Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 4)

PHẦN 2

QUẢN THÚC

TẠI GIA

1. Triệu Trở thành một Tù nhân

Trong vòng mấy ngày của vụ tàn sát Bốn tháng Sáu, Triệu dưới sự quản thúc tại gia, bị giấu đằng sau những bức tường cao của nhà ở có sân trong của ông, nơi ông sẽ dùng hầu hết mười sáu năm còn lại của đời ông. Ngay cả những thứ trần tục, như những cố gắng để đi đánh golf, gây ra những sự đụng độ bi hài với các nhà chức trách những người muốn ông ở xa con mắt công chúng.

Thời gian cần cho cuộc điều tra chính thức về Triệu để tiến hành—hơn ba năm—phản ánh là khó thế nào cho ban lãnh đạo, nhất là Đặng, để quyết định về số phận của Triệu. Sự sụp đổ xảy ra sau đó của Liên Xô và Khối Đông phương rõ ràng làm cứng rắn thái độ của các lãnh đạo Bắc Kinh, những người kết luận rằng bám chặt lấy quyền lực là chìa khoá cho sự sống sót của Đảng Cộng sản. Phản ứng lại bạo lực với Thiên An Môn, họ sẽ lý lẽ, đã đúng ngay từ đầu.

Nhưng cuộc điều tra Triệu kết thúc mà không có một kết luận thích hợp: các lãnh đạo Đảng rõ ràng cảm thấy rằng bất kể lời tuyên án công khai nào sẽ chỉ khuấy lên nhiều tranh cãi hơn về bản thân vụ Tàn sát Thiên An Môn. Một nghiên cứu cẩn trọng danh sách những lời buộc tội đưa ra chống lại Triệu, mà ông nêu chi tiết trong Chương này, tiết lộ rằng trong khi trên bề mặt nó có vẻ là một sự quy tội gồm nhiều phần đối với Triệu, (đọc kỹ thì thấy) nó một phần hầu như giống sự ca ngợi các hành động của ông, và chắc chắn chẳng đưa ra được bất cứ thứ gì mà có thể giúp một cuộc điều tra hình sự. Tư liệu chưa bao giờ được đưa ra công khai.

Hội nghị Toàn thể lần thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá 13 đã tước tất cả các chức vụ của tôi và đã quyết định để tiếp tục điều tra. Bản thân việc này là không có tiền lệ lịch sử. Vì sự trừng phạt hành chính khắc nghiệt đã được áp đặt rồi, phải không có sự cần thiết nào nữa để tiếp tục điều tra. Nếu vấn đề đã chưa được làm rõ và đòi hỏi điều tra thêm, thì các phán xét chính trị và hành chính phải chưa được đưa ra. Tôi đoán đấy là cái bạn đã có thể gọi là “sự xử lý đặc biệt” của tôi.

Cuộc điều tra đã kéo dài toàn bộ ba năm và bốn tháng, từ tháng Sáu 1989 đến tháng Mười 1992. Trong thời gian này, tôi đã bị từ chối quyền tự do đi lại. Một mặt, họ đã nói cuộc điều tra đã là trong nội bộ đảng về bản chất. Mặt khác, tuy vậy, họ đã không đếm xỉa đến các luật của nhà nước và đã đặt tôi dưới sự quản thúc tại gia. “Một số Quy tắc Cai quản Đời sống Chính trị trong Đảng” tuyên bố rõ ràng rằng ngay cả chống lại các Đảng viên đã mắc sai lầm, không hành động vi phạm luật nào được tiến hành. Tôi không biết họ hy vọng, trong tương lai, để giải thích thế nào sự chà đạp và vi phạm thô bạo này đối với các quy chế Đảng và các luật của nhà nước.

Vào ngày 3 tháng Chín, 1989, Vương Nhâm Trọng [Phó Chủ tịch Chính Hiệp Nhân dân] và Đinh Quan Căn [Thứ Trưởng Kế hoạch Nhà nước] đã gọi tôi đến Hoài Nhân Đường [Phòng Tình thương] ở Trung Nam Hải [tổng hành dinh của Đảng] cho một cuộc nói chuyện. Họ đã thông báo chính thức cho tôi về quyết định của Hội nghị Toàn thể thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá 13 để thành lập một Nhóm Điều tra Đặc biệt để phụ trách một cuộc điều tra tôi. Vương Nhâm Trọng là người lãnh đạo, với sự tham gia của Trần Dã Tần [Trưởng Ban Tổ chức] và Lí Chánh Đình [Phó Bí thư của Uỷ ban Kỷ luật Trung ương].

Vào ngày 29 tháng Chín, những người này, Vương, Trần, và Lí, đã gọi tôi đến phòng họp của Cục An ninh để nói chuyện. Đó là cuộc nói chuyện đầu tiên của tôi với Nhóm Điều tra Đặc biệt. Tôi đã chẳng bao giờ thấy Trần Dã Tần hay Lí Chánh Đình nữa. Tôi đã nghe rằng nhóm đã được tổ chức lại, với Trần và Lí không còn dính líu nữa, nhưng tôi chẳng có cách nào để tìm hiểu vì sao.

Sau đó, Vương Nhâm Trọng đã nói chuyện riêng với tôi ba lần: vào 8 tháng Mười Hai, 1989, 14 tháng Hai, 1990, và 2 tháng Ba, 1990. Ông cũng đã gửi tôi ba lá thư, một vào 6 tháng Bảy, 1989, và các thư khác vào 8 tháng Tám, 1989, và 14 tháng Mười Một, 1989. Tôi cũng đã trả lời ông ta ba lần: 25 tháng Bảy, 1989, 1 tháng Chín, 1989, và 7 tháng Mười, 1989. Bằng phương tiện của các cuộc nói chuyện và các thư này, họ đã hỏi tôi một số câu hỏi. Tôi đã cung cấp những giải thích và sự làm rõ trong sự đáp lại.

Bên cạnh việc điều tra liệu tôi đã có thao túng cuộc biến loạn theo những cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc đã để rò rỉ bất kể thông tin nào ra thế giới bên ngoài hay không, cuộc điều tra đã chủ yếu tập trung vào việc vì sao tôi đã lấy một lập trường và đã phát triển một chính sách mà ngược với của Đặng. Động cơ đã là gì? Họ đã đòi rằng tôi thú nhận việc làm sai. Họ cũng đã muốn giải quyết những vấn đề từ những năm tôi đương chức, về việc tôi đã quá khoan dung với những thứ nào đó và đã cất nhắc những người nào đó những người bị cho là những kẻ tự do tư sản.

Họ đã bày tỏ sự quan tâm khao khát đến “các động cơ không thể nói ra” và “tham vọng cá nhân” của tôi. Họ đã trích những tài liệu không liên quan từ các xuất bản phẩm hải ngoại, mà họ đưa thêm vào những suy đoán riêng của họ, và đã kết luận rằng từ 1988 đã có một phong trào cả ở bên trong nước lẫn ở nước ngoài “để lật đổ Đặng và ủng hộ Triệu,” nhắm tới buộc Đặng từ chức và chuyển giao quyền lực cho tôi. Một cách không che giấu, tôi đã là ứng viên lý tưởng để lãnh đạo các lực lượng phản cách mạng trong nước và nước ngoài để khôi phục chủ nghĩa tư bản, như thế “những hy vọng đã được đặt vào tôi.”

Họ cũng đã tấn công tôi vì cái gọi là “chủ nghĩa độc đoán-mới”* và đã cho rằng các nhà tự do tư sản đã coi tôi như “tân-quyền uy” của họ và rằng loạt phim thời sự TV Hà Thương (Bi khúc Dòng sông) đã được làm để ca ngợi tôi. Họ đã tin rằng sự từ chối mãnh liệt của tôi để đồng ý với Đặng Tiểu Bình đã không phải là một sự kiện đơn nhất, mà rằng tôi đã trao đổi thông tin và cộng tác với những người từ các phong trào này suốt từ đầu. Họ cũng đã nghĩ rằng bởi vì tôi đã cảm thấy không an toàn trong chức vụ của tôi do những khó khăn kinh tế và chính trị, tôi đã thử lẩn tránh trách nhiệm và hớt váng vốn chính trị bằng việc sử dụng các cuộc biểu tình sinh viên để bảo vệ bản thân tôi.

