CỨU MEDIA – Chủ nghĩa tư bản, Crowdfunding, và Dân chủ (kỳ 1)

Julia Cagé

Nguyễn Quang A dịch

image

 

Lời giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 60 của tủ sách SOS2,* cuốn CỨU MEDIA – Chủ nghĩa tư bản, Crowdfunding, và Dân chủ (SAVING THE MEDIA – Capitalism, Crowdfunding, and Democracy) của Julia Cagé; nguyên bản tiếng Pháp Sauver les Médias được Le Seuil xuất bản 2015 và bản dịch tiếng Anh do Havard University Press xuất bản năm 2016.

Báo chí, hay rộng hơn là các phương tiện truyền thông (media) tạo ra một hàng hóa công cộng là tin tức. Tin tức trung thực, không thiên vị, có chất lượng cao là thiết yếu cho các tranh luận dân chủ và có ảnh hưởng lớn đến chính trị, đến dân chủ.

Tác giả cho chúng ta cái nhìn tổng quát về sự tiến triển của media ở các nền dân chủ phương Tây, trước hết ở Pháp và Mỹ. Bà phân tích khủng hoảng hiện thời của media, cố gắng “chẩn đoán” đúng bệnh, và quan trọng nhất gợi ý cách chữa trị để cứu media. Cuộc suy thoái dân chủ hiện thời một phần là do khủng hoảng media này.

Media (cũng như nhiều thứ khác như sức khỏe, sự hiểu biết,…) không phải là hàng hóa và để các thứ không phải là hàng hóa này phải chịu cơ chế thị trường thuần túy sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho xã hội.

Việc để các công ty media vận hành như các công ty cổ phần là một trong những nguyên nhân quan trọng của khủng hoảng media.

Không có cạnh tranh, hay độc quyền media, là tai họa, nhưng cạnh tranh mạnh (chẳng hạn quá nhiều tổ chức media cạnh tranh nhau trong một thị trường) là không tốt cho media và tai hại cho xã hội do ảnh hưởng xấu đến chất lượng tin tức.

Báo chí dựa quá nhiều vào quảng cáo cũng đã là một căn bệnh của media. Và media được tài trợ chủ yếu bằng quảng cáo sẽ chấm dứt.

Trong hoạt động của các tổ chức media, cũng như bất kể tổ chức sản xuất nào khác, bốn nhân tố chính là: những người sản xuất, những người tiêu thụ, các nhà đầu tư và nhà nước. Tác giả giúp chúng ta hiểu tin tức được sản xuất ra sao và tiêu thụ thế nào. Các nhà báo là những người tạo ra tin tức, các bạn đọc là những người tiêu thụ và việc đưa họ tham gia vào các tổ chức media (qua góp vốn của hội các nhà báo, crowdfunding từ các bạn đọc, cũng như vào việc quản lý của tổ chức media với quyền bỏ phiếu của hội các nhà báo và hội bạn đọc) là cách tổ chức mới để giải quyết khủng hoảng và tạo cơ sở cho các tổ chức media hoạt động bền vững. Tuy nhiên hai đối tượng quan trọng khác là nhà nước và các nhà đầu tư cũng có vai trò cốt yếu trong phát triển media và việc thảo luận đến các vai trò của chúng được bàn kỹ trong cuốn sách.

Tác giả tìm ra những nguyên nhân chính của khủng hoảng hiện thời và đưa ra các khuyến nghị để giải quyết.  Giải pháp của bà là về cấu trúc của các công ty media, được tổ chức như các tổ chức media phi-lợi nhuận (NMO) mà trong đó cả những người sản xuất, những người tiêu thụ, các nhà đầu tư và nhà nước đều đóng vai trò thiết yếu của mình.

 Một nền báo chí tự do, độc lập và lành mạnh là cốt yếu cho sự phát triển đất nước, cho dân chủ.  Chính vì thế suy nghĩ, hành động để xây dựng media lành mạnh phải là một nhiệm vụ hàng đầu của sự xây dựng đất nước.

Tôi nghĩ các nhà báo, các bạn trẻ, các nhà hoạt động, những ai quan tâm đến xuất bản rất nên đọc cuốn sách mỏng, dễ đọc này. Có thể nói cuốn sách này là một nghiên cứu chính sách và khuyến nghị chính sách bậc thầy, nên các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và các chính trị gia cũng học được nhiều từ nó.

Tôi chân thành giới thiệu với quý vị cuốn sách mỏng rất đáng đọc này của Julia Cagé. 

26-7-2022

Nguyễn Quang A


DẪN NHẬP

Cho một Hình thức Cai quản Mới

1984. NHỮNG MẢNH GẤY BỊ XÉ bay cuộn trong cơn gió mạnh. Việc cố bám vào các mẩu báo cũ được cắt ra phỏng có ích gì khi số lượng thống kê vô tận có thể được xem trên màn hình ở xa (telescreen)? Trong tầm nhìn ác mộng của George Orwell về tương lai [trong cuốn 1984 của ông], sự hứa hẹn của một thời đại thông tin mới—với các màn hình cung cấp tin tức liên tục giống các mạng cáp ngày nay—tương phản rõ rệt với mối đe dọa đen tối của thông tin giả được cố ý tạo ra (disinformation). Quả thực, nhân vật chính, một “nhà báo,” được thuê trong việc làm giả các số báo của tờ Times nhằm để làm cho chắc chắn rằng quá khứ tương ứng với “thực tế” mới.

2015. Các màn hình đã xâm lấn đời sống của chúng ta, và chúng ta liên lạc bằng tiếng Newspeak [xem cuốn 1984 của Orwell] trên Twitter và Facebook và trong các tin nhắn và các Snapchat. Trong thời đại của nghề báo số, smartphone, và mạng xã hội, thông tin ở mọi nơi. Nó nhìn chòng chọc vào mặt chúng ta.

Đã chưa bao giờ có nhiều nhà sản xuất thông tin như ngày nay. Pháp có hơn 4.000 tờ báo giấy và tạp chí; gần 1.000 đài phát thanh; vài trăm đài truyền hình; và hàng chục ngàn blog, tài khoản Twitter, và nhà tập hợp (aggregator) tin tức. Ở Hoa Kỳ, có gần 1.000 đài truyền hình, hơn 15.000 đài phát thanh, và khoảng 1.300 nhật báo (báo hàng ngày).

Thật nghịch lý, media đã chưa bao giờ trong tình trạng tồi hơn. Tổng doanh thu hàng năm của tất cả các nhật báo ở Hoa Kỳ là nửa tổng doanh thu của Google, mà mô hình kinh doanh của nó dựa vào việc sàng lọc nội dung do những người khác tạo ra. Mỗi “tin tức” được lặp lại vô tận, thường không có sửa đổi. Bỏ sang bên các kênh tin tức cáp 24 giờ, mà phát cùng các hình ảnh lặp đi lặp lại trong các vòng lặp vô tận, các tờ báo xài ngày càng nhiều năng lượng chạy đua để công bố các bản thông báo cơ quan trên các website của chúng, cứ như ngón tay nhanh trên nút copy-and-paste là quan trọng hơn việc thu thập tin tức trước tiên. Trong khi đó, chúng thường xuyên cắt bớt nhân viên trong các phòng tin tức của chúng. Hệ thống sản xuất media đơn giản không thể chịu nổi sự cạnh tranh vô hạn giữa số người chơi ngày càng tăng.

Trong thế giới media, đấy là những thời tốt nhất và những thời tồi nhất. Có vài lý do cho sự lạc quan: đã chưa bao giờ có nhiều người đọc báo đến vậy. Các số bạn đọc làm lóa mắt—nhiều đến mức các site nào đó (chủ yếu các blog) trả tiền cho “các cộng tác viên” của chúng trên cơ sở lưu lượng được tạo ra.

Thế nhưng các số thống kê cho thấy hàng triệu người xem Internet là hết sức gây lầm lạc. Thực tế ẩn dưới là ít hy vọng hơn nhiều. Mặc dù các tờ báo đang đạt các số bạn đọc tăng lên qua các site online, chúng đã không có khả năng “tiền tệ hóa” bạn đọc số mới của chúng. Quả thực, khi theo đuổi thu nhập quảng cáo online mà chúng được thuyết phục, rằng tương lai của chúng phụ thuộc vào, các tờ báo đã hy sinh chất lượng chúng cần để giữ vững số phát hành báo in của chúng mà không tạo ra thu nhập bù đủ từ sự hiện diện online của chúng. Chúng đang chìm dần, chờ cái chết cuối cùng của chúng.

