, Việt Nam, và nhiều chỗ khác, hoặc trong quá khứ (Nam Hàn) hay hiện thời (Ethiopia, Rwanda), đã rất thường có tính độc đoán.

3.2b Chủ nghĩa Cộng sản đã Thành công ở Đâu?

Lý lẽ rằng chủ nghĩa cộng sản đã là hệ thống cho phép sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản bản xứ trong các nước đã bị thực dân hóa hay bị phương Tây thống trị cũng được ủng hộ bởi sự thực rằng chủ nghĩa cộng sản đã thành công hơn trong các nước kém phát triển. Khi chúng ta đo sự thành công của chủ nghĩa cộng sản hoặc bằng tỷ lệ tăng trưởng thô hay, có lẽ, bằng việc so sánh thành tích của các nước cộng sản đối lại các nước tư bản chủ nghĩa ở cùng mức phát triển, chúng ta tìm thấy một tương quan âm giữa mức thu nhập của một nước vào lúc khi nó trở thành cộng sản và tỷ lệ tăng trưởng tuyệt đối sau đó của nó, hay tỷ lệ tăng trưởng của nó tương đối với các đối tác tư bản chủ nghĩa của nó. Một cách đơn giản, điều này có nghĩa rằng chủ nghĩa cộng sản đã ít thành công nhất trong các nền kinh tế công nghiệp đã phát triển như Đông Đức và Tiệp Khắc (Czechoslovakia) và thành công nhất trong các nước nông nghiệp nghèo như Trung Quốc và Việt Nam.

Sự thất bại tương đối của chủ nghĩa cộng sản trong các nước phát triển hơn đã rõ ràng từ giữa-những năm 1970 trở đi khi khoảng cách (gap) giữa các nước cộng sản trung Âu và các nước tư bản chủ nghĩa tương tự (như Austria) đã bắt đầu rộng ra. Việc này đã dẫn đến một văn liệu quan trọng, vài trong số đó được công bố sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, mà đã xem xét thành tích kinh tế lịch sử của chủ nghĩa cộng sản và các lý do cho sự suy tàn của nó. Hai giải thích phổ biến nhất chỉ ra sự bất lực của hệ thống để đổi mới và sự bất lực của nó để thay thế vốn cho lao động. Cả hai có thể được xem như một sự bất lực để tạo ra và quản lý sự thay đổi công nghệ. Sự giải thích thứ nhất (Broadberry and Klein 2011) đặt sự nhấn mạnh lên sự thực rằng các nước cộng sản đã không có khả năng thành công chuyển dịch vượt quá mức tương đối đơn giản của các ngành công nghiệp mạng (network industries) với quy mô kinh tế lớn (các đập và sự phát điện, các tổ hợp nhà máy thép, các đường sắt, vân vân.) Và như thế hoàn toàn bỏ lỡ cách mạng công nghiệp tiếp theo. Theo lời của Broadberry và Klein, “Kế hoạch hóa tập trung đã có khả năng đạt thành tích năng suất thỏa đáng trong thời đại sản xuất hàng loạt, nhưng đã không thể thích nghi với các đòi hỏi của công nghệ sản xuất linh hoạt trong những năm 1980” (2011, 37). Các nước do cộng sản cai trị có lẽ cũng đã bỏ lỡ cách mạng ICT, giả như chủ nghĩa cộng sản đã không sụp đổ đầu tiên. Sự giải thích thứ hai (Easterly and Fischer, 1995; Sapir 1980) đặt nhiều sự nhấn mạnh hơn lên sự thiếu tính có thể thay thế giữa vốn và lao động, mà đã có nghĩa rằng sản lượng (đầu ra) cuối cùng được sản xuất với các tỷ lệ gần như cố định của hai nhân tố. Trong tình huống này, mức đầu ra được xác định (bị hạn chế) bởi nhân tố ít phong phú hơn: nếu dân số ngừng tăng, một sự thiếu hụt người lao động không thể được bù bằng nhiều vốn hơn. Theo các tác giả, đấy là cái đã xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu.

 

Contra Marx, CNXH ít thành công nhất trong các nước phát triển

Cả hai sự giải thích ngụ ý rằng nền kinh tế càng tinh vi, hệ thống kinh tế XHCN càng ít hiệu quả. Bằng chứng gần đây xác nhận điều này. Trong một nghiên cứu chi tiết phủ toàn bộ thời kỳ sau chiến tranh trong đó CNXH đã tồn tại ở Đông Âu, Vonyó (2017) báo cáo ba kết quả quan trọng, được thấy trong Hình 3.1. Thứ nhất, các nước phát triển hơn trong năm 1950 đã có các tỷ lệ tăng trưởng trung bình thấp hơn trong ba mươi chín năm tiếp sau. Kết quả này ngụ ý sự hội tụ thu nhập, và nó là đúng cho các nước Âu châu cả XHCN và TBCN. Đấy là vì sao hai đường trong Hình 3.1 đều dốc xuống. Thứ hai, các nước XHCN, tại bất cứ mức thu nhập (ban đầu) nào, đã có thành tích tồi hơn các nước TBCN. Đấy là vì sao đường cho các nước XHCN nằm dưới đường cho các nước TBCN. Thứ ba, khoảng cách về thành tích giữa hai kiểu nước tăng khi mức thu nhập ban đầu tăng (tức là, nước càng phát triển, khoảng cách càng lớn). Đấy là vì sao khoảng cách giữa hai đường là lớn hơn cho các nước giàu hơn trong 1950 so với cho các nước nghèo hơn.

clip_image002

HÌNH 3.1. Thành tích của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa versus tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, 1950–1989

Tiên nước viết tắt: Các nước xã hội chủ nghĩa: BUL Bulgaria, CZ Tiệp Khắc, GDR Cộng hòa Dân chủ Đức, HUN Hungary, POL Ba Lan, ROM Rumania, USSR Liên Xô, YUG Nam Tư; Các nước tư bản chủ nghĩa: AUT Austria (Áo), BE Bỉ, CH Thụy Sĩ, DK Đan Mạch, ESP Tây Ban Nha, FIN Phần Lan, FRA Pháp, GER Tây Đức, GRE Hy Lạp, IRL Ireland, ITA Italy, NL Hà Lan, NOR Na Uy, POR Bồ Đào Nha, SWE Thụy Điển, UK Vương quốc Anh. GK dollar là dollar Geary-Khamis PPP (ngang bằng sức mua) 1990. Nguồn dữ liệu: Vonyó (2017, 255). Được sao lại với sự cho phép.

Một so sánh giữa các nước TBCN và XHCN (tức là, do cộng sản vận hành) là cực kỳ quan trọng không chỉ bởi vì nó cho thấy thành tích kém của các nước XHCN, mà bởi vì nó cho phép chúng ta phân rã thành tích kém của các nước XHCN giàu hơn thành hai phần: (1) phần do sự hội tụ kinh tế (tức là, phần không-đặc-thù-hệ-thống tồn tại dù chúng ta so sánh thành tích của Vương quốc Anh với thành tích của Tây Ban Nha, hay của Tiệp Khắc với Bulgaria), và (2) phần là đặc-thù-hệ-thống và được phản ánh trong thành tích tồi hơn nhiều của các nước XHCN giàu hơn so với các nước TBCN giàu hơn. Chính phần 2 có tầm quan trọng chủ chốt cho lý lẽ của tôi rằng CNXH đã ít thành công hơn nhiều về mặt kinh tế trong các nước giàu so với trong các nước nghèo. Điều này đến lượt làm xói mòn cách tiếp cận Marxist tuyến tính, hay WPD, mà cho là hoàn toàn ngược lại: rằng thất bại của CNXH bắt nguồn từ việc được áp dụng không phải trong các nước Tây phương giàu mà trong các nước ngoại vi như Nga. Trên thực tế, chính điều ngược lại mới đúng: giả như CNXH được áp dụng ở Tây Âu, nó thậm chí còn ít thành công hơn ở Đông Âu. Chính sự thất bại của CNXH trong các nước giàu là cái chứng minh mục đích luận Marxist đơn giản là vô căn cứ.

Carlin, Shaffer, and Seabright (2012) đi đến cùng kết luận, rằng thành tích của các nền kinh tế XHCN đã khác theo mức thu nhập. Họ cho thấy rằng các nước tương đối nghèo hơn đã được lợi nhiều từ một số lợi thế của kế hoạch tập trung (như cơ sở hạ tầng được cải thiện và giáo dục tốt hơn) so với chúng chịu (thiệt) từ sự vắng mặt của các khuyến khích thị trường. Bày tỏ về mặt tỷ lệ tăng trưởng dài hạn, các nước XHCN nghèo vì thế đã được lợi, so với các nước TBCN tương đương của chúng. Tuy vậy, điều ngược lại có hiệu lực cho các nước giàu hơn, nơi sự vắng mặt của các thị trường làm giảm tỷ lệ tăng trưởng dài hạn xuống dưới tỷ lệ của các nước TBCN đối chiếu của chúng.

Cả hai lý thuyết và bằng chứng kinh nghiệm vì thế gợi ý rằng các nước kém phát triển (tức là, chính xác các nước trong đó chủ nghĩa cộng sản đã cho phép sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang CNTB bản xứ) sẽ chắc có khả năng nhất để được lợi từ những thay đổi do chủ nghĩa cộng sản gây ra. Bằng việc xem xét thành tích của chúng trong một thời kỳ thậm chí dài hơn gồm (cả) ba thập niên qua, trong đó một số nước cộng sản đã biến thành các nước tư bản chủ nghĩa chính trị, chúng ta thấy rằng lợi thế đó đã rộng ra. Hình 3.2 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người hàng năm từ 1990 suốt đến 2016 cho Trung Quốc, Việt Nam, và Hoa Kỳ (mà có thể được xem như đại diện của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do). Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc là khoảng 8 phần trăm, của Việt Nam khoảng 6 phần trăm, và của Hoa Kỳ chỉ 2 phần trăm. Không chỉ là khoảng cách giữa các tỷ lệ tăng trưởng là cao, mà nó là không đổi ngang tất cả các năm: trong một thời kỳ hai mươi sáu năm, đã có chỉ một năm khi Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng tỷ lệ tăng trưởng (trong năm 1997, năm khủng hoảng tài chính Á châu), và không trong năm nào tăng trưởng Trung quốc bằng hay thấp hơn tăng trưởng Mỹ. Như chúng ta sẽ thấy ở dưới, thành tích đáng chú ý này của các nước tư bản chủ nghĩa chính trị là cái gì đó đặt chúng, chí ít nếu sự thịnh vượng là một tiêu chuẩn chính, vào sự cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản tự do như cách tốt nhất để tổ chức xã hội. Dù khoảng cách (gap) này về thành tích sẽ vẫn còn trong tương lai là không rõ ràng: khi Trung Quốc, Việt Nam, và các nước khác đến gần đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibility frontier) và sự tăng trưởng của chúng phụ thuộc nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo, nó có thể chậm lại (xem cả Phụ lục C). Nhưng chúng ta không biết nếu nó sẽ chậm lại xuống tận mức của các nước giàu ngày nay, hay nếu sự chậm lại—bất chấp hành trình thật sự đáng chú ý của các nước này, mà đã đi trong khoảng thời gian của vài thế hệ từ rất nghèo sang rất giàu— sẽ làm cho chúng ít là một tấm gương hơn cho các nước khác để noi theo.

clip_image004

HÌNH 3.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người ở Trung Quốc, Việt Nam, và Hoa Kỳ, 1990–2016

Các tỷ lệ tăng trưởng là về mặt thực tế, dựa vào dollar PPP (ngang sức mua) 2011. Nguồn dữ liệu: World Bank World Development Indicators, 2017 version.

3.2c Trung Quốc Có là Tư bản chủ nghĩa?

Nhưng Trung Quốc có thực là tư bản chủ nghĩa? Câu hỏi này thường được hỏi—đôi khi một cách hùng biện và đôi khi chân thật. Chúng ta có thể giải quyết nó nhanh chóng nếu chúng ta sử dụng định nghĩa Marx-Weber chuẩn về chủ nghĩa tư bản được giới thiệu trong Chương 2. Để đủ tư cách như tư bản chủ nghĩa, một xã hội phải ở mức độ mà hầu hết sản xuất của nó được tiến hành dùng các tư liệu sản xuất (vốn, đất) sở hữu tư nhân, hầu hết những người lao động là những người lao động hưởng lương (không bị cột về mặt pháp lý vào đất hay làm việc như người làm tư dùng vốn của riêng họ), và hầu hết quyết định về sản xuất và định giá được tiến hành theo cách phân tán (tức là, không có bất kỳ ai áp đặt chúng lên các doanh nghiệp). Trung Quốc đạt được điểm tích cực như tư bản chủ nghĩa trên tất cả ba tiêu chí này.

Trước 1978, phần của của sản lượng (output) công nghiệp được sản xuất bởi các doanh nghiệp sở hữu nhà nước (SOE) ở Trung Quốc đã là gần 100 phần trăm, vì hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp đã do nhà nước sở hữu. Chúng đã làm việc bên trong một kế hoạch tập trung, mà, tuy linh hoạt hơn và phủ ít mặt hàng hơn nhiều so với ở Liên Xô, tuy nhiên đã gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp then chốt (than và các khoáng sản được khai thác khác, thép, dầu mỏ, các tiện ích, vân vân), vài trong số chúng vẫn được cung cấp phần lớn bởi các SOE. Vào năm 1998, phần nhà nước trong sản lượng công nghiệp đã giảm gần một nửa xuống chỉ trên 50 phần trăm, như được thấy trong Hình 3.3. Kể từ đó nó đã giảm liên tục, năm này sau năm khác, và hiện thời nó chỉ trên 20 phần trăm một chút.

Tình hình trong nông nghiệp thậm chí còn rõ hơn. Trước các cuộc cải cách, hầu hết sản xuất được các công xã tiến hành. Kể từ 1978 và sự đưa vào “hệ thống khoán hộ (responsibility system),” mà đã cho phép tư nhân thuê đất, hầu như toàn bộ sản lượng được tư nhân sản xuất—mặc dù tất nhiên các nông dân đã không là những người lao động hưởng lương mà phần lớn là người làm-tư, trong cái thuật ngữ Marxist gọi là “sản xuất hàng hóa-nhỏ.” Đấy là cách điển hình nông nghiệp Trung quốc được tổ chức trong lịch sử, như thế cấu trúc sở hữu hiện thời ở các vùng nông thôn là có phần của một sự quay lại quá khứ (với một sự khác biệt quan trọng—sự vắng mặt của các địa chủ). Nhưng khi sự di cư nông thôn vào các thành phố tiếp tục, các quan hệ tư bản chủ nghĩa hơn chắc có khả năng được thiết lập cả trong nông nghiệp nữa. Chúng ta cũng có thể nhắc đến các doanh nghiệp hương trấn (các doanh nghiệp sở hữu tập thể), mà, mặc dù ít quan trọng ngày nay hơn trong quá khứ, đã tăng nhanh sử dụng lao động nông thôn dư thừa để sản xuất các mặt hàng phi-nông nghiệp. Chúng dùng lao động ăn lương, nhưng cấu trúc sở hữu của chúng, mà kết hợp các tỷ lệ thay đổi của sở hữu nhà nước (tuy ở mức công xã), sở hữu hợp tác xã nào đó, và sở hữu tư nhân thuần túy, là cực kỳ phức tạp và thay đổi giữa các phần khác nhau của nước.

clip_image006

HÌNH 3.3. Phần của sản lượng công nghiệp do các doanh nghiệp sở hữu nhà nước tạo ra ở Trung Quốc, 1998–2015

Nguồn dữ liệu: Dữ liệu Trung quốc chính thức được Chunlin Zhang vui lòng cung cấp, World Bank Beijing office.

Các hãng tư nhân không chỉ là vô số; nhiều hãng là lớn. Theo dữ liệu chính thống, phần của các công ty tư nhân trong 1 phần trăm trên đỉnh của các hãng được xếp hạng theo tổng giá trị gia tăng đã tăng từ khoảng 40 phần trăm trong năm 1998 lên 65 phần trăm trong năm 2007 (Bai, Hsieh, and Song 2014, fig. 4).

Hình mẫu sở hữu ở Trung Quốc là phức tạp bởi vì chúng thường gồm nhà nước trung ương, nhà nước tỉnh, công xã, tư nhân, và sở hữu nước ngoài theo các tỷ lệ khác nhau, nhưng vai trò của nhà nước trong tổng GDP, được tính từ bên sản xuất, là không chắc vượt 20 phần trăm,21 trong khi lực lượng lao động được thuê trong các SOE và các doanh nghiệp sở hữu tập thể là 9 phần trăm của tổng việc làm nông thôn và thành thị (China Labor Statistical Yearbook 2017). Các tỷ lệ phần trăm này là giống các tỷ lệ trong đầu các năm 1980 ở Pháp (Milanovic 1989, bảng 1.4). Như chúng ta sẽ thấy trong Tiết đoạn 3.3, một trong các đặc trưng của chủ nghĩa tư bản chính trị quả thực là nhà nước đóng một vai trò đáng kể, dễ dàng vượt vai trò của nó như được đại diện bởi quyền sở hữu vốn chính thức của nó, nhưng điểm chính của tôi ở đây là đơn giản để giải thoát khỏi một số nghi ngờ về bản chất tư bản chủ nghĩa của nền kinh tế Trung quốc—những nghi ngờ được đưa ra không trên cơ sở kinh nghiệm nào (vì dữ liệu rõ ràng làm chúng mất hiệu lực) mà trên cơ sở suy đoán rằng đảng cai trị được gọi là “cộng sản,” cứ như một mình điều đó là đủ để xác định bản chất của một hệ thống kinh tế.

Phân bố đầu tư cố định theo khu vực sở hữu cũng cho thấy một xu hướng rất rõ tới một phần lớn hơn của đầu tư tư nhân (Hình 3.4). Đầu tư tư nhân chiếm hơn một nửa đầu tư cố định rồi, trong khi phần nhà nước là khoảng 30 phần trăm (phần còn lại gồm có khu vực tập thể và đầu tư tư nhân nước ngoài).22

clip_image008

HÌNH 3.4. Đầu tư cố định theo khu vực sở hữu ở Trung Quốc, 2006–2015

Nguồn dữ liệu: World Bank (2017, hình 1.6).

Sự thay đổi cũng được phản ánh rõ ràng trong phần của những người lao động SOE trong tổng việc làm đô thị (Hình 3.5). Trước cải cách, gần như 80 phần trăm của những người lao động đô thị đã làm việc ở các SOE. Bây giờ, sau một sự giảm sút tiếp tục hết năm này qua năm khác, phần của chúng là ít hơn 16 phần trăm. Trong các vùng nông thôn, sự tư nhân hóa đất de facto dưới hệ thống khoán hộ đã biến đổi hầu như tất cả lao động nông thôn thành các nông dân khu vực tư nhân.

Cuối cùng, sự tương phản giữa các phương thức sản xuất XHCN và TBCN được thấy đầy kịch tính nhất trong sự sản xuất và quyết định giá phân tán. Vào đầu cải cách, nhà nước định giá cho 93 phần trăm các sản phẩm nông nghiệp, 100 phần trăm sản phẩm công nghiệp, và 97 phần trăm mặt hàng bán lẻ. Trong giữa-những năm 1990, các tỷ lệ đã đảo ngược: các giá được thị trường quyết định cho 93 phần trăm của các mặt hàng bán lẻ, 79 phần trăm sản phẩm nông nghiệp, và 81 phần trăm sản xuất vật liệu (Pei 2006, 125). Ngày nay tỷ lệ phần trăm của giá cả do thị trường quốc gia thậm chí còn cao hơn.

clip_image010

HÌNH 3.5. Phần của những người lao động được các SOE (doanh nghiệp sở hữu nhà nước) thuê trong tổng việc làm đô thị ở Trung Quốc, 1978–2016

Nguồn dữ liệu: National Bureau of Statistics, Statistical Yearbooks, các năm khác nhau. Dữ liệu được Haiyan Ding vui lòng cung cấp.

3.3 Các Đặc điểm Chính của Chủ nghĩa tư bản chính trị

3.3a Ba Đặc trưng và Hai Mâu thuẫn mang tính Hệ thống

Định nghĩa của Max Weber về chủ nghĩa tư bản được thúc đẩy về chính trị trong Protestant Ethic and the Spirit Capitalism [Đạo đức Tin lành và Tinh thần của Chủ nghĩa tư bản] đã là “sử dụng quyền lực chính trị để đạt lợi lộc kinh tế.” Theo lời của Weber, “Chủ nghĩa tư bản của những người khởi xướng, các nhà đầu cơ quy mô lớn, những kẻ săn đất nhượng và phần nhiều chủ nghĩa tư bản tài chính hiện đại ngay cả trong thời bình, nhưng, trên hết, chủ nghĩa tư bản đặc biệt quan tâm đến lợi dụng các cuộc chiến tranh, mang con dấu này [kiếm được của cải bằng vũ lực, mối quan hệ chính trị, hay đầu cơ] thậm chí trong các nước Tây phương hiện đại, và một số … phần của thương mại quốc tế quy mô lớn liên hệ mật thiết với nó” (1992, 21). Weber đã trình bày ý tưởng này thêm nữa trong Economy and Society: “Chủ nghĩa tư bản chính trị đã tồn tại … bất kỳ đâu đã có sự thầu thu thuế (tax farming), sự cung cấp sinh lời của các nhu cầu chính trị của nhà nước, chiến tranh, cướp biển, sự cho vay nặng lãi quy mô lớn, và sự thực dân hóa” (1978, 480).