Cái gọi là “tài liệu nền” được phân phát tại Hội nghị Toàn thể thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá 13, cùng với “Báo cáo Bốn tháng Sáu” của Trần Huy Đồng [thị trưởng Bắc Kinh] nhân danh Quốc Vụ Viện cho Quốc hội, các bài phát biểu của Lí Tiên Niệm [lão thành Đảng có ảnh hưởng] và những người khác, và các bức thư mà Vương Nhâm Trọng đã viết cho tôi, tất cả đã nêu một cách rõ ràng cùng các câu hỏi và sự buộc tội này.

Trong những cuộc nói chuyện và các lá thư với Vương Nhâm Trọng, tôi đã bác bỏ một cách dứt khoát những sự buộc tội này và đưa ra những sự làm rõ.

Thứ nhất, đã không có thứ gì như một phong trào từ 1988 “để lật đổ Đặng và ủng hộ Triệu.” Ai đó đã bịa ra việc này vì mục đích nào đó. Đã có quả thực nhiều lời đồn đại lưu hành trong thời kỳ đó; chúng đã nhắc, tuy vậy, không phải tới “việc lật đổ Đặng” mà thay vào đó tới “việc lật đổ Triệu.” Đã có rất nhiều thảo luận ở trong nước và ở nước ngoài về vị trí của tôi là không ổn định, rằng các quyền hạn của tôi đã bị giảm, và rằng những người bảo thủ đã áp lực lên Đặng và đòi một sự thay đổi lãnh đạo. Tôi đã viết cho họ rằng công luận cả ở trong nước và ở nước ngoài đã luôn luôn kết nối số phận của tôi và tương lai chính trị của tôi cùng với của Đặng. “Lật đổ Đặng” và “ủng hộ Triệu” đã không thể được liên kết trong một câu nói. Nếu người ta muốn “lật đổ Đặng,” thì người ta không thể “ủng hộ Triệu” đồng thời, và ngược lại.

Thứ hai, cùng lúc các lời đồn đại lan ra mọi nơi rằng “vị trí của Triệu là không ổn định,” “quyền lực của ông ta đã bị giảm,” “ông ta không có khả năng để chỉ huy trực tiếp công việc kinh tế,” Đặng đã bộc lộ [sự ủng hộ của ông] cho tôi nhiều lần. Ông đã xác nhận không chỉ rằng ông đã không có ý định nào về việc thay đổi cấu trúc của ban lãnh đạo, mà rằng ông đã muốn tôi tiếp tục với cương vị Tổng Bí Thư cho thêm hai nhiệm kỳ.

Vừa sau Ngày Năm Mới trong 1989, Đặng đã nói cho Lí Bằng và đã yêu cầu ông ta chuyển thông điệp này cho các uỷ viên khác của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Đấy đã là sự đáp lại một cuộc họp của Ban Thường Vụ vào đầu 1989 mà tại đó Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã chỉ trích tôi và đưa ra những lời buộc tội chống lại tôi về các vấn đề kinh tế. Khi Lí Bằng giải thích sự cố cho Đặng Tiểu Bình, Đặng đã bộc lộ các ý định của ông, mà đã là đứng cạnh tôi. Ông đã yêu cầu họ cũng ủng hộ tôi nữa.

Sát cuối tháng Giêng 1989, ngay trước khi Đặng rời đi Thượng Hải cho kỳ nghĩ Lễ hội Xuân, ông đã đích thân nói chuyện với tôi và với sự chân thành, để bảo tôi gần đây ông đã xem xét liệu ông có nên từ chức chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương và chuyển chức đó cho tôi hay không. Ông đã nói, “Nếu tôi làm việc đó, anh có thể làm việc của anh tốt hơn.”

Ông đã bày tỏ sự quyết tâm của ông và sự tin tưởng của ông vào tôi. Ông cũng đã nói rằng không có sự về hưu của ông, thì các lão thành khác sẽ chẳng về hưu, làm cho các thứ khó hơn để quản lý. Bằng việc bản thân ông về hưu, sẽ dễ hơn để thuyết phục những người khác làm vậy. Trong cuộc trò chuyện, tôi cũng đã bảo ông rất chân thành rằng tôi cảm thấy, dù gì đi nữa, ông không nên làm điều đó: “Việc anh ở lại là có ích cho tôi.” Chúng ta đang đối mặt với những khó khăn với giá cả thị trường thăng giáng, như thế không phải là hợp thời để nêu ra vấn đề như vậy. Sự sắp xếp với các lão thành lúc đó đã thuận lợi cho công việc của tôi. Đấy đã là nội dung của cuộc nói chuyện của chúng tôi vào cuối tháng Giêng 1989.

Ngay cả trong tháng Tư 1989, khi tôi đến thăm ông tại nhà ông trước chuyến đi của tôi đến Bắc Triều Tiên, ông đã bảo tôi rằng sau khi tôi quay về từ Bắc Triều Tiên, ông sẽ triệu tập một cuộc họp đặc biệt để nói về hai nhiệm kỳ tiếp theo của tôi; đã không chỉ cấu trúc ban lãnh đạo không bị thay đổi khi đó, mà tôi sẽ tiếp tục vào nhiệm kỳ tiếp theo. Ông cũng đã nói chuyện với [các lão thành Đảng] Trần Vân và Lí Tiên Niệm, những người đã bày tỏ sự đồng ý của họ.

Khi tôi viết thư cho Vương Nhâm Trọng, Đặng đã vẫn còn sống, như thế ông ta đã có thể xác minh sự thật của việc này. Dưới những hoàn cảnh này, là rõ rằng tôi đã không cảm thấy không an toàn về vị trí của tôi.

Thứ ba, tôi đã không nghĩ tình hình kinh tế đã xấu như vậy. Phải thừa nhận rằng những thành tựu to lớn đã được tạo ra trong mười năm cải cách. Sức mạnh kinh tế của quốc gia đã được mở rộng nhiều. Các tiêu chuẩn sống cũng đã tăng lên đáng kể. Tuy lạm phát lên trong năm 1988, tôi đã tin rằng tình hình đã không nghiêm trọng mấy, cũng chẳng quá khó để giải quyết. Đã không có sự thực nào với quan niệm rằng hình ảnh của tôi đã bị lu mờ do sự thất bại của tôi để quản lý nền kinh tế, đến mức rằng tôi đã phải kiếm vốn chính trị bằng việc thao túng các cuộc biểu tình sinh viên để cải thiện hình ảnh của tôi. (Quả thực đã có nhiều vấn đề với nền kinh tế năm đó. Tuy vậy, cho đến ngày này, tôi vẫn tin rằng chúng đã không nghiêm trọng đến thế, như đã được chứng minh trong thực tế về thị trường đi xuống trong mùa xuân 1990. Tôi sẽ nói về chuyện này muộn hơn.)

Thứ tư, tôi đã nhắc nhở Vương Nhâm Trọng trong các thư của tôi rằng tôi đã ở trong Đảng nhiều thập kỷ. Đã là không thể đối với tôi để hiểu sự vận hành của chính trị mức cao bên trong Đảng. Việc thao túng các cuộc biểu tình sinh viên cho chương trình nghị sự cá nhân của riêng tôi ư? Đã không có chuyện rằng tôi đã có thể ngu dốt hay trẻ con như thế!

Thứ năm, lý do tôi đã từ chối chấp nhận phản ứng lại của Đặng đối với các cuộc biểu tình sinh viên đã, như tôi đã giải thích ở trên, là một sự khác biệt ý kiến về cả bản chất của các cuộc biểu tình và các hệ quả của một sự sự đàn áp thẳng tay. Tôi đã cảm thấy tôi phải có trách nhiệm với lịch sử. Tôi đã từ chối để trở thành Tổng Bí thư người đã đàn áp thẳng tay chống lại các sinh viên.

Những lời cáo buộc thô bạo nhất của Vương Nhâm Trọng đã đến trong bức thư của ông ngày 8 tháng Mười Một, 1989, mà đã tiếp theo bởi một cuộc nói chuyện vào ngày 8 tháng Mười Hai. Sau đó, tình hình đã có vẻ trở nên ít căng thẳng hơn. Có lẽ sau khi việc điều tra vụ của tôi trong một nửa năm, họ đã đi đến phát hiện ra rằng sự phân tích và những đánh giá ban đầu của họ đã không được các sự thực trụ đỡ.