 

Các Ảo tưởng đã Mất

Media đang trải qua một khủng hoảng nghiêm trọng. Là dễ để nhân các ví dụ về các báo giấy sa thải người lao động và các tờ báo dẹp tiệm khắp thế giới. Trong 2012 Pháp đã mất hai tờ nhật báo quốc gia, France-SoirLa Tribune. Trong 2014 Tập đoàn Nice-Matin, mà đã kết thúc năm 2013 với một thua lỗ hoạt động 6 triệu euro, đã bị đặt vào trách nhiệm tiếp quản (receivership [một thủ tục phá sản]). Tờ báo Libération, suýt phá sản, đã sa thải một phần ba nhân viên của nó vào đầu năm 2015 trong khi Le Figaro đã tổ chức “các sự ra đi tự nguyện” và Sud-Ouest cắt nhân viên của nó đột ngột. Ở Đức hơn 1.000 việc làm media đã biến mất trong 2013, và ở Tây Ban Nha khoảng 200 tổ chức media đã biến mất giữa 2008 và 2012. Tình hình khá hơn một chút ở Hoa Kỳ. Trang web Newspaper Death Watch (Theo dõi Báo Chết) để tang sự biến mất của mười hai nhật báo kể từ 2007 và lưu ý một số “hết thời” ngang thế, để lại nhiều thị trường mà không có một nhật báo.1 Mặc dù tờ Chicago Tribune và tờ Los Angeles Times tiếp tục xuất bản, cả hai đã tuyên bố phá sản trong 2008, một năm trong đó các tờ báo Mỹ đã mất nhiều hơn 15.000 việc làm.2

Khủng hoảng đã ảnh hưởng nhiều hơn chỉ báo in. Trong cuối năm 2013 Truyền hình Pháp (đài truyền hình quốc gia công cộng Pháp) đã đề xuất một kế hoạch ra đi tự nguyện ảnh hưởng đến 361 việc làm trong khi vào đầu 2015 Radio France (đài phát thanh công cộng) đã trải qua cuộc đình công dài nhất trong lịch sử của nó khi chính phủ cắt ngân sách của nó và bắt đầu rút sự hỗ trợ tài chính. Tại Vương Quốc Anh, British Broadcasting Corporation (BBC) đã tuyên bố trong 2014 rằng nó sẽ loại bỏ 220 việc làm trong bộ phận tin tức của nó vào 2016 dưới một kế hoạch có tên là “Chất lượng Trên hết,” dự định để trao “ưu tiên cho chất lượng phát sóng.” Đúng là hài hước kiểu Anh. Rồi nó công bố 1.000 việc làm sẽ bị cắt trong tháng Bảy 2015 do sự giảm thu nhập từ phí cấp phép (license fee) [xem BBC] mà tài trợ cho dịch vụ phát thanh truyền hình công cộng ở nước Anh—váng kem trên bánh (điều may mắn thêm) mà trở nên khó tiêu hơn theo giờ.

Một sự thực cốt yếu: chẳng có gì là mới về khủng hoảng này cả. Nó đã không bắt đầu với sự đến của Internet hay sự sụp đổ tài chính 2008. Chúng ta thường quên rằng với mỗi sự đổi mới công nghệ—radio, truyền hình, Internet—báo in và các đối thủ cạnh tranh mới của chúng đã la hét vào sự tăng cường cạnh tranh, mà họ chắc chắn đã muốn nói cái chết sắp đến. Ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi quảng cáo là vua, thu nhập quảng cáo trên báo đã giảm sút như một tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm trong nước (GDP) kể từ 1956.

Tuy nhiên, khủng hoảng đã trở nên hết sức tồi tệ trong những năm gần đây. Media truyền thống dưới sự bao vây, với lưng của chúng tựa vào tường. Tin tức được vay mượn, chuyển tiếp, và nhân đôi mà không có sự đền bù, mặc dù là tốn kém để sản xuất. Nhiều tin tức hơn bao giờ hết trút ra từ sự phong phú, nhưng bản thân media rất mệt mỏi. Hãy xét sự trớ trêu lịch sử này: Émile de Girardin, người đã tạo ra báo rẻ ở Pháp và thường được công bố như một trong những doanh nhân media đầu tiên, đã bắt đầu sự nghiệp của ông trong 1828 với tờ Le Voleur (Kẻ Cắp), một tuần báo nhồi đầy các trang của nó bằng các bài hay nhất tuần lấy cắp từ các xuất bản phẩm khác.

 

Media Không Phải là Hàng hóa

Các công dân, dù biết về các diễn tiến này hay không, ngày càng không tin vào media truyền thống. Ở Pháp, mặc dù sự quan tâm đến tin tức vẫn cao, ít hơn một phần tư người dân được khảo sát nói họ tin cậy media. Theo một thăm dò Gallup 2014, chỉ 22 phần trăm người Mỹ tin các tờ báo của họ, 19 phần trăm tin Internet, và chỉ 18 phần trăm tin cậy tin tức truyền hình. Vì sao lại nghi ngờ như vậy?

Tính cảnh giác này với các tờ báo, các nhà báo, và các ông trùm báo chí là không hề mới. Trong cuối thế kỷ thứ mười chín, các vụ bê bối liên quan đến sự tài trợ cho Kênh Panama và đường sắt Nga đã tiết lộ sự tham nhũng của một số tờ báo Pháp. Các tờ báo Mỹ cũng đã trở thành tầm bắn của sự chỉ trích trong thời kỳ này. Suốt thế kỷ thứ mười chín, các chính trị gia đã dùng các tờ báo như các công cụ quan hệ công chúng, và ít tờ đã thật sự độc lập.3 Tuy nhiên, mức không tin ngày nay là đáng lo ngại, cả về mặt tuyệt đối và về lý tưởng của tính minh bạch thông tin mà các công nghệ mới phải, về nguyên tắc, làm cho là có thể—chẳng nói gì về những hy vọng dân chủ mà thế kỷ thứ hai mươi đã gây ra.

Do hậu quả của Chiến tranh Thế giới II, những cố gắng được đưa ra để cho báo chí một địa vị pháp lý đặc biệt. Các thiện ý là nhiều, và hết bài phát biểu này đến bài phát biểu khác lặp đi lặp lại, nhưng báo chí đã vẫn phải chịu các luật quản lý doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các tờ báo được sở hữu bởi các cổ đông của chúng và chịu các quy luật thị trường. Chúng có thể được mua, bán, và thậm chí bị tước mất các tài sản của chúng.

France-Soir, một tờ báo Pháp hàng đầu cho đến đầu các năm 1970, đã rơi vào tay của Tập đoàn Hersant, ngừng trả tiền cho các nhà cung cấp của nó, được mua lại, phải chịu một cuộc đình công của những người lao động của nó khiến nó không xuất hiện trên các quầy báo trong hơn một tháng, đã thay đổi format và tổng biên tập của nó, và rồi trong 2010 rơi vào tay nhà tỷ phú Nga Alexander Pugachev, người mau chóng mệt mỏi với nó. Tại Hoa Kỳ, hàng tá tờ báo đã đổi chủ trong những năm gần đây: ngân hàng đầu tư Dirks, Van Essen & Murray đã liệt kê bảy mươi mốt vụ bán các tờ báo trong riêng năm 2011 còn trong 2012 Media General Inc. đã bán tất cả các quyền sở hữu báo của nó. Các ví dụ này và vô số ví dụ khác chứng minh các nhà tư bản kiểm soát thế nào media, mà họ xem như các tài sản giống bất kể tài sản khác nào. Trong nhiều trường hợp cấu trúc quyền sở hữu là còn xa mới minh bạch. Tương tự, đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ trong các năm gần đây đã được mua và bán với tần số chưa từng có.

Tuy nhiên, media ở Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Đức, và Italy thường đã đổi mới sáng tạo trong phản ứng của chúng. Nghề báo phi lợi nhuận đã phát triển rất nhanh tại các nước này hơn ở Pháp. Một số tổ chức media như Guardian ở nước Anh, được sở hữu bởi các quỹ tài trợ (foundation); Quỹ tài trợ Bertelsmann đóng một vai trò tương tự ở Đức. Các tỷ phú Mỹ Herbert và Marion Sandler đã thành lập ProPublica phi lợi nhuận trong 2008. Tất nhiên, Herbert Sandler là chủ tịch hội đồng quản tị ProPublica, mà cho thấy rằng ngay cả trong thế giới phi lợi nhuận, quyền lực nằm ở nơi tiền nằm.

 

Media và Dân chủ

Với việc này chúng ta đến tâm của thách thức mà cuốn sách này sẽ bàn đến: để đề xuất một mô hình cai quản và tài trợ mới mà sẽ cho phép media tin tức tránh các mối nguy hiểm đe dọa chúng.