Các nhà nước thực hành chủ nghĩa tư bản chính trị ngày nay, đặc biệt Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, và Singapore, đã sửa đổi mô hình này bằng việc đặt một bộ máy quan liêu hết sức hiệu quả và hiểu biết công nghệ chịu trách nhiệm về hệ thống. Đây là đặc trưng quan trọng đầu tiên của hệ thống—bộ máy quan liêu đó (mà rõ ràng là người hưởng lợi chính của hệ thống) có nghĩa vụ chính của nó là để thực hiện tăng trưởng kinh tế cao và thực hiện các chính sách cho phép đạt được mục tiêu này. Tăng trưởng là cần thiết cho sự hợp pháp hóa sự cai trị của nó. Bộ máy quan liêu cần là kỹ trị và sự lựa chọn các thành viên của nó dựa trên-công trạng (merit-based) nếu muốn thành công, đặc biệt vì không có luật trị (rule of law). Sự thiếu một luật trị bắt buộc là đặc trưng quan trọng thứ hai của hệ thống.

Đặng như nhà sáng lập chủ nghĩa tư bản chính trị hiện đại

Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ ưu việt của Trung Quốc từ cuối các năm 1970 đến giữa-các năm 1990, có thể được coi như người cha sáng lập của chủ nghĩa tư bản chính trị hiện đại, một cách tiếp cận—hơn là một ý thức hệ—kết hợp sự năng động của khu vực tư nhân, sự cai trị hiệu quả của bộ máy quan liêu, và một hệ thống chính trị độc-đảng. Triệu Tử Dương, mà đã là thủ tướng Trung Quốc và, một thời kỳ ngắn, tổng bí thư của Đảng cộng sản (nhưng đã bị phế truất trong năm 1989 sau các sự kiện Thiên An Môn), trong hồi ký của ông đã mô tả quan điểm chính trị của Đặng thế này: “[Ông] đã đặc biệt chống lại một hệ thống đa đảng, tam quyền phân lập và hệ thống nghị viện của các quốc gia tây phương—và đã kiên quyết bác bỏ chúng. Hầu như mỗi lần ông nhắc đến cải cách chính trị, ông đã chắc chắn để lưu ý rằng hệ thống chính trị Tây phương hòa toàn không thể được chấp nhận” (2009, 251). Đối với Đặng, cải cách kinh tế đã là dựa vào “học từ các sự thực” và việc cho phép khu vực tư nhân quyền rộng rãi, nhưng chẳng bao giờ rộng và mạnh đến mức bức chế các sở thích của nó lên nhà nước và Đảng cộng sản. Cải cách chính trị, Triệu viết, đã có nghĩa là sự cải thiện về tính hiệu quả của hệ thống; nó có nghĩa không nhiều hơn một “cải cách hành chính.”

Trong lĩnh vực kinh tế, quan điểm của Đặng đã không rất khác với quan điểm của “lão thành” bảo thủ Trần Vân (cha đẻ của kế hoạch 5 năm đầu tiên của Trung Quốc), người dùng ẩn dụ về một con chim trong một chiếc lồng để giải thích vai trò thực sự của khu vực tư nhân: nếu khu vực tư nhân bị kiểm soát quá chặt, giống một con chim bị cầm tù, nó sẽ chết ngạt; nếu nó được để hoàn toàn tự do, nó sẽ bay đi mất.23 Cho nên cách tiếp cận hay nhất là đặt con chim vào một cái lồng rộng rãi. Mặc dù ẩn dụ được liên kết với sự diễn giải bảo thủ về các cải cách Trung quốc, có thể nói rằng quan điểm của Đặng đã khác chỉ về mặt kích thước của cái lồng mà bên trong đó ông muốn nhốt khu vực tư nhân. Tuy vậy, không phải Đặng muốn hạn chế quy mô của khu vực tư nhân mà là hạn chế vai trò chính trị của nó—tức là, khả năng của nó để áp đặt các sở thích của nó lên chính sách nhà nước. Trong tóm tắt khéo léo của Ming Xia, Đặng đã là “Kiến trúc sư Trưởng [mà] đã thiết kế một sự quá độ trơn tru từ CNXH nhà nước sang chủ nghĩa tư bản” nhưng ông cũng “không do dự để tiêu diệt bất cứ ý tưởng nào ông cho là nguy hiểm.… Ông đã chặn xu hướng ‘tự do hóa tư sản’ [trong 1986] và đã đàn áp dã man các cuộc biểu tình sinh viên [trong 1989]” (2000, 186). Chính di sản kép này là cái xác định không chỉ Trung Quốc của Đặng mà rộng hơn mô hình của chủ nghĩa tư bản chính trị.

Cách tiếp cận của Đặng là giống với cái Giovanni Arrighi, trong Adam Smith in Beijing [Adam Smith ở Bắc Kinh] (2007), gọi là sự phát triển “tự nhiên” Smithian, nơi các lợi ích của các nhà tư bản đã chẳng bao giờ được phép để thống trị tối cao, và nhà nước giữ lại sự tự trị đáng kể để theo đuổi các chính sách lợi ích-quốc gia và, nếu cần, kiềm chế khu vực tư nhân. Khả năng kép này của nhà nước để được hướng dẫn bởi các lợi ích quốc gia (một đặc tính rất hám lợi) và sự kiểm soát khu vực tư nhân là đặc điểm chính của chủ nghĩa tư bản chính trị, hay cái chúng ta có thể gọi là đặc trưng quan trọng thứ ba của nó. Điều này đòi hỏi, nhằm để cho nhà nước có khả năng hành động một cách quyết định, sự độc lập của nó khỏi các ràng buộc pháp lý—nói ngắn gọn, việc ra quyết định tùy tiện bởi những người [lãnh đạo], và không phải việc ra quyết định theo luật pháp (đặc trưng thứ hai của chúng ta).

Giống tất cả các nước, các nước với chủ nghĩa tư bản chính trị có các luật, và các luật đó được áp dụng trong hầu hết các trường hợp. Tuy vậy, luật trị không thể được khái quát hóa (tức là, được làm để áp dụng cho tất cả mọi người bất chấp các mối quan hệ và liên kết chính trị) bởi vì việc đó sẽ phá hủy sự cài đặt của hệ thống và tác động đến những người hưởng lợi chính của nó. Giới elite được lợi từ tính tùy tiện vì nó có thể, le cas échéant (nếu cần), đơn giản không áp dụng luật, hoặc cho bản thân nó hay cho những người ủng hộ của nó, khi luật là bất tiện. Ngoài ra, nó có thể áp dụng luật với đầy đủ sức mạnh (và thậm chí thêm một chút) khi một diễn viên chính trị “không mong muốn,” hay đối thủ kinh doanh, cần bị trừng trị. Như thế, chẳng hạn, các quy tắc không áp dụng khi Tập Cận Bình cần mở rộng chức chủ tịch của ông vượt quá hai nhiệm kỳ thông thường, hay khi Vladimir Putin cần để lách tinh thần luật pháp bằng việc ứng cử cho chức vụ chóp bu bốn lần. Nhưng toàn bộ sức mạnh của luật có thể được dùng để đánh (bằng dùi cui) các công ty do các diễn viên bất tiện về chính trị sở hữu. Không nhất thiết đúng rằng các diễn viên như vậy là vô tội (như trong ví dụ về tỷ phú Nga lưu vong Mikhail Khodorkovsky, mà có lẽ đã không [vô tội]), nhưng rằng luật được dùng một cách chọn lọc chống lại họ. Trùm tư bản Trung quốc Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), một người với các mối quan hệ phức tạp với ban lãnh đạo Trung quốc, đã đối mặt một số phận tương tự như Khodorkovsky khi ông đột nhiên bị bắt cóc khỏi khách sạn Hồng Kông sang trọng nhất. Việc sử dụng quyền lực tùy tiện này là cái Flora Sapio (2010, được trích trong Creemers 2018) gọi là một “vùng vô luật pháp,” nơi sự hoạt động bình thường của luật bị treo. Các vùng vô pháp luật như vậy không phải là một sự lầm lạc mà là một phần không thể tách rời của hệ thống.

Việc này đưa chúng ta đến mâu thuẫn đầu tiên tồn tại trong chủ nghĩa tư bản chính trị hiện đại: mâu thuẫn giữa sự cần một giới kỹ trị và có kỹ năng cao và sự thực rằng elite phải hoạt động dưới các điều kiện của sự áp dụng có chọn lọc của luật trị.24 Hai thứ mâu thuân nhau: một elite kỹ trị được giáo dục để theo các quy tắc và hoạt động bên trong các giới hạn của một hệ thống duy lý. Nhưng tính tùy tiện (arbitrariness) trong áp dụng các quy tắc trực tiếp làm xói mòn các nguyên tắc này.

Tham nhũng tràn lan

Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa (i) tham nhũng tràn lan trong các hệ thống như vậy làm tăng bất bình đẳng, bởi vì quyền lực tùy ý (discretionary power) được trao cho bộ máy quan liêu cũng được các thành viên khác nhau của nó dùng để nhận được lợi lộc tài chính, vị trí càng cao lợi lộc càng lớn, và (ii) nhu cầu để giữ bất bình đẳng trong vòng kiểm soát vì các lý do về tính chính đáng. Đấy là nơi định nghĩa chi tiết hơn của Weber về chủ nghĩa tư bản chính trị trở nên có thể được áp dụng đầy đủ. Các quyết định về các vấn đề như đánh thuế, sự thi hành các quy định, vay và cho vay, và ai sẽ được lợi từ các công trình công cộng thường là tùy ý. Chúng có thể dựa một phần vào các tiêu chuẩn khách quan, và một phần vào nhân dạng của những người hưởng lợi tiềm năng và lợi lộc tài chính của elite có thể là bao nhiêu. Elite không được xem đơn giản như bộ máy quan liêu, bởi vì các ranh giới giữa nơi bộ máy quan liêu chấm dứt và sự kinh doanh bắt đầu bị mờ: các cá nhân có thể di chuyển giữa hai vai trò này, hay các vai trò khác nhau có thể được duy trì bởi các cá nhân khác nhau bên trong cùng “tổ chức” mà có “các đại diện” của nó rải rác, một số trong kinh doanh, những người khác trong chính trị. Sử dụng một từ theo nghĩa xấu, ta có thể nói các tổ chức như vậy là không quá khác các tổ chức mafia. Chúng tạo ra băng đảng chính trị-doanh nhân và là bộ xương của chủ nghĩa tư bản chính trị mà trên đó mọi thứ khác treo lên. Sự tích tụ của các băng đảng như vậy tạo ra cái có thể gọi là giai cấp chính trị-tư bản chủ nghĩa.25

Tham nhũng là bệnh đặc hữu của chủ nghĩa tư bản chính trị. Bất kể hệ thống nào đòi hỏi sự ra quyết định tùy ý phải có tham nhũng tràn lan. Vấn đề với tham nhũng, từ quan điểm của elite, là, đi quá xa, nó có khuynh hướng làm xói mòn tính liêm chính của bộ máy quan liêu và khả năng để tiến hành các chính sách kinh tế tạo ra tăng trưởng cao. Phần chính của khế ước xã hội mà duy trì chủ nghĩa tư bản chính trị khi đó bị nổ tan. Dân cư có thể chịu sự thiếu tiếng nói của nó (hay trong một số trường hợp, có thể không quan tâm liệu nó có tiếng nói hay không) chừng nào elite cung cấp những sự cải thiện hữu hình về các tiêu chuẩn sống, cung cấp sự quản trị tư pháp có thể chịu đựng được, và không cho phép những sự bất bình đẳng rành rành. Nhưng nếu tham nhũng đi quá đà, khế ước xã hội đó không còn có hiệu lực: tăng trưởng cao không thể được duy trì trong một môi trường tham nhũng-cao; sự quản trị tư pháp cũng chẳng có thể chịu đựng được nữa; sự tiêu dùng phô trương cũng chẳng được giữ trong vòng kiểm soát. Tất cả đều trở nên tồi hơn nhiều.

Hệ thống luôn luôn trong cân bằng bấp bênh. Nếu tham nhũng vượt khỏi tầm tay, hệ thống có thể sụp đổ. Nhưng nếu luật trị được thực hiện đầy đủ, thì hệ thống thay đổi triệt để và chuyển từ sự kiểm soát của một đảng hay một elite sang một hệ thống của sự cạnh tranh elite. Để giữ cho hệ thống hoạt động, elite vì thế phải tìm một con đường trung đạo giữa hai đường đi, chẳng cái nào trong số đó nó có thể được thực hiện đầy đủ. Vào lúc nào đó nó có thể nghiêng hướng về một đường, vào lúc khác nó có thể nghiêng về đường kia. Một đường đi là để củng cố luật trị, cho dù nó không thể được thực hiện đầy đủ, bởi vì sự tùy ý (discretion), như chúng ta đã thấy, là cốt yếu cho quyền lực của elite. Đấy là chiến lược mà Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc từ 2003 đến 2013, đã thử làm theo. Một số nhà phân tích đã thấy, một cách sai lầm, chiến lược của Hồ như một bước đầu tiên hướng tới mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa tư bản tự do. Mặc dù đó không phải là mục tiêu, tuy nhiên là đúng rằng một chủ nghĩa tư bản chính trị tuân thủ luật pháp hơn bắt đầu trông giống chủ nghĩa tư bản tự do hơn nhiều. Chiến lược thay thế là chiến lược được Tập Cận Bình sử dụng, nơi sự nhấn mạnh là đến sự chống tham nhũng. Chiến lược đó không đề cập đến nguyên lý tùy ý trong việc ra quyết định, nhưng đàn áp những sự lạm dụng quá xá nhất của nó. Đấy là vì sao các nhà bình luận nói chung xem chiến lược này như bảo thủ hơn; nó để các đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản chính trị không thay đổi, không làm giảm quyền lực của bộ máy quan liêu, và giữ khoảng cách ý thức hệ giữa các chủ nghĩa tư bản chính trị và tự do rộng như trước kia. Nhưng nó ổn định hóa chủ nghĩa tư bản chính trị.

Vì tham nhũng là đặc hữu với chủ nghĩa tư bản chính trị, là không thể để tiêu diệt nó. Để làm vậy, hệ thống sẽ hoặc phải thay đổi theo hướng của chủ nghĩa tư bản tự do hay sẽ phải trở nên tự cấp tự túc (autarkic). Các hệ thống tự cấp tự túc, vì các lý do được giải thích trong Chương 4, không có những khó khăn để giữ tham nhũng trong vòng kiểm soát (nhưng chúng có các vấn đề khác).

Tóm tắt hệ thống

Có thể hữu ích tại điểm này để tóm tắt các đặc trưng có tính hệ thống và các mâu thuẫn chính của chủ nghĩa tư bản chính trị, theo cách tôi thấy chúng.

Ba đặc trưng mang tính hệ thống là:

(1) Bộ máy quan liêu (chính quyền) hiệu quả

(2) Thiếu vắng luật trị (rule of law)

(3) Sự tự trị của nhà nước

Các mâu thuẫn là:

Thứ nhất, sự va chạm giữa các đặc trưng có tính hệ thống (1) và (2), cụ thể là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu quản lý khách quan (impersonal) công việc đòi hỏi một bộ máy quan liêu tốt và việc áp dụng luật tùy ý.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa tham nhũng tràn lan do sự vắng mặt luật trị gây ra và cơ sở trên đó tính chính đáng của hệ thống dựa vào.

Chúng ta thấy rằng, theo nghĩa nào đó, các mâu thuẫn bắt nguồn từ các đặc trưng chính của hệ thống.

3.3b Các Nước nào Có Hệ thống Chủ nghĩa Tư bản Chính trị?

Trung Quốc và Việt Nam là các ví dụ điển hình của chủ nghĩa tư bản chính trị. Nhưng chúng không phải một mình. Chí ít chín nước khác có các hệ thống khớp với các đòi hỏi của chủ nghĩa tư bản chính trị, như được thấy trong Bảng 3.1. Để được bao gồm trong danh sách này, hệ thống chính trị của nước đó hoặc phải là độc đảng hay de facto độc đảng, với các đảng khác được phép tồn tại nhưng không để thắng các cuộc bầu cử, và/hoặc với một đảng đã giữ quyền lực trong nhiều thập niên.26

 

 

BẢNG 3.1. Các nước có hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị

Nước

Hệ thống chính trị

Số năm nắm quyền (cho đến 2018)

Tỷ lệ tăng trưởng/đầu người trung bình giữa 1990/1991 và 2016

Xếp hạng tham nhũng năm 20164

Trung Quốc1

Độc đảng cai trị từ 1949

69

8,5

79

Việt Nam1

Độc đảng cai trị từ 1945, mở rộng ra miền Nam 1975

73

5,3

113

Malaysia

Một đảng nắm quyền kể từ 1957 (chấm dứt tháng Năm 2018)

61

3,7

55

Lào1

Độc đảng cai trị từ 1975

43

4,8

123

Singapore

Một đảng nắm quyền kể từ 1959

59

3,4

7

Algeria1

Độc đảng cai trị từ 1962

56

1,82

108

Tanzania1

Một đảng nắm quyền kể từ 1962

56

3,5

116

Angola1

Độc đảng cai trị kể từ 1975

43

1,1

164

Botswana

Một đảng nắm quyền kể từ 1965

53

2,8

35

Ethiopia1

Độc đảng cai trị từ 1991

27

4,1

108

Rwanda

Độc đảng cai trị từ 1994

24

2,63

50

Thế giới

 

 

2,0

88

 

1. Đảng nắm quyền là đảng cộng sản hay tựa-cộng sản.

 

2. Được tính sau khi kết thúc nội chiến trong 2002.

 

3. Được tính sau khi kết thúc nội chiến trong 1993.

 

4. Các nước được xếp hạng từ ít tham nhũng nhất (số 1) đến tham nhũng nhất (số 176).

 

 

Ghi chú: “Độc đảng cai trị” có nghĩa rằng không có các đảng khác hay chúng không thích hợp (irrelevant); “một đảng nắm quyền” có nghĩa rằng có hệ thống đa đảng nhưng một đảng luôn luôn thắng các cuộc bầu cử. Nguồn dữ liệu: GDP dữ liệu từ World Bank World Development Indicators 2017. Xếp hạng tham nhũng từ Transparency International, https://www.transparency.org/. Index tham nhũng này đo “các mức cảm nhận về tham nhũng khu vực công theo các chuyên gia và những người kinh doanh.”

 

Hệ thống chính trị cũng phải được “sinh ra” sau một cuộc đấu tranh thành công vì độc lập dân tộc, dù các điều kiện trước đó đã là thực dân chính thức hay chỉ rất gần như vậy. Cuối cùng, lưu ý rằng tất cả các nước được liệt kê, có lẽ trừ Singapore, đã trở thành độc lập sau một cuộc đấu tranh bạo lực.27 Ngoài ra, vài nước đã trải qua một thời kỳ nội chiến. Danh sách cũng cho biết các nước trong đó sự quá độ sang chủ nghĩa tư bản bản xứ (indigenous) được một đảng cộng sản hay một đảng dứt khoát cánh tả tiến hành (tức là, các nước khớp với thảo luận của tôi về vai trò của chủ nghĩa cộng sản trong việc thực hiện quá độ sang chủ nghĩa tư bản).28 Bảy trong mười một nước thỏa mãn đòi hỏi sau cùng đó. Bảng cũng cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của các nước này trong 30 năm qua và sự xếp hạng hiện thời của chúng theo mức tham nhũng.

     

Với sự ngoại lệ của Angola và Algeria, tất cả các nước đã có tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người trên trung bình thế giới trong một phần tư thế kỷ qua. Trong 2016, mười một nước được liệt kê ở đây chiếm hơn 1,7 tỷ người (24,5 phần trăm dân số thế giới) và tạo ra 21 phần trăm sản lượng thế giới (được tính với PPP [ngang sức mua] 2011). Trong 1990, phần của chúng trong dân số thế giới là 26 phần trăm, còn phần của chúng trong sản lượng thế giới đã chỉ là 5,5 phần trăm. Nói cách khác, phần của chúng trong sản lượng thế giới đã tăng gần bốn lần trong chưa đến 30 năm, một sự thực mà không phải không liên quan đến tính hấp dẫn mà chúng, và nhất là Trung Quốc, có cho phần còn lại của thế giới.29

Trong lĩnh vực tham nhũng, 6 trong 11 nước có số điểm tồi hơn nước trung vị đáng kể (hạng trung vị là 88, vì 176 nước được xếp hạng trong 2016). Số điểm của Trung Quốc là tốt hơn trung vị thế giới một chút. Botswana và Singapore là các ngoại lệ thật ở đây, vì tham nhũng được cảm nhận, như được Transparency International đo, là rất thấp.

Trung Quốc là nước quan trọng nhất trong 11 nước, một nguyên mẫu của hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị, và nó cũng chào hàng mô hình của nó như một mô hình mà các nước khác nên bắt chước. Các đặc tính nào đó của hệ thống Trung quốc, nhất là bất bình đẳng, như thế là đáng xem xét cẩn trọng theo cùng cách mà chúng ta đã xem xét kỹ lưỡng bất bình đẳng ở Hoa Kỳ, nước điển hình của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do, trong Chương 2. Tuy vậy, một sự khác biệt là sự hiểu biết của chúng ta về bất bình đẳng Mỹ là tốt hơn sự hiểu biết của chúng ta về bất bình đẳng Trung quốc rất nhiều. Không chỉ dữ liệu Hoa Kỳ là phong phú hơn nhiều và sẵn có cho một thời kỳ dài hơn, chúng là tin cậy hơn và làm nổi bật nhiều khía cạnh (rất quan trọng, kể cả sự truyền bất bình đẳng ngang các thế hệ) mà hầu như không tồn tại cho Trung Quốc. Thảo luận của tôi về các đặc trưng Trung quốc vì thế sẽ nhất thiết hạn chế hơn.