Vào ngày 14 tháng Hai [1990], Vương Nhâm Trọng đã yêu cầu tôi trình bày chi tiết quan điểm của tôi về những thay đổi đột ngột mà đã xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu. Trước cuộc nói chuyện được dàn xếp, một lô tài liệu liên quan đến các sự kiện đó được viết bởi các tổ chức nghiên cứu của Uỷ ban Trung ương đã được gửi đến tôi. Vương đã cố thuyết phục tôi để viết một bản tự kiểm điểm hay, trong khi tiết lộ cho tôi rằng vài người đã gợi ý việc đuổi tôi ra khỏi Đảng. Có một bản tự kiểm điểm của tôi trong tay sẽ làm cho ông ta dễ dàng hơn để làm thay đổi ý kiến của những người này.

Tôi đã bảo Vương rằng tôi hy vọng cuộc điều tra dài sẽ kết thúc mau chóng. Bất kể việc làm sai nào mà tôi đã nhận, tôi đã thừa nhận rồi trong bài phát biểu của tôi tại Hội nghị Toàn thể thứ Tư. Nếu giả như tôi phải viết một bản tự kiểm điểm khác, nó sẽ chính xác giống như trước.

Tôi cũng đã gợi ý rằng cuộc điều tra để ý nhiều hơn đến việc tìm kiếm và kiểm tra các sự thực (sự kiện), và không được sa lầy vào cái gọi là “vấn đề thái độ” của tôi. Cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng đã bị bực mình với thái độ của bài phát biểu của tôi và đã truyền xuống rồi sự trừng phạt gay gắt hơn như một kết quả. Bây giờ họ có thể làm gì nhiều hơn trong phản ứng lại thái độ của tôi?

Lần cuối Vương Nhâm Trọng đã yêu cầu tôi cho một cuộc nói chuyện đã là vào ngày 2 tháng Năm [1990]. Vào ngày 20 tháng Hai, trước cuộc nói chuyện này, tôi đã lại viết cho Đặng, lần thứ ba. Về các bức thư của tôi cho Đặng, bức đầu tiên đã là việc chuyển tiếp các bức thư từ các cán bộ cao niên nài xin ông xem xét lại phản ứng của ông đối với các cuộc biểu tình sinh viên; bức thứ hai giải thích các bình luận của tôi với Gorbachev. Trong lá thư thứ ba này, tôi đã viết yêu cầu rằng cuộc điều tra tôi được chấm dứt càng sớm càng tốt.

Vương đã thừa nhận khi chúng tôi gặp nhau rằng ông đã biết về bức thư tôi đã viết cho Đặng. Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 13 [được tổ chức từ 9 đến 12 tháng Ba, 1990] được tổ chức không lâu nữa, nhưng ông đã nói rằng vấn đề của tôi không thể được giải quyết bởi Hội nghị Toàn thể. Ông thậm chí đã nhắc đến rằng đã có thể không cần thiết để giải quyết vấn đề của tôi tại một Hội nghị Toàn thể của Đảng. Tôi không biết ông ta có ý định nói gì bằng việc này. Trong mọi trường hợp, ông đã muốn truyền đạt rằng vấn đề sẽ không được giải quyết lúc đó. Các cuộc nói chuyện đã diễn ra rất điềm tĩnh.

Vào ngày 21 Sáu, Vương Nhâm Trọng đã chuyển báo cáo điều tra, “Các Vấn đề Liên quan đến Đồng chí Triệu Tử Dương và cuộc biến loạn Chính trị năm 1989.” Ông đã yêu cầu phản hồi của tôi. Tài liệu chứa ba mươi khoản.

Cho dù giả như người ta có bỏ qua nhiều sự cố tình trích dẫn ngoài ngữ cảnh, việc vặn vẹo ý nghĩa gốc của các tuyên bố, và những sự mâu thuẫn hoàn toàn với sự thực, cho dù giả như tất cả ba mươi tuyên bố đã chính xác, thì sẽ vẫn là chưa đủ để trụ đỡ cho phán quyết được đưa ra chống lại tôi về “việc ủng hộ cuộc biến loạn” và “chia rẽ Đảng.”

Vào ngày 27 tháng Sáu, tôi đã trả lời Vương Nhâm Trọng với một bức thư chứa những gợi ý của tôi cho việc xem xét lại tài liệu đã được nhắc tới ở trên. Tôi đã bác bỏ mười hai trong số ba mươi khoản. Nhưng sau đó, Vương đã chẳng bao giờ liên lạc lại với tôi nữa, cũng đã chẳng có ai khác đến để kiểm tra bất kể tài liệu nào với tôi cả. Thực ra, cuộc điều tra đã bị bỏ dở mà không có một kết luận.

Muộn hơn tôi được biết rằng sau khi Nhóm Điều tra Đặc biệt đã nộp báo cáo của nó, các lãnh đạo Ủy ban Trung ương đã xem xét việc công bố kết thúc cuộc điều tra sau Asian Games 1990 [một sự kiện nhiều môn thể thao khu vực được tổ chức năm đó tại Bắc Kinh], nhưng rồi đã bắt đầu lo về phản ứng khả dĩ, cả trong nước lẫn quốc tế. Họ cũng đã lo về việc tôi đi đi lại lại tự do và dự các hoạt động. Cộng thêm, đã có sự phản đối dữ dội của nhiều lão thành. Họ thay vào đó đã quyết định để kéo lê vấn đề mà không đi đến một kết luận; để nó treo trong một thời gian kéo dài, trong khi tiếp tục quản thúc tại gia tôi nhân danh cuộc điều tra.

Tôi đã viết ba bức thư—vào ngày 28 tháng Tám, 1990, 7 tháng Mười Hai, 1990, và 9 tháng Năm, 1991—cho Giang Trạch Dân [người đã được đưa từ Thượng Hải về để thay thế Triệu như Tổng Bí thư Đảng], Lí Bằng, và Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, một cách tương ứng. Điểm chính của những bức thư này đã là yêu cầu một sự kết thúc cuộc điều tra và sự quản thúc tại gia và sự phục hồi quyền tự do cá nhân của tôi càng sớm càng tốt.

Tôi cũng đã nhắc đến trong những bức thư đó rằng vì nhiều thời gian đã trôi qua kể từ Hội nghị Toàn thể thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá 13 đã khởi động cuộc điều tra của nó, tôi đã không tin còn bất cứ thứ gì chưa được làm rõ. Tôi thực sự không hề biết cái gì đã có thể khiến cho việc điều tra tôi kéo dài lâu như vậy. Từ tháng Sáu 1990, chẳng ai đã đến để nói với tôi về các vấn đề liên quan đến cuộc điều tra, cũng đã chẳng ai đến để kiểm tra về bất kể tư liệu liên quan nào. Nếu có bất kể thứ gì vẫn chưa rõ, vì sao họ đã không chỉ hỏi tôi? Tôi đã có thể giúp để làm rõ các thứ. Chiến thuật này để kéo lê các thứ mà không có một quyết định, để treo lơ lửng vĩnh viễn nhân danh một cuộc điều tra đang diễn ra, đã không có lợi cho tôi cũng chẳng cho Đảng.

Tôi cũng đã chỉ ra rằng kể từ Hội nghị Toàn thể thứ Tư, các lãnh đạo Uỷ ban Trung ương đã công bố lặp đi lặp lại cho các phóng viên trong và ngoài nước rằng tôi được đi lại tự do, và rằng tôi đã không ở dưới sự quản thúc tại gia cũng thậm chí không dưới sự quản thúc tại gia một phần. Tuy vậy, sự thật là gì? Sự thực là, kể từ Hội nghị Toàn thể thứ Tư, tôi đã liên tục bị cầm tù trong nhà tôi.

Trong quá khứ, đã là tập quán thông thường để cắt bớt các quyền tự do cá nhân của các cán bộ cấp cao có quan điểm đối lập hay đã phạm những sai lầm, đặc biệt trong Cách mạng Văn hoá. Tuy vậy, Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11 đã thừa nhận các bài học từ quá khứ này, và bây giờ, sau hơn mười năm thực hiện cải cách và với sự nhấn mạnh hiện thời lên việc thiết lập luật trị (rule of law), chúng ta không được lặp lại cách cư xử này.

Vì thế tôi đã đòi sự giải phóng của tôi ngay lập tức khỏi sự quản thúc tại gia và khôi phục lại các quyền tự do cá nhân của tôi, bất chấp liệu các cuộc điều tra có hết hay không.

Tất cả những bức thư này của tôi đã rơi giống như các viên sỏi rơi vào biển cả, biến mất không có dấu vết. Chiến thuật của họ đã là đơn giản chẳng bao giờ trả lời.