Thứ nhất, media đã quá thường xuyên phục vụ như các đồ chơi cho các nhà tỷ phú để tìm kiếm ảnh hưởng. Trong loại nền dân chủ nào chúng ta đang sống khi chúng ta phải hãnh diện rằng một nhà đầu cơ bất động sản và một trùm tư bản điện thoại di động xuất hiện thật đúng lúc để “cứu” Libération? Chúng ta có phải lớn tiếng vỗ tay một thời đại hoàng kim mới trong media Mỹ bởi vì một số nhà tỷ phú đã hào phóng thò tay vào túi họ để cứu các tờ báo cũ khả kính?

Hệt như nền dân chủ đích thực không thể sống sót nếu đời sống chính trị được tài trợ bởi vài cá nhân với các nguồn lực vô hạn, chúng ta không thể có media mà chất lượng của tranh luận dân chủ phụ thuộc vào nó nhờ ơn chỉ các nhà tỷ phú với các túi không đáy. Không chỉ chúng ta cần một sự đa dạng của các tờ báo và các mạng lưới truyền hình; chúng ta cũng cần một sự đa dạng về quyền sở hữu của media. Chúng ta phải có nhiều cổ đông khác nhau nhằm để bảo đảm rằng đa số quyền bỏ phiếu không được rơi vào tay của một thiểu số các nhà đầu tư.

Thứ hai, kinh nghiệm dạy chúng ta rằng khi một tổ chức media chỉ do các nhân viên của nó sở hữu (như đúng thế, chẳng hạn, với Sociétés Coopératives Ouvrières de Production, hay các Hợp tác xã Sản xuất của những người Lao động, ở Pháp và nơi khác), thất bại là không thể tránh khỏi. Ý tưởng về nghề báo tự-quản là không tưởng nếu người ta bám vào nguyên tắc nghiêm ngặt về “một người lao động, một phiếu.”

Các công thức khác như các hội bạn đọc hay các hội nhà báo—trong đó bản thân các bạn đọc và các nhà báo là các cổ đông của tờ báo—cũng chẳng là thuốc bách bệnh.4 Hãy xét trường hợp của tờ Le Monde, mà dạy chúng ta rằng các xung đột giữa một cổ đông danh nghĩa với vốn cổ phần giảm xuống, như Hội các nhà Báo của Le Monde, và các nhà đầu tư giữ đa số quyền bỏ phiếu thực sự có thể tỏ ra là tai họa trừ khi có sẵn một thủ tục giải quyết được thỏa thuận trước. Cái cần là một giải pháp đổi mới sáng tạo được thích nghi với thực tế ngày nay: một hình thức mới của quyền sở hữu tham gia với sự kiểm soát được chia sẻ của các quyền và quyền ra quyết định hay, nói cách khác, một hình thức mới của dân chủ cổ đông được thích nghi cho media và có lẽ cho cả các doanh nghiệp khác.

 

Cứu Media

Để vượt lên trên các mâu thuẫn được liệt kê ở trên, cuốn sách này trình bày một mô hình công ty mới cho media, một mô hình được thích nghi cho thế kỷ thứ hai mươi mốt. Nó đề xuất một kiểu thực thể mới, một tổ chức media phi lợi nhuận, trung gian về địa vị giữa một quỹ tài trợ (foundation) và một công ty. Mô hình này được gây cảm hứng một phần bởi các thử nghiệm thành công trong khu vực media trong các năm gần đây, cũng như bởi các đại học lớn mà kết hợp các hoạt động thương mại và phi lợi nhuận trong một thực thể đơn nhất.

Với mô hình tham vọng này, là có thể để cung cấp vốn an toàn cho các diễn viên media trong khi áp đặt các ràng buộc theo luật định lên quyền lực của các cổ đông bên ngoài. Nó cung cấp một chỗ mới cho các hội bạn đọc và các nhân viên cũng như một khung khổ pháp lý và tài chính phù hợp cho crowdfunding (cấp vốn tham gia [gây vốn từ công chúng]). Nó cũng đơn giản hóa sự cung cấp hỗ trợ chính phủ cho media so với hệ thống phức tạp hiện hành ở Pháp ngày nay.5 Cuối cùng, trong một nước như Hoa Kỳ, nơi chính phủ đóng một vai trò nhỏ hơn nhiều trong việc tài trợ media so với ở Pháp, mô hình mới cung cấp một cách hiệu quả để tăng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực này.

Mô hình mới có thể bảo đảm chất lượng của media bằng việc bảo đảm một sự cung cấp vốn ổn định qua các khoản đầu tư dài hạn. Media sẽ không còn là một sân chơi cho các doanh nhân tìm kiếm sự giải trí cũng chẳng là một vùng săn bắn cho những kẻ đầu cơ tìm kiếm các thương vụ béo bở. Bằng việc làm giảm quyền lực ra quyết định của các cổ đông lớn nhất và đặt quyền lực đối trọng vào tay của các bạn đọc, các thính giả, và các khán giả cũng như các nhà báo, mô hình này nhắm vào sự chiếm đoạt lại dân chủ của media bởi những người sản xuất và tiêu thụ tin tức hơn là bởi những người tìm cách định hình công luận hay dùng tiền của họ để ảnh hưởng đến các lá phiếu của chúng ta và các quyết định của chúng ta.

1. THỜI ĐẠI THÔNG TIN?  

CHÚNG TA ĐANG SỐNG trong một xã hội thông tin? Số các nhà báo và, rộng hơn, các nhà sản xuất nội dung có tăng đều đặn hay co lại đột ngột? Chất lượng thông tin có cải thiện, hay chúng ta đã đơn giản bị tràn ngập với một trận lũ tin tức chất lượng thấp?

Trước khi xem xét những cách để giải quyết cuộc khủng hoảng media hiện thời, chúng ta cần một sự chẩn đoán chính xác tình hình. Chúng ta cần một sự hiểu tốt hơn về ai sản xuất tin tức, nó được truyền như thế nào, và ai tiêu thụ nó. Và chúng ta cần xem xét không chỉ thông tin được media cung cấp mà tổng quát hơn tri thức được chuyển bởi các ngành văn hóa, các đại học, các bảo tàng, nhà hát, và film. Nói cách khác, chủ đề của chúng ta là thông tin với tư cách một hàng hóa công cộng, một thành phần thiết yếu của sự tham gia chính trị trong một nền dân chủ.

Mặc dù thông tin là một hàng hóa công cộng, nó giống nhiều hàng hóa văn hóa khác ở chỗ nhà nước không thể tạo ra nó một cách trực tiếp. Tư duy lại mô hình kinh tế của media phải xảy ra ở các chỗ giao nhau của các đường nơi nhà nước và thị trường, khu vực công và khu vực tư, giao nhau. Các vấn đề của media là các vấn đề của nền kinh tế tri thức hôm nayvà các giải pháp cũng thế. Các khu vực sản xuất tri thức và văn hóa từ lâu đã phát triển các mô hình mà né tránh các quy luật thị trường mà không chịu nổi sự kiểm soát nhà nước. Bằng việc dựa vào các mô hình này, media có thể tạo ra các lựa chọn mới cho bản thân mình và giải quyết khủng hoảng.

 

Thông tin vượt xa hơn Media

Là khó để ước lượng chính xác khu vực tri thức đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế. Ngoài khu vực văn hóa ra, giáo dục đại học và nghiên cứu cũng đóng góp.

Theo một báo cáo chính thức gần đây, “văn hóa” theo nghĩa nghiêm ngặt chiếm 3,2 phần trăm của GDP Pháp, gấp bảy lần ngành ô tô và tương đương với các khu vực nông nghiệp và thực phẩm kết hợp lại.1 Trực tiếp hay gián tiếp, khu vực văn hóa sử dụng 670.000 người làm, hay 2,5 phần trăm của tổng việc làm. Cho các mục đích của thảo luận này, khu vực văn hóa gồm báo chí định kỳ, xuất bản sách, sản xuất nghe nhìn, quảng cáo, nhà hát và các sản phẩm khác trực tiếp trước một công chúng, các di tích lịch sử và các địa điểm di sản, nghệ thuật thị giác, kiến trúc, phim, “các ngành âm và hình ảnh,” và các tổ chức cung cấp “sự tiếp cận đến tri thức và văn hóa.” Tương tự, sản phẩm nghệ thuật và văn hóa chiếm 3,2 phần trăm của GDP Hoa Kỳ, mà nhiều hơn các ngành lữ hành và du lịch cộng lại (2,8 phần trăm).2 Tại Vương Quốc Anh, cái gọi là các ngành sáng tạo tương ứng với một ước lượng 5,2 phần trăm of GDP.3

Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Các tổ chức giáo dục đại học và nghiên cứu đóng một vai trò trung tâm trong sản xuất và truyền tri thức, thường trong sự cộng sinh với các khu vực văn hóa và media, mà chúng vượt xa về mặt tỷ lệ GDP. Giáo dục đại học và nghiên cứu hiện thời chiếm 3,8 phần trăm GDP Pháp (1,5 phần trăm cho giáo dục đại học và ít hơn 2,3 phần trăm một chút cho nghiên cứu) và 5,6 phần trăm của GDP Hoa Kỳ (2,8 phần trăm cho giáo dục đại học và 2,8 nữa cho nghiên cứu).4 Còn về việc làm, giáo dục đại học và nghiên cứu sử dụng 650.000 người ở Pháp, chiếm gần 2,5 phần trăm tổng việc làm. Các việc làm trong các tổ chức nghiên cứu công và tư (kể cả nghiên cứu và triển khai [R&D]) lên đến 400.000 (trong đó 250.000 trong nghiên cứu) còn 150.000 người làm việc trong giáo dục đại học công và tư (gồm khoảng 80.000 giáo viên và nhà nghiên cứu).