3.4 Một Tổng quan về Bất bình đẳng ở Trung Quốc

3.4a Bất Bình đẳng Tăng lên Xuyên suốt

Sự hiểu biết về bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng của cải ở Trung Quốc là hạn chế hơn rất nhiều so với cho Hoa Kỳ và các nền kinh tế giàu có hay thu nhập-trung bình. Vô số khảo sát thu nhập tồn tại ở Trung Quốc sánh được chỉ bởi tính không đáng tin cậy của chúng. Các nguồn đáng tin cậy nhất là các khảo sát chính thức hộ gia đình của các vùng nông thôn và đô thị được Tổng cục Thống kê Quốc gia (National Bureau of Statistics-NBS) tiến hành kể từ 1954–1955. Đã có một sự gián đoạn trong Cách mạng Văn hóa, và chúng được tái khởi động trong năm 1982. Cho đến 2013 các khảo sát nông thôn và đô thị về mặt kỹ thuật đã là khác nhau (các bảng câu hỏi cũng khác), và là không dễ để đặt các kết quả của chúng lại với nhau để nhận được một bức tranh cho toàn bộ Trung Quốc. Thực ra, các xuất bản phẩm Trung quốc chính thức chẳng bao giờ kết hợp các kết quả khảo sát nông thôn và đô thị hay công bố các phân vị (fractile) mà có ý định trình bày phân bố cho toàn bộ Trung Quốc cho đến 2013, khi khảo sát đầu tiên toàn-Trung Quốc được tiến hành. Một trong những khó khăn chính đã là ở (và trong chừng mực nhất định vẫn là ở) sự xử lý những người sống ở các thành phố mà không có hội khẩu đô thị. Một số khảo sát đã nhóm những người này như một dân cư “trôi nổi” đặc biệt đứng giữa cư dân nông thôn và cư dân đô thị; trong các trường hợp khác, dân cư trôi nổi này đã không được bao gồm trong các khảo sát: các thành viên của nhóm đã không được phỏng vấn trong các vùng đô thị bởi vì họ không là các cư dân chính thức, và họ đã không thể được phỏng vấn trong các vùng nông thôn bởi vì họ không đích thân hiện diện ở đó. Trong một số trường hợp cực đoan, như ở Thâm Quyến và Thượng Hải, lỗ hổng giữa dân cư thực sự và dân cư có hộ khẩu thành phố vượt quá vài triệu người.30 Nghiên cứu phân bố thu nhập bị làm cho thậm chí khó khăn hơn bởi vì các nhà chức trách Trung quốc đã chưa bao giờ công bố dữ liệu vi mô (các đặc trưng cá nhân và thu nhập hộ gia đình) từ các khảo sát mà thay vào đó chỉ công bố dữ liệu chắp vá dưới dạng sự lập bảng về các phân vị thu nhập. Giỏi nhất, họ cung cấp, qua Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung quốc và Đại học Sư phạm Bắc Kinh, các tiểu mẫu (subsample) dữ liệu vi mô từ các khảo sát toàn quốc gốc mà không phủ tất cả các tỉnh.

Kể từ 2013, khi các khảo sát nông thôn và đô thị được hợp nhất vào một khảo sát toàn-Trung Quốc duy nhất, về nguyên tắc một bước tiến lớn, dữ liệu được công bố đã trở nên thậm chí còn thưa thớt hơn, và dữ liệu vi mô đã không được phát hành. Các cục thống kê chính phủ hiện thời công bố chỉ năm ngũ phân vị (quintile) của tổng dân cư, và các phần nông thôn và đô thị của chúng, được xếp hạng bởi thu nhập hộ gia đình trên đầu người. Như thế, thật mỉa mai, một sự cải thiện về phương pháp luận của khảo sát hàng đầu quốc gia đã tiếp theo bởi sự phát hành dữ liệu thậm chí còn ít ỏi hơn. Bất chấp các vấn đề như vậy, đấy vẫn là dữ liệu được dùng thường xuyên nhất để nghiên cứu bất bình đẳng ở Trung Quốc, và, trong phiên bản tiểu-mẫu của chúng (Dự án Thu nhập Hộ gia đình Trung Quốc, hay CHIP), chúng được bao gồm trong Cơ sở dữ liệu Luxembourg Income Study, nguồn trên hết cho các khảo sát khắp thế giới được hài hòa hóa (tức là, các khảo sát nơi các biến khác nhau được định nghĩa để là giống nhau, hay như nhau, ngang các nước nhằm để cho phép những sự so sánh quốc tế có ý nghĩa). Gần đây hơn, vài khảo sát đại học và tư nhân với sự phủ ít đầy đủ hơn về Trung Quốc đã cũng trở nên sẵn có, nhưng chỉ một khảo sát (Tài Chính Hộ gia đình Trung Quốc, CHFS) đã có được sự chấp nhận nào đó. Không chỉ dữ liệu bất bình đẳng thu nhập cho Trung Quốc là không vừa ý, mà nhiều chủ đề khác có thể được nghiên cứu cho các nước giàu và thu nhập-trung bình (thí dụ, tầm quan trọng của thu nhập vốn, sự đồng giao [homogamy], và tính di động giữa thế hệ), trong trường hợp của Trung Quốc, được nghiên cứu dùng các nguồn đáng ngờ hay chỉ các chuỗi thời gian rất ngắn, hay không thể được nghiên cứu chút nào.31

Việc nhắc đến các vấn đề nghiêm trọng này với dữ liệu Trung quốc sẽ không chỉ (đầy hy vọng để) thúc các nhà chức trách trở nên cởi mở và sẵn sàng hơn, mà cũng là cần thiết để nêu bật sự thực rằng chúng ta không thể nói với gần cùng mức tin cậy khi chúng ta thảo luận bất bình đẳng ở Trung Quốc như khi chúng ta thảo luận bất bình đẳng ở các nước giàu. Chính với sự báo trước này mà chúng ta quay sang nghiên cứu các xu hướng bất bình đẳng chính ở Trung Quốc.

Hình 3.6 cho thấy sự tiến hóa bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc từ những năm 1980 đến 2016. Panel A cho thấy bất bình đẳng nông thôn và đô thị, được tính từ hai khảo sát (nông thôn và đô thị), trong khi B cho thấy một cách để đặt hai thứ với nhau để nhận được một ước lượng về bất bình đẳng toàn-Trung Quốc. Vài thứ đáng lưu ý trong panel A. Thứ nhất, bất bình đẳng nông thôn ở Trung Quốc đã điển hình cao hơn bất bình đẳng đô thị, mà là rất bất thường, đặc biệt trong các nước đang trải qua sự công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh. Nó có thể được giải thích bởi mức bất bình đẳng ban đầu rất thấp trong các thành phố, khi hầu hết các công ty đã thuộc sở hữu nhà nước và phân bố tiền lương bị nén, nhưng cũng bởi hệ thống hộ khẩu, mà đã không cho phép đô thị hóa tiến triển quá nhanh (dẫn đến các nhóm lớn của những người nghèo và thất nghiệp), và ngoài ra, có lẽ bởi sự thất bại của các khảo sát để thâu tóm tất cả cư dân đô thị thực sự, chính xác bởi vì sự xử lý không rõ ràng những người không có hộ khẩu. Bất bình đẳng đô thị chắc sẽ lớn hơn nếu tất cả cư dân được bao gồm.

Thứ hai, trong khi bất bình đẳng nông thôn, sau một sự tăng trong các năm 1980, đã ở khoảng cùng mức, bất bình đẳng đô thị đã tăng đáng kể, với kết quả là kẽ hở giữa các mức bất bình đẳng nông thôn và đô thị đầu tiên đã giảm và rồi, vào đầu các năm 2000, dường như đã bị loại bỏ.

Thứ ba, gần đây đã có một sự chậm lại có thể nhận thấy, đôi khi được gọi là một sự tạm ngừng, về tăng bất bình đẳng đô thị. Điều này được giải thích bởi cái tôi gọi ở nơi khác là “các làn sóng Kuznets,” tức là, bởi sự thực rằng Trung Quốc đã đạt một giới hạn cho sự mở rộng lực lượng lao động rẻ và do đó kẽ hở (gap) tiền lương giữa những người lao động kỹ năng-cao và kỹ năng-thấp đã giảm, kiềm chế sự tăng hay thậm chí đẩy bất bình đẳng thu nhập xuống (Milanovic 2016, chương 2).32 Các xu hướng rộng này có ý nghĩa bất chấp sự đứt đoạn trong chuỗi nông thôn giữa 2007 và 2012, sau đó dữ liệu nông thôn tái xuất hiện với một mức bất bình đẳng cao hơn trước một cách đáng kể (như thế duy trì kẽ hở bất bình đẳng bất thường giữa các vùng nông thôn và đô thị).

Nếu chúng ta đặt dữ liệu nông thôn và đô thị lại với nhau, vì thu nhập đô thị là cao hơn thu nhập nông thôn rất nhiều (ngay cả sau khi điều chỉnh cho chênh lệch chi phí sinh hoạt), chúng ta sẽ kỳ vọng rằng bất bình đẳng toàn-Trung Quốc sẽ lớn hơn một mình bất bình đẳng hoặc nông thôn hay đô thị. Điều này quả thực là thế. Trong khi bất bình đẳng nông thôn và đô thị trong các năm 2010 đã là giữa 30 và 40 điểm Gini, bất bình đẳng toàn-Trung Quốc đã gần 50 điểm Gini, với một xu hướng giảm nhẹ bắt đầu khoảng 2009 (Hình 3.6B).33 Đấy là một mức bất bình đẳng vượt đáng kể mức bất bình đẳng Mỹ, tiến gần các mức bất bình đẳng mà chúng ta thấy ở Mỹ Latin. Nó cũng là một mức bất bình đẳng mà cao hơn đáng kể so với trong những năm 1980, khi Trung Quốc, về mặt phần của khu vực nhà nước về cả việc làm và giá trị gia tăng, đã vẫn là một nước XHCN. Như thế, bất bình đẳng đã tăng lên hết sức trong cả các vùng nông thôn và đô thị, và thậm chí còn hơn thế nữa (bởi vì kẽ hở [gap] thu nhập giữa các vùng nông thôn và đô thị tăng lên) ở Trung Quốc như một toàn thể.

clip_image012

HÌNH 3.6. Bất bình đẳng thu nhập (A) ở đô thị và nông thôn và (B) ở toàn Trung Quốc, những năm 1980–2015

Nguồn dữ liệu: Các Gini đô thị và nông thôn được tính từ các phân vị (fractile) thu nhập được cung cấp trong các Statistical Yearbook hàng năm khác nhau. Gini toàn-Trung Quốc cho thời kỳ 1985–2001 là từ Wu and Perloff (2005) và cho thời kỳ 2003–2015 là Gini được báo cáo chính thức (từ Zhuang and Li 2016).

Là hữu ích để đặt sự tăng bất bình đẳng Trung quốc vào khung cảnh so sánh. Trong khi bất bình đẳng thu nhập khả dụng Mỹ đã tăng khoảng 4 điểm Gini giữa giữa-các năm 1980 và 2013 (đạt một mức khoảng 41 điểm Gini), bất bình đẳng Trung quốc đã tăng trong khoảng cùng thời kỳ gần 20 điểm Gini (Hình 3.6B).

Cũng hữu ích để đặt sự tăng bất bình đẳng Trung quốc vào khung cảnh của các làn sóng Kuznets, những chuyển động lên và xuống của bất bình đẳng, như tôi đã làm trong cuốn sách Bất bình đẳng Toàn cầu của tôi. Sự lên của bất bình đẳng ở Trung Quốc khi đó có thể được xem như sự phản ứng với cơ chế Kuznetsian cổ điển của một sự chuyển lực lượng lao động từ nông nghiệp thu nhập thấp sang chế tác thu nhập cao hơn (mà tự nó tạo ra bất bình đẳng) và từ các vùng nông thôn vào các đô thị. Trong trường hợp Trung Quốc sự đu đưa lên đã mạnh hơn bình thường bởi sự thực rằng sự chuyển tiếp cấu trúc cũng ngụ ý một sự thay đổi có tính hệ thống, từ CNXH dựa vào nông thôn sang chủ nghĩa tư bản đô thị. Như thế cả hai sự chuyển tiếp đã đẩy bất bình đẳng lên.

Các diễn viên chính của sự lên này là gì? Bất bình đẳng tiền lương rõ ràng đã tăng khi nền kinh tế chuyển theo hướng chủ nghĩa tư bản, và tiền lương của những người lao động hiệu quả hơn hay có kỹ năng hơn đã tăng lên hơn tiền lương những người lao động kỹ năng thấp rất nhiều (chí ít cho đến gần đây; xem Luo and Zhu 2008, 15–17; Zhuang and Li 2016, 7). Trong một trong những bài báo rất hiếm mà dùng dữ liệu vi mô từ khảo sát lớn thường không tiếp cận nổi do NBS tiến hành, Ding, Fu, and He (2018) cho thấy rằng bất bình đẳng tiền lương đô thị đã tăng giữa 1986 và 2009 bên trong cả các công ty sở hữu nhà nước và các công ty tư nhân đô thị. Bất bình đẳng tiền lương trong các công ty tư nhân ở Trung Quốc đã luôn luôn lớn hơn trong các SOE (một kết quả chuẩn mà quay lại những nghiên cứu bất bình đẳng Âu châu trong những năm 1970), và kẽ hở giữa hai khu vực cho thấy một sự tăng thêm từ khoảng 2004 cho đến 2009, khi chuỗi (dữ liệu) kết thúc.

Bất bình đẳng Trung quốc cũng phần lớn “mang tính cấu trúc.” Các vùng đô thị đã phát triển nhưng hơn các vùng nông thôn rất nhiều (cho nên khi chúng ta kết hợp hai thứ thì bất bình đẳng nảy sinh là rất cao), và, theo một cách tương tự, các tỉnh duyên hải thành công đã đi nhanh hơn các tỉnh miền Tây (và lần nữa khi chúng ta kết hợp chúng lại với nhau, bất bình đẳng tổng thể là cao). Trong một bài tập lý thú so sánh bất bình đẳng Trung quốc và Mỹ, Xie and Zhou (2014) cho thấy rằng 22 phần trăm của bất bình đẳng Trung quốc là do hai đặc tính cấu trúc này (khoảng cách (gap) đô thị versus nông thôn, và các khoảng cách giữa các tỉnh), mà tầm quan trọng của nó ở Hoa Kỳ chỉ là 2 phần trăm.

Sự bùng nổ tăng trưởng ở Trung Quốc cũng là một tác nhân chính của sự bùng nổ bất bình đẳng. Như thế là đúng rằng không quan trọng chúng ta chia chiếc bánh thế nào, tức là, dù chúng ta xem xét bất bình đẳng giữa các vùng, hay giữa các thành phố và các làng, hay giữa những người lao động nông thôn và đô thị, hay giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, hay giữa những người lao động kỹ năng cao và kỹ năng thấp, hay giữa đàn ông và phụ nữ, bất bình đẳng đã tăng cho mỗi sự chia ra như vậy. Tôi nghĩ, sẽ là không thể để tìm thấy bất kể sự phân chia nào nơi bất bình đẳng đã không tăng lên một mức cao hơn mức trước các cuộc cải cách. Sự phát triển lý thú nhất, và cho các mục đích của chúng ta quan trọng nhất, gần đây là sự tăng về phần của thu nhập từ vốn sở hữu tư nhân, mà có vẻ được tập trung ở Trung Quốc như được tập trung ở các nền kinh tế thị trường tiên tiến. Như thế vài trong các đặc điểm mà qua đó phần tăng lên của vốn đẩy bất bình đẳng giữa cá nhân lên có hiệu lực cho Trung Quốc hệt như chúng có hiệu lực cho Hoa Kỳ.

Phần tăng lên của thu nhập từ vốn

Dữ liệu về phần toàn bộ và sự tập trung của thu nhập vốn ở Trung Quốc là hiếm hơn nhiều và ít đáng tin cậy hơn dữ liệu cho các nền kinh tế tiên tiến. Tuy vậy, bằng chứng thu thập được từ các nguồn khác chỉ ra một phần tăng lên của thu nhập từ vốn (mà nhất quán với tỷ lệ vốn-thu nhập [COR] tăng lên) và một mức độ rất cao của sự tập trung thu nhập vốn trong tay của những người giàu. Của cải tư nhân, theo Piketty, Yang, and Zucman (2017), đã tăng từ 100 phần trăm của thu nhập quốc gia trong những năm 1980 lên 450 phần trăm của thu nhập quốc gia trong năm 2015. Sự tăng về của cải tư nhân là do sự tư nhân hóa quy mô lớn của nhà ở (hơn 90 phần trăm của lượng nhà ở bây giờ thuộc sở hữu tư nhân) và tầm quan trọng tăng lên của cổ phần tư nhân. Cái sau cùng là do cả sự tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và sự tăng trưởng của các công ty tư nhân mới.

Trong một nghiên cứu tiên phong, Chi (2012) đã cho thấy tầm quan trọng tăng lên của thu nhập vốn ở đô thị Trung Quốc, đặc biệt cho các cá nhân giàu có. Sử dụng dữ liệu mức cá nhân bình thường không sẵn có từ khảo sát đô thị của NBS, Chi đã thấy rằng phần của thu nhập vốn (được định nghĩa như tổng của thu nhập đầu tư, thu nhập tiền cho thuê, và thu nhập tài sản khác) trong tổng thu nhập là gần zero cho 95 phần trăm dưới đáy của dân cư đô thị, rồi lảng vảng quanh 5 phần trăm cho những người ở giữa bách phân vị đô thị thứ 95 và 99, và đạt khoảng một phần ba cho 1 phần trăm trên đỉnh. Trong 2007, một năm trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, 1 phần trăm trên đỉnh đô thị kiếm được 37 phần trăm của toàn bộ thu nhập của nó từ sở hữu vốn. Giá trị đó chắc có khả năng được ước lượng thấp, vì nó không gồm lãi vốn chưa được thực hiện (nonrealized capital gains); lợi nhuận công ty chưa được chia, mà là đặc biệt cao ở Trung Quốc; và các thu nhập vốn “vô hình”, như tiền lãi không được rút nhưng để trên tài khoản. Để so sánh, chúng ta có thể lưu ý rằng trong thập niên đầu tiên của các năm 2000, 1 phần trăm trên đỉnh ở Hoa Kỳ nhận được khoảng 35 phần trăm thu nhập của nó từ vốn, kể cả lãi vốn được thực hiện (realized capital gains), một tỷ lệ phần trăm so sánh được với tỷ lệ được báo cáo cho Trung Quốc (Lakner 2014, fig. 2).34

Về khía cạnh này, cũng như về tính bền bỉ của tương quan thu nhập giữa thế hệ giữa các ông bố và các con trai (ít nhất trong hai thế hệ qua) và bất bình đẳng của cải, Trung Quốc cho thấy các đặc điểm tương tự như các đặc điểm của Hoa Kỳ, trừ rằng sự chuyển tiếp Trung quốc đã là nhanh đáng chú ý.35

Sự tăng lên của thu nhập vốn, như chúng ta kỳ vọng, trùng với sự nổi lên của một cấu trúc giai cấp mới ở Trung Quốc. Trong một nghiên cứu về giai cấp trung lưu Trung quốc, Li (n.d.) đã chia giai cấp trung lưu thành ba nhóm: giai cấp tư bản (các doanh nhân), giai cấp trung lưu “mới” (các nhà quản lý và các nhà chuyên nghiệp, dù trong khu vực công hay tư), và giai cấp trung lưu “cũ” (các chủ sở hữu nhỏ).36 Mặc dù giai cấp tư bản là nhỏ nhất trong ba giai cấp trung lưu này, số thành viên của nó đã tăng nhanh nhất: trong những năm 1980, tỷ lệ phần trăm của các nhà tư bản trong dân cư đô thị đã gần zero; trong 2005, khi nghiên cứu kết thúc, tỷ lệ phần trăm đã là 1,6. Các chủ sở hữu nhỏ, mà thu nhập chính của họ cũng đến từ vốn, tương tự đã tăng lên từ hầu như không trong đầu những năm 1980 lên khoảng một phần mười của dân số đô thị trong 2005. Các giai cấp doanh nhân tư bản chủ nghĩa rõ ràng đã tăng ở Trung Quốc, cùng với giai cấp trung lưu mới của các nhà chuyên nghiệp (dưới 20 phần trăm dân số đô thị một chút), những người, nhờ tiết kiệm của họ, cũng chắc có khả năng có thu nhập nào đó từ tài sản.

Sự lên của một elite tư bản chủ nghĩa mới được nghiên cứu gần đây của Yang, Novokmet, and Milanovic (2019) xác nhận. Sử dụng các khảo sát hộ gia đình, họ đã chứng minh bằng tư liệu sự thay đổi về thành phần chuyên nghiệp của 5 phần trăm Trung quốc trên đỉnh. Trong 1988, những người lao động, nhân viên văn phòng, và các quan chức chính phủ chiếm bốn phần năm của những người trong 5 phần trăm trên đỉnh. Hai mươi lăm năm muộn hơn, phần của họ đã hầu như giảm một nửa, và các chủ doanh nghiệp (20 phần trăm) và các nhà chuyên môn (33 phần trăm) đã trở nên chi phối (Hình 3.7).

Một đặc điểm nổi bật của giai cấp tư bản mới là nó đã nổi lên từ đất, có thể nói như vậy, vì hầu như bốn phần năm của các thành viên của nó kể lại có các ông bố đã là hoặc nông dân hay những người lao động chân tay. Tính di động này giữa thế hệ là không ngạc nhiên bởi vì sự xóa sạch gần như hoàn toàn của giai cấp tư bản sau cách mạng năm 1949 và rồi lại lần nữa trong Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960. Nhưng nó không nói cho chúng ta bất cứ thứ gì về tương lai, khi—vì sự tập trung của quyền sở hữu từ vốn, chi phí giáo dục tăng lên, và tầm quan trọng của các mối quan hệ gia đình—chúng ta có thể kỳ vọng sự truyền của cải và quyền lực giữa thế hệ sẽ là tương tự như những gì quan sát được ở phương Tây.

