Nguyễn Quang A dịch
PHẦN 5 |
MỘT NĂM NÁO ĐỘNG |
1. Sau Đại hội
Theo tường thuật riêng của ông, 1988 là năm khó khăn nhất trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của Triệu, một thời khi tình hình diễn biến đi xuống đầy kịch tính. Đại hội Đảng thứ Mười Ba đã là một thành công, và Triệu thậm chí tìm được cách để có được sự tán thành cho một kế hoạch cải cách chính trị. Nhưng một loạt xung đột và khủng hoảng đang chờ.
Tình hình kinh tế trong năm 1987 cũng đã tốt hơn tình hình trong các năm trước. Không chỉ nền kinh tế quốc gia tiếp tục tăng trưởng với một nhịp độ nhanh, mà các dấu hiệu cũng đã có vẻ chỉ ra một sự phát triển suôn sẻ và ổn định. Cân bằng giữa các phần khác nhau của nền kinh tế quốc gia cũng đã tốt, trừ trong nông nghiệp. Chúng ta đã có một vụ mùa bội thu, nhưng các vấn đề đã nổi lên do sự trì trệ trong khu vực trong ít năm trước. Nhưng cung tiền đã vẫn bên trong kế hoạch, các khoản dự trữ ngoại hối đã tăng nhiều, và ngoại thương đã lành mạnh.
Những cố gắng để kiểm soát kinh tế vĩ mô trong khi giải phóng kinh tế vi mô cũng đã cải thiện. Kinh tế vĩ mô đã không vượt ra ngoài sự kiểm soát, và kinh tế vi mô đã không bị kiềm chế. Các vấn đề hâm quá nóng kinh tế và cung tiền thái quá tất cả đã được giảm nhẹ.
Trong ít năm trước, các vấn đề đã xảy ra khi chúng ta thử đưa tình hình kinh tế vĩ mô dưới sự kiểm soát trong khi đưa ra những cải thiện về cơ chế. Từ những kinh nghiệm 1987 của chúng ta, việc ổn định nền kinh tế và tăng trưởng với một nhịp độ nào đó có thể xảy ra đồng thời. Việc đưa tình hình kinh tế vĩ mô dưới sự kiểm soát có thể được làm đồng thời khi giải phóng các hoạt động ở mức kinh tế vi mô.
Sau Đại hội Đảng thứ Mười Ba, tình hình chính trị và kinh tế chung đã tốt. Nếu giả như chúng ta tiếp tục chấp nhận các biện pháp và các chính sách đã học được từ những kinh nghiệm thành công của vài năm quá khứ, tình hình trong năm 1988 đã có thể tiếp tục cải thiện.
Tuy vậy, điều đó đã không phải là cái đã xảy ra. Thay cho tốt đã trở thành tồi hơn và cuối cùng đã khá xấu. Có nhiều bài học có thể được rút ra từ những gì đã xảy ra.
2. Hốt hoảng Mua và Rút Tiền ồ ạt khỏi Ngân hàng
Giải phóng giá cả là một trong những thách thức hóc búa nhất cho các nhà cải cách kinh tế của Trung Quốc—và một thách thức then chốt nhất. Rốt cuộc, các giá được định một cách tự do ngay lập tức truyền thông tin cốt yếu về cầu thực đối với các hàng hoá, một phần cơ bản của tính hiệu quả của một hệ thống thị trường. Trong thời đại cải cách sớm, Trung Quốc đã có một hệ thống hai-giá: cả các giá do chính phủ-định và các giá do thị trường-xác định tồn tại cho cùng các hàng hoá. Khai thác sự khác biệt giữa hai giá tạo ra các cơ hội rộng rãi cho tham nhũng. Các nhà cải cách cảm thấy một sự cấp bách để sửa tình hình dễ biến động này, nhưng phạm một số sai lầm chí tử trong sự hấp tấp của họ.[1] Kết quả là việc hốt hoảng mua và sự rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng khi công chúng lường trước những gì sẽ đến tiếp theo.
Trong quý một của 1988, giá cả đã tiếp tục tăng, nhất là giá thực phẩm. Nguyên nhân đã là sản lượng nông nghiệp tồi trong vài năm trước. Đồng thời, cách tiếp cận của chúng ta đã có vấn đề, vì chúng ta đã không theo các quy tắc thị trường. Giá ngũ cốc đã tăng lên, nhưng giá thịt và trứng đã không, dẫn đến những sự thiếu hụt. Trong thời gian Lễ hội Xuân 1988, một số thành phố đã xem xét một sự quay lại hệ thống thân phối. Nếu giả như chúng ta đã ngay lập tức điều chỉnh giá cả của các sản phẩm nông nghiệp để kéo dậy khu vực đó, và đồng thời cung cấp sự đền bù cho dân cư đô thị, thì vấn đề đã có thể được giải quyết.