Như thế, nếu chúng ta kết hợp văn hóa, giáo dục đại học, và nghiên cứu, chúng ta thấy rằng khu vực chiếm gần 7 phần trăm GDP Pháp và gần 5 phần trăm việc làm. Nếu chúng ta thêm giáo dục tiểu học và trung học, chúng ta dễ dàng vượt 10 phần trăm GDP, mà có thể phân ra đại thể thành các một phần ba: một phần ba cho văn hóa, một phần ba cho giáo dục đại học, và một phần ba cho giáo dục tiểu học và trung học. Bậc độ lớn là tương tự ở Hoa Kỳ, với một phần còn lớn hơn cho giáo dục đại học và nghiên cứu.

Media tạo thành một phần tương đối nhỏ của khu vực rất quan trọng này. Báo in, radio, và truyền hình đóng góp ít hơn 30 phần trăm một chút của tổng cho khu vực tri thức. Tại Pháp số giáo viên và nhà nghiên cứu gần gấp đôi số nhà báo (và ở Hoa Kỳ gần gấp ba), và nếu các xu hướng hiện thời tiếp tục, tỷ lệ này sẽ tăng. Giữa 1992 và 2013, số giáo viên và nhà nghiên cứu đã tăng 67 phần trăm còn số nhà báo đã tăng chỉ 38 phần trăm (được phân không đều ngang media khác nhau).

Thế nhưng khu vực media vẫn đáng kể bởi vì quy mô công chúng của nó. Giáo dục đại học ở Pháp phục vụ khoảng 2,4 triệu sinh viên, hay khoảng một phần ba số bạn đọc của báo chí hàng ngày địa phương. Cho dù chúng ta xem xét hệ thống giáo dục như một toàn thể, tổng số sinh viên học sinh và thực tập sinh ở Pháp (15,2 triệu) chỉ lớn hơn khán giả kết hợp của tin tức phát trên các mạng lưới TF1, France 2, Arte, và M6 (13,6 triệu) một chút. Nhà hát nhạc kịch ở Pháp thu hút 1,4 triệu người xem đến 1.000 sô diễn mỗi mùa, ít hơn một phần sáu số người thăm hàng tháng đơn nhất đến website của Le Monde. Nhà hát Opéra National de Paris giải trí 328.000 người xem với các vở ballet của nó hàng năm, ít hơn số bạn đọc trung bình hàng ngày của chỉ một tờ báo địa phương, Ouest-France.

Người ta nghe các lời than phiền thường xuyên—và được biện minh—về sự quan tâm giảm đến báo in. Thế nhưng trong khi hơn hai phần ba người Pháp trên mười lăm tuổi đọc đều đặn một nhật báo, ít hơn 60 phần trăm đi xem phim ít nhất một lần một năm, chỉ một phần ba thăm một bảo tàng hay một gallery nghệ thuật, và chỉ một phần năm đi nhà hát. Bức tranh là tương tự tại nơi khác ở châu Âu và ở Hoa Kỳ.

Đây là nghịch lý của media và đặc biệt của báo chí. Một số nhỏ tổ chức, chiếm một phần tương đối nhỏ của nền kinh tế và sử dụng một phần còn nhỏ hơn của lực lượng lao động, đạt một phần rất lớn của công chúng và ở trong một vị trí để ảnh hưởng đến các quyết định cốt yếu cho sự hoạt động đúng đắn của các nền dân chủ của chúng ta. Bởi vì quyền bàu cử phổ quát không còn có khả năng hợp pháp hóa quyền lực chính trị nữa, dân chủ phải dựa nhiều hơn bao giờ hết vào quyền lực đối trọng của media.5

 

Tính đa dạng của các Hình thức Pháp lý và các Dàn xếp Tài trợ

Quyền lực đối trọng của media có các hình thức đa dạng. Tại Pháp hầu hết các tờ báo là các công ty cổ phần, nhưng hơn hai phần ba các đài phát thanh là các tổ chức phi lợi nhuận. Các hãng trong nền kinh tế tri thức rộng hơn có các hình thức pháp lý đa dạng. Mặc dù vài trong số hãng media quốc tế lớn nhất (như Công ty New York Times) được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán, hầu như không đại học nào được niêm yết. (Một số cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ thử hoạt động như các công ty vì-lợi nhuận đã thất bại một cách ngoạn mục—thí dụ nổi bật nhất là Corinthian Colleges Inc.—trong khi các trường khác được nêu trên các dòng tít vì thành tích kém cỏi của chúng. Ngày nay, có vẻ hết sức không chắc rằng mô hình này sẽ phổ biến, còn hơn thế nữa bởi vì đề xuất 90/10 gần đây của Obama đe dọa khả năng sống sót của nhiều tổ chức vì lợi nhuận.)6

Các đại học lớn nhất thế giới, với các quỹ cúng vốn (endowment) vượt 30 tỷ $ trong trường hợp của Harvard, Yale, và Princeton, có nhiều vốn hơn vốn cổ phần của các ngân hàng lớn nhất, thế nhưng chúng được tổ chức như các quỹ tài trợ phi lợi nhuận, và chẳng cái nào nghĩ về việc biến chúng thành các công ty cổ phần cả. Tiền công cộng đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ các đại học trong tất cả các nước, kể cả Hoa Kỳ, bổ sung thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu và học phí. Thế nhưng sự phụ thuộc này vào sự tài trợ công không làm hại tính độc lập của các tổ chức này. Các think tank, các nhà hát, các rạp phim, các studio sản xuất, và các trường tiểu học và trung học tồn tại dưới các hình thức pháp lý đa dạng với các phương thức cai quản, các dàn xếp tài trợ, và các cấu trúc quyền lực khác nhau.

Mô hình công ty cổ phần đã không chứng tỏ đáp ứng được các thách thức đối mặt media ngày nay. Trong một môi trường ngày càng cạnh tranh, các công ty media đã bị thúc để cắt các chi phí và đặc biệt để cắt giảm nhân viên, khi đáng lẽ tốt hơn phải tìm được sự tài trợ lâu dài và đánh cuộc vào chất lượng. Media đã có khuynh hướng bỏ rơi tin tức để ủng hộ cho “infotainment (thông tin giải trí)” hay chỉ đơn giản giải trí, mà tốn ít hơn nhiều để sản xuất và thường được đền đáp hơn về mặt thu nhập quảng cáo, để lại số đông người không có sự tiếp cận đến thông tin chất lượng cao.

Điểm quan trọng là không phải để phán xét về giá trị của chương trình truyền hình này hay nọ hay để phân biệt giữa các bài báo nghiêm túc và các bài chỉ giải trí. Tin tức về bản chất là không “cao” hơn giải trí. Nhưng hệt như chúng ta tin rằng các trường học phải cung cấp cho tất cả mọi người sự tiếp cận đến một mức hiểu biết và năng lực tối thiểu, chúng ta cho rằng thông tin là một hàng hóa công cộng mà phải có thể tiếp cận được cho mọi người. Bởi vì sự tiếp cận đến tin tức phải được bảo vệ, chúng ta cần nghĩ lại cách tin tức được sản xuất trong môi trường ngày nay.

 

 Tin tức là Gì?