Giai cấp tư bản mới này ở Trung Quốc, tuy vậy, có thể là một “giai cấp tự nó” nhiều hơn là một “giai cấp cho chính nó,” so sánh với nhóm tương tự ở phương Tây, bởi vì vai trò của nhà nước và bộ máy quan liêu nhà nước dưới các điều kiện chính trị là lớn hơn ở chủ nghĩa tư bản tự do. Sự thiếu tầm quan trọng chính trị của các nhà tư bản lặp lại các khía cạnh của cấu trúc xã hội ở Trung Quốc trung cổ. Theo Jacques Gernet (1962), các nhà buôn giàu có ở Trung Quốc đời Tống đã chẳng bao giờ thành công trong việc tạo ra một “giai cấp” tự giác với các lợi ích chung bởi vì nhà nước đã luôn luôn ở đó sẵn sàng để kiểm soát quyền lực của các nhà buôn hay bất kể nguồn kình địch nào của quyền lực. Mặc dù các nhà buôn đã tiếp tục thịnh vượng như các cá nhân (như các nhà tư bản phần lớn thịnh vượng ngày nay ở Trung Quốc), họ đã chẳng bao giờ hình thành một giai cấp cố kết với chương trình nghị sự chính trị và kinh tế riêng của nó hay với các lợi ích được bảo vệ và truyền bá mạnh mẽ. Điều này, theo Gernet, đã rất khác với tình hình cùng lúc đó (thế kỷ thứ mười ba) trong các nền cộng hòa thương gia Italia và trong các nước Hà Lan và Bỉ. Hình mẫu này, trong đó các nhà tư bản làm giàu chính mình mà không sử dụng quyền lực chính trị, có thể được kỳ vọng tiếp tục ở Trung Quốc, và, bởi vì cấu trúc quyền lực mà theo định nghĩa được tạo ra ở các xã hội tư bản chủ nghĩa chính trị, cũng như ở các nước khác như vậy.

 

clip_image014

HÌNH 3.7. Thành phần chuyên môn của 5 phần trăm trên đỉnh Trung quốc, 1988–2013

Nguồn dữ liệu: Yang, Novokmet, and Milanovic (2019); các tính toán từ Dự án Thu nhập Hộ gia đình Trung quốc (CHIP).

3.4b Tham nhũng và Bất bình đẳng

Tham nhũng là mang tính hệ thống và tràn lan đối với chủ nghĩa tư bản chính trị và như thế đối với Trung Quốc. Như tôi đã lưu ý, điều này là bởi vì luật trị trong các hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị, do ý định (thiết kế), phải được diễn giải một cách linh hoạt. Tình hình này không chỉ giúp các nhà cai trị kiểm soát hệ thống hiệu quả hơn, mà nó cũng cho phép những người khác (kể cả elite) để tham ô. Có hai đặc điểm làm trầm trọng thêm mà làm cho tham nhũng Trung quốc đặc biệt nghiêm trọng. Thứ nhất, tham nhũng ngày nay khiến nhớ lại các ký ức (được truyền qua các thế hệ) về sự hỗn loạn tham nhũng và lạm phát đặc trưng cho thời kỳ các lãnh chúa và sự cai trị của Tưởng Giới Thạch trước cách mạng. Không thể là một ý nghĩ dễ chịu hay an ủi cho elite Đảng cộng sản để nhận ra rằng họ đã làm sống lại một số điều kiện mà chống lại chúng các nhà tiền bối cộng sản của họ ban đầu đã nổi loạn và vì thế họ đã có được sự ủng hộ của nhân dân. Thứ hai, toàn cầu hóa, như tôi sẽ lập luận trong Chương 4, đã tạo thuận lợi cho tham nhũng toàn thế giới bằng việc làm cho dễ hơn để che giấu các tài sản ăn cắp. Điều đó, đến lượt, đã làm cho sự hấp dẫn của tham nhũng ở Trung Quốc (như ở nơi khác) lớn hơn. Tham nhũng ở Trung Quốc cũng được tiếp tay bởi các điều kiện quốc tế nào đó: thứ nhất, có một số đơn vị chuyên giúp các cá nhân che giấu thu nhập ăn cắp của họ, và thứ hai, bởi vì các cảm giác chống-cộng còn rơi rớt lại, các nhà chức trách Hoa Kỳ và Canada không truy nã các công dân Trung quốc trốn khỏi đất nước với chiến lợi phẩm của họ với sự nhanh nhẹn và nghiêm khắc gần nhiều như họ làm đối với các tội phạm tương tự từ các nước khác.37

Mức tham nhũng ở Trung Quốc là to lớn khác thường theo các tiêu chuẩn toàn cầu; nhưng thậm chí còn nổi bật về mặt chính trị là sự thực rằng nó là cực kỳ cao theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc Maoist. Một nhà xã hội học Trung quốc xuất sắc, Hà Thanh Liên (He Qinglian), đã có thể viết, trong một cuốn sách trở thành sách bán chạy nhất ở Trung Quốc trong những năm 1990, rằng các cuộc cải cách của Đặng đã đem lại “sự bất bình đẳng, sự tham nhũng phổ biến và sự làm xói mòn cơ sở đạo đức của xã hội.”38

Để dùng một ẩn dụ hay được truyền bá bởi Vito Tanzi, cựu vụ trưởng Vụ các Vấn đề Tài khóa (Fiscal Affairs Department) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các hành vi tham nhũng là “những con mối” gặm nhấm các nền tảng của Cộng hòa Nhân dân. Về nguyên tắc, có hai phản ứng đối với tai họa này. Một, thường được một số nhà bình luận Tây phương và Trung quốc chủ trương, là để tăng cường luật trị.39 Việc đó, như tôi đã lập luận ở trên, không phải là một khuyến nghị có ý nghĩa cho một hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị bởi vì nó sẽ loại bỏ quyền lực tùy ý của bộ máy quan liêu. Quyền lực tùy ý như vậy được dùng để kiếm soát các nhà tư bản, trừng trị một số và tưởng thưởng số khác. Việc tăng cường luật trị là trực tiếp mâu thuẫn với hệ thống và không chắc được tiến hành—chí ít bởi những người biết đủ kỹ là nó sẽ kéo theo cái gì. Hơn nữa, lời khuyên này bỏ qua thực tế gần đây và được truyền cảm hứng bởi tấm gương của các nước đã tiến hành chuyển tiếp tới luật trị trong một thời kỳ dài hơn nhiều và dưới các hoàn cảnh rất khác. Những cố gắng để đưa luật trị vào Nga và Trung Á đã phản tác dụng một cách ngoạn mục, dẫn đến tham nhũng thậm chí lớn hơn trong quá khứ, và, ở Nga, đến sự cai trị của bọn đầu sỏ (oligarch) những kẻ đã đưa đất nước, sau một thập niên thay đổi kinh tế và pháp lý nhanh (1990–1999), đến bờ vực của hoặc một sự tan rã hay một nội chiến do bọn đầu sỏ thúc đẩy. Nó không là một triển vọng mà ban lãnh đạo Trung quốc hay bất cứ ban lãnh đạo biết điều nào sẽ thấy là hấp dẫn.

Phản ứng khác, mà là phản ứng Trung Quốc đã chọn, là sử dụng các công cụ của hệ thống để tìm ra các quan chức tham nhũng. Về chính thức, nó được gọi là một chiến dịch để “nhốt” quyền lực bên trong hệ thống. Việc này đã gồm, giữa các thứ khác, sự quay lại một chiến dịch giống-Maoist về “giáo dục-lại (cải tạo),” áp lực đạo đức, các trừng phạt hà khắc (đến tử hình bởi đội xử bắn), và quyết định không ngừng việc tố tụng (yêu cầu trách nhiệm về tham nhũng) ở mức cao tùy tiện—tức là, để truy tố không chỉ “những con ruồi” mà cả “những con hổ.” Kể từ khi chiến dịch chống-tham nhũng bắt đầu, hơn một triệu đảng viên của Đảng cộng sản ở các mức khác nhau, khoảng 1 phần trăm tổng số đảng viên, đã bị trừng trị.40 Như thế, về nguyên tắc, không ai là không thể bị sờ đến, mặc dù một số là “có thể bị sờ đến” hơn những người khác.41 Tuy vậy, lần đầu tiên từ trước đến nay một ủy viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã bị kết án, cũng như 20 ủy viên Trung ương trong số 205 ủy viên được bàu tại Đại hội Đảng 2012, khoảng 160 lãnh đạo ở mức thứ-trưởng và mức tỉnh, và một số lãnh đạo quân sự chóp bu (Li 2016, 9).

Một số vụ tham nhũng được đưa ra ánh sáng gây kinh ngạc về lượng (tiền) bị tham ô và được thu hồi. Từ Tài Hậu (Xu Caihou), vào lúc bị bắt năm 2014 ông đã là phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và quan chức cao nhất bị truy tố lúc đó, đã có toàn bộ tầng hầm của nhà rộng hơn 1.800 mét vuông của ông chất đống tiền mặt (nhân dân tệ, euro, và dollar) có trọng lượng hơn một tấn. Các đồ tạo tác quý chất đầy mười xe tải quân sự. Sự tịch thu tiền mặt lớn nhất kể từ khi thành lập nền Công hòa Nhân dân liên quan đến một phó vụ trưởng của vụ than trong Tổng cục Năng lượng Quốc gia mà được tìm thấy với hơn 200 triệu tệ tiền mặt (khoảng 26 triệu $ theo giá hối đoái đương thời). Mười sáu máy đếm tiền đã được đưa vào; bốn máy đã bị cháy hỏng trong quá trình đếm tiền. Một quan chức khác đã chứa 120 triệu tệ và 37 kilogram vàng, và đã sở hữu sáu mươi tám bất động sản trong các thành phố Trung quốc khác nhau (Xie 2016, 126, 149). Danh sách tiếp tục.

Tôi không nghĩ rằng người ta nên nghĩ về chiến dịch chống-tham nhũng như có ý định thực sự tiệt trừ tham nhũng bây giờ và làm cho nó là không thể trong tương lai.42 Các lực mang tính hệ thống mà là phần của chủ nghĩa tư bản chính trị sẽ luôn luôn gây ra tham nhũng. Mục tiêu thật của chiến dịch là để đẩy lui các lực này một chút—để làm cho chi phí tham ô cao hơn nhằm để làm giảm phạm vi ảnh hưởng của nó và chỉ để giữ tham nhũng trong vòng kiểm soát. Một khi chiến dịch yếu đi, như nó nhất định phải thế, tham nhũng sẽ lại trở nên phổ biến hơn. Và khi đó trong mười hay hai mươi năm, sẽ lại có thể có một sự thôi thúc chống-tham nhũng nữa với cùng mục tiêu hạn chế. Mục đích của các chiến dịch như vậy là để giữ dòng sông tham nhũng bên trong lòng sông của chính nó và không để cho nó tràn quá nhiều ra phần còn lại của xã hội. Một khi tham nhũng tràn ra, giống một nạn lụt, là rất khó để đưa nó quay lại một mức có thể chịu đựng được hơn.

Tác động phân phối của tham nhũng

Tai họa tham nhũng ở Trung Quốc bị làm cho nghiêm trọng hơn bởi vì tham nhũng thêm vào các mức bất bình đẳng cao rồi. Sự bất công về thu nhập cao như thế gây phẫn uất gấp đôi. Chúng ta đã thấy động lực này, chẳng hạn, trong các lực đã dẫn đến các cuộc cách mạng Trung Đông (cái gọi là Mùa Xuân Arab): trong khi sự bất bình đẳng được ghi lại đã hầu như không thay đổi trong các thập niên trước, cảm nhận về bất bình đẳng—được thúc đẩy chủ yếu bởi sự bất bình đẳng về tham nhũng—đã tăng lên (World Bank 2011). Trong những phân tích cực kỳ chi tiết của ông về tham nhũng ở Trung Quốc, Minxin Pei nhấn mạnh vô số tác động làm xói mòn của tham nhũng và cung cấp vô số chi tiết kinh nghiệm (Pei 2006, 2016). Trong khi các tác động phân phối của tham nhũng không thể được đo với sự chính xác ở Trung Quốc nhiều hơn chúng có thể được đo ở nơi khác, chúng ta có thể dùng các mẩu thông tin để hình thành một bức tranh về các tác động của nó. Dữ liệu được Pei báo cáo về các vị trí quan liêu của các quan chức tham nhũng, thời gian trong đó tham nhũng xảy ra, và số các vị trí chính thức được bán, cho phép người ta tính ra lượng tiền trên mỗi chức vụ được bán ở các mức hành chính khác nhau và để phân biệt giữa các quan chức làm việc cho chính quyền và các quan chức làm việc bên trong bộ máy đảng.43 Không bất ngờ, lợi lộc trên chức vụ được bán tăng với mức hành chính (lãnh thổ): nó là thấp nhất ở mức hạt (county) và cao nhất ở mức tỉnh (Hình 3.8). Điều này rõ ràng nói cái gì đó về giá trị ròng hiện tại (net present value) của thu nhập từ các chức vụ được bán, nhưng nó cũng cho thấy những người ở cao hơn trong hệ thống thứ bậc có khả năng kiếm nhiều tiền hơn từ tham nhũng. (Giả thiết là những người bán các chức vụ tại một mức cho trước thì bản thân họ ít nhất phải ở mức đó.)

clip_image016

HÌNH 3.8. Tiền kiếm được trên vị trí được bán ở các mức hành chính khác nhau (bằng triệu nhân dân tệ hiện hành), cho các quan chức đảng và quan chức không-đảng

Nguồn dữ liệu: Được tính từ Pei (2016, các phụ lục bảng A1 và A2).

clip_image018

HÌNH 3.9. Tiền (bằng triệu nhân dân tệ hiện thời) × số năm tham nhũng cho các vị dính líu đến nhiều quan chức

Nguồn dữ liệu: Tính toán từ Pei (2016, các phụ lục bảng A1 và A2).

 

Ngoài biến về lượng tiền kiếm được trên chức vụ được bán ra, một biến thứ hai từ dữ liệu của Pei, tổng lượng tiền kiếm được qua tham nhũng của các quan chức ở các mức hành chính khác nhau (lại được phân biệt giữa những người làm việc bên trong đảng và những người trong chính quyền) cho thấy chính xác cùng hình mẫu về tham nhũng lớn hơn khi các mức hành chính đi lên (các kết quả không được cho thấy ở đây). Cả hai kết quả như thế là phù hợp với khẳng định trước của tôi rằng tham nhũng làm tăng bất bình đẳng.

Một khía cạnh lý thú được dữ liệu tiết lộ là giá trị trên chức vụ được bán là lớn hơn đáng kể (tại một mức hành chính cho trước) cho các chức vụ được bán bởi các quan chức đảng so với các chức vụ được bán bởi các quan chức làm việc trong chính quyền hay các công ty (Hình 3.8). Tại mức huyện (prefecture), các chức vụ được bán bởi các quan chức đảng là gần như ba lần đáng giá như các chức vụ được bán bởi các quan chức “chỉ” chính quyền. Điều này có lẽ phản ánh khả năng của quan chức đảng để chỉ định người ta vào các việc làm béo bở hơn. Liệu bản thân các quan chức đảng có khấm khá hơn các quan chức khác tại cùng mức hành chính là ít rõ hơn. Người ta có thể nghĩ vậy, nếu người ta đánh đồng khả năng của họ để bán các chức vụ có giá trị với thu nhập riêng của họ (tức là, nếu người ta giả thiết rằng hai thứ tương quan dương với nhau), mặc dù cũng có thể rằng bản thân các quan chức đảng không được trả tốt nhưng có sự tiếp cận đến các chức vụ đầy quyền lực và như thế sử dụng việc bán các chức vụ này để bổ sung cho thu nhập của họ.44

Những kết luận tương tự nổi lên từ năm mươi vụ tham nhũng tinh vi hơn dính líu đến nhiều cá nhân (và như thế các mạng lưới tội phạm). Các thủ phạm chính, như trước đây, được phân biệt bởi mức hành chính mà tại đó họ làm việc và bởi liệu họ là các quan chức đảng hay không (nhóm không-đảng bây giờ gồm nhiều doanh nhân hơn trong phân tích trước). Bây giờ có nhiều trường hợp của các quan chức đảng cấp tỉnh tham gia tham nhũng (đã không có [dữ liệu] ở mức cao đó trong kiểu trước của tham nhũng), và biến “tiền nhân với khoảng thời gian tham nhũng” xuất hiện trong các vụ của họ là đặc biệt cao (Hình 3.9). Các quan chức đảng lại kiếm được nhiều từ tham nhũng hơn các quan chức không-đảng ở mức tỉnh và mức hạt.

3.5 Tính Lâu bền và sự Hấp dẫn Toàn cầu của Chủ nghĩa Tư bản Chính trị

Trong hai tiết đoạn tiếp, tôi sẽ thử—một thứ luôn luôn mạo hiểm—để nhìn vào tương lai; đầu tiên, để thảo luận các triển vọng cho tính lâu bền của chủ nghĩa tư bản chính trị ở bản thân Trung Quốc, và sau đó xem xét tính hấp dẫn nội tại của hệ thống, cùng với sự sẵn sàng của Trung Quốc để thúc đẩy và “xuất khẩu” nó theo cách mà Hoa Kỳ đã “xuất khẩu” chủ nghĩa tư bản tự do kể từ thời của Woodrow Wilson. Chúng ta phải nhớ rằng tính hấp dẫn của một hệ thống được thảo luận về mặt công trạng của riêng nó, bất chấp người ủng hộ. Tuy vậy, về mặt lịch sử, sự truyền bá của bất kể hệ thống nào đã được giúp một cách đáng kể bởi sự hiện diện của một cường quốc mạnh ủng hộ nó hay áp đặt nó lên các nước khác. Bất cứ nước nào Napoleon chinh phục, ông đã phá vỡ các ràng buộc phong kiến sớm hơn, ban hành quy định chống giáo hội, đưa Code civil (Luật dân sự) vào, tạo ra tầng lớp quý tộc của riêng ông, và, thường, chỉ định các nhà cai trị. Hiến pháp Hoa Kỳ và tam quyền phân lập hầu như đã truyền cảm hứng cho tất cả các hiến pháp Mỹ Latin bởi vì Hoa Kỳ là một bá quyền lục địa. Sau Chiến tranh Thế giới I người Pháp đã tạo ra cordon sanitaire (vành đai y tế) của các nền dân chủ đại nghị (không ổn định) ở Đông Âu nhằm cản trở sự Soviet hóa khả dĩ của các nước này. Liên Xô, sau Chiến tranh Thế giới II, đồng thời đã giải phóng và chiếm đóng một số nước này bằng việc áp đặt hệ thống kinh tế và chính trị của riêng nó. Tương tự, và trên một quy mô to lớn hơn nhiều, Hoa Kỳ đã thúc đẩy và thường áp đặt hệ thống tư bản chủ nghĩa qua các cuộc đảo chính và các chiến dịch quân sự. Trung Quốc có sẵn sàng làm cùng thế?

Nhưng đầu tiên chúng ta phải hỏi liệu chủ nghĩa tư bản chính trị, như được Đặng Tiểu Bình xác định, chắc có khả năng để sống sót trong một thời gian dài ở bản thân Trung Quốc.

3.5a Giai cấp Tư sản Sẽ có Cai trị Nhà nước Trung quốc?

Trung Quốc không phải là phương Tây. Nhưng sự khác biệt giữa hai thứ chính xác là gì, trong khung cảnh dài hạn? Đây là một câu hỏi to lớn mà đã có được tầm quan trọng thêm trong hai thập niên qua do sự lên của Trung Quốc, sự tương phản rõ ràng giữa sự tổ chức của các nền kinh tế Trung quốc và Tây phương, và (nhất là) nhiều dữ liệu lịch sử được cải thiện mà chúng ta có bây giờ. Nhằm để trả lời câu hỏi đó và xem xét các triển vọng của chủ nghĩa tư bản chính trị, sẽ là hữu ích để xem xét một cách tiếp cận lý thú được Giovanni Arrighi gợi ý trong Adam Smith in Beijing: Lineages of the Twenty-First Century [Adam Smith ở Bắc Kinh: Các nòi giống của Thế kỷ thứ Hai mươi Mốt] (2007).

Các chủ nghĩa tư bản Smithian và Marxian

Arrighi bắt đầu từ một phép phân đôi mà tôi nghĩ ông đã là người định nghĩa đầu tiên, trong một loạt bài báo, giữa cái ông gọi là một con đường phát triển Smithian “tự nhiên” của chủ nghĩa tư bản và một con đường Marxian “phi tự nhiên”. Con đường tự nhiên của Smith, “sự tiến bộ tự nhiên của sự giàu có (opulence),” theo thuật ngữ của The Wealth of Nations, là con đường của một nền kinh tế thị trường của các nhà sản xuất nhỏ phát triển, qua phân công lao động, từ nông nghiệp vào chế tác và chỉ muộn hơn vào thương mại nội địa và cuối cùng vào thương mại nước ngoài khoảng cách xa. Con đường là “tự nhiên” bởi vì nó đi theo nhu cầu của chúng ta (từ thức ăn đến quần áo đến buôn bán, từ làng đến thị trấn đến các miền đất xa xôi) và như thế không nhảy qua các giai đoạn. Suốt từ đầu đến cuối—Smith cẩn trọng nhắc tới—nhà nước để cho nền kinh tế thị trường và các nhà tư bản phát đạt, bảo vệ tài sản, và áp đặt các thuế có thể chịu đựng được nhưng đã không duy trì sự tự trị tương đối của nó khi nói đến chính sách kinh tế và đối ngoại. (Đấy là vì sao, trong một phần của The Wealth of Nations, Smith ca ngợi Đạo luật Hàng hải (điều hướng), dựa hoàn toàn vào lý lẽ an ninh quốc gia, tức là, sự tự trị nhà nước, mặc dù trong phần khác của cuốn sách, ông ngầm tấn công dữ dội nó vì lý do độc quyền.)45 Arrighi tóm tắt nó thế này: “Các đặc điểm Smithian … [là] phương pháp cải cách từ từ và hành động nhà nước nhắm tới sự mở rộng và sự nâng cấp phân công lao động xã hội; sự mở rộng to lớn của giáo dục; làm cho lợi ích tư bản chủ nghĩa lệ thuộc vào lợi ích quốc gia và khuyến khích tích cực sự cạnh tranh giữa-tư bản” (2007, 361).