Thực ra, những sự hạn chế quyền tự do đi lại của tôi đã bắt đầu ngay từ tháng Sáu 1989. Tuy vậy, tôi đã chẳng bao giờ được thông báo chính thức, và đã không có tài liệu thành văn nào về nó. Nhằm để chứng minh rằng những hạn chế này là có thực, và cũng bởi vì tôi đã cảm thấy buồn rầu do sự quản thúc tại gia kéo dài, trong tháng Mười 1990, ngay trước Asian Games, tôi đã quyết định đi chơi golf.

Khi Cục An Ninh của Văn phòng Tổng hợp phát hiện ra kế hoạch của tôi đi ra để chơi golf, họ đã báo cho thư ký làm việc trong nhà tôi để khuyên tôi đừng đi. Họ đã bảo tôi, “Đã chẳng bao giờ được nói rằng việc đi ra ngoài đã được phép.” Tôi đã trả lời rằng chẳng ai đã có bao giờ bảo tôi không được phép đi ra ngoài. Nếu đã có một quyết định như vậy, thì họ phải đưa ra cho tôi xem. Họ đã không chỉ cho tôi bất cứ tài liệu nào như vậy chứa các quyết định cấm, cũng đã chẳng để cho tôi đi ra ngoài.

Họ đã lệnh cho lái xe không chở tôi khi thời gian đến. Tôi đã cho biết rằng nếu lái xe từ chối lái, tôi sẽ đi xe bus. Tất nhiên, họ đã sợ việc này sẽ gây ra một sự huyên náo công khai.

Vào lúc đó, cả Giang Trạch Dân lẫn Lí Bằng đã không ở Bắc Kinh. Họ đã hỏi Kiều Thạch [uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách an ninh] cho các chỉ dẫn, nhưng Kiều Thạch cũng đã chẳng thể ra quyết định. Ông đã yêu cầu Cục An Ninh ứng biến một quyết định phù hợp với tình hình.

Cuối cùng, Cục An Ninh đã cho phép người lái để lái xe và cử một xe cảnh sát đi theo chúng tôi. Sau khi tôi đã chơi tại Sân Golf Xương Bình, một liên doanh Trung-Nhật, nhân viên Nhật tại sân golf đã báo cáo tin cho đại sứ quán Nhật. Tin này lan ra mau chóng sau đó tới các phóng viên Nhật và các phóng viên nước ngoài khác. Tin đã được đăng chính ngày đó và đã được theo dõi với sự đưa tin của các hãng tin tức quốc tế lớn cũng như các báo ở Hong Kong và Đài Loan. Một kênh truyền hình Hong Kong thậm chí đã phát một video clip cũ về tôi chơi golf khi họ tường thuật câu chuyện.

Cả Giang Trạch Dân và Lí Bằng đã trở nên cực kỳ lo lắng. Họ đã lên án quyết định và đã bắt đầu một cuộc điều tra để tìm ra ai đã cho phép tôi đi ra ngoài để chơi golf. Sau sự rối loạn này, họ đã thông báo cho tôi bằng lời nhân danh Uỷ ban Trung ương rằng tôi bị cấm đi ra ngoài trong thời gian điều tra. Với việc đó, sự thực rằng họ đã hạn chế quyền tự do của tôi và bắt tôi chịu sự quản thúc tại gia cuối cùng đã để lại một dấu vết chính thức.

Trước các phóng viên trong và ngoài nước, tuy vậy, họ đã tiếp tục cho rằng tôi đã tự do. Hiển nhiên rằng họ đã không thích để công chúng biết sự thật bởi vì họ đã biết rõ là sai.

Vào ngày 8 tháng Mười, 1992, [các uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị] Kiều Thạch và Tống Bình đã yêu cầu tôi đến Hoài Nhân Đường ở Trung Nam Hải cho một cuộc nói chuyện. Đinh Quan Căn và Lí Thết Ánh đã cũng có mặt. Kiều Thạch, đại diện Uỷ ban Trung ương, đã công bố rằng Uỷ ban Trung ương đã quyết định chấm dứt cuộc điều tra tôi trong khi giữ sự trừng phạt chính trị và hành chính chống lại tôi được tuyên bố bởi Hội nghị Toàn thể thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá 13. Sự công bố được bao gồm trong một tuyên bố công khai của cuộc họp Uỷ ban Trung ương mà sắp đi đến hồi kết. Họ đã đến để thông báo cho tôi ngày trước khi nó xảy ra.

Sau khi nghe việc này, tôi đã trả lời bằng đưa ra ba điểm:

Thứ nhất, về sự trừng phạt đưa ra chống lại tôi tại Hội nghị Toàn thể thứ Tư về “việc ủng hộ náo động” và “việc chia rẽ Đảng,” tôi đã không đồng ý với nó và đã tuyên bố những sự bảo lưu của tôi. Tôi đã không thay đổi ý kiến của mình và tiếp tục có những sự bảo lưu của tôi.

Thứ hai, tôi đã yêu cầu rằng Uỷ ban Trung ương công bố quyết định của nó cho các mức thích hợp bên trong Đảng trong một văn kiện chính thức. Và khi việc công bố giữ sự trừng phạt ban đầu, các sự thực mà trên đó sự trừng phạt dựa vào cũng phải được trình bày. Những sự thực mà ủng hộ sự trừng phạt ban đầu là những gì? Chúng có phải là ba mươi khoản được nêu lên? Nếu thế, tôi đòi rằng tất cả các khoản này được đưa vào văn kiện chính thức.

Thứ ba, vì cuộc điều tra đã đi đến kết thúc, các quyền tự do cá nhân của tôi phải được khôi phục ngay lập tức. Về những gì tôi phải biết về các hoạt động của tôi, Uỷ ban Trung ương có thể đưa ra những gợi ý và tôi sẽ tôn trọng chúng, nhưng tôi dứt khoát sẽ không chấp nhận những quyết định phi lý và cưỡng bức để hạn chế quyền tự do của tôi.

Kiều Thạch và những người khác đã nói rằng họ sẽ chuyển sự đáp lại của tôi cho Uỷ ban Trung ương và báo lại cho tôi về các kết quả.

Trong khi tôi đưa ra điểm thứ hai của tôi—yêu cầu một công bố công khai về sự trừng phạt—Kiều Thạch đã xen vào, “Anh phải nghĩ về làm sao để tránh bất kể tác động nào đến sự ổn định.” Khi tôi đưa ra điểm thứ ba của tôi đòi phục hồi các quyền tự do của tôi, họ đã nói rằng đại hội Đảng lần thứ 14 [bắt đầu 19-10-1992] sẽ thu hút nhiều phóng viên nước ngoài. “Vụ của anh là rất nhạy cảm, và sau khi tuyên bố công khai được đưa ra, có thể có nhiều phóng viên nước ngoài thăm dò quanh nhà anh.” Họ hy vọng tôi sẽ tuân thủ kỷ luật Đảng và tính đến bức tranh lớn.

Trong trả lời, tôi đã đưa ra sự kiềm chế khỏi đi ra ngoài trong thời gian đại hội Đảng thứ 14. Ngay khi nghe điều này, họ đã có vẻ thư giãn. Tống Bình đã nói rằng sau Đại hội Đảng, các hoạt động bên ngoài của tôi có thể được tăng lên từ từ, nhằm để hạ bớt vấn đề từ từ trong một thời kỳ dài. Đó là cách cuộc nói chuyện đã kết thúc.

Muộn hơn tôi đã nghe rằng khi họ công bố kết luận của cuộc điều tra tôi và giữ sự trừng phạt ban đầu, họ đã chẳng nói gì nhiều hơn, không ngay cả trong cuộc họp Bộ Chính trị. Họ đã không phân phát các báo cáo của Nhóm Điều tra. Điều đó có nghĩa rằng sau hơn ba năm điều tra, một cách cụ thể đã phát hiện ra những gì và những sự thực nào đã trụ đỡ cho sự trừng phạt hai điểm chống lại tôi—tất cả những thứ này đã bị né tránh với chỉ sự công bố về sự kết thúc cuộc điều tra. Tất nhiên, đã không có sự phản đối nào. Tuyên bố công khai của Hội nghị Toàn thể đã nhắc tới chỉ một câu về “việc chấm dứt cuộc điều tra và việc giữ sự trừng phạt.” Đã không có tài liệu nào khác được đưa ra. Hội nghị Toàn thể của Uỷ ban Trung ương đã đưa ra quyết định ban đầu để khởi động cuộc điều tra, như thế khi Hội nghị Toàn thể công bố việc đóng lại cuộc điều tra, nó phải cung cấp một báo cáo kết thúc cho Hội nghị Toàn thể. Nhưng nó đã không. Ngược lại, họ đã nói tại việc triệu tập cuộc họp rằng sẽ là đủ chỉ để nhắc vấn đề bên trong mỗi nhóm với không sự thảo luận thêm nào về vấn đề.