Chúng ta hãy chăm chú một lát vào quan niệm về tin tức như một hàng hóa công cộng được các nhà báo sản xuất. Nó là cái gì? Có phải chúng ta đang nói về các bài báo được đăng trong cái gọi là các tờ báo quan tâm chung (general interest newspaper) và được post trên các website của chúng? Hay các bài được post trên các site của cái được gọi là các pure player, tức là, các tổ chức tin tức thuần trên mạng mà không có một bản in tương ứng? Hay tin tức truyền hình? Hay các phỏng vấn radio độc quyền? Hay các blog post? Hay các tweet đơn giản? Hay các ảnh được post lên Instagram hay các video trên YouTube? Có phải tất cả các thứ này là tin tức? Hay chẳng cái nào trong số chúng?

Mọi người đồng ý rằng một bài được đăng trong tờ New York Times về các xung đột trên biên giới Syria giữa al-Qaeda và Nhà nước Islamic là tin tức. Là ít rõ hơn rằng sự sinh của một đứa trẻ hoàng gia là tin tức, mặc dù media có vẻ đã quyết định rằng nó là. Nếu một đệ nhất phu nhân tweet một thư tình Ngày Valentine, đó có là tin tức? Bằng nét nào của cây đũa thần một tweet đơn giản biến thành tin tức? Ở đây, các hãng thông tấn (hãng tin-news agency) đóng một vai trò cơ bản. Chức năng của một hãng thông tấn là để cung cấp thông tin nhanh, chính xác, và đầy đủ. Lời đồn đoán, chuyện tầm phào, và sự xôn xao trở thành tin tức ngay lúc chúng được tường thuật trong một bản thông báo của hãng, mà sau đó có thể được media khác lặp lại và mổ xẻ.

Tại Pháp định nghĩa pháp lý của tin tức là quan trọng bởi vì nó xác lập quyền đối với các trợ cấp công nào đó. Dưới luật, tin tức là nội dung gốc “liên hệ với các sự kiện hiện thời và chịu sự xử lý của một nhân vật báo chí.” Vì thế chính lao động nhà báo là cái biến “sự kiện” đơn thuần thành tin tức. Nói tóm lại, tin tức được xác định bởi việc xác định các nhà sản xuất của nó: các nhà báo. Trong thời đại số, nơi tin tức được truyền trong thời gian thực qua các blog và các mạng xã hội, đôi khi được nói rằng mọi người lướt web là một nhà báo, nhưng điều này là không đúng. Làm báo là một nghề.

 

Các Nhà báo và các Chứng chỉ Báo chí

Cái gì phân biệt một nhà báo thật với một blogger Chủ Nhật? Tại Pháp nó cơ bản là sự sở hữu một thẻ nhà báo (press card). Kể từ 1936 các thẻ nhà báo có giá trị cho thời kỳ một năm được Ủy ban về Thẻ Nhận dạng Nhà báo Chuyên nghiệp (CCIJP) cấp. Để được coi là một nhà báo theo luật, người ta phải có một thẻ nhà báo, mà mở đường cho sự công nhận tại các sự kiện công cộng và cho quyền nhà báo hưởng các sự giảm thuế nào đó.

Dưới luật lao động Pháp, một nhà báo chuyên nghiệp là “bất kỳ người nào mà hoạt động nghề nghiệp chính, thường xuyên, và được trả công của người đó gắn với một hay nhiều nhật báo hay các xuất bản phẩm định kỳ hay các hãng thông tấn, mà cung cấp các nguồn lực thiết yếu [cho nhà báo].” Định nghĩa lặp thừa này khẩn cầu được cải thiện. Theo điều lệ về đạo đức báo chí do Liên hiệp các Nhà báo Quốc gia (SNJ) Pháp công bố, “Nghề làm báo cốt ở việc nghiên cứu, kiểm tra-sự thực, ngữ cảnh hóa, xây dựng, biên tập, bình luận, và công bố thông tin chất lượng cao.”

 

Quy mô Thay đổi của Lực lượng Lao động Báo chí

Tại Pháp gần 37.000 thẻ nhà báo đã được cấp trong năm 2013. Đó là một con số lớn hay nhỏ? Nó tương ứng với chỉ dưới 0,14 phần trăm dân số hoạt động (active population). Cho sự so sánh, có gần 170.000 nhà báo ở Hoa Kỳ, hay 0,12 phần trăm dân số hoạt động, và 70.000 ở Đức, hay gần 0,18 phần trăm. Các bậc độ lớn là giống nhau, cho nên là hợp lý để hỏi về sự tiến hóa dài hạn của nghề này.

Số nhà báo ở Pháp, cả về mặt tuyệt đối lẫn như một tỷ lệ phần trăm của dân số hoạt động, đã tăng mạnh sau Chiến tranh Thế giới II, lên đến 35.000 trong 2000, và sau đó đã chững lại. Kể từ đó, những sự tăng nhẹ thi thoảng về số các nhà báo mang thẻ đã luân phiên với những sự giảm đáng kể (xem Hình 1).

 

clip_image002[4]

HÌNH 1. Số nhà báo ở Pháp, 1880–2013

 

Sự tăng dài hạn về số nhà báo có gợi ý một ảnh hưởng tăng lên của media tin tức trong xã hội đương thời? Hay nó phản ánh sự hiện diện tăng lên của “các nghề trí tuệ” nói chung? Thật đáng chú ý rằng tỷ lệ các nhà báo giữa những người lao động được phân loại như “các nghề quản lý và trí tuệ cao hơn” thực sự đã giảm kể từ 1965 (xem Hình 2).7

clip_image004[4]

HÌNH 2. Số nhà báo như một tỷ lệ phần trăm của tổng việc làm trong các nghề quản lý và trí tuệ cao hơn, Pháp, 1955–2013

 

Nói cách khác, khi chúng ta tính đến sự phức tạp tăng lên của xã hội, chúng ta thấy rằng các nhà báo ngày nay theo tỷ lệ là ít hơn về số so với họ đã là năm mươi năm trước. Thế nhưng khi xã hội trở nên phức tạp hơn, các sự thấu hiểu của các nhà báo được cho là cần thiết hơn bao giờ hết. Quả thực, một phần công việc của các nhà báo cốt ở việc làm cho công chúng rộng hơn biết về những gì những người lao động tri thức khác đang tạo ra. Nếu có ít nhà báo hơn để làm công việc này, ai sẽ thế chỗ của họ?

Trong bất cứ trường hợp nào, những sự dao động này về số nhà báo không được phép che giấu một sự thay đổi quan trọng về bản chất của nghề, cụ thể là, sự thực rằng ngày càng ít nhà báo được các tờ báo sử dụng.

 

Một cuộc Cách mạng trong Nghề Báo

Ở Pháp ngày nay 66 phần trăm nhà báo làm việc cho các báo in; trong 1964 hơn 90 phần trăm đã làm. Ít hơn 22 phần trăm làm việc cho báo chí quan tâm chung hàng ngày (khu vực và toàn quốc), giảm mạnh từ các năm 1960, khi con số này đã là trên 50 phần trăm. Còn đáng chú ý hơn là sự thực rằng bên trong các báo in dải của các hoạt động mà trong đó các nhà báo tiến hành đã mở rộng hết sức. Số tăng lên của những người được các tổ chức media in sử dụng được phân cho các nhiệm vụ hỗ trợ web, thế nhưng sự tăng của Internet không có vẻ đã làm chậm sự giảm về tổng số các nhà báo. Các nhật báo Pháp đã bỏ rơi gần 1.000 việc làm kể từ 2007.

Sự giảm về số các nhà báo được báo chí hàng ngày sử dụng đã không hạn chế ở Pháp. Tại Hoa Kỳ, sự giảm sút đã bắt đầu trong 1990, khi đã có 57.000 nhà báo hàng ngày, so với chỉ 38.000 nhà báo ngày nay, thấp hơn nhiều mức của cuối các năm 1970 (43.000). Như một tỷ lệ phần trăm của dân số hoạt động, số các nhà báo hàng ngày đã giảm kể từ 1985 (xem Hình 3).

Có phải Internet bị đổ lỗi cho sự giảm này? Như đồ thị cho thấy rõ ràng, không phải khủng hoảng tài chính 2008 cũng chẳng phải sự đến của Internet có thể chịu mọi sự đổ lỗi vì sự sụt về việc làm báo chí. Các nhân tố khác cũng hoạt động. Phải thú nhận, cuộc khủng hoảng báo in (báo giấy) đã tồi tệ đi kể từ cuối các năm 2000. Nhưng Internet đã chỉ khuếch đại một hiện tượng rộng hơn: sự cạnh tranh tăng lên trong thị trường media do bởi radio đầu tiên, rồi truyền hình, và web ngày nay.

 

clip_image006[4]

HÌNH 3. Số nhà báo trong báo chí hàng ngày ở Hoa Kỳ, 1978–2013

 

Sự cạnh tranh tăng lên này giải thích cả cuộc cách mạng trong nghề làm báo—sự giảm về số các nhà báo làm việc cho media in ấn trái với media khác—và khủng hoảng kinh tế của báo chí, mà đã thấy thu nhập quảng cáo của nó sụp đổ khi sự cạnh tranh tăng lên.