Cách tiếp cận của Marx, ngược lại, là coi cái ông quan sát ở châu Âu trong thời ông, một thế kỷ sau Smith, là “con đường phát triển tư bản chủ nghĩa bình thường” (cái tôi gọi là con đường phát triển Tây phương). Nhưng cái Marx nghĩ như “bình thường” đã là một hệ thống (1) mà đã đảo ngược sự tiến bộ tự nhiên bằng việc phát triển thương mại đầu tiên và nông nghiệp cuối cùng, một hệ thống mà như thế (theo lời của Arrighi) đã là “phi tự nhiên và thoái hóa,” và (2) nơi nhà nước đã đánh mất sự tự trị của nó cho giai cấp tư sản.46

Trên thực tế, các lợi ích tư bản chủ nghĩa đã chi phối trong việc vận hành các nhà nước Tây phương từ thời Marx cho đến tận ngày nay, dù nói đến các chính sách kinh tế (hãy nghĩ về các sự cắt giảm thuế dưới Tổng thống Trump) hay chính sách đối ngoại (hãy nghĩ về việc đầu cơ trục lợi đi cùng với Chiến tranh Iraq). Các nhà tư bản đã tiếp quản nhà nước và, như Marx và Engels viết trong Tuyên ngôn Cộng sản, chính phủ đã trở thành “một ủy ban quản lý công việc chung của toàn bộ giai cấp tư sản.” Một con đường như vậy đã đảo ngược sự phát triển “tự nhiên” Smithian bằng việc bỏ qua các giai đoạn và đi vào thương mại đường dài và chủ nghĩa thực dân trước khi sản xuất địa phương được phát triển một cách chăm chỉ và đủ. Quan trọng nhất, tuy vậy, con đường Marxian khác với con đường Smithian ở chỗ không có sự tự trị nhà nước nào vis-à-vis giai cấp tư sản. Vì các nhà tư bản Âu châu đã phát đạt trong các điều kiện chinh phục, nô lệ, và thực dân, chúng đã cần nhà nước cho một sự phát triển “lệch tâm” như vậy, tức là, cho sự phóng chiếu sức mạnh ra nước ngoài, và như thế đã “chinh phục” nhà nước. Điều này làm cho con đường Âu châu hung hãn và giống chiến tranh.

Arrighi tin rằng cái chúng ta ngày nay cho là một con đường tư bản chủ nghĩa chuẩn là một con đường được Marx mô tả. Phù hợp với ý tưởng này, Peer Vries, trong cuốn sách xuất sắc của ông Escaping Poverty [Thoát Nghèo] (2013), xác định chủ nghĩa tư bản như sự tìm kiếm lợi nhuận duy lý cộng với sự hàng hóa hóa lao động cộng với sự thông đồng chính trị giữa nhà nước và các nhà tư bản cộng với sự phóng chiếu sức mạnh ra bên ngoài. Hai đặc điểm sau cùng rõ ràng là Marxian, không phải Smithian. Nhưng con đường đó đã là đặc thù cho châu Âu và không thể được khái quát hóa hay “được phong thần.” Arrighi cho rằng Trung Quốc đã theo một con đường thay thế, gần hơn nhiều với con đường Smithian, từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh. Nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc đã phát triển hơn ở tây Âu (có lẽ cho đến khoảng năm 1500), nhưng các lợi ích thương mại đã chẳng bao giờ có khả năng tổ chức mình một cách đầy đủ để đến thậm chí gần với sự sai khiến chính sách nhà nước. Nhà nước độc đoán đã để các nhà buôn giàu có yên bình chừng nào họ không đe dọa nó—tóm lại, chừng nào họ không quá tự phụ tự mãn. Nhưng nó luôn luôn để ý tới họ.

Như Jacques Gernet (1962) lập luận về Trung Quốc thời Tống, nhiều nhà buôn đã trở nên giàu, nhưng họ đã không tạo ra một “giai cấp,” như Đẳng cấp Thứ ba ở Pháp hay các giai cấp hữu sản tương tự ở nơi khác tại tây Âu, mà đầu tiên đã tìm được cách để có được đại diện chính trị và muộn hơn để giành được quyền lực. Ở Trung Quốc, ngược lại, đã có một chính phủ trung ương mạnh từ đầu mà đã có khả năng kiểm soát sức mạnh của các nhà buôn hay bất kể ai khác. Debin Ma đã lặp lại một chủ đề tương tự trong bài báo của ông về năng lực tài khóa của nhà nước Trung quốc: “Tại Trung Quốc, sự lên sớm của chủ nghĩa tuyệt đối [nhà nước tập trung dựa vào bộ máy quan liêu được tổ chức theo thứ bậc] với sự vắng mặt của bất kể định chế đại diện nào đã đảm bảo rằng các rent kinh tế từ sự kiểm soát bạo lực đã là vững chắc trong tay của (nhóm) lợi ích chính trị tách khỏi bàn tay của (nhóm) lợi ích thương mại và có tài sản” (2011, 26–27). Nó chắc chắn đã không là một chính phủ theo lệnh của giai cấp tư sản.

Francis Fukuyama, trongThe Origins of Political Order [Nguồn gốc của Trật tự Chính trị] (2011), giải thích sự vắng mặt của một giai cấp thương gia đối trọng ở Trung Quốc bởi quyền vô hạn của nhà nước, mà quay lại sự hình thành của nhà nước Trung quốc. Fukuyama cho rằng Trung Quốc đã đi trước mọi cường quốc lớn khác trong việc xây dựng nhà nước; nó đã cũng làm vậy trước bất kể diễn viên không-nhà nước có tổ chức nào (giai cấp tư sản độc lập, các thành phố tự do, giới tăng lữ) được tạo ra. Nhà nước như thế đã là hùng mạnh hơn bất cứ thứ gì khác rất nhiều, và “sự sớm hình thành nhà nước” này đã tiếp tục bóp nghẹt các trung tâm quyền lực thay thế từ triều đại nhà Thanh đến Trung Quốc Maoist.

Các quyền tài sản không rõ ràng và sự vắng mặt của luật trị không phải là dị thường

Việc này dẫn chúng ta đến Trung Quốc ngày nay. Chính phủ hiện thời do Đảng cộng sản–chi phối, và sự phân bố quyền lực chính trị giữa nó và giai cấp tư bản được hình thành rồi, làm nhớ lại hình mẫu truyền thống này. Chính phủ là hữu ích cho các lợi ích của giai cấp tư sản, nhưng chỉ chừng nào các lợi ích này không đi ngược các mục tiêu của nhà nước (tức là, của elite vận hành nhà nước). Wang Hui (2003, 176) đồng tình trích dẫn Immanuel Wallerstein: “Nếu bất kể ai nghĩ rằng không có sự ủng hộ nhà nước hay từ một vị trí đối lập với nhà nước ông ta có thể trở thành một nhà tư bản … đấy là một giả định ngớ ngẩn.”

Sự phân biệt giữa những sự dàn xếp tài sản khác nhau—dù là sở hữu nhà nước, sở hữu thuần túy tư nhân, hay bất kỳ trong vô số sắp xếp sở hữu ở giữa (chẳng hạn, một công ty sở hữu nhà nước huy động vốn tư nhân trên sở giao dịch chứng khoán, tài sản chung trộn lẫn với tài sản tư nhân, các hãng nhà nước với sự tham gia tư nhân nước ngoài)—là khá mờ ở Trung Quốc ngày nay và cung cấp môi trường phù hợp cho sự nổi lên của cái tôi gọi sớm hơn là giai cấp tư bản-chính trị (politico-capitalist class), hay cái Hans Overbeek (2016, 320) gọi là giai cấp “tư bản-cán bộ (cadre-capitalist)”.47 Tính mờ của các quyền sở hữu khác nhau không phải là một “lỗi,” hay cái gì đó nhất thời hay cần “sửa chữa,” mà đúng hơn là chính điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản chính trị. Thí dụ, các tổ chức Đảng cộng sản (“các chi bộ”) tồn tại bên trong các công ty sở hữu tư nhân hoàn toàn. Các tổ chức này có thể là hữu ích cho các nhà tư bản ở mức độ mà các nhà tư bản có khả năng thâu nạp chúng để lobby (vận động hành lang) đảng-nhà nước nhân danh họ. Nhưng sự hiện diện của các chi bộ Đảng cộng sản có thể cũng làm kiệt sức bởi vì chúng là các cử tri nữa cần làm hài lòng và để được hối lộ, hay một cơ quan khác mà có thể, nếu bầu không khí chính trị là như thế, quay sang chống lại các nhà tư bản. Và các tổ chức này có thể làm điều đó bất chấp cấu trúc quyền sở hữu và các quyền chính thức.

Ngay cả các thống kê Trung quốc chính thức gặp khó khăn xử lý các sự phân biệt này, các hình thức sở hữu là rất nhiều và rất nhiều quyền sở hữu khác nhau, trải từ khả năng để quyết định và bán các tài sản đến chỉ quyền hoa lợi. Vô số quyền sở hữu và cấu trúc công ty này đã là một trong những sự đau đầu chính cho những người ủng hộ vô điều kiện Đồng thuận Washington, khăng khăng về tầm quan trọng của các quyền tài sản được xác định rõ ràng cho sự tăng trưởng. Đã là không thể để khớp Trung Quốc, với rất nhiều mối quan hệ tài sản khác nhau của nó, vào chiếc áo-bó tân-tự do. Hơn nữa, vài trong số các kiểu sở hữu u ám nhất, như các doanh nghiệp hương trấn và làng xã, đã ghi nhận các tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục nhất (xem Weitzman and Xu 1993).

Có thể là hữu ích tại điểm này để rút ra sự tương tự giữa vô số sắp xếp sở hữu và sự áp dụng không đều của luật trị (“các vùng vô luật pháp” được nhắc tới ở trên). Trong con mắt của chủ nghĩa tư bản tự do, cả hai là dị thường: cấu trúc sở hữu phải được chữa lại cho đúng sao cho rõ ràng ai sở hữu cái gì, và luật phải được áp dụng cho tất cả mọi người. Nếu chẳng cái nào trong số các dị thường này được sửa, thì hệ thống được xem như cái gì đó không hoàn hảo. Nhưng điều này chẳng hề thế từ quan điểm của chủ nghĩa tư bản chính trị. Chính xác sự thiếu rõ ràng ngầm trong vô số hình thức sở hữu và tính tùy ý trong sự áp dụng các quy tắc là cái cho phép sự tạo ra giai cấp tư bản-chính trị. Cái có vẻ là tình trạng lộn xộn chính xác là môi trường nơi chủ nghĩa tư bản chính trị nổi lên và có thể thịnh vượng. Nói cách khác, cái chúng ta đang quan sát về cả tài sản và luật không phải là một sự bất thường mà là một đặc điểm xác định của hệ thống.

Dân chủ ở Trung Quốc?

Nhưng các nhà tư bản Trung quốc, mà tồn tại và phát đạt trong rừng rú của các kiểu sở hữu và các quyền tài sản không chắc chắn này, sẽ có mãi mãi đồng ý với vai trò cá biệt đó nơi các quyền chính thức của họ có thể bị giới hạn hay bị hủy bỏ bất cứ lúc nào, và nơi họ liên tục dưới sự dạy dỗ của nhà nước? Hay, khi họ trở nên mạnh hơn và đông hơn, họ sẽ tổ chức, ảnh hưởng đến nhà nước, và cuối cùng tiếp quản nó, như đã xảy ra ở châu Âu và Hoa Kỳ? Con đường Âu châu/Mỹ như được Marx phác họa có vẻ trong nhiều khía cạnh có một logic sắt nào đó: quyền lực kinh tế có khuynh hướng giải phóng bản thân mình và để trông nom, hay áp đặt, các lợi ích riêng của nó. Nếu các nhà tư bản có sức mạnh kinh tế trong tay họ, làm sao họ có thể bị chặn lại? Nhưng, mặt khác, thời kỳ của gần hai thiên niên kỷ trong đó sự cộng tác không dễ và không ngang nhau đó đã tồn tại giữa nhà nước Trung quốc và doanh nghiệp Trung quốc là một trở ngại ghê gớm, đan kết chặt truyền thống và sức ì, mà đã có thể giữ nhà nước tự trị.

Như thế, câu hỏi về dân chủ hóa Trung Quốc cần được nêu ra theo cách rất khác với cách thường được nêu: câu hỏi chính là liệu các nhà tư bản Trung quốc sẽ kiểm soát nhà nước và nếu, nhằm để làm vậy, họ sẽ sử dụng dân chủ đại diện như công cụ của họ. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, các nhà tư bản sử dụng công cụ đó rất cẩn trọng, thực hiện nó bằng những liều vi lượng đồng cân khi quyền bầu cử mở rộng, thường với nhịp độ sên bò, và rút nó lại mỗi khi có một mối đe dọa tiềm năng đối với giai cấp hữu sản (như ở nước Anh sau Cách mạng Pháp, hay ở Pháp sau thời kỳ Khôi phục (Restoration), hay ở Hungary và ít hơn một chút ở Austria suốt sự tồn tại của nền quân chủ kép). Nhưng vào năm 1918, đã là không thể về mặt chính trị để tiếp tục với những sự kiểm tra biết đọc biết viết hay điều tra thu nhập và thuế để loại trừ những người bỏ phiếu, và ngay cả các bang miền nam nước Mỹ cuối cùng đã bị Đạo luật các Quyền Dân sự 1965 gây áp lực để ngừng sử dụng một bộ công cụ đa dạng để tước quyền của các cử tri. Nền dân chủ Trung quốc, nếu nó đến, như thế sẽ tương tự với nó là như thế nào trong phần còn lại của thế giới ngày nay, theo nghĩa pháp lý về một người, một phiếu. Thế nhưng vì trọng lượng của lịch sử và bản chất bấp bênh và kích cỡ vẫn hạn chế của các giai cấp hữu sản, là không chắc chắn liệu một sự cai trị của giai cấp tư sản có thể được duy trì.48 Nó đã thất bại trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi; liệu nó có thể được tái-lập với thành công lớn hơn một trăm năm muộn hơn?

3.5b Trung Quốc Sẽ “Xuất khẩu” Chủ nghĩa tư bản chính trị?

Chủ nghĩa tư bản chính trị có các lợi thế rõ ràng cho những người nắm quyền: họ được cách ly khỏi áp lực trực tiếp của công luận, họ có cơ hội để đánh cuộc quyền lực chính trị của họ thành lợi ích kinh tế, và họ không đối mặt với các giới hạn thời gian được thể chế hóa cho sự cai trị của họ. Nhưng chủ nghĩa tư bản chính trị cũng chuyển các lợi thế nào đó cho dân cư. Nếu hệ thống được liên kết với một chính quyền hiệu quả và sự tham nhũng có thể chịu đựng được, nó có thể dễ dàng vượt qua vô số trở ngại pháp lý và kỹ thuật làm chậm sự tăng trưởng trong các nước dân chủ hơn. Khả năng của nhà nước Trung quốc để xây dựng đường sá và các đường xe lửa tốc hành qua các vùng nơi sự xây dựng như vậy sẽ tốn hàng năm, nếu không phải hàng thập niên cãi cọ pháp lý trong một chính thể dân chủ hơn, là một lợi thế rõ ràng về mặt xã hội và kinh tế—cho dù các quyền của một số người có thể bị coi thường trong quá trình. Những cuộc tham vấn dài và thường vô tận về nhiều khía cạnh của chính sách công cuối cùng có thể dẫn đến chẳng gì được thực hiện cả. Chắc chắn, việc hoàn toàn bỏ qua một số sự phản đối cũng có thể dẫn đến các quyết định tồi, hay đến sự chọn chỉ các khả năng thay thế mà theo lợi ích của một thiểu số. Nhưng trong nhiều trường hợp—và có lẽ thành công Trung quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng là thí dụ hay nhất như vậy—chúng đẩy xã hội tiến lên.

Bản thân các công dân có thể thích các quyết định nhanh hơn các cuộc tham vấn dài. Trong các xã hội tư bản chủ nghĩa thành công nhất, nhiều người là quá bận rộn với việc làm và đời sống hàng ngày của họ để chú ý sát đến các vấn đề chính trị. Họ thường thiếu một tiền cược (stake) đáng kể trong các vấn đề này, cho nên dùng thời gian vào chúng cũng chẳng hợp lý. Thật đáng chú ý rằng ở Hoa Kỳ, một trong những nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới, việc bàu một người mà, trong nhiều khía cạnh, có các đặc quyền của một vị vua được bàu không được đánh giá là đủ quan trọng để khuấy động nhiều hơn một nửa toàn bộ cử tri đến các phòng bỏ phiếu.

Là sai, tôi nghĩ, để cho rằng trong hoàn cảnh ngày nay người dân vẫn, như Aristotle đã mô tả họ, là “các động vật chính trị” đánh giá sự can dự vào các vấn đề công dân như một nguyên lý chung. Điều này có thể đã thế trong các quảng trường của các thành-bang Hy Lạp, nhưng ngay cả khi đó, cho chỉ một thiểu số giàu có của các công dân tự do. Trong thế giới thương mại hóa và bận rộn ngày nay, các công dân không có thời gian cũng chẳng có hiểu biết và mong muốn để dính líu đến các vấn đề công dân trừ phi các vấn đề trực tiếp liên quan đến họ. Chính “sự làm sâu” của chủ nghĩa tư bản qua sự nhấn mạnh không bị pha loãng của nó đến kiếm-tiền và sự mở rộng của nó vào lĩnh vực cá nhân (các đề tài được thảo luận trong Chương 5) để lại ít thời gian hơn cho sự thảo luận cân nhắc chính trị rộng hơn và không thể tạo ra lý tưởng đó về công dân am hiểu và quan tâm mà nhiều lý thuyết dân chủ giả định. Thậm chí có thể cho rằng một công dân như vậy không thể cùng tồn tại với chủ nghĩa tư bản bị siêu thương mại hóa. Các định nghĩa về dân chủ mà khăng khăng đòi sự tham gia của các công dân như thế là mâu thuẫn với thực tế. Các định nghĩa có tính kỹ thuật hơn nhiều của Robert Dahl và Joseph Schumpeter về polyarchy [nền đa trị-nhiều người cai trị] và democracy (nền dân trị-dân chủ) là chính xác hơn. Theo lời của một nhà phê bình Dahl, “Nền dân trị và nền đa trị … [đối với Dahl] cả hai là các dụng cụ mang tính công cụ thuần túy cho việc tối đa hóa sự thỏa mãn các nhu cầu ưu tiên, tư nhân [của các công dân]—chỉ vậy thôi” (Krouse 1982, 449). Nhưng điều này là hoàn toàn đúng: và nếu chủ nghĩa tư bản tự do có thể thỏa mãn các nhu cầu đó, chủ nghĩa tư bản chính trị cũng có thể. Cái nào làm tốt hơn là một câu hỏi kinh nghiệm.

Sự chấp nhận của tham nhũng vừa phải

Tôi đã lập luận ở trên rằng chủ nghĩa tư bản chính trị quả thực là một xã hội tham nhũng được gắn liền. (Đấy chính xác là vì sao lại khó đến vậy để duy trì một sự cân bằng giữa một chính quyền hiệu quả và tham nhũng nội tại, vì cái sau lái bộ máy quan liêu xa khỏi tính trung lập hành chính.) Nhưng là sai để tin rằng nhân dân luôn luôn xem tham nhũng như một tai họa bất chấp mức của nó. Nhiều xã hội đã học để sống, hay thậm chí phát đạt, với tham nhũng mức vừa phải đến mức cao thấm qua toàn bộ hệ thống và làm cho cuộc sống của nhiều người dễ hơn họ sẽ ở trong một hệ thống hoàn toàn “không tham nhũng.” Thực ra, nhiều người quen hoạt động trong một hệ thống, nơi sự chiếu cố lẫn nhau được trao đổi, có một thời gian khó khăn để điều chỉnh với một hệ thống “sạch”, hoàn toàn khác. Bai, Hsieh, and Song (2014, 3) cho rằng “chủ nghĩa tư bản cánh hẩu (thân hữu)” địa phương, phân tán ở Trung Quốc đóng một vai trò tương tự với vai trò mà nhiều nhà nước Âu châu đã đóng trong sự lên của chủ nghĩa tư bản: các chính quyền địa phương bảo vệ các quán quân của riêng chúng, nhưng chúng không thể cản các chính quyền địa phương khác ưu ái các nhà tư bản cánh hẩu của riêng chúng, có lẽ hiệu quả hơn. Như thế, chủ nghĩa cánh hẩu (chủ nghĩa thân hữu-cronyism) cùng với sự cạnh tranh giữa-địa phương đóng vai trò của sự phá hủy sáng tạo Schumpeterian.