Đánh giá từ các sự kiện này được xử lý như thế nào, tôi đã có thể thấy họ đã lo lắng đến thế nào về việc xử lý vụ của tôi. Họ đã có nhiều điều lo ngại và đã nói chỉ với sự hết sức thận trọng.

Khi Kiều Thạch công bố quyết định của Bộ Chính trị cho tôi, ông đã đọc to từ một tuyên bố được viết sẵn. Ban đầu tôi đã có ý định nghi lại khi ông đọc, nhưng ông đã đọc quá nhanh. Tôi đã sợ không có khả năng tóm mọi thứ trong khi viết, tôi đã yêu cầu Kiều Thạch cho một bản sao của tuyên bố. Kiều Thạch đã nói, “Vâng,” và đã bảo Đồng chí ghi chép, “Cho một bản thông báo cho Đồng chí Tử Dương.” Sau đó, tuy vậy, khi tôi bảo thư ký của tôi để gọi họ để yêu cầu một bản sao thông báo, họ đã từ chối. Họ cũng đã chẳng đưa ra bất cứ giải thích nào. Tôi không biết họ đã sợ cái gì.

Căn cứ vào tình hình, tôi đã sợ họ không báo cáo trọn vẹn tuyên bố ba điểm của tôi, như tôi đã bày tỏ, đặc biệt vì ba điểm đã không dễ chịu để nghe. Vì thế khi tôi trở về từ cuộc gặp, tôi đã gửi họ ba điểm của tôi dưới hình thức một bản ghi nhớ. Tất nhiên, như thường lệ, đã không có trả lời nào.

Trong mọi trường hợp, họ đã kết thúc cuộc điều tra mà không đưa ra bất cứ tư liệu nào cho Bộ Chính trị hay cho Hội nghị Toàn thể của Uỷ ban Trung ương. Sau (hơn) ba năm điều tra vào lúc kết thúc của cuộc điều tra, vì sao không đưa ra những sự thực đã nhận được cho công chúng? Thực ra, họ đơn giản đã sợ.

Những vấn đề gì họ đã thực sự khám phá ra trong ba năm điều tra của họ? Vào ngày 21 tháng Sáu, 1990, Vương Nhâm Trọng đã cung cấp cho tôi một bản thảo về Báo cáo Điều tra ba mươi khoản với một bức thư đính kèm, nói rằng nếu tôi có bất cứ sự không đồng ý nào, tôi có thể nêu chúng lên bằng viết bình luận của tôi lên tài liệu đó và chuyển trả nó cho ông.

Báo cáo Điều tra

Bản thảo đã có tiêu đề “Các Vấn đề Liên quan đến Đồng chí Triệu Tử Dương trong cuộc biến loạn Chính trị năm 1989.” Ba mươi khoản được chứa trong tài liệu đã là như sau:

1. Vào tối ngày 15 tháng Tư 15, các Đồng chí Hồ Khởi Lập và Nhuế Hạnh Văn [Bí thư Đảng Thượng Hải] đã báo cáo cho Đồng chí Tử Dương về tình hình tiếp sau cái chết của Đồng chí Hồ Diệu Bang: rằng đã có một khả năng cho các cuộc biểu tình và tụ họp đường phố và rằng ai đó có thể lợi dụng tình hình để kích động rối loạn. Họ đã gợi ý rằng Uỷ ban Trung ương đưa ra một thông báo cảnh báo các chính quyền khu vực cảnh giác. Tử Dương đã không tin lời cảnh báo về sự náo động một cách nghiêm túc, và đã nghĩ việc ra một thông báo cảnh báo là không cần thiết. Vào ngày 16 tháng Tư, Bộ Công An đã tin tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn và đã đưa ra một cảnh báo cho các khu vực bên trong hệ thống của Bộ Công An.

2. Trong thời kỳ lễ tưởng niệm Đồng chí Hồ Diệu Bang, những dấu hiệu về náo động đã trở nên rõ ràng hàng ngày. Nhiều Đồng chí trong Uỷ ban Trung ương và trong chính quyền đô thị Bắc Kinh đã tin rằng bản chất của các sự kiện đã thay đổi rồi. Vào vô số dịp, họ đã lưu ý Triệu Tử Dương về sự cần thiết đối với Uỷ ban Trung ương để có một chiến lược và kế hoạch hành động rõ ràng để ngăn chặn tình hình phát triển thêm. Tuy vậy, ông đã luôn luôn tránh bất kể thảo luận nghiêm túc nào về bản chất của vấn đề. Vào ngày 23 tháng Tư, ngay trước khi ông đi thăm Bắc Triều Tiên, các Đồng chí từ Uỷ ban Trung ương lại đã gợi ý ông triệu tập một cuộc họp, nhưng ông đã từ chối.

3. Vào 19 tháng Tư, tờ Điểm tin Kinh tế Thế giới Thượng Hải và tạp chí Tân Quan Sát đã cùng tổ chức một hội nghị chuyên đề về lễ tưởng niệm Đồng chí Hồ Diệu Bang, công khai lên án Chiến dịch Chống-Tự do hoá Tư sản [1987]. Họ đã nói Chiến dịch không được lòng dân, họ đã tấn công các Đồng chí cấp cao trong Uỷ ban Trung ương, đã đòi rằng Uỷ ban Trung ương thú nhận các sai lầm của nó, và đã là những người đầu tiên đề xuất các nguyên tắc hướng dẫn toàn diện cho cuộc biến loạn chính trị. Vào ngày 24 tháng Tư, Điểm tin Kinh tế Thế giới đã viết một tường thuật chi tiết về cuộc họp này và đã vội vã công bố nó, dội lại cuộc biến loạn xảy ra ở Bắc Kinh. Vào ngày 26 tháng Tư, Thành Uỷ Thượng Hải đã công bố sự trừng phạt hành chính, lệnh cho tờ báo ngừng phát hành, và tổ chức lại nhân sự của tờ báo. Việc này đã hoàn toàn đúng. Tuy vậy, sau khi Triệu Tử Dương trở về từ cuộc thăm của ông đến Bắc Triều Tiên, ông không chỉ đã từ chối ủng hộ quyết định này, mà còn cáo buộc Thành Uỷ Thượng Hải về việc làm trầm trọng tình hình và chuyển tình hình theo một hướng ít thuận lợi hơn. Vào ngày 2 tháng Năm, khi ông nói chuyện về vấn đề này với Phí Hiếu Thông [Chủ tịch của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc] và các lãnh đạo của các đảng chính trị khác, ông đã nói, “Là tốt hơn nếu cả hai bên lùi lại với lòng tự trọng để làm dịu bớt tình hình. Gửi một thông điệp cho Thành Uỷ Thượng Hải để lùi lại một cách thích hợp.” Vào ngày 11 tháng Năm, khi ông nói chuyện với Đồng chí Giang Trạch Dân [người đứng đầu Đảng ở Thượng Hải lúc đó] về Điểm tin Kinh tế Thế giới, ông đã nói, “tôi không đặt áp lực lên anh, cũng sẽ chẳng dính líu bản thân mình vào vấn đề này. Vấn đề là để anh xử lý. Nếu bất kỳ ai hỏi tôi về nó trong tương lai, tôi sẽ trả lời rằng tôi không biết bất cứ thứ gì.”

4. Vào ngày 3 tháng Năm, trước khi Đồng chí Triệu Tử Dương đọc bài phát biểu tại Lễ tưởng niệm lần thứ Bảy mươi Phong trào Ngũ Tứ, vài Đồng chí, Dương Thượng Côn, Lí Bằng, Diêu Y Lâm, và Lí Tích Minh, đã nói rõ niềm tin của họ rằng cuộc náo loạn chống-Đảng, chống-chủ nghĩa xã hội mà đang nảy nở lúc đó đã là hệ quả xấu trực tiếp của sự truyền bá lâu của chủ nghĩa tự do tư sản. Vì thế, họ đã lặp đi lặp lại gợi ý cho Triệu rằng ông hãy dùng bài phát biểu của mình để nhắm vào chương trình nghị sự chính trị được đề xuất bởi các kiến trúc sư của cuộc náo loạn bằng cách đưa thêm nội dung lên án dứt khoát chủ nghĩa tự do tư sản {vào bài phát biểu}. Tuy vậy, Triệu đã từ chối các gợi ý này.