 

Ngày càng Ít nhà Báo hơn … mỗi tờ Báo

Với các nhà báo hàng ngày chiếm 0,03 phần trăm dân số hoạt động, Pháp thấy bản thân nó trong giữa đàn các nước phát triển, với Nhật Bản dẫn đầu và Hoa Kỳ và Italy theo sau. Bức tranh đã thay đổi rất nhiều trong vài thập niên qua: khi được bày tỏ như một tỷ lệ phần trăm của dân số hoạt động, số các nhà báo hàng ngày ở Hoa Kỳ đã bị cắt một nửa kể từ 1980.

Các con số này che giấu mức độ mà từng tờ báo đã bị tác động, bởi vì sự giảm về tổng số các nhà báo không thể được quy chỉ cho sự thất bại của nhiều xuất bản phẩm. Các báo sống sót cũng đã cắt nhân viên của chúng. Tại Tây Ban Nha, El Pais đã sa thải 129 trong số 440 nhà báo của nó trong 2012. Tại Hoa Kỳ, trong riêng năm2013 Cleveland Plain Dealer đã loại bỏ năm mươi việc làm và Portland Oregonian ba mươi lăm trong khi tập đoàn Gannett đã sa thải 400 và Công ty Tribune đã cắt gần 700 việc làm khỏi bảng lương của nó. Theo một điều tra hàng năm được Hội Biên tập viên Tin tức Mỹ tiến hành, đã có khoảng 1.400 nhật báo ở Hoa Kỳ trong 2013, sử dụng 38.000 nhà báo, cho một trung bình hai mươi bảy nhà báo mỗi tờ báo, so với ba mươi chín nhà báo trong 2001.

Vì sao đấy là một vấn đề? Người ta có thể nghĩ rằng không có sự khác biệt nào liệu bạn có một tờ báo sử dụng 100 nhà báo hay hai tờ báo sử dụng năm mươi nhà báo mỗi tờ. Trong cả hai trường hợp, 100 nhà báo làm việc sản xuất thông tin. Chúng ta sẽ ngó đến điểm này kỹ hơn khi chúng ta xem xét các giới hạn cạnh tranh trong khu vực media. Vào lúc này, là đủ để nói rằng sự khó khăn xuất phát từ cách các tổ chức tin tức được cấu trúc.

Hãy xét hai tờ báo quan tâm chung theo dõi tin tức chính trị. Cho dù các định hướng chính trị của chúng là khác nhau, có những câu chuyện nào đó mà cả hai tờ báo phải đưa tin (vào một ngày cho trước, các chuyện này có thể gồm sự đánh nhau ở Iraq, một tai nạn xe bus dính đến các sinh viên quay lại từ trại hè, và một cuộc họp báo tổng thống). Vì thế, cả hai tờ báo sẽ phân những người theo dõi các chuyện này, và sẽ có sự nhân đôi không chỉ của nội dung mà cả của sự cố gắng. Ít cố gắng hơn vì thế sẽ được dành cho việc khám phá ra các tường thuật mới hay việc phân tích các sự kiện sâu hơn. Về mặt kinh tế, sự sản xuất tin tức được đặc trưng bởi các chi phí cố định cực kỳ cao so với chi phí sao chép lại.

Mục đích của các hãng thông tấn là để giảm sự nhân đôi cố gắng vô ích này. Ở Hoa Kỳ, các tờ báo đã liên kết lại để tạo ra Associated Press (AP) nhằm để đưa tin tức hiệu quả hơn. Nhưng đấy đã chỉ là một giải pháp một phần bởi vì các khoản thuê đường dây tin tức (news wire) của hãng là rất đắt (mặc dù ở Pháp Agence-France Presse [AFP] được nhà nước trợ cấp gián tiếp) và bởi vì các tổ chức media phải phân công ngày càng nhiều phóng viên vào nhiệm vụ sao lại các thông điệp của hãng trên một cơ sở hầu như thời gian-thực cho các website của chúng.

 

Từ In sang Web

Trong những năm gần đây, các tổ chức tin tức đã không chỉ cắt các nhân viên phòng tin tức nhìn chung mà cũng đã tăng tỷ lệ nhân viên của chúng được phân công cho các công việc duy trì web. Ngày càng phổ biến để phân biệt “các nhà báo web” trẻ và thành công với các nhà báo rõ rệt lỗi thời—đã trên con đường tuyệt chủng.

Tại Le Monde ở Pháp, một kế hoạch tái tổ chức nội bộ (mà dẫn đến sự cách chức tổng biên tập của tờ báo trong 2014) đã đề xuất chuyển năm mươi nhà báo in, gần một phần sáu nhân sự, sang các nhiệm vụ web. Trong 2013 tờ Daily Telegraph ở Vương Quốc Anh đã sa thải tám mươi nhà báo in trong khi tuyển năm mươi nhà báo web. Tại Hoa Kỳ, khoảng 500 site tin tức online đã thuê gần 5.000 người lao động toàn thời gian trong sáu năm qua, trong khi việc làm báo tiếp tục biến mất. Một số trong số việc làm mới này được tạo ra bởi những công ty thuần internet: BuzzFeed ngày nay sử dụng 170 nhà báo, Gawker 132, và Mashable 70. Nhưng đa số những người mới được tuyển với các website của media in, mà từ từ chuyển các nguồn lực đã bị cắt bớt rồi từ báo in sang web.

Hãy để tôi nói rõ: đấy không phải là một lời cầu xin để cứu báo in. Tôi không có sự thích đặc biệt nào cho mực hơn các máy tính bảng. Báo in chắc sẽ biến mất, mà tự nó không phải là một vấn đề. Cũng chẳng là một vấn đề rằng ngày càng nhiều người nhận tin tức của họ qua podcast hay web hơn là từ truyền hình. Tin tức được tiêu thụ bằng cách nào không mấy quan trọng. Nước Pháp đã nhận ra trong 2009 rằng tin tức được xác định không bởi một phương tiện vật chất—giấy—mà đúng hơn bởi nội dung biên tập, mà đối với nó Internet là một phương tiện chính đáng. Điều quan trọng là chất lượng thông tin. Điều này quá thường xuyên bị quên.

Chắc chắn, việc thuê các nhà báo web có kỹ năng đã đóng góp cho một số đổi mới công nghệ lý thú và hữu ích, như các đồ họa online được cải thiện và nghề làm báo dựa vào dữ liệu. Với một click bây giờ là có thể để nhận được các kết quả bầu cử chi tiết, được minh họa bằng biểu đồ cho bất cứ cuộc bầu cử nào, hầu như trong thời gian thực. Các link tương tác, các video online, và đồ họa sống động thúc đẩy một sự hiểu tin tức tốt hơn.

Nhưng với cái giá nào? Cuộc cách mạng số đã đến vào lúc các nguồn lực bị hạn chế đến mức hầu hết tổ chức (media) đã tận dụng lợi thế số không như một sự bổ sung cho chất lượng tin tức (dự định cho báo in cũng như web) mà như một sự thay thế. Các nhà báo in đã bị thay thế bởi các chuyên gia máy tính và các chuyên gia Java những người không được trao cơ hội nào để rời màn hình của họ để làm phóng sự dân dã đời thực. Chi phí cao của việc tạo ra các website tương thích với một dải của các công cụ khác nhau đã thường xuyên được thỏa mãn bằng việc cắt các nguồn lực được phân bổ cho phóng sự điều tra.

Các sự thay thế nhân sự này đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng cạnh tranh dài hạn của media như thế nào? Các tờ báo đã đóng các văn phòng tin tức nước ngoài, sa thải các phóng viên kỳ cựu, và cắt bớt sự đưa tin chính trị địa phương và toàn quốc. Một nhà báo điều tra có thể khiến tờ báo tốn hơn 250.000$ một năm về lương và các chi phí, đổi lại cho việc đó nó chắc có được một số tương đối nhỏ các bài báo. Theo Éric Scherer, tờ Boston Globe đã tiêu hơn 1 triệu $ cho một cuộc điều tra tám-tháng mà đã dẫn đến những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại các thành viên của giới tăng lữ Công giáo trong năm 2002, bên trên số đó tờ báo đã phải chịu thêm hàng chục ngàn dollar về chi phí tòa án.8

Tại Hoa Kỳ, đã trở nên ngày càng khó để thấy tin tức về chính trị ở mức tiểu bang, nơi tham nhũng là tràn lan, và các tờ báo địa phương đã thường phục vụ như quyền lực đối trọng rất cần thiết. Số các phóng viên nước ngoài được các tờ báo Mỹ sử dụng đã giảm 24 phần trăm giữa năm 2003 và 2010. Các mạng phát tin tức ban đêm đã cắt một nửa sự đưa tin tức nước ngoài của chúng kể từ 1990.