Chúng ta không nên ấu trĩ tin rằng các sự xếp hạng về tính minh bạch chính phủ (dựa vào “các khảo sát chuyên gia” về tham nhũng được cảm nhận) mà đặt các nước bắc Âu lên đỉnh có nghĩa rằng loại này của sự minh bạch có thể được áp dụng dễ dàng ở nơi khác trên thế giới, hay rằng dân cư của các nước khác khao khát mức “sạch” đó trong chính phủ. Thực ra, nhiều trong số họ thấy khó để hoạt động trong một môi trường như vậy. Các lực của cái Fukuyama (2011) gọi là “di sản hóa (partimonialization)” của nhà nước là rất mạnh gần như ở mọi nơi. Là phần của các kỳ vọng bình thường trong hầu hết các xã hội rằng một anh em họ hay một người bạn có thể giợi ý ta nên nói chuyện với ai nhằm để giải quyết việc đăng ký một chiếc xe, để làm một thẻ căn cước mới, hay để tránh những sự kiểm soát thuế quá thường xuyên và xâm nhập đối với công ty của ta. Bằng việc không giúp đỡ một người họ hàng hay bạn, người ta có cơ bị cộng đồng tẩy chay. Sự tham nhũng như vậy có thể không dính líu đến một sự chuyển tiền thực sự (mặc dù quà biếu hiện vật là thực sự không khác với tiền), nhưng chắc chắn dính líu đến việc ưu đãi cho ai đó. Quả thực, sự khó khăn mà nhiều người di cư đối mặt trong việc điều chỉnh với các hệ thống dựa vào sự nặc danh hơn và ít thiên vị hơn, và như thế xu hướng của họ để tiếp tục sống trong các hệ thống của riêng họ, là cái một số người cho là một mối đe dọa cho tính liêm chính của các nhà nước phúc lợi Nordic. Nó đến dưới đề mục những sự khác biệt văn hóa, nhưng trong thực tế nó thường chính là việc thích sự áp dụng các quy tắc và sự xét xử tư pháp được cá nhân hóa versus được phi nhân cách (impersonalized). Hay, nói cách khác, cho một luật trị (rule of law) yếu hơn.

Italy là một ví dụ về một nước có tham nhũng tràn lan khắp tất cả các tầng lớp xã hội, nhưng ở đó cũng có một cân bằng tham nhũng. Tất cả mọi người có thể tin về mặt lý thuyết rằng việc tống khứ tham nhũng sẽ là đáng mong muốn, nhưng họ cũng biết rằng một cố gắng để làm vậy một cách riêng lẻ đơn giản làm cho vị trí riêng của họ tồi hơn. Tuy vậy, điều này không được xem đơn giản như một vấn đề hành động tập thể, nơi nếu mọi người có thể đồng ý để loại bỏ tham nhũng, tất cả hay hầu hết mọi người sẽ khấm khá hơn. Nhiều người sẽ không biết làm sao để hoạt động trong hệ thống mới đó và có thể thích quay lại hệ thống cũ hơn. Capussela (2018, xxvii) trích dẫn chuyện ngụ gôn của Italo Calvino về cân bằng tham nhũng như vậy:

Thời xửa thời xưa có một nước được thành lập trên sự bất hợp pháp. Không phải thiếu các luật; và chính trị dựa vào các nguyên tắc rằng mọi người ít nhiều đã đòi để chia sẻ. Nhưng hệ thống, được khớp lại với nhau thành nhiều trung tâm quyền lực, đòi hỏi hầu như các nguồn lực tài chính vô tận … và người dân đã có thể nhận được chúng chỉ một cách bất hợp pháp, cụ thể là bằng việc yêu cầu chúng từ những người có chúng, trong sự trao đổi cho các ân huệ bất hợp pháp. Và những người với tiền để đổi chác lấy ân huệ đã thường nhận được nó qua các ân huệ họ đã nhận được trước đây; hệ thống kinh tế nảy sinh như kết quả là hệ thống vòng tròn, trong mức độ nào đấy, và không phải không có một sự hài hòa nào đó.

Như thế các lợi thế nội tại của chủ nghĩa tư bản chính trị gồm sự tự trị cho các nhà cai trị, khả năng để giảm các trở ngại thủ tục quan liêu và kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, và sự tham nhũng vừa phải phổ biến hợp với sở thích của một số hay có lẽ thậm chí nhiều người. Nhưng thứ quan trọng nhất mà sự hấp dẫn của chủ nghĩa tư bản chính trị phụ thuộc vào là thành công kinh tế. Và sự thực rằng Trung Quốc đã là nước thành công kinh tế nhất trong nửa thế kỷ qua đặt Trung Quốc vào một vị trí nơi các nước thành công khác đã ở trong quá khứ: cụ thể là, nơi các định chế kinh tế và chính trị của nó được các nước khác bắt chước và nơi bản thân Trung Quốc có thể thử để “xuất khẩu” chúng một cách hợp pháp. Nhưng câu hỏi là liệu Trung Quốc có ý định làm thế hay không.

Thái độ cách biệt của Trung Quốc

Lý lẽ điển hình chống lại mong muốn của Trung Quốc để xuất khẩu hệ thống của nó là lý lẽ lịch sử. Nó dựa vào các ý tưởng về Trung Quốc tự cho mình là trung tâm và sự hờ hững đối với các định chế và các thực hành của các quốc gia man rợ “được nấu chín” và “sống”.49 Sự tương phản giữa các cuộc thám hiểm hàng hải lớn được Trung Quốc thời Minh tiến hành trong thế kỷ thứ mười lăm và cuộc thám hiểm tương đối nhỏ tầm thường của Columbus thường được (kể cả những người Trung quốc) dùng để cho thấy sự khác biệt về cách tiếp cận. Trong một trường hợp, mục tiêu là để nâng cao sự buôn bán bằng việc làm cho nó an toàn hơn (các thủ thủ của Trịnh Hòa đã đánh bọn cướp biển trong vài trường hợp) nhưng trên mọi thứ khác là để trưng bày tính ưu việt của mình cho phần còn lại của thế giới một cách hòa bình. Trong trường hợp khác, mục tiêu cũng là buôn bán nhưng thậm chí còn nhiều hơn để khai thác, xâm chiếm lãnh thổ, và tiến hành cải biến ý thức hệ. Một cường quốc, theo diễn giải này, về cơ bản là cách biệt, hòa bình, và thờ ơ; cường quốc khác là tham chiến và thèm khát lợi lộc và ảnh hưởng.50

Tính thờ ơ này đã trở thành một nhân tố làm suy nhược trong sự phát triển của Trung Quốc, như các sự kiện của thế kỷ thứ mười chín đã cho thấy, nhưng nó có thể vẫn chi phối tư duy của các elite Trung quốc bất chấp sự nhận ra các tác động tiêu cực của nó. Martin Jacques, trong When China Rules the World [Khi Trung Quốc Cai trị Thế giới] (2012), cho rằng Trung Quốc chắc có khả năng vẫn cách biệt bởi vì nó xem bản thân mình không như một nhà nước-quốc gia mà như một nhà nước-nền văn minh, một điểm tựa của châu Á (và bằng việc mở rộng, của thế giới), trong khi về văn hóa thường bày tỏ sự phân biệt chủng tộc ăn sâu hay một sự bất lực để hiểu “quốc gia khác.”51 Thật lý thú để lưu ý rằng ngay cả trong thời Maoist Trung Quốc đã tiếp tục bày tỏ một mức độ cách biệt bất chấp sự thực rằng về mặt ý thức hệ, bằng việc chấp nhận chủ nghĩa Marx, nó đã trở thành một phần của phương Tây. Một khi nó được giải phóng khỏi sự giám hộ Soviet, Trung Quốc đã nhất quán nhắm mục tiêu thấp hơn khả năng của nó về mặt quốc tế (để đảo ngược cụm từ được tạo ra để mô tả đặc trưng ngoại giao Anh trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi). Trung Quốc đã tránh xa Phong trào Không Liên kết; nó đã thất bại để thiết lập các mối quan hệ mạnh với, hay cung cấp sự giúp đỡ cho, bất kể phong trào nào như vậy bất chấp đã rao giảng chủ nghĩa Mao ở nhiều nơi, và, quan trọng nhất, nó đã thất bại để tạo ra một chuỗi đồng minh. Điều này là đặc biệt nổi bật khi so sánh với Hoa Kỳ và Liên Xô, mỗi nước đều đã có một số đồng minh, tay sai, hay nhà nước chư hầu—dù người ta muốn gọi chúng là gì. Nhưng Trung Quốc đã chẳng có nước nào trừ Albania, cho đến khi ngay cả Albania đoạn tuyệt với Trung Quốc khi Trung Quốc trở thành “xét lại” và tiến hành các cải cách Đặngist. Hơn nữa, ngay cả ngày nay, trừ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không có một đồng minh duy nhất nào. Đấy không phải là hành vi người ta có thể kỳ vọng từ một nước muốn là bá chủ thế giới.

Tính có thể truyền lại của chủ nghĩa tư bản chính trị Trung quốc

Ngoài câu hỏi liệu Trung Quốc có sẵn sàng “xuất khẩu” mô hình chủ nghĩa tư bản chính trị của nó, một câu hỏi đáng hỏi là liệu mô hình có thể chuyển được. Như đã nhắc tới ở trên, các đặc trưng chính của chủ nghĩa tư bản chính trị (bộ máy quan liêu kỹ trị, sự vắng mặt luật trị, và tham nhũng tràn lan) quả thực có thể thấy trong một số khung cảnh khác nhau. Nhưng cũng có một số yếu tố có vẻ phần lớn là đặc thù Trung Quốc và là khó để cấy sang nơi khác. Trong một loạt bài báo và sách có ảnh hưởng, Xu Chenggang xác định hệ thống chính trị Trung quốc như một “hệ thống độc đoán tản quyền (decentralized authoritarian) khu vực.”52 Hai đặc điểm cốt yếu của hệ thống là sự tập trung hóa (chủ nghĩa độc đoán) và, mặc dù thoạt nhìn có vẻ nghịch lý, sự tản quyền. Sự tản quyền khu vực, mà gần đây Xu định niên đại ở Đại Nhảy Vọt, đã cho phép chính quyền tỉnh và thành phố thực hiện các chính sách kinh tế khác nhau và như thế phát hiện ra chính sách nào là hay nhất cho chúng—chừng nào nó không vi phạm trắng trợn các quy tắc trung ương và ý thức hệ Đảng cộng sản. (Mặc dù sự coi thường ý thức hệ trong thực tế được chấp nhận chừng nào nó được ngụy trang khéo và các chính sách đã thành công.)

Xu cho thấy tất cả sự phát triển cốt yếu, từ việc đưa vào hệ thống khoán hộ (cải cách đất) đến tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, đã bắt đầu ở các mức chính quyền thấp hơn. Chúng đã không, như đôi khi được tin, là phần của kế hoạch thí nghiệm to tát nào đó được nghĩ ra ở trên đỉnh, mà đã xảy ra hoàn toàn qua các sáng kiến mức thấp hơn.53 Nếu cải cách thành công, các nhà khởi xướng địa phương của chúng có khả năng được cất nhắc lên các chức vụ cao hơn bên trong chính phủ và đảng, lên các cơ quan hoạch định chính sách trung ương (đó là nơi phần tập trung hóa góp phần), và để thử áp dụng cùng công thức đó ở nơi khác. Yếu tố then chốt là cung cấp các khuyến khích cho các lãnh đạo địa phương để cải thiện tình hình kinh tế bên trong khu vực riêng của họ trong khi duy trì sự yên bình xã hội. Xương sống của hệ thống, tuy vậy, là một tổ chức tập trung (Đảng Cộng sản Trung quốc) thưởng các lãnh đạo địa phương thành công và phạt các lãnh đạo không thành công.

Lưu ý rằng các khuyến khích là chính trị: sự quan tâm không phải là đến các sáng kiến của các diễn viên cá nhân (người lao động, nông dân, hay doanh nhân ở mức địa phương) mà đến các sáng kiến của các sếp hành chính, những người phải “tạo ra” một vùng thành công nhằm để leo lên trong hệ thống thứ bậc. Thành công được đo bằng một số chỉ tiêu dễ đo, như một sự tăng GDP hay sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các lãnh đạo địa phương có thể được xem như các toàn quyền bán-tự trị của các nhà chức trách trung ương. Nó là một hệ thống không khác với sự thầu thuế (tax-farming), nhưng nơi nghĩa vụ của các lãnh đạo địa phương không chỉ để cung cấp thu nhập thuế cho trung ương mà để đảm bảo rằng khu vực tiến bộ về kinh tế.

Hỗn hợp độc nhất này của sự tập trung độc đảng chính trị và sự tùy ý đáng kể về các chính sách kinh tế vùng là cái, theo quan điểm này, giải thích thành công của Trung Quốc. Tuy vậy, nó mở ra một số vấn đề, như sự bất lực để dùng sự nhắm mục tiêu đa chiều để giám sát thành tích của các lãnh đạo (thí dụ, nếu sự cất nhắc của người ta phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng vùng, các mục tiêu khác, như bảo vệ môi trường và sức khỏe của dân cư, sẽ bị hy sinh), hay các cố gắng để tiến hành bảo hộ thị trường địa phương (thí dụ, mua xe và xe tải chỉ từ các nhà sản xuất địa phương), mà dẫn đến sự phân đoạn của thị trường Trung quốc.

Bây giờ, bỏ sang bên các vấn đề khác này, mà trở nên cấp bách hơn sau khi nền kinh tế đã đạt một mức phát triển nhất định, sự khó khăn để thực hiện một mô hình đòi hỏi đồng thời sự tập trung hóa và sự phân quyền (phi tập trung hóa) là hiển nhiên ở các nước khác. Mô hình Trung quốc được xây dựng trên một truyền thống phân quyền tương tự mà đã tồn tại trong thời kỳ đế quốc, một truyền thống mà hầu hết các nước khác thiếu. Mô hình cũng đòi hỏi một trung tâm đủ mạnh để có thể thưởng hay phạt các lãnh đạo địa phương theo thành tích của họ và rút lại một số đặc ân về phân quyền khi cần, và vẫn nhìn xa trông rộng đủ để cho phép sự thử nghiệm. Cuối cùng, sự phân quyền ra quyết định có ý nghĩa hơn nhiều trong một nước mênh mông và đông dân như Trung Quốc so với trong một nước nhỏ hay có kích thước vừa phải. Một mối nguy hiểm thêm mà nhiều nước vấp phải (và mà bản thân Trung Quốc không được miễn trừ) là sự phân quyền rộng có thể tạo ra các cơ sở quyền lực vùng mạnh cho các lãnh đạo địa phương và cuối cùng thậm chí dẫn đến sự tan rã đất nước. Mối nguy hiểm đó được ngăn chặn ở Trung Quốc qua một quá trình luân chuyển cán bộ liên tục (mà hầu như chẳng bao giờ ở trong chức vụ tỉnh trưởng nào trong nhiều hơn 5 năm), nhưng không có sự bảo đảm nào rằng các chính sách như vậy sẽ tiếp tục vô tận hay rằng các cơ quan chính trị trung ương ở các nước khác sẽ có khả năng để thực hiện chúng.

Như thế, “chủ nghĩa độc đoán phân quyền khu vực” hoàn toàn tuân thủ các đặc trưng chính của chủ nghĩa tư bản chính trị, nhưng nó làm vậy với các đặc điểm đặc thù Trung Quốc và có thể là khó để cấy sang nơi khác. Điểm yếu của mô hình chủ nghĩa tư bản chính trị xuất hiện rõ trong mô tả này bởi vì nó nêu bật sự thiếu vắng các quy tắc có thể khái quát hóa mà về nguyên tắc phải có hiệu lực dưới hầu hết hoàn cảnh.54

Vì sao Trung Quốc sẽ phải can dự với thế giới (nhiều hơn bây giờ)

Dựa vào các mặt hạn chế của thái độ xa lánh và sự thiếu các quy tắc có thể khái quát hóa người ta phải đặt ba nhân tố. Thứ nhất, Trung Quốc ngày nay, nhờ sự buôn bán rất lớn và các luồng đầu tư nước ngoài, được hội nhập nhiều vào nền kinh tế thế giới hơn bao giờ hết trong lịch sử. Thái độ xa lánh không còn là một lựa chọn khả thi nữa, về mặt kinh tế, chính trị, hay ngay cả về mặt văn hóa. Và quả thực số các mối tiếp xúc nước ngoài, sự có mặt khắp nơi của tiếng Anh (ngay cả sổ hộ khẩu có trang bìa được viết cả bằng tiếng Hoa và tiếng Anh), số những người Trung quốc học tập, làm việc ở nước ngoài, hay đi nước ngoài, và, ngày càng nhiều người nước ngoài sống ở Trung Quốc, làm cho Trung Quốc là một phần không thể tách rời của thế giới hơn bao giờ hết.55

Thứ hai, về mặt lịch sử, các nước thành công nhất đã có khuynh hướng được các nước khác bắt chước, đặt chúng vào một vị thế nơi chúng chiếm các vai trò toàn cầu tương xứng với tầm quan trọng “khách quan” của chúng, dù chúng có muốn hay không.

Thứ ba, Trung Quốc dưới Tập (và có lẽ rộng hơn, bởi vì các chính sách liên kết với ông có sự cộng hưởng rộng hơn nhiều) có vẻ sẵn sàng đảm nhận một vai trò quốc tế tích cực hơn và để “bán” thành công và kinh nghiệm riêng của nó khắp thế giới. Một số sáng kiến gần đây làm cho điều đó rõ ràng. Quan trọng nhất là vai trò tăng lên mà Trung Quốc đóng ở châu Phi, và sự đại tu chiến lược phát triển Phi châu mà đã nảy sinh từ đó. Không ngạc nhiên rằng nhiều nước với hệ thống chủ nghĩa tư bản chính trị là ở châu Phi, và rằng tất cả chúng có các mối quan hệ kinh tế mạnh với Trung Quốc (xem Bảng 3.1). Thậm chí có thể cho rằng Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành một sự lật đổ thành công và kín đáo một chính phủ nước ngoài khi nó sắp đặt sự loại bỏ Robert Mugabe khỏi quyền lực ở Zimbabwe trong năm 2017. Nó đã là một dấu hiệu thành công bởi vì cách không đổ máu mà theo đó nó được tiến hành, vai trò đằng sau sân khấu của Trung Quốc, và sự ủng hộ khắp thế giới cho nước đi đó, vì chế độ Mugabe đã mất lòng dân đến thế nào cả ở trong nước và quốc tế. Thành công của thủ thuật đó có thể được tương phản với sự thất bại của một chiến dịch Tây phương tương tự ở Libya, mà đã dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài ở nước đó và một sự phá hủy hầu như hoàn toàn của tất cả trang phục của xã hội hiện đại mà không cho thấy dấu hiệu giảm bớt hay chấm dứt nào.

Một dự án khác quan trọng, và thậm chí tham vọng hơn là Sáng Kiến Vành đai và Con đường (BRI), được cho là để kết nối vài lục địa qua cơ sở hạ tầng được cải thiện, do Trung Quốc tài trợ. Sự giao hàng Trung quốc thường xuyên, quy mô lớn sang châu Âu lục địa và Vương quốc Anh qua đường bộ Âu-Á (nhanh hơn qua biển nhiều) đã bắt đầu xảy ra rồi.56 BRI không chỉ là một thách thức ý thức hệ đối với cách phương Tây đã xử lý sự phát triển kinh tế ở Phương Nam Toàn cầu (các nước kém phát triển), coi nhẹ đầu tư vật chất và thay vào đó tập trung vào việc xây dựng-thể chế “hậu-duy vật”, mà BRI sẽ phóng chiếu ảnh hưởng Trung quốc xa và rộng và kết nối các nước BRI vào cái có thể được gọi là phạm vi ảnh hưởng Trung quốc. Có các kế hoạch cho bất kể tranh chấp đầu tư nào nảy sinh được giải quyết dưới quyền tài phán của một tòa án do Trung Quốc lập ra (Economy 2018; Anthea Roberts, trao đổi cá nhân). Đấy sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn cho một nước mà “thế kỷ bị làm nhục” được đánh dấu bởi những người nước ngoài ở Trung Quốc không phải chịu luật Trung quốc.

Nhiều nước có thể được hoan nghênh để là phần của BRI bởi vì các lợi ích hữu hình mà sự dính líu Trung quốc sẽ mang lại (đường sá, các cảng, đường sắt) và cũng bởi vì Trung Quốc được cảm nhận như không quan tâm đến việc ảnh hưởng chính trị trong nước và không gắn điều kiện ràng buộc chính trị với đầu tư.57 Như Martin Jacques viết, không giống Hoa Kỳ, mà nhấn mạnh dân chủ bên trong các quốc gia nhưng áp đặt các mối quan hệ có thứ bậc về mặt quốc tế, Trung Quốc không có quan tâm nào đến các chính sách đối nội của các quốc gia tiếp nhận; nó không thực hành cái mà Joseph Schumpeter, trong một phê phán các chính sách Mỹ tiêu chuẩn thế kỷ thứ hai mươi, gọi là “chủ nghĩa đế quốc đạo đức.”58 Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh dân chủ giữa các nhà nước-quốc gia, tức là, nó khăng khăng về sự đối xử bình đẳng hình thức của tất cả các nước.59 Đối với nhiều nước nhỏ hơn, cả hai vế của phương trình này (không can thiệp vào chính trị nội địa và sự đối xử bình đẳng hình thức) là hấp dẫn.

Justin Lin, một trong những nhà lý luận về BRI, thấy một lợi thế tiềm năng khác của BRI cho các nước nghèo hơn (Lin and Monga 2017). Trung Quốc sẽ từ từ “bỏ trống” các việc làm chế tác mà phải được các nước kém phát triển hơn tiếp quản “một cách tự nhiên”. Tuy nhiên, không có một cơ sở hạ tầng khá tốt, chúng sẽ không có khả năng tiếp quản. Thực ra, một trong những bài học phát triển của Trung Quốc đã là cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, như thí dụ về các đặc khu kinh tế cho thấy.

Sự khác biệt về sự nhấn mạnh phát triển (cơ sở hạ tầng versus xây dựng-thể chế) hợp chính xác với sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản chính trị và chủ nghĩa tư bản tự do: qua các chiến lược phát triển được ưa thích của chúng, cả hai đã thử chơi con bài mạnh của chúng. Điểm mạnh của chủ nghĩa tư bản chính trị là sự hiệu quả nhà nước—sự thực rằng nó có thể làm cho các diễn viên tư nhân xây dựng cái gì đó cải thiện đời sống bình thường của nhân dân theo cách hữu hình, vật chất. Điểm mạnh của chủ nghĩa tư bản tự do là nhà nước ở đó để định ra khung thể chế bên trong đó các diễn viên tư nhân sẽ tự quyết định cái (nếu có) là thứ tốt nhất để xây dựng. Trong trường hợp thứ nhất, nhà nước là một diễn viên tích cực và trực tiếp; trong trường hợp thứ hai, nhà nước là một diễn viên “tạo khả năng” và thụ động. Điều này, tất nhiên, phản ánh vai trò lý tưởng-điển hình của nhà nước trong hai hệ thống.