5. Vào ngày 23 tháng Tư, trước khi đi thăm Bắc Triều Tiên, Triệu đã gọi Bảo Đồng [trợ lý của ông] cho một cuộc nói chuyện, yêu cầu ông ta để mắt đến diễn biến của các cuộc biểu tình sinh viên. Vào ngày 30 tháng Tư, ngay sau khi Triệu trở về Bắc Kinh, Bảo Đồng đã gặp Triệu để báo cáo rằng xã luận 26 tháng Tư đã được viết với một giọng quá gay gắt, đã không luận ra các thứ một cách đầy đủ, và đã thúc giục những cảm xúc đối đầu của các sinh viên trung lập trước kia. Vài ngày muộn hơn, Triệu đã nói với Bảo Đồng rằng ông cũng cảm thấy rằng xã luận 26 tháng Tư đã có những thiếu sót.

6. Vào ngày 1 tháng Năm, Triệu đã hỏi Lí Dũng thư ký của ông về tình hình các cuộc biểu tình sinh viên. Khi thảo luận các cuộc biểu tình đường phố của sinh viên ngày 27 tháng Tư, Triệu đã nói rằng chúng đã là một dấu hiệu rằng các sinh viên đã bị bài xã luận làm tức giận, nhưng vì Uỷ ban Trung ương đã đưa ra quyết định của nó, sẽ là khó để đảo ngược lập trường được bày tỏ trong bài xã luận.

7. Vào buổi chiều ngày 2 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã tổ chức một hội nghị chuyên đề để thảo luận các cuộc biểu tình sinh viên với các lãnh đạo của các đảng chính trị khác: Phí Hiếu Thông, Lôi Khiết Quỳnh, và Tôn Khởi Mãng. Vào lúc đó Uỷ ban Trung ương đã đề xuất rõ ràng rồi chiến lược về việc lấy một lập trường công khai rõ rệt chống lại cuộc biến loạn. Triệu Tử Dương phải thực hiện chiến lược của Uỷ ban Trung ương, nhưng khi một số người đã thách thức sự thích hợp của việc định rõ vấn đề của phong trào sinh viên như “náo loạn” mà không phân tích nó trước tiên, không chỉ Triệu đã không thuyết phục họ về mặt tư tưởng, ông thậm chí đã nói, “Những gợi ý của các quý vị hôm nay giúp chúng tôi hiểu kỹ hơn vấn đề,” và đã đồng ý với quan điểm của họ. Sau hội nghị chuyên đề, Triệu đã nói với Đồng chí Diêm Minh Phúc [người đứng đầu Bộ (Ban) Liên lạc] rằng sự định rõ bản chất của sự kiện do xã luận 26 tháng Tư trong Nhân dân Nhật báo đưa ra đã là sai, rằng có vẻ rằng các Đồng chí ở Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã chỉ trình bày quan điểm phiến diện của Thành Uỷ Bắc Kinh khi báo cáo cho [Đặng] Tiểu Bình. Bây giờ đã rất khó để xoay chuyển tình hình. Chìa khoá đã là làm sao để thuyết phục Đồng chí Tiểu Bình. Nếu ông đã có thể chỉ nói một lần rằng tình hình đã bị đánh giá quá, thì nó sẽ thống nhất các suy nghĩ của các uỷ viên Ban Thường Vụ, và Đảng đã có thể xoay chuyển. Triệu đã yêu cầu Diêm chia sẻ quan điểm của ông với Dương Thượng Côn và đã bày tỏ hy vọng rằng Đồng chí Thượng Côn sẽ đi cùng ông đến thăm Đồng chí Đặng Tiểu Bình. Tối đó, sau khi Đồng chí Diêm Minh Phúc gặp Đồng chí Thượng Côn, ông đã báo cáo lại cho Triệu rằng câu trả lời của Đồng chí Thượng Côn đã là, quan điểm của Đồng chí Tiểu Bình về cuộc biến loạn đã được xem xét cẩn trọng rồi, và đã không thể được thay đổi.

8. Vào buổi sáng 3 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã nói với Dương Thượng Côn về xã luận 26 tháng Tư, sau đó Triệu đã nói với Lí Dũng thư ký của ông rằng sẽ là khó để thay đổi lập trường của bài xã luận. Thay vào đó, các tác động phải được làm nhẹ bớt bằng việc xoay chuyển các thứ chầm chậm.

9. Vào sáng 4 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã phác hoạ bằng lời và Bảo Đồng đã ghép lại bài phát biểu của Triệu để trình bày tại Cuộc họp hàng Năm của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển Á châu. Không tham vấn với bất kể Đồng chí khác nào trong Ban Thường Vụ, ông đã trình bày bài phát biểu chiều hôm đó hoàn toàn trái ngược với chiến lược của Uỷ ban Trung ương để chặn cuộc biến loạn. Lúc đó, sự náo loạn nghiêm trọng đã đang xảy ra rồi, nhưng ông đã nói ngược lại: “Sẽ không có sự náo loạn lớn nào ở Trung Quốc. Tôi có sự tin tưởng hoàn toàn vào điều này.” Uỷ ban Trung ương đã cho biết rõ ràng rằng cuộc biến loạn đã nhắm vào việc làm xói mòn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bác bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhưng ông đã nói, “Chúng hoàn toàn không chống lại hệ thống cơ bản của chúng tôi, mà đúng hơn yêu cầu chúng tôi sửa chữa những thiếu sót trong công việc của chúng tôi.” Khi tất cả các loại sự kiện đã chứng tỏ rồi rằng một thiểu số bé tẹo của những người đang thao túng các cuộc biểu tình sinh viên để gây ra sự náo loạn, ông đã vẫn nói, “Là không thể tránh khỏi rằng một số người đã có thể thử thao túng các hành động của các sinh viên.” Sau bài phát biểu của mình, Triệu đã đích thân chỉ thị cho phóng viên của Tân Hoa Xã để công bố nguyên vẹn bài phát biểu gốc. Việc này đã tạo thành một sự phơi bày về sự bất đồng ý kiến của ông với Uỷ ban Trung ương. Sau khi bài phát biểu được công bố, các cán bộ, các Đảng viên, và dân chúng đã phản ứng một cách rộng rãi với sự rối loạn tư duy bởi vì đã có vẻ có hai tiếng nói khác nhau bên trong Uỷ ban Trung ương. Một số đại học đã công bố một sự tẩy chay các lớp học và các cuộc biểu tình đường phố đã lại nổi lên. Toàn bộ tình hình đã trở nên tồi tệ hơn.

10. Vào sáng 5 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã gặp hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh Đinh Thạch Tốn và phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Hứa Gia Lộ. Triệu đã nói, “tôi đã chủ ý thử làm giảm căng thẳng với bài phát biểu của tôi tại cuộc Họp hàng Năm của Ngân hàng Phát triển Á châu. Chúng ta không nên bàn luận bản chất của phong trào bây giờ. Thành thực, chúng ta thậm chí không biết thiểu số bé tí là những ai.”

11. Trong chiều 5 tháng Năm, Đồng chí Triệu Tử Dương đã tự mời mình đến hội nghị chuyên đề thành viên của các nhân viên trẻ từ vài đại học Bắc Kinh do Uỷ ban Trung ương của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc tổ chức. Một số người đã bày tỏ sự phản đối xã luận 26 tháng Tư và ủng hộ bài phát biểu ADB của Triệu. Khi cuộc họp kết thúc, Triệu đã nói, “Mọi người đã nói hay. Cảm ơn!” Bằng cách ấy ông đã lên tiếng đồng ý với những ý kiến được bày tỏ trong cuộc họp.