Tất nhiên, bức tranh là không hoàn toàn ảm đạm. Thật lý thú, các pure player (tờ mạng thuần túy) mà đã tạo ra nhiều việc làm mới cũng đã đầu tư vào phóng sự quốc tế. Vice Media có ba mươi lăm văn phòng nước ngoài; Huffington Post có mặt ở mười một nước; và Quartz có các phóng viên ở London, Bangkok, và Hong Kong. Tại Pháp, Mediapart online trong các năm gần đây đã đóng một vai trò then chốt trong việc khám phá ra nhiều vụ bê bối tham nhũng dính đến các chính trị gia cả Tả và Hữu.

Đáng tiếc, các site như vậy là tương đối hiếm. Site lớn nhất trong số chúng sử dụng không nhiều hơn một trăm nhà báo (Mediapart có ít hơn năm mươi), và chúng không thể thay thế sự đưa tin toàn diện về tin tức trong nước và quốc tế mà các tờ báo truyền thống đã từng cung cấp.

 

Chất lượng Nội dung đã có Giảm?

Là khó để đo chất lượng nội dung được media đưa ra hay để so sánh nội dung của một tổ chức với nội dung của tổ chức khác. Còn phức tạp hơn để đo sự tiến hóa của chất lượng theo thời gian. Tất nhiên, người ta thường đọc rằng tờ báo thành phố Mỹ trung bình đã đưa tin tức trong nước và quốc tế cũng như địa phương toàn diện hơn nhiều năm mươi năm trước so với có thể được thấy ngày nay. Cũng thông thường để nghe rằng tờ báo này hay nọ “không còn là cái đã từng là nữa.” Sự thực rằng vô số siêu sao báo chí—từ Jack Kelley đến Bill O’Reilly, Jayson Blair, và Brian Williams—đã bị bắt quả tang “thêm thắt” phóng sự của họ hay các kỳ công quá khứ của họ là hầu như không làm yên lòng về chất lượng tin tức sẵn có cho công chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ngày nay chúng ta ít am hiểu hơn trong quá khứ.

Tính khách quan là khó để đạt được, nhưng các số đo định lượng có thể giúp. Hãy xem xét, chẳng hạn, sự tiến hóa của số nhà báo. Việc đếm số trang giấy báo in cung cấp một số đo định lượng trực tiếp hơn nhưng thô. Số trang trong các nhật báo quốc tế lớn đã tăng lên từ 1950 đến 1990. Tốc độ tăng sau đó đã chậm lại, và vào năm 2000 số trang đã bắt đầu co lại cho các nhật báo Pháp lớn. Các tờ báo hàng đầu trong các nước khác đã trải qua sự co lại tương tự muộn hơn một chút.9

Tuy vậy, số trang không thâu tóm được tác động của những thay đổi về kiểu chữ. Nếu chúng ta so sánh số ngày 18 tháng Ba năm 1950 của New York Times với số ngày 18 tháng Ba 2014—sáu mươi tư năm sau—sự khác biệt là đáng chú ý: không chỉ lượng khoảng trống giữa chữ đã tăng một cách đáng kể nhưng co chữ (font size) cũng lớn hơn nhiều, và có nhiều ảnh nơi đã từng là văn bản.10 Số trang cũng không ghi lại những sự thay đổi về kích thước trang. Tại Pháp kích thước của trang tờ báo hay tạp chí trung bình đã giảm hơn một phần ba giữa 1965 và 2015. Thí dụ, kích thước trang của La Croix đã co lại từ 43 × 60 centimet (cm) xuống 29,5 × 42,7 cm và của Le Figaro từ 40,5 × 60 cm xuống 35,5 × 45,5 cm. Tiếp sau sự dẫn đầu của các tờ báo Mỹ khác, kể cả tờ Wall Street Journal, tờ Washington Post, và tờ Los Angeles Times, tờ New York Times cũng đã giảm kích thước trang của nó trong năm 2006, làm giảm 5 phần trăm không gian dành cho tin tức.11

Chắc chắn, đã trở nên tầm thường cho các tờ báo và các tạp chí để xuất bản các phụ bản. Tờ New York Times đưa ra nhiều đến mười lăm phụ bản Chủ nhật (nghệ thuật và thư nhàn, du hành, thể thao, phong cách, bất động sản, ô tô, vân vân) ngoài các phần thêm trong tuần ra, một số phần với mười hay nhiều trang thêm. Nhưng các phụ trang này, kể cả M (tuần san của Le Monde), tờ Times Magazine ở Vương Quốc Anh, và Good Weekend của tờ Sydney Morning Herald, cũng là các phương tiện cho quảng cáo, và nội dung thường gần với giải trí hơn là tin tức.

Thật đáng nhấn mạnh rằng sự giảm định lượng này của đầu ra không phải là do sự giảm đột ngột về năng suất báo chí. Những sự cắt bớt về cả nhân sự và các nguồn lực phải chịu trách nhiệm. Đây là một điểm quan trọng. Nhiều người (nhất là các nhà kinh tế học) nhún vai họ khi được bảo về các sự sa thải phòng tin tức và cho rằng những sự cắt bớt nhân viên chắc chắn phải được bù bởi sự tăng năng suất. Là tin hay, họ nói, rằng mỗi nhà báo bây giờ có thể tạo ra nhiều hơn với ít hơn. Các tờ báo sẽ có khả năng để cắt chi phí và nâng lợi nhuận bằng việc sa thải nhân viên. Đấy chính là mục đích của tiến bộ công nghệ! Đáng tiếc, lý lẽ này hiểu sai cái thực sự xảy ra, cụ thể là, các tờ báo cắt chi phí với cái giá của chất lượng.

Cái chúng ta có thể gọi là “lý thuyết về tăng năng suất” thông thường gắn với một sự ám chỉ về ý kiến chống-Pháp: các tờ báo Pháp bị chỉ trích vì sự bất tài của chúng so với các đối tác của chúng trong thế giới nói tiếng Anh. Sự chỉ trích như vậy bỏ qua sự thực rằng New York Times vẫn sử dụng hơn 1.000 nhà báo, gấp ba lần nhân viên của Le Monde, và nó rõ ràng có thể có đủ sức để làm vậy bởi vì nó phục vụ một thị trường lớn hơn nhiều. Nếu chúng ta coi toàn bộ thế giới của các tờ báo như mẫu của chúng ta, chúng ta tìm thấy rằng có một tương quan rất mạnh giữa số trang và số các nhà báo.

Tất nhiên, người ta có thể luôn mơ về sự đến của “các nhà báo robot,” mà được dùng rồi ở Hoa Kỳ để viết các thông báo đám cưới và các tường thuật dựa vào các báo cáo hàng năm công ty. Nhưng các robot này là giống các nhà sưu tập tin tức: chúng được duy trì bằng thông tin được tạo ra ở nơi khác và được Internet chuyển tiếp. Sự thật đơn giản là thế này: không có các nhà báo, không có tin tức nào.

 

Nội dung Online đã Tăng?

Nhưng bằng việc tập trung vào các tờ báo in, chẳng phải chúng ta đánh giá thấp lượng thông tin thật sự ư? Rõ ràng, là quan trọng để hỏi liệu nội dung online đã có bù đắp cho sự giảm về số trang của tờ báo. Ngày nay, rất nhiều tin tức quả thực được công bố dưới dạng số, một phần vì các lý do chiến lược, để tăng lưu lượng web của tổ chức, và một phần vì các lý do chi phí. Việc xuất bản các trang in thêm làm tăng chi phí sản xuất (cho việc in, giấy, và giao hàng), trong khi chi phí biên của việc công bố online là bằng không.

Cái đáng chú ý về các website của các nhật báo hàng đầu là lượng nội dung online có xuất xứ từ các thông báo hãng thông tấn. Có một cuộc đua để là đầu tiên, không phải với các tin sốt dẻo, như đã thế vài thập niên trước, mà vớt việc cắt và dán các thông báo từ AP, AFP, và Reuters. Đôi khi, các site này đơn giản đăng các tweet với bình luận tối thiểu. Vấn đề không phải là các nhà báo đã trở nên quen với nghề làm báo cắt-và-dán, mà là trong một xã hội trong đó thông tin có thể được sao lại trong thời gian thực miễn phí, các khuyến khích để làm phóng sự sâu (và để chịu các chi phí điều tra cần thiết) đã hầu như biến mất.