Cuối cùng, Trung Quốc, lại lần nữa theo cùng cách tiếp cận “kiến tạo”, đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á châu, mà, đến giữa-2018, có hơn tám mươi nước thành viên và có trụ sở ở Bắc Kinh. Mục tiêu rõ ràng của nó là phóng chiếu sức mạnh kinh tế Trung quốc ở các nước Á châu gần của nó. Trung Quốc tạo ra các định chế kinh tế quốc tế mới song song với cái được tạo ra dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới II, qua sự thành lập Ngân Hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Có thể vẫn có một nhân tố khác (thứ tư) mà có thể dẫn đến Trung Quốc trở nên tích cực hơn trên sân khấu quốc tế. Nhân tố này liên kết các chính sách đối nội và đối ngoại. Nếu Trung Quốc tiếp tục với một vai trò thụ động nơi nó không quảng cáo các định chế của riêng nó, trong khi phương Tây tiếp tục thúc đẩy các giá trị của chủ nghĩa tư bản tự do lên Trung Quốc, chắc có khả năng hơn rằng các định chế Tây phương như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến và được các mảng lớn của dân cư Trung quốc ủng hộ. Nhưng nếu Trung Quốc có khả năng để xác định những gì là các lợi thế của chủ nghĩa tư bản chính trị, nó sẽ có khả năng kháng cự ảnh hưởng nước ngoài với ảnh hưởng chống lại của riêng nó hơn là với tính thụ động. Theo nghĩa đó, trở nên tích cực về mặt quốc tế là một vấn đề của sự sống sót chính trị trong nước và nảy sinh ra bởi vì điểm yếu trong nước tiềm tàng.

Cả hai nhân tố này và các nước đi thực sự mà có vẻ đẩy Trung Quốc theo hướng đóng một vai trò tích cực hơn nhiều trong “xuất khẩu” chủ nghĩa tư bản chính trị và sự tạo ra một chuỗi nhà nước với các hệ thống tương tự, cho dù là khó để thấy các nhà nước như vậy có thể liên kết thế nào trong bất kể liên minh hay sự dàn xếp chính thức nào với Trung Quốc. Nhưng cũng có thể là ảnh hưởng phi chính thức có thể hợp tốt hơn nhiều với lịch sử và các sự ưu tiên Trung quốc. Ngay cả với loại này của cấu trúc phi chính thức, Trung Quốc nhất định sử dụng ảnh hưởng tăng lên đến các định chế thế giới mà, trong hai thế kỷ qua, đã được xây dựng chỉ riêng bởi các nhà nước Tây phương và đã phản chiếu các lợi ích và lịch sử Tây phương.60 Bây giờ, điều này không còn thế nữa. Như Martin Jacques viết: “Sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu tương đối hóa mọi thứ. Phương Tây đã quen với ý tưởng rằng thế giới là thế giới của nó; rằng cộng đồng quốc tế là cộng đồng của nó, rằng các định chế quốc tế là các định chế của nó.… rằng các giá trị phổ quát là các giá trị của nó.… Điều này sẽ không còn thế nữa” (2012, 560).

Tiêu chuẩn cuối cùng: khả năng sống của chủ nghĩa tư bản chính trị

Khả năng tồn tại của chủ nghĩa tư bản chính trị như một mô hình thành công dựa vào (1) khả năng để cách ly chính trị khỏi kinh tế, mà là khó về bản chất bởi vì nhà nước đóng một vai trò kinh tế quan trọng, và (2) khả năng để duy trì một “xương sống” tập trung tương đối tham nhũng mà có thể thi hành các quyết định vì lợi ích quốc gia, không chỉ vì lợi ích kinh daonh hạn hẹp. Điểm (2) được thực hiện dễ hơn trong các chế độ chính trị có quá khứ cách mạng và như thế sự tập trung cần thiết, mà thường là một sản phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng. Nhưng với sự trôi đi của thời gian, việc duy trì một mức tham nhũng có thể chấp nhận được trở nên khó hơn và có thể phá hủy tác dụng của, hay thậm chí áp đảo, các lợi thế khác của hệ thống. Lưu ý rằng cả hai mâu thuẫn của hệ thống được nhận diện trong Tiết đoạn 3.3a liên quan đến tham nhũng và bất bình đẳng do tham nhũng gây ra.

Sự xuất khẩu tiềm tàng của chủ nghĩa tư bản chính trị bị hạn chế bởi vì chúng ta có thể kỳ vọng các điểm (1) và (2), sự cách ly của chính trị và chính quyền tương đối không tham nhũng, có hiệu lực ở chỉ rất ít nước. Hay để diễn đạt theo cách khác, hệ thống có thể được xuất khẩu hay được sao chép, nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể không thành công về kinh tế. Việc này, đến lượt, sẽ làm xói mòn tính hấp dẫn toàn cầu của nó. 

————————

1. Tôi đang đề cập ở đây đến chủ nghĩa cộng sản-nắm-quyền, một hệ thống kinh tế-xã hội thực sự, không phải đến chủ nghĩa cộng sản như một ý thức hệ.

 2. Berdyaev 2006 (dựa vào các bài giảng được trình bày ở Moscow trong năm 1924).

 3. Locus classicus (đoạn cốt yếu) này cho sự phê phán cái ông gọi là “học thuyết về các quy luật lịch sử của sự kế tiếp” là The Poverty of Historicism (Sự khốn cùng của Chủ nghĩa Lịch sử) của Karl Popper: “Chủ nghĩa lịch sử là … một cách tiếp cận đến các khoa học xã hội mà giả thiết rằng sự tiên đoán lịch sử là mục tiêu chính của chúng, và cho rằng mục tiêu này là có thể đạt được bằng sự khám phá ra ‘các nhịp điệu’ hay ‘các hình mẫu,’ ‘các quy luật’ hay ‘các xu hướng’ mà làm cơ sở cho sự tiến hóa của lịch sử” ([1957] 1964, 3).

 4. Lưu ý rằng cách dùng này của “CNXH” là rất khác với một cách dùng thông tục hơn của “xã hội chủ nghĩa” cho các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà có một nhà nước phúc lợi lớn. Tôi nghĩ nó là một sự mô tả đặc trưng gây lầm lạc và tôi sẽ không dùng nó.

 5. Thương mại và, ngụ ý, chủ nghĩa tư bản, đã liên kết với hòa bình kể từ thời Montesquieu.

 6. Bức thư của Marx cho Vera Zasulich sẵn có tại https://www.marxists.org/archive/marx/works/1881/zasulich/zasulich.htm. Xem cả lá thư 1877 của Marx cho các biên tập viên của Otechestvennye Zapiski (Отечественные записки): “Tôi đi đến kết quả này: Nếu Nga tiếp tục tiến lên dọc con đường được theo đuổi cho đến 1861 [sự bãi bỏ chế độ nông nô], thì Nga sẽ mất cơ hội tốt nhất mà lịch sử đã có bao giờ đưa ra cho một dân tộc, chỉ để không chống nổi tất cả sự thăng trầm của chế độ tư bản chủ nghĩa,” https://www.marxists.org/history/etol/newspape/ni/vol01/no04/marx.htm. Xem cả Avineri (1968).

 7. Hơn nữa, quan niệm về phương thức sản xuất Á châu là không áp dụng được cho một số xã hội Á châu, kể cả Trung Quốc, mà đã để lộ ra sự sản xuất hàng hóa nông dân quy mô nhỏ kết hợp với một nhà nước sử dụng áp lực tài khóa thấp hơn nhiều (như một phần của GDP) so với các nhà nước Tây phương vào cùng thời gian (xem Ma 2011, 9–21). Nói cách khác, đã không có sự xa lìa nào của các nhà sản xuất khỏi các tư liệu sản xuất của họ, nhà nước cũng đã chẳng là một địa chủ de facto, cũng đã chẳng có áp lực tài khóa không thể chịu nổi hay lao động cưỡng bức phổ biến—tất cả các đặc trưng mà chúng ta sẽ liên kết với phương thức sản xuất Á châu. Như Peer Vries (2013, 354) lưu ý, Trung Quốc thời nhà Thanh đã gần với ý tưởng của Adam Smith về một nền kinh tế thị trường với cạnh tranh tự do hơn châu Âu đã gần vào cùng thời gian rất nhiều.

 8. Trong năm 1885, Jules Ferry, một chính trị gia cánh-tả Pháp mà đã là giữa những người ủng hộ hăng hái nhất chủ nghĩa thực dân Pháp, đã xác định ba mục tiêu của chính sách thuộc địa Pháp; mục tiêu thứ ba đã là “các chủng tộc cao hơn có một nghĩa vụ để khai hóa các chủng tộc thấp hơn” (Wesseling 1996, 17).

 9. Phần còn lại của Thế giới thứ Ba, mà đã bị thuộc địa hóa nhưng đã không trải qua các cuộc cách mạng cộng sản, có thể được xem là đi theo con đường tự do chuẩn tới một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Các thí dụ của Ấn Độ, Nigeria, và Indonesia là nhất quán với quan điểm đó.

 10. Trong “The British Rule in India” (1853), Marx viết: “Chúng ta không được quên rằng các cộng đồng làng mạc điền viên này [bị chủ nghĩa đế quốc Anh phá hủy], dù chúng có thể có vẻ vô thưởng vô phạt, đã luôn luôn là nền tảng vững chắc của chế độ chuyên quyền đông phương, rằng chúng đã giam tâm trí con người bên trong tầm nhỏ nhất có thể, biến nó thành công cụ thuận theo các sự mê tín dị đoan … cướp đoạt tất cả vẻ hùng vĩ và năng lực lịch sử của nó” (Marx 2007, 218).

 11. Có một sự song song lý thú ở đây giữa quan điểm về quá độ tới CNXH do bên ngoài gây ra và quan điểm của Lenin rằng ý thức vô sản có thể được đem lại cho những người lao động chỉ từ bên ngoài, tức là qua hành động của các nhà cách mạng chuyên nghiệp. Trong cả hai trường hợp, không có các lực nội sinh tự trị nào mà sẽ dẫn các thần dân (các nước hay những người lao động Thế giới thứ Ba) đến cách mạng.

 12. Warren (1980, 105). Mao Trạch Đông đã ủng hộ rõ ràng quan điểm này trong Về Nền dân chủ Mới, được công bố trong 1940: “Trong một quốc gia bị áp bức không quan trọng các giai cấp nào, các đảng nào hay các cá nhân nào tham gia cách mạng, và không quan trọng liệu bản thân họ có ý thức về điểm này hay hiểu nó, chừng nào họ chống đối chủ nghĩa đế quốc, cách mạng của họ trở thành phần của cách mạng thế giới vô sản-xã hội chủ nghĩa” (được trích trong Chi Hsin [1978], 223).

 13. Lưu ý rằng sự kém phát triển của Thế giới thứ Ba mà chúng ta quan tâm ở đây là tương đối so với phương Tây. Đấy là cái quan trọng, và không phải rằng Thế giới thứ Ba đã nghèo như phương Tây đã là ở thời điểm sớm hơn nào đó. Sự nghèo tương đối ngụ ý sự lạc hậu công nghệ và sự yếu kém quân sự, và vì thế sự dễ bị tổn thương đối với sự xâm lấn nước ngoài.

 14. “The Foolish Old Man Who Removed the Mountains,” trong Selected Works of Mao Tse-tung, vol. 3 (Bejing: Foreign Languages Press, 1969), 272, (như được trích trong Kissinger [2011], 111).

 15. Được trích trong Tooze (2014, 104).

 16. Tỷ lệ chiết xuất [extraction ratio] bất bình đẳng (bất bình đẳng thật như một phần của bất bình đẳng cực đại tồn tại dưới các điều kiện của tất cả mọi người trừ một elite rất nhỏ sống ở mức tồn tại), theo tính toán của Sarah Merette (2013), đã là giữa 75 và 80 phần trăm, một cách tương ứng, ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ trong năm 1929. (Một tỷ lệ chiết xuất 100 phần trăm sẽ cho biết rằng toàn bộ dân cư địa phương sống ở mức tồn tại (subsistence level) và các nhà thực dân chiếm đoạt tất cả thặng dư.) Lưu ý rằng tỷ lệ phần trăm của các nhà thực dân đã cực kỳ nhỏ ở cả hai miền của Việt Nam: 0,2 phần trăm ở Bắc Kỳ và 0,4 phần trăm ở Nam Kỳ. Những người Pháp, hơn nữa, đã không đụng đến sự chiếm hữu đất lớn của người Việt Nam. Như thế các quan hệ sản xuất phong kiến đã nguyên vẹn, và sự bóc lột nước ngoài đã ở trên đỉnh, với hầu hết dân cư địa phương sống ở mức tồn tại.

 17. Chris Bramall (2000) mô tả như thành tựu chính của thời Maoist “kìm hãm tăng trưởng-làm chậm trễ các nhóm lợi ích” (như được trích trong Gabriel [2006], 171).

 18. Wang (1991, 269). Xem tổng quan của tôi tại http://glineq.blogspot.com/2018/02/i-wont-go-to-moscow-until-revolution.html.

 19. Việc sử dụng thuật ngữ được quy cho Chen Dixiu (Trần Độc Tú), tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung quốc (1921–1922). Xem Wang (1991, 174).

 20. Có những sự giống nhau với vai trò của nhà nước ở Đức và Nhật Bản—nhưng các nước này đã không dưới sự cai trị nước ngoài, như thế yếu tố dân tộc chủ nghĩa được bày tỏ theo cách khác, qua chủ nghĩa đế quốc hơn là giải phóng dân tộc.

 21. Điều này dựa vào sự thực rằng công nghiệp chiếm khoảng một phần ba của GDP Trung Quốc, và như thế phần của các SOE chuyển thành ít hơn 7 phần trăm một chút của tổng GDP. Phần còn lại của phần của khu vực nhà nước đến từ giao thông và dịch vụ, như ngân hàng và viễn thông. Trong tháng Mười 2018, phó thủ tướng Trung quốc, Lưu Hạc (Liu He), tuyên bố rằng khu vực tư nhân chiếm 60 phần trăm GDP của Trung Quốc (“Xi Reaffirms Support for Private Firms,” China Daily, October 22, 2018, 1). Điều này là nhất quán với con số khoảng 20 phần trăm phần của các SOE, bởi vì 20 phần trăm “còn thiếu” được các doanh nghiệp tập thể và hợp tác xã đóng góp (kể cả các doanh nghiệp hương trấn và làng xã), các hãng có vốn nước ngoài, và các hãng được tài trợ bởi vốn từ Hồng Kông và Macao.

 22. Trong những năm 1980, khu vực nhà nước chiếm 85 phần trăm đầu tư cố định, với phần còn lại được thực hiện bởi các hãng tập thể thường được các chính quyền địa phương kiểm soát (World Bank 2017, 8).

 23. Một tổng quan hay, mặc dù do mục tiêu được tuyên bố của nó lấy Tây phương làm trung tâm, về các thảo luận ý thức hệ mà đã dẫn đến sự chấp nhận các chương trình cải cách ở Trung Quốc có thể thấy trong Gewirtz (2017). Xem tổng quan của tôi tại http://glineq.blogspot.com/2017/09/how-China-became-market-economy-review.html.

 24. Sẽ được lưu ý rằng sự mâu thuẫn là do sự đụng độ của hai đặc trưng mang tính hệ thống đầu tiên.

 25. Đại hội Nhân dân là quốc hội giàu nhất trên thế giới, với tổng của cải được ước lượng của các thành viên của nó lên đến 4,12 ngàn tỷ nguyên, hay 660 tỷ $ theo tỷ giá hối đoái đầu 2018. Xem “Wealth of China’s Richest Lawmakers Rises by a Third: Hurun,” Reuters, March 1, 2018, https://www.reuters.com/article/us-china-parliament-wealth/wealth-of-chinas-richest-lawmakers-rises-by-a-third -hurun-idUSKCN1GD6MJ.

 26. Về hình thức, Trung Quốc thậm chí có một hệ thống đa đảng, với các đảng không-cộng sản đóng một vai trò bị hạn chế mạnh và thực chất mang tính nghi thức.

 27. Cuộc đấu tranh vì độc lập của Malaya khỏi Vương quốc Anh đã quả thật khốc liệt, với một yếu tố nội chiến giữa các du kích do cộng sản lãnh đạo và những người khác. Như thế theo nghĩa đó kinh nghiệm của Singapore, trong khi là phần của Malaya, đã là không khác. Nhưng sự ly khai của chính nó khỏi Malaya đã được hoàn thành một cách hòa bình.

 28. Các nước mà đã là phần của Liên Xô do không hợp vào sơ đồ này không chỉ bởi vì địa vị thuộc địa của chúng (để nói ít nhất) đã là không rõ, mà bởi vì sau 1991 chúng đã di chuyển theo hướng chủ nghĩa tư bản tự do, cho dù tại vài trong số đó (kể cả Belarus, Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, và Azerbaijan) một hệ thống tựa-độc đảng hay độc đảng đầy đủ đã được duy trì.

 29. Cho dù chúng ta loại trừ Trung Quốc ra, thì phần của chúng trong sản lượng thế giới đã tăng mạnh, từ 1,7 phần trăm trong 1990 lên 2,7 phần trăm trong 2016.

 30. Được ước lượng rằng 16 phần trăm dân số Trung Quốc là những người không có hộ khẩu tuy sống trong các vùng đô thị (một dữ liệu được trình bày tại hội nghị Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh trong tháng Chín 2018).

 31. Các tổng quan rất hay về các nguồn dữ liệu được dùng để nghiên cứu thu nhập và bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc có thể thấy trong Gustafsson, Li, and Sato (2014) và Xie and Zhou (2014). Một tổng quan tuyệt vời về các khảo sát chính thức của Tổng cục Thống kê Quốc gia, từ sự bắt đầu của chúng trong những năm 1950 đến 2013, được cung cấp trong Zhang and Wang (2011).

 32. Có bằng chứng thêm cho sự giảm về phần thưởng lương. Zhuang and Li (2016, 7) cho thấy rằng từ 2010, tiền lương tăng trong các khu vực kỹ năng-thấp đã luôn luôn vượt sự tăng lương trong các khu vực kỹ năng cao.

 33. Kết quả này được xác nhận bởi cái có lẽ là khảo sát hộ gia đình lớn nhất từng được tiến hành ở Trung Quốc, điều tra dân số-mini năm 2005, mà đã phỏng vấn gần một triệu hộ gia đình: nó báo cáo một Gini 48,3 (xem Xie and Zhou 2014, bảng 1).

 34. Tuy vậy, Cục Ngân sách Quốc hội (Congressional Budget Office 2014, bảng 2), cho phần thu nhập vốn và lãi vốn cộng với thu nhập kinh doanh trong 1 phần trăm tổng thu nhập đỉnh là 58 phần trăm (trong năm tài khóa 2011).

 35. Một nghiên cứu của Gong, Leigh, and Meng (2012), dựa vào một phần dữ liệu vi mô từ khảo sát hộ gia đình đô thị, đã thấy tương quan giữa thế hệ của thu nhập của bố và con trai là 0,64, mà là ở đầu cao của những gì các nghiên cứu tương tự tìm thấy cho Hoa Kỳ. Van der Weide and Narayan (2019) xác nhận sự giảm sút về tính di động giáo dục giữa thế hệ của Trung Quốc và thấy rằng nó khoảng cùng như ở Hoa Kỳ. Tuy vậy, vì các kết quả của những nghiên cứu tương tự cho các nước khác đã không tạo ra các hệ số ổn định, các kết quả này phải được xem với một liều thận trọng. Về bất bình đẳng của cải, Ding and He (2018), dựa vào nguồn đáng tin cậy nhất về của cải hộ gia đình đến từ Dự án Thu nhập Hộ gia đình Trung Quốc, đã thấy rằng trong 2002 (năm gần nhất họ có) Gini cho của cải tài chính ròng ở Trung Quốc đã là 0,81; con số này có thể được so sánh với một Gini Hoa Kỳ cho của cải tài chính ròng khoảng 0,9 trong cùng thời kỳ (xem Wolff 2017, bảng 2.0).

 36. Đối với giai cấp trung lưu “mới”, khu vực công vẫn chi phối: trong 2006, hơn 60 phần trăm các nhà quản lý và chuyên gia được khu vực công sử dụng (Li n.d., bảng 3). Giai cấp trung lưu “cũ” là cũ theo nghĩa rằng các tương đương chức năng của nó (các chủ sở hữu nhỏ) đã tồn tại ở Trung Quốc trước-cách mạng và ngay cả trong những năm 1960,

 37. Từ 2017, 66 trong số 100 tội phạm lớn nhất Trung quốc bỏ trốn đã ở Hoa Kỳ và Canada. Việc Trung quốc bắt cóc một trong số họ đã gây ra căng thẳng trong các quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc cho đến khi FBI cuối cùng đã đồng ý hợp tác với các nhà chức trách Trung quốc trong việc bắt và giao nộp các tội phạm tồi tệ nhất. Xem Mimi Lau, “China’s Graft-Busters Release List of 100 Wanted Fugitives in Operation Sky Net,” South China Morning Post, April 23, 2015, http://www.scmp.com/news/China/policies-politics/article/1773872/Chinas-graft-busters-release-list-100-wanted-fugitives.

 38. Được trích trong Arrighi (2007, 15).