12. Ngay cả khi tình hình với cuộc biến loạn đã trở nên xấu đi, và với các báo cáo tuyên truyền trong một số xuất bản phẩm đã bắt đầu hướng theo một hướng sai rõ ràng, vào sáng 6 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã gọi Hồ Khởi Lập và Nhuế Hạnh Văn cho một cuộc nói chuyện, và đã nói với họ, “Hiện thời, quyền tự do báo chí là một vấn đề nóng. Chúng ta đã có thể học vài bài học từ tin tức báo chí gần đây. Vào lúc bắt đầu, sự kiểm soát đã chặt hơn, nhưng rồi nó đã trở nên được nới lỏng hơn. Các cuộc biểu tình đường phố đã được tường thuật, và báo chí có vẻ đã trở nên cởi mở hơn. Không có rủi ro lớn trong việc này.” Thậm chí ông đã nói, “Khi đối mặt với những mong muốn phổ biến của nhân dân, và xu hướng tiến bộ khắp thế giới, việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý tình hình bằng việc đáp lại hoàn cảnh. Các cuộc biểu tình sinh viên đã làm nổi bật một vấn đề: nhân dân mạnh mẽ đòi hỏi cải cách và lo về sự do dự tổng thể của cải cách.” Vào ngày 9 tháng Năm, Hồ Khởi Lập đã sắp xếp các nhận xét của Triệu thành một bản tóm tắt mà đã được phân phát cho các tổ chức báo chí sau khi Triệu đã kiểm tra và chấp thuận nó. Vào ngày 12 tháng Năm, Đồng chí Hồ Khởi Lập và Nhuế Hạnh Văn [một bí thư của Ban Bí thư Trung ương Đảng] đã tóm tắt cho các lãnh đạo của các tổ chức báo chí Bắc Kinh tại một cuộc họp đối thoại. Vào lúc đó, hơn một ngàn người từ các tổ chức báo chí Bắc Kinh đã ký một kiến nghị và đã xuống đường để phản kháng. Một số báo đã đăng những bài tấn công Đảng và chính phủ, làm cho tuyên truyền và công luận trở chiều thậm chí ra ngoài tầm kiểm soát hơn. Nhân dân Nhật báo và nhiều tổ chức tin tức khác đã đưa tin các cuộc phản kháng đường phố, các cuộc toạ kháng, và các cuộc tuyệt thực một cách bao quát, bày tỏ sự ủng hộ cho các cuộc biểu tình và xúi giục ngày càng nhiều người tham gia. Trật tự xã hội của Bắc Kinh đã rơi vào sự hỗn loạn hoàn toàn.

13. Vào ngày 21 tháng Tư và lần nữa vào ngày 12 tháng Năm, Đồng chí Triệu Tử Dương đã gặp Đồng chí Đỗ Nhuận Sanh [người đã dẫn đầu các cố gắng để cải cách các chính sách nông thôn] để thảo luận các cuộc biểu tình sinh viên. Sau các cuộc gặp này, Đồng chí Đỗ Nhuận Sanh đã hai lần triệu tập cuộc họp tại Hội trường Khoa học, mỗi lần với hơn mười người tham dự, để nói về các ý tưởng của Triệu. Họ đã thảo luận các đánh giá của họ và đưa ra những gợi ý cho việc xử lý các cuộc biểu tình sinh viên. Triệu đã rất tán thành các gợi ý của mọi người và đã hy vọng biến các cuộc biểu tình sinh viên thành một điểm ngoặt cho việc giải quyết nhiều vấn đề quan trọng lúc đó dưới sự chú ý cao độ của công chúng.

14. Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 8 tháng Năm để nghe một báo cáo được Nhóm Ngăn chặn Biến loạn chuẩn bị. Những gì họ phải làm đã là thảo luận làm thế nào để chấp nhận các biện pháp kiên quyết để ngăn chặn cuộc biến loạn, nhưng Triệu Tử Dương thay vào đó đã nói mạnh mẽ về cái gọi là các nỗ lực “chống-tham nhũng.” Vào ngày 10 tháng Năm, Bộ Chính trị đã tổ chức một cuộc họp trong đó Triệu đã báo cáo về cuộc họp Ban Thường Vụ ngày 8 tháng Năm và đã đề xuất sáu biện pháp cụ thể cho việc chống tham nhũng và thúc đẩy cải cách chính trị. Các biện pháp này đã không được thảo luận và thống nhất tại cuộc họp Ban Thường Vụ.

15. Trong hai cuộc họp này, câu hỏi về làm thế nào để đáp lại các tổ chức sinh viên bất hợp pháp đã được nêu lên nhiều lần. Đồng chí Triệu Tử Dương đã nói, “Ở nhiều chỗ nơi các hội sinh viên địa phương chính thức không thể có được sự ủng hộ đa số, các cuộc bầu cử lại có thể được tổ chức. Họ không được sợ việc từ chức và để cho những người khác tiếp quản như một kết quả của các cuộc bầu cử.”

16. Vào ngày 9 và 10 tháng Năm, một hội nghị chuyên đề về Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội Đương đại đã được tổ chức ở Bắc Kinh. Đã được đề xuất trong cuộc họp rằng cải cách xã hội chủ nghĩa phải vượt qua các rào cản trên con đường tới một nền kinh tế thị trường và dân chủ; rằng các vấn đề của dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền tự do, và các quyền con người đã đều quan trọng và có ý nghĩa. Triệu Tử Dương đã gặp các Đồng chí tham dự hội nghị chuyên đề và đã nói, “Bài học chính chúng ta phải học từ cuộc phản kháng sinh viên này là, chúng ta phải đẩy nhanh quá trình cải cách chính trị.” Số 12 tháng Năm của Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài viết hàng đầu mà đã đưa tin cuộc họp, với tiêu đề “Cải cách Phải Vượt qua các Rào cản trên con Đường tới Nền kinh tế Thị trường và Dân chủ.” Trong thực tế, nó đã cung cấp nền lý luận cho cuộc biến loạn, và đã giúp sự leo thang của cuộc biến loạn.

17. Vào chiều ngày 16 tháng Năm, Đồng chí Triệu Tử Dương đã gặp Gorbachev. Ngay khi cuộc trò chuyện bắt đầu, ông đã nói. “Về các vấn đề quan trọng, Đảng vẫn cần Đặng Tiểu Bình ở bánh lái. Kể từ Đại hội Đảng thứ Mười ba, bất kể khi nào chúng tôi giải quyết các vấn đề lớn, chúng tôi đã luôn luôn báo cho Đồng chí Đặng Tiểu Bình biết và yêu cầu sự hướng dẫn của ông.” Ông cũng đã nói rằng đấy là lần đầu tiên từ trước đến giờ ông đã tiết lộ quyết định này của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày sau các cuộc đàm phán, các khẩu hiệu được dùng trong các cuộc phản kháng đường phố đã tập trung vào các cuộc tấn công chống lại Đồng chí Đặng Tiểu Bình. Các khẩu hiệu như “Lật đổ Đặng Tiểu Bình!” và “Ủng hộ Triệu Tử Dương!” đã tràn ngập các cuộc phản kháng đường phố và Quảng trường Thiên An Môn.

18. Vào tối ngày 16 tháng Năm, Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp. Đồng chí Triệu Tử Dương đã gợi ý nói với các sinh viên rằng xã luận 26 tháng Tư đã sai. Ông đã gợi ý để nói rằng bản thảo của bài xã luận đã được gửi sang Bắc Triều Tiên cho việc chấp thuận của ông, và rằng ông chịu hoàn toàn tách nhiệm. Ông đã nói lặp đi lặp lại rằng xã luận 26 tháng Tư đã có những vấn đề mà đã là cần thiết cho chúng một sự giải thích, và rằng không làm bước này, thì không sự tiến bộ nào có thể đạt được. Nếu tình hình không được xoay chuyển, sẽ không có đường ra nào.

19. Vào buổi chiều ngày 17 tháng Năm, Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã tổ chức một cuộc họp khác. Đồng chí Triệu Tử Dương đã tiếp tục giữ lập trường sai của ông trong khi đa số các Đồng chí trong Ban Thường Vụ hăng hái phản đối ông. Họ đã tin rằng việc tiếp tục chùn lại sẽ dẫn đến sự chấn động lớn toàn quốc và những hệ quả không thể tưởng tượng được. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nhiệt tình ủng hộ lập trường của đa số các Đồng chí trong Ban Thường Vụ. Để chấm dứt cuộc biến loạn, cuộc họp đã quyết định triệu một phần quân đội để đóng ở bản thân Bắc Kinh và quân luật được áp đặt trên những quận nào đó của thành phố. Triệu đã tin, ngược lại, rằng việc áp đặt quân luật sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ông đã tuyên bố rằng ông không có khả năng thực hiện điều này.

20. Sau cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị ngày 17 tháng Năm, Đồng chí Triệu Tử Dương đã bỏ qua nghị quyết của Ban Thường Vụ và đã dám ngay lập tức kiến nghị từ chức. Ông đã yêu cầu Bảo Đồng để soạn một bức thư từ chức, mà sau đó ông đã ký và gửi đi ngay lập tức. Ngày tiếp theo, sau khi bị Đồng chí Dương Thượng Côn phê phán, Triệu đã rút lại bức thư.

21. Cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị ngày 17 tháng Năm đã đưa ra chiến lược lớn của Uỷ ban Trung ương. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết cho mọi Đồng chí trong cuộc họp để giữ bí mật nghiêm ngặt. Tuy vậy, Đồng chí Triệu Tử Dương đã nói cho Bảo Đồng và Trương Nhạc Kỳ thư ký của ông, “Cuộc họp Ban Thường Vụ chiều nay đã ra một nghị quyết. Tôi đã bị phê phán gay gắt trong cuộc họp. Ban đầu tôi đã đề xuất một sự nới lỏng lập trường được đưa ra trong xã luận 26 tháng Tư, để làm cho các vấn đề có thể quản lý được hơn, nhưng đề xuất của tôi đã bị bác bỏ. Ban Thường Vụ đã phê phán tôi, nói bài phát biểu Ngũ Tứ đó của tôi đã làm trầm trọng tình hình. Tôi đã nêu những sự bảo lưu của tôi về vấn đề.” Ông cũng đã nói với Bảo Đồng rằng Lí Bằng đã lên án Bảo Đồng về việc tiết lộ bí mật. Sau khi Bảo Đồng trở về [công việc của ông tại] Văn phòng Nghiên cứu Cải cách Chính trị, ông đã lập tức triệu tập một số nhân viên của ông cho một cuộc họp. Ông đã nói rằng ai đó đã buộc tội ông về việc tiết lộ bí mật và rằng ông có thể bị sa thải khỏi chức vụ của ông không bao lâu nữa và sẽ bị đặt dưới sự điều tra của Uỷ ban Trung ương. Ông đã nói lời chia tay với họ. Ông đã tiết lộ cho vài người rằng đã có một sự bất đồng ý kiến giữa các uỷ viên Ban Thường Vụ và rằng kiến nghị của Triệu đã bị bác bỏ.

22. Vào ngày 18 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã viết một bức thư cho Đặng Tiểu Bình, tiếp tục kêu gọi thay đổi sự định rõ bản chất của các sự kiện được đưa ra trong xã luận 26 tháng Tư. Trong bức thư, ông đã nói rõ rằng các đòi hỏi của các sinh viên, các vấn đề cốt yếu mà cần được giải quyết nhằm chấm dứt cuộc tuyệt thực đã là loại bỏ các nhãn và thay đổi sự định rõ nêu trong xã luận 26 tháng Tư, và thừa nhận rằng các hoạt động của họ là yêu nước: “tôi đã cân nhắc điều này cẩn trọng, và cảm thấy rằng chúng ta phải, dẫu đau đến thế nào, quyết tâm để đưa ra sự nhượng bộ này.”

23. Trong sáng sớm ngày 19 tháng Năm, Đồng chí Triệu Tử Dương đã thăm các sinh viên tiến hành cuộc tuyệt thực ở Quảng trường Thiên An Môn. Ông đã nói với các sinh viên rằng vấn đề đối với bản chất và trách nhiệm của các cuộc biểu tình rồi đây sẽ được giải quyết. Ông cũng đã nói, “Các bạn vẫn còn trẻ, và có những tương lai dài ở phía trước các bạn, không giống chúng tôi; chúng tôi đã già rồi và không còn quan trọng nữa.” Bằng cách ấy ông đã tiết lộ rằng đã có những sự khác biệt giữa ban lãnh đạo mức cao nhất của Đảng và rằng ông có thể từ chức.

24. Vào tối ngày 19 tháng Năm, Uỷ ban Trung ương Đảng và Quốc Vụ Viện đã tổ chức một cuộc họp của các cán bộ trong Đảng và các tổ chức chính trị để công bố quyết định được Uỷ ban Trung ương đưa ra để có những biện pháp kiên quyết để chặn cuộc biến loạn. Trước cuộc họp, Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã lặp đi lặp lại thử thuyết phục Đồng chí Triệu Tử Dương để tham dự vào cuộc họp này, nhưng Triệu đã từ chối. Điều này, vì thế, đã tiết lộ ý định của ông để công khai chia tay với Đảng.

25. Vào ngày 19 tháng Năm, Đảng Bộ của Ban Thường Vụ Quốc hội đã viết một yêu cầu xin Ban Thường Vụ Bộ Chính trị chỉ đạo, trong đó đã gợi ý rằng Đồng chí Vạn Lí, bởi vì tình hình khủng hoảng, chấm dứt các cuộc thăm nhà nước ở nước ngoài và trở về nước. Vào ngày 12 tháng Năm, Hồ Khởi Lập đã hỏi Đồng chí Triệu Tử Dương trả lời thế nào cho lời thỉnh cầu. Lúc đó, Triệu đã xin nghỉ phép rồi. Không tham vấn với Đồng chí Lí Bằng, người đã phụ trách công việc của Uỷ ban Trung ương và đã được phân công các trách nhiệm đối ngoại, ông đã tự nhận trách nhiệm để đồng ý gửi một điện tín cho Vạn Lí yêu cầu rằng ông quay về trước kế hoạch.

26. Vào sáng ngày 12 tháng Năm, Triệu Tử Dương đã nói với Diêm Minh Phúc nếu các cuộc biểu tình sinh viên kéo lê thê, và tiếp tục trong một thời gian dài, không có cách nào để tiên đoán các hệ quả. Cách duy nhất để làm dịu bớt tình hình đã là để tổ chức một cuộc họp Ban Thường Vụ Quốc hội.

27. Vào ngày 12 tháng Năm, Triệu Tử Dương cũng đã nói cho Lí Dũng thư ký của ông, “tôi nghĩ chúng ta phải tổ chức một cuộc họp Bộ Chính trị nữa” và đã yêu cầu Bảo Đồng để thảo một bài phát biểu cho ông.

[Khoản 28 không được nhắc tới trong băng ghi âm.]

29. Đồng chí Triệu Tử Dương đã nhấn mạnh rằng phải có ít sự kiểm soát hơn đối với và ít sự can thiệp vào văn học và các công trình nghệ thuật.

30. Vài người mà đã ngoan cố duy trì chủ nghĩa tự do tư sản suốt hàng năm đã được Triệu Tử Dương ca ngợi, giao phó những trách nhiệm nặng, và bảo vệ. Trong số những người này đã là Nghiêm Gia Kỳ [học giả khai phóng] và Trần Nhất Tư [người đứng đầu think tank cải cách kinh tế của Triệu], những người đã trở thành những nhân vật quan trọng trong việc bày mưu cuộc biến loạn và tổ chức các hoạt động âm mưu trong thời gian náo loạn này. Sau khi đàn áp cuộc nổi loạn phản cách mạng, những người này đã trốn ra nước ngoài, và tiếp tục thực hiện các hoạt động hung hăng chống lại Đảng Cộng sản Trung quốc và chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc. Bảo Đồng, người đã luôn luôn được Triệu tin cậy và trao những trọng trách, đã tấn công Lí Bằng và các lãnh tụ khác của Đảng và nhà nước sau khi công bố quân luật, cùng với Trần Nhất Tư và những người khác.

Trên đây là cái gọi là “các sự thực và bằng chứng” để ủng hộ phán quyết chống lại tôi về “việc ủng hộ sự náo loạn” và “chia rẽ Đảng” được tìm thấy như kết quả của cuộc điều tra kéo dài. Cho dù người ta có bỏ qua bao nhiêu trong số ba mươi khoản mâu thuẫn với sự thực này, cho dù chúng giả như đều có thật, thì theo cách nhìn của tôi, chúng vẫn đã không đủ để ủng hộ phán quyết được đưa ra chống lại tôi.


* Chủ nghĩa độc đoán mới (neo-authoritarianism: chủ nghĩa tân quyền uy) đã là một lý thuyết được đưa ra bởi các trí thức khai phóng những người đã nghĩ rằng cách tốt nhất để hiện đại hoá các hệ thống kinh tế và chính trị của Trung Quốc đã là để có một lãnh tụ mạnh, một “kẻ chuyên quyền được khai sáng.” Nhiều người đã tin, một cách sai, rằng những người chủ trương lý thuyết đã ủng hộ Triệu như nhân vật quyền uy.

Thương (River Elergy) đã là một phim thời sự TV nhiều phần gây tranh cãi ở Trung Quốc, được chiếu đầu tiên trong 1988. Nó đã phê phán sự cô lập Trung Quốc truyền thống và đã ủng hộ sự cởi mở Tây phương. Muộn hơn Đảng đã lên án việc chiếu và đã đổ lỗi cho nó giúp gây cảm hứng cho các cuộc biểu tình 1989.

Comments are closed.