Tại Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ mười chín, các nhà báo ganh đua quyết liệt để là đầu tiên với tin tức bởi vì việc là người đầu tiên để đưa một tường thuật có thể mang lại sự tăng tổng số phát hành đáng kể. Các tổ chức tin tức ngày nay phải đăng mọi thông báo, đôi khi không có biên tập, e rằng bạn đọc click vào site khác và biến mất. Google News hành động cứ như là tổng biên tập cho các website của các báo. Và các site đó, ngoài việc chuyển tiếp các thông điệp của hãng thông tấn theo thời gian thực, thường đăng lại cùng các tường thuật với một sự thay đổi tiêu đề hay thanh cỡ chút ít nhằm để tăng click và số link của chúng.12

Cũng hãy nhớ rằng Internet, giống radio và truyền hình trước nó, phụ thuộc nhiều vào báo in. Trong một nguồn cảm hứng hài hước, nhà tiểu thuyết Mario Vargas Llosa đã viết về các bản tin được Radio Panamericana của Peru phát trong những năm 1950 thực ra đã dựa như thế nào vào các bài báo được đăng trên tờ El ComercioLa Prensa và đã được viết lại bởi nhân vật hư cấu Varguitas, được phong một cách vênh vang là “giám đốc tin tức” của đài.13 Tại Pháp là chuyện tầm thường để nói rằng các nguồn tin cậy trên mạng tin tức ban đêm được đọc từ các bản sao của Le Monde trải ra trên đùi của họ. Thậm chí Eric Schmidt, cựu tổng điều hành (CEO) của Google, thú nhận rằng Google “rất cần các tờ báo, các tạp chí, và các tổ chức tin tức thành công, bởi vì chúng tôi cần nội dung.”14

Một số nhà sưu tập tin tức thực hành nhãn hiệu nghề báo riêng của họ. Trong 2013, chẳng hạn, Yahoo News đã thuê vài nhà báo mà trước đó đã làm việc cho New York Times để tạo ra nội dung gốc. Ngày nay, Yahoo News sử dụng năm mươi nhà báo. Các trang thuần mạng (pure player) như Mediapart và Politico sản xuất tin tức online hệt như chúng làm cho báo in. Tuy nhiên, 80 phần trăm link trên các site tin tức, các blog, và các mạng xã hội chuyển đến media truyền thống.

Một số nhà quan sát cho rằng bản thân media chịu trách nhiệm về tình hình đáng lo này bởi vì nhiều sai lầm của chúng và sự thất bại của chúng để thích nghi với thế giới mới mà trong đó chúng thấy bản thân mình. Chẩn đoán của tôi là hơi khác: media đã không tìm ra mô hình kinh tế đúng bởi vì chúng đã không hiểu bản chất của khủng hoảng và vì thế tiếp tục phản ứng với các phản xạ lỗi thời.

 

—-

GHI CHÚ

Cuốn sách này được bổ sung bằng một phụ lục kỹ thuật online, nơi các bạn đọc quan tâm sẽ thấy một sự trình bày chi tiết về các nguồn và các phương pháp được dùng trong công trình cũng như một mẫu điều lệ công ty media. Cũng có một simulator công ty media cùng với những mô tả chi tiết về các công ty và các tập đoàn media được nhắc đến trong văn bản. Xem www.sites.google.com/site/juliacagehomepage/sauver-les-medias.

Dẫn nhập

1. Ngoài ra, site Paper Cuts (www.newspaperlayoffs.com) báo cáo về các sự sa thải, mà lên tới hàng trăm.

2. Xem André Schiffrin, L’Argent et les Mots (Paris: La Fabrique, 2010); và Robert McChesney and John Nichols, The Death and Life of Great American Newspapers (Philadelphia: Nation Book, 2010).

3. Matthew Gentzkow, Edward L. Glaeser, và Claudia Goldin minh họa sự tham nhũng của các tờ báo Mỹ trong các năm 1870 bằng việc kể lại chi tiết sự đưa tin báo chí về vụ bê bối Crédit Mobilier trong “The Rise of the Fourth Estate: How Newspapers Became Informative and Why It Mattered,” trong Corruption and Reform: Lessons from America’s Economic History (Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research, 2006).

4. “Hội bạn đọc” và “hội các nhà báo” là các hiện tượng đặc thù Pháp mà đã nổi lên đầu tiên trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi. Hội các nhà báo đã đầu tiên được thành lập trong 1951 tại tờ báo Le Monde. Các nhà báo của tờ báo đã lập một hội mà giành được 28,57 phần trăm vốn của tờ báo. Tôi mô tả các hội này—và các hạn chế của chúng— chi tiết hơn trong Chương 3.

5. Trong một số nước, kể cả Hoa Kỳ, Austria, và Bỉ, viện trợ nhà nước cho các báo chủ yếu có hình thức hỗ trợ gián tiếp của chính phủ, như giảm bưu phí và sự giảm thuế thuận lợi. Tại Pháp chính phủ đã cũng đưa ra một số sơ đồ về hỗ trợ chính phủ trực tiếp cho các báo. Các sơ đồ này được mô tả chi tiết hơn trong Chương 2.

—-

1. Thời đại Thông tin?

1. L’Apport de la culture à l’économie en France, một báo cáo của Inspection Générale des Finances (Tổng Thanh tra Tài chính) và Inspection Générale des Affaires Culturelles (Tổng Thanh tra các Vấn đề Văn hóa), Tháng Mười Hai 2013.

2. Các con số này là các ước lượng của Bureau of Economic Analysis (BEA) Pháp và US National Endowment for the Arts (NEA) cho 2011. Sản xuất nghệ thuật và văn hóa ở Hoa Kỳ bị suy thoái 2007–2009 tác động đặc biệt mạnh: chúng đã chiếm 3,6 phần trăm GDP trước khủng hoảng và nhiều đến 3,7 phần trăm trong 2004.

3. Con số này đến từ Bộ Văn hóa, Media và Thể thao, “Creative Industries Economic Estimates. January 2014. Statistical Release,” sẵn có tại www.gov.uk. Sự đóng góp của văn hóa cho GDP đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 4,7 phần trăm trong 2008 lên 5,2 phần trăm trong 2012.

4. Con số này cho giáo dục đại học (1,5 phần trăm) là ít hơn trung bình OECD (1,6 phần trăm) một chút. Xem Education at a Glance 2013: OECD Indicators (Paris: OECD Publishing, 2013).

5. Xem, đặc biệt, Pierre Rosanvallon, Counter-Democracy: Politics in an Age of Mistrust, trans. Arthur Goldhammer (Cambridge: Cambridge University Press, 2008); và Democratic Legitimacy: Impartiality, Reflexivity, Proximity, trans. Arthur Goldhammer (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2011).

6. “The President’s Budget for Fiscal Year 2016”: http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/BUDGET-2016-BUD/pdf/BUDGET-2016-BUD.pdf.

7. Loại (phạm trù) “các nghề quản lý và trí tuệ cao hơn” đã không được xác định ở Pháp trước điều tra dân số 1954.

8. Xem Alex Jones, Losing the News (Oxford: Oxford University Press, 2010); và Éric Scherer, A-t-on encore besoin de journalistes? Manifeste pour un “journalisme augmenté” (Paris: PUF, 2011).

9. Xem Hình A.1 trong phụ lục kỹ thuật online.

10. Hai trang có thể được so sánh trong phụ lục online.

11. Kích thước trang đã giảm đại thể 11 phần trăm, nhưng điều này một phần được bù bằng sự tăng về số trang. Xem Katharine Q. Seelye, “Times to Reduce Page Size and Close a Plant in 2008,” New York Times, July 18, 2006.

12. Về các thực hành xuất bản online, xem Julia Cagé, Nicolas Hervé, and Marie-Luce Viaud, “The Production of Information in an Online World,” Sciences Po Paris Working Paper, 2015: http://econ.sciences-po.fr/sciences-po-economics-discussion-papers. Cũng sẵn có tại: https://sites.google.com/site/juliacagehomepage/research.

13. Mario Vargas Llosa, La tia Julia y el escribidor (Barcelona: Seix Barral, 1977).

14. Được trích trong Ignacio Ramonet, L’Explosion du journalisme: Des médias de masse à la masse des médias (Paris: Galilée, 2011).



* Những cuốn trước:

1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

  ……….

41. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí, 2019

42. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019

43. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:

  ………

53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021

54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021

55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021

56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

57. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022

58. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân Khí, 2022

59. Blanko Milanovic, Chủ nghĩa tư bản, Một mình, NXB Dân Khí, 2022

Comments are closed.