 39. Cách tiếp cận này được Triệu Tử Dương, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung quốc đề xuất, người viết trong hồi ký “bí mật” của ông (được công bố sau cá chết của ông): “không có một nền tư pháp độc lập thì tòa án không thể phán xử một vụ với thái độ vô tư” và “không có cải cách chính trị để đặt sự kiểm soát lên sự cai trị của Đảng cộng sản, vấn đề tham nhũng không thể được giải quyết” (2009, 265, 267).

 40. “Is China Succeeding in the War against Corruption,” phỏng vấn với Bernard Yeung, ProMarket blog, April 1, 2017, https://promarket.org/China-succeeding-war-corruption-qa-bernard-yeung/.

 41. Gia đình riêng của Tập, theo một sự vạch trần được công bố trong Bloomberg News trong 2012, có vẻ tận hưởng một phong cách sống mà mâu thuẫn cả với những gì họ rao giảng và với thu nhập chính thức họ có, nhưng chắc không có khả năng rằng sự điều tra tham nhũng sẽ lên cao đến vậy, chí ít chừng nào Tập còn nắm quyền. Xem “Xi Jinping Millionaire Relations Reveal Fortunes of Elite,” Bloomberg, June 29, 2012, https://www.bloomberg.com/news/articles/2012-06-29/xi-jinping-millionaire-relations-reveal-fortunes-of-elite. [Xem thêm cuốn Roulette Đỏ của Thẩm Đống, chú thêm của người dịch].

 42. Như một cuốn sách được xuất bản chính thức về tham nhũng diễn đạt, “sự trừng phạt nghiêm khắc có thể không nhất thiết xây dựng một chính phủ sạch, nhưng không có sự trừng phạt nghiêm khắc sẽ [không có sự chấm dứt nào cho] tham nhũng” (Xie 2016, 23).

 43. Dữ liệu là công khai và được các nhà chức trách Trung quốc báo cáo.

 44. Hay, như Pei (2016) lập luận, họ có thể bán các vị trí cho những người sẽ trung thành với họ, như thế tạo ra một mạng lưới mà có thể là hữu ích trong việc tạo ra thu nhập tham nhũng tương lai.

 45. Smith ca ngợi Bộ luật Hàng hải (Navigation Act) trong tiết đoạn mà đề cập đến các trường hợp đặc biệt khi sự bảo hộ có thể được chấp nhận (book 4, chap. 2), đi xa đến mức để nói rằng “Bộ luật Hàng hải, có lẽ, là quy định khôn ngoan nhất trong tất cả các quy định thương mại của nước Anh.”

 46. Theo ý Smith, một hệ thống như vậy đã tồn tại, trong thời ông, chỉ ở Hà Lan.

 47. Thuật ngữ được Kees van der Pijl (2012) đưa vào.

 48. Li (n.d., bảng 2) đặt kích thước của giai cấp trung lưu Trung quốc ít nhất là 20 phần trăm của dân số đô thị.

 49. Đấy là các thuật ngữ người Trung quốc rõ ràng dùng để chỉ người nước ngoài, phụ thuộc vào liệu họ tiên tiến nhiều hơn hay ít hơn (mà trong thực tiễn có nghĩa liệu họ chấp nhận quyền bá chủ Trung quốc hay không); xem Jacques (2012).

 50. Về con đường Âu châu “ép buộc-mạnh mẽ”, xem cả Pomeranz (2000, 195, 202–203).

 51. “Trung Quốc là một nền văn minh giả vờ là một nhà nước” (Lucien Pye được trích trong Jacques 2012, 245).

 52. Xem, chẳng hạn, bài tổng quan dài của Xu (2011) về các định chế Trung quốc.

 53. Sự bắt đầu của hệ thống khoán hộ, mà cuối cùng phủ toàn bộ Trung Quốc, quay lại hai mươi [có nguồn nói 18] hộ gia đình nông dân ở làng Tiểu Cương (Xiaogang) [hạt] Phượng Dương (Fengyang) ở tỉnh An Huy những người, giống các nhà âm mưu thời trung cổ, [vào tháng 12-1978]* đã thề gắn bó với nhau và bí mật ký một văn bản trong đó họ đồng ý chia đất thành các mảnh riêng và nộp các hạn mức lúa phải có cho chính quyền trong khi giữ số còn lại cho bản thân họ. Khả năng rằng “những kẻ đi con đường tư bản chủ nghĩa” như vậy sẽ bị trừng trị nghiêm khắc đã là không nhỏ. Cho nên các nông dân thề rằng “[họ] sẽ không hối tiếc [quyết định của họ] cho dù [họ] phải đối mặt án tử hình. Các thành viên còn lại hứa chăm sóc con nhỏ của chúng tôi cho đến 18 tuổi” (Wu 2015, 32). Hợp đồng gốc hiện nay được giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

 54. Hay như một bạn Trung quốc diễn đạt, “các chính phủ Tây phương giống các nhà khoa học, trong khi chính phủ Trung quốc giống một thợ thủ công rất có kinh nghiệm và tinh vi; điều này làm cho sản xuất hàng loạt, tức là, sự chuyển giao kiến thức của nó, khó hơn” (Li Yang, thông báo cá nhân).

 55. Trung Quốc hiện thời là quốc gia với số khách du lịch đi nước ngoài lớn nhất và chi tiêu du lịch lớn nhất (vượt hơn hai lần Hoa Kỳ đứng hàng thứ hai; dữ liệu của World Tourist Organization cho 2016).

 56. Thời gian đi là mười sáu ngày từ Trùng Khánh đến Duisburg, Đức, bằng đường bộ, so với ba mươi sáu đến bốn mươi ngày bằng đường biển từ Thượng Hải đến Rotterdam (Pomfret 2018).

 57. Trừ phi tình hình hết sức trục trặc như ở Zimbabwe.

 58. Được tuyên bố trong các Bài giảng Lowell được trình bày trong tháng Ba 1941, được in lại trong Swedberg (1991, 387).

 59. Xem Jacques (2012, 480). Xem cả bài điểm sách của tôi về sách của Jacques tại http://glineq.blogspot.com/2018/01/the-aloofness-of-pax-sinica.html.

 60. Xem một thảo luận tuyệt vời về các định chế quốc tế, từ liên minh bưu điện đến Tổ chức Thương mại Thế giới, đã được phương Tây tạo ra như thế nào, trong cuốn Governing the World (2012) của Mark Mazower.

 

PHỤ LỤC A: CHỖ CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRONG LỊCH SỬ TOÀN CẦU

Cái nhìn tôi đưa ra trong Chương 3 về chỗ của chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử toàn cầu có hai ngụ ý chính cho diễn giải lịch sử thế kỷ thứ hai mươi như thế nào, và, có lẽ, cả lịch sử thế kỷ thứ hai mươi mốt nữa.

Điểm 1. Kết luận của tôi ngụ ý, theo nhiều cách thực chất, một sự chứng minh cách nhìn Marxist rằng chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự cạnh tranh đế quốc mà gây ra chiến tranh. Chiến tranh Thế giới I là bằng chứng rõ ràng về điều đó. Cách nhìn rằng vai trò tự trị của nhà nước thường bị hạn chế và rằng, trong nước, các nhà tư bản thường kiểm soát quá trình chính trị đã cũng được chứng minh.

Điểm 2. Tôi đã giải thích rằng cách nhìn Marxist đã thiếu sót nghiêm trọng trong hai khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, nó đã không tính đủ khả năng của chủ nghĩa tư bản để biến đổi bản thân mình và tạo ra một biến thể dân chủ-xã hội, mà, như được mô tả trong Chương 2, là một trong ba biến thể của chủ nghĩa tư bản hiện đại thế kỷ thứ hai mươi và thế kỷ thứ hai mươi mốt. Biến thể đó đã tạo những sự tăng thực chất về thu nhập cho các giai cấp thấp hơn và trung lưu, đã cho phép sự truyền bá giáo dục và bảo vệ xã hội, và nói chung đã cho phép các nước thực hành nó đạt các mức cao nhất của sự thịnh vượng và quyền tự do chính trị được bất kể nhóm nào từng hưởng trong lịch sử.

Thứ hai, lý thuyết Marxist đã hoàn toàn đánh giá sai vai trò lịch sử của chủ nghĩa cộng sản hay, để ở lại nghiêm ngặt bên trong thuật ngữ Marxist, CNXH. CNXH, thay vì kế tiếp chủ nghĩa tư bản sau các cuộc khủng hoảng và chiến tranh, như nó được cho là phải làm, thay vào đó nó đã dọn đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong Thế giới thứ Ba. Trong một số phần của Thế giới thứ Ba, ý thức hệ cộng sản và các đảng cộng sản đã cho phép chủ nghĩa tư bản phát triển. Theo cách đó, chủ nghĩa cộng sản trong Thế giới thứ Ba đã đóng cùng vai trò chức năng mà giai cấp tư sản đã đóng ở phương Tây. Vì thế, CNXH, thay vì là giai đoạn quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và utopia của chủ nghĩa cộng sản, thực ra đã là một hệ thống quá độ giữa chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản trong một số nước Thế giới thứ Ba.

Kết cục này, theo một số cách, là bằng chứng cho tính đúng đắn của một lập trường hình như nghịch lý được “các nhà Marxist hợp pháp” Nga chấp nhận, những người cho rằng vai trò của các tổ chức cộng sản ở các nước kém phát triển phải là để giúp đỡ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Sự xảo trá này của lịch sử đã xảy ra như thế nào? Vì sao chỉ ngày nay chúng ta mới có thể thấy rõ vai trò thật của chủ nghĩa cộng sản?

Câu trả lời nằm trong giả thiết rằng con Đường Phát triển Tây phương (WPD) là phổ quát, mà hóa ra là sai. Giả thiết này đã khiến chúng ta không có khả năng đánh giá cao sự khác biệt đáng chú ý về các điều kiện giữa các phần của thế giới nơi các cuộc cách mạng tư sản đã là bản địa và các điều kiện nơi vốn nước ngoài đến chủ yếu để xâm chiếm và chỉ theo một cách thứ yếu và phụ để thực hiện hay cấy các định chế tư bản chủ nghĩa như chúng đã được tạo ra ở phương Tây. Quả thực, nếu giả như chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân Tây phương đã mạnh hơn, và nếu giả như mục tiêu của chúng đã chủ yếu là để tạo ra các định chế tư bản chủ nghĩa hơn là để bóc lột (mà thường được làm cho dễ hơn, như Rosa Luxemburg đã bênh vực, qua sự trao đổi với các hình thái xã hội tiền-tư bản chủ nghĩa), là có thể rằng WPD đã được Thế giới thứ Ba đi theo và rằng chủ nghĩa thực dân đã biến đổi nó thành hình ảnh của chính phương Tây. Mission civilisatrice (sứ mạng khai hóa) đã thành công. Và quả thực, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được thiết lập trong các vùng nhỏ, khép kín (như Hồng Kông và Singapore), và trong các phần của thế giới nơi dân cư địa phương đã thưa thớt hay đã bị tiêu diệt và nơi những người Âu châu, buôn bán với những người Âu châu khác, đã có khả năng cấy các định chế của họ (như Argentina, Uruguay, Australia, và New Zealand).1 Nhưng nơi những người Âu châu đã không thể cấy các định chế như vậy, hay nơi sự bóc lột đã sinh lời hơn và việc giữ lại các định chế phong kiến cũ là một lựa chọn tốt hơn, các định chế tư bản chủ nghĩa phát triển chỉ ở bên rìa (trong một số trường hợp theo nghĩa đen, như dọc theo duyên hải châu Phi), và phần dân cư còn lại đã tiếp tục sống dưới trật tự trước. Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia, đã bị ba đế chế Âu châu khác nhau chinh phục, tất cả đều minh họa bằng thí dụ sự tồn tại cạnh nhau này của một lớp mỏng của chủ nghĩa tư bản được xếp chồng lên một hệ thống xã hội không thay đổi mà dưới đó 90 phần trăm dân cư hay nhiều hơn đã tiếp tục sống.

Thuật chép sử Marxist, và chẳng ai hơn chính Marx trong các bài viết của ông về Ấn Độ, đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng và khả năng của các nhà thực dân Anh để biến đổi Ấn Độ thành một xã hội tư bản chủ nghĩa. Như Marx đã viết trong tháng Sáu 1853:

Đúng là nước Anh trong việc gây ra một cách mạng xã hội ở Hindoustan, đã được thúc đẩy chỉ bởi các lợi ích đê tiện nhất của nó, và đã ngu đần trong cách thi hành khi đó. Nhưng đấy không phải là câu hỏi. Câu hỏi là, loài người có thể hoàn thành số phận của nó mà không có một cuộc cách mạng cơ bản trong trạng thái xã hội của châu Á? Nếu không, thì dù các tội lỗi của nước Anh có thể đã là gì đi nữa nó đã là công cụ vô tình của lịch sử trong việc gây ra cuộc cách mạng đó.2

Trong một bài báo khác được viết vài tháng muộn hơn, ông đã tuyên bố: “Nước Anh phải hoàn thành một sứ mạng kép ở Ấn Độ: một sứ mạng phá hủy, sứ mạng khác tái sinh—sự hủy diệt xã hội Á châu cũ, và việc đặt các nền móng vật chất của xã hội tây phương ở châu Á.”3 Nhưng các nhà tư bản Anh đã thất bại để làm vậy. Ấn Độ đã quá lớn. Tương tự, Bill Warren, trong cuốn sách Chủ nghĩa đế quốc (1980) của ông, đã lấy một lập trường rất mạnh ủng hộ WPD, phù hợp với cách nhìn Marxist gốc, cho rằng sai lầm cốt yếu, cụ thể là sự bỏ rơi WPD, quay lại tận những người Bolshevik, những người đã đánh đồng cuộc đấu tranh vô sản với cuộc đấu tranh chống-đế quốc. Theo Warren, chỉ cuộc đấu tranh thứ nhất đã là chính đáng từ quan điểm Marxist, và nó phải được tiến hành ngang nhau ở phương Tây và Thế giới thứ Ba. Sai lầm này, theo cách nhìn của ông, đã dẫn các phong trào công nhân ở các nước Thế giới thứ Ba để liên kết bản thân họ với các phần của giai cấp tư sản chống đế quốc và như thế làm cùn lưỡi của xung đột xã hội.

“Sự rẽ sang đông” của Quốc tế Cộng sản và sự phổ biến khắp thế giới của chủ nghĩa tư bản

Và quả thực sự kết hợp của hai cuộc đấu tranh đã là quyết định cốt yếu—quyết định đã bắt đầu với cuộc Gặp gỡ Baku tại Đại hội thứ Nhất của Nhân dân phương Đông, và đã tiếp tục với Đại hội thứ Hai của Quốc tế Cộng sản (Comintern), cả hai trong năm 1920; chúng đã đoạn tuyệt với quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm, WPD, cho đến lúc đó của Quốc tế Cộng sản. Nhưng nó đã không phải là một sai lầm, như Warren tin. Quyết định đó có nghĩa rằng các phong trào cánh-tả và cộng sản trong Thế giới thứ Ba có thể kết hợp một cách hợp pháp cách mạng xã hội và sự giải phóng dân tộc theo một cách độc nhất mà, như tôi đã lập luận, là nhân tố then chốt cho phép chúng giành được quyền lực. Sự xảo trá của lịch sử đã là ở chỗ, chính sự không “tiết lộ” cho chúng rằng chúng, cứ như “được một bàn tay vô hình dẫn dắt,” đã mang lại các điều kiện cho sự lên của chủ nghĩa tư bản dân tộc của chúng hơn là, như chúng nghĩ chúng đang làm, mở ra một xã hội cộng sản không giai cấp và quốc tế chủ nghĩa. Trong khung cảnh này người ta có thể thấy rằng sự quay của Lenin và Quốc tế Cộng sản theo hướng “những người lao động cực nhọc của phương Đông,” cùng với việc chia thế giới thành hai phe của các nước đế quốc và các nước thuộc địa mà nó ngụ ý, đã là hoàn toàn quyết định cho những gì xảy ra tiếp theo: không phải cho việc dẫn đến chủ nghĩa cộng sản, mà cho việc dẫn đến chủ nghĩa tư bản.4 Diễn giải này cho phép chúng ta để khẳng định—thoạt nhìn, một cách nghịch lý—rằng Lenin có lẽ đã là “kẻ đi theo tư bản chủ nghĩa” quan trọng nhất trong lịch sử, vì ý tưởng của ông để kết nối cuộc đấu tranh vô sản ở phương Tây với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và châu Á cả hai đều xuất phát từ chủ nghĩa Marx chính thống Tây phương và đã giải phóng các lực mà khoảng năm mươi hay sáu mươi năm sau mang lại chủ nghĩa tư bản bản xứ cho các nước đa dạng như Việt Nam, Trung Quốc, Angola, và Algeria. Không có quyết định đó thì đã không có sự khuếch tán nào của chủ nghĩa tư bản ngang thế giới, hay nó đã xảy ra chậm hơn rất nhiều.

Kết cục này có hoàn toàn làm mất hiệu lực quan điểm Marxist về lịch sử? Tôi không nghĩ thế. Sự kế tiếp của các giai đoạn phát triển kinh tế mà đã đóng một vai trò lớn như vậy trong chủ nghĩa Marx đã được Marx xác định ngắn gọn trong lời nói đầu của Phê phán Kinh tế Chính trị, và nó vẫn chưa được giải quyết cho đến cuối đời của Marx và Engels. Nhưng sự kế tiếp cá biệt đó của các giai đoạn, mà, như tôi đã lập luận trong cuốn sách này, là sai, đã không phải là phần quan trọng nhất của lý thuyết của Marx về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Như Eric Hobsbawm đã nhận xét, “Lý thuyết tổng quát về chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi chỉ rằng phải có một sự kế tiếp của các phương thức sản xuất, mặt dù không nhất thiết … theo bất kể trật tự được xác định trước cá biệt nào.… Nếu [Marx] đã sai lầm trong các quan sát của ông [về trật tự trong đó các hình thái xã hội kinh tế sẽ tiến triển], hay nếu giả như các hình thái này đã dựa vào thông tin từng phần và vì thế lầm lạc, thì lý thuyết chung về chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ vẫn không bị ảnh hưởng.”5

Thế diễn giải này cho biết cách nhìn của chúng ta như thế nào về tương lai? Thứ thứ nhất để nhận ra là không có hệ thống nào là một hệ thống kế vị hiển nhiên cho chủ nghĩa tư bản. Sự giải thích của tôi về vai trò thật của chủ nghĩa cộng sản làm rõ rằng vai trò của nó đã được hoàn thành. Chủ nghĩa cộng sản đã hoàn thành chức năng của nó, và không chắc có khả năng để có một vai trò trong tương lai của lịch sử con người. Nó không phải là một hệ thống của tương lai, mà là một hệ thống của quá khứ.

Nhưng lợi thế lớn của sự phân tích Marxist là nó thúc chúng ta để xem xét mỗi hệ thống kinh tế-xã hội như nhất thiết hạn chế trong thời gian. Chẳng gì không thay đổi cả khi các điều kiện cơ bản của sản xuất tiến hóa. Theo lời của Marx, “Một phương thức sản xuất nào đó, hay giai đoạn công nghiệp nào đó, luôn luôn được kết hợp với một phương thức hợp tác nào đó, hay giai đoạn xã hội nào đó, và phương thức hợp tác này bản thân nó là một lực lượng sản xuất.”6 Chúng ta biết rằng chủ nghĩa tư bản cũng sẽ tiến hóa. Liệu nó sẽ thay đổi theo một cách đầy kịch tính, như hoặc vốn sở hữu tư nhân sẽ ngừng thống trị, hay lao động ăn lương sẽ mất tầm quan trọng của nó, chúng ta không biết. Có thể là nhờ các kiểu mới của tiến bộ công nghệ, sự sản xuất quy mô nhỏ được tổ chức bởi các cá nhân tự-kinh doanh, hay các nhóm nhỏ của những người làm việc với vốn riêng của họ và vay với các lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng sở hữu nhà nước, sẽ trở thành cung cách chuẩn để tổ chức sản xuất. Hay có thể có những sự kết hợp khác mà sẽ gạt chủ nghĩa tư bản sang bên lề như Marx và Max Weber đã xác định. Chẳng gì hiện tại cho phép chúng ta đưa ra các sự đoán trước như vậy bởi vì chủ nghĩa tư bản ngày nay có vẻ hùng mạnh hơn và có mặt khắp nơi hơn bao giờ hết trong lịch sử, trong cả biến thể được siêu-thương mại hóa và biến thể được toàn cầu hóa mà tôi đã mô tả— biến thể tài năng tự do và biến thể chính trị. Như tôi đã lập luận trong Chương 5, chủ nghĩa tư bản đã bước vào lĩnh vực tư, kể cả nhà ở của chúng ta, và tác động đến sự sử dụng thời gian rỗi và tài sản cá nhân của chúng ta (mà bây giờ đã trở thành tư bản [vốn]), các quan hệ của chúng ta với họ hàng, các hình mẫu hôn nhân của chúng ta, và vân vân. Như thế chúng ta biết rằng chủ nghĩa tư bản là mạnh hơn bao giờ hết, nhưng chúng ta không biết nếu điều này là đỉnh tổng thể của nó, hay nó chỉ là một đỉnh cục bộ, với sự bành trướng thêm của các quan hệ tư bản chủ nghĩa trong tương lai.

(Còn tiếp)


* Tại Việt Nam ông Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, đã có chính sách khoán tương tự từ 1966 và đến 5-1977 ông mới thôi chức bí thư, ông về hưu 1978 và mất 26-5-1979. Tuy nhiên chính sách khoán hộ của Đảng ủy Vĩnh phí bị Ban Bí tư Đảng CSVN (thông tri 224-TT/TW ngày 12/12/1968) coi là sai đường lối. Việc khoán chui vẫn diễn ra ở nhiều nơi và mãi đến đầu 1981 (Chỉ thị 100-CT/TW ngày 12/1/1981) mới cho phép áp dụng chế độ khoán trong nông nghiệp cả nước.

Comments are closed.