Tuy vậy, đã có những quan ngại. Giá cả đã tăng lên mỗi năm, và sự tăng tích luỹ đã là đáng kể. Nhân dân phàn nàn, và chúng ta đã phản ứng bằng việc đưa ra những sự điều chỉnh thêm—thế nhưng hệ thống định giá tổng thể đã vẫn không được sửa ngăn nắp. Chúng tôi đã xem xét việc tăng nhanh giá lên mức đúng của chúng trong vòng vài năm, chịu đau vì mục đích đột phá những khó khăn của việc cải cách hệ thống. Đồng thời, chúng tôi sẽ tăng lương của công nhân.
Với nhận thức muộn màng, tuy vậy, ý tưởng này đã không thiết thực. Trong các năm đó, sự cùng tồn tại của hai thị trường, với một hệ thống hai-đường định giá, đã tạo ra nhiều ma sát và tham nhũng mà đã là không thể để thể chế hoá thị trường. Chúng tôi đã muốn nghĩ ra một kế hoạch được phối hợp để loại bỏ sự cùng tồn tại của hai hệ thống càng sớm càng tốt.
Chúng tôi cũng đã tin rằng các cải cách cho đến nay đã tương đối dễ, và trong khi các kết quả đã là tốt, các thứ để lại để hoàn thành đã là khó hơn. Nhiệm vụ trước mắt đã là tìm cách giải quyết các vấn đề hóc búa hơn và giành được một sự đột phá; nếu chúng ta né tránh việc đối mặt chúng, tình hình sẽ không cải thiện, và có thể trở nên tồi hơn.
Trong việc chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế thị trường, chúng ta đã luôn luôn theo một cách tiếp cận từ từ, đặc biệt khi chấp nhận các yếu tố mới. Nền kinh tế quốc gia đã bị chia thành hai khu vực. Chúng ta đã làm tăng khu vực thị trường và từ từ làm yếu khu vực kế hoạch. Hai cố gắng này đã được phối hợp.
Chính phủ đã không can thiệp trực tiếp vào khu vực thị trường, đặc biệt không qua các phương tiện hành chính. Sản xuất đã được tự khởi xướng và giá cả được định tự do theo các lực lượng thị trường. Trong khu vực thị trường, các doanh nghiệp gia đình, các hãng tư nhân, và các liên doanh tất cả đều tự khởi xướng và chịu trách nhiệm về lợi nhuận và các khoản lỗ của chính chúng.
Khu vực kế hoạch về cơ bản đã dưới sự kiểm soát của nhà nước, và ở đây nhà nước định các giá. Một số sản phẩm trong khu vực này cũng được đưa lên thị trường, nhưng chúng chủ yếu đã không phản ứng với các cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước đã không có sự tự trị thực.
Trong khu vực thị trường, các doanh nghiệp đã tự do để định các giá riêng của chúng. Trong khu vực kế hoạch các giá của các doanh nghiệp đã do nhà nước định, hay chí ít nhà nước đã giữ quyền lực đối với quá trình. Cũng đã đúng thế cho lương. Trong khu vực thị trường, các doanh nghiệp đã tự do để tự định lương. Trong khu vực kế hoạch, lương do nhà nước định hay, cho dù nhà nước đã nhường phần nào đó của quyền này cho các doanh nghiệp, nó đã vẫn giữ lại kiểm soát cuối cùng. Khu vực thị trường trong những năm đó đã nảy sinh ra từ số không, từ ấu thơ đến trưởng thành, còn khu vực kế hoạch đã co lại dần dần. Tuy nhiên, trong năm 1988 khu vực kế hoạch đã vẫn chiếm hơn 60 phần trăm [của nền kinh tế].
Mặc dù hệ thống hai-đường đã gây ra ma sát và đã tạo ra những cơ hội cho tham nhũng, tổng thể nó đã mang lại sức sống cho nền kinh tế, nhất là khu vực thị trường.
Đã là không thể để biến đổi các doanh nghiệp sở hữu nhà nước lớn và vừa thành các thực thể thị trường qua một cải cách một-lần của hệ thống giá, và lương. Chúng đã chỉ có thể được biến đổi từng ít một qua các cải cách giá, và sở hữu từ từ đối với các hệ thống kế hoạch. Cách tiếp cận từ từ đã ổn định hơn, ít rủi ro hơn, và dễ hơn cho xã hội để chấp nhận. Chúng ta đã tiến hành theo cách này suốt thời gian, mặc dù không có ý thức.
Chúng ta đã biết rằng cải cách giá là then chốt. Và chúng ta đã luôn luôn nghĩ rằng tại điểm nào đó các điều kiện sẽ là đúng để tiến hành các biện pháp, cùng một lúc hay theo vài bước, để biến đổi các doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Điều này đã ngụ ý rằng sự phát triển của khu vực thị trường đã là một khúc dạo đầu cho một sự đột phá cuối cùng.
Trong tháng Năm 1988, tôi đã trình bày cho một cuộc họp Bộ Chính trị một báo cáo có tựa đề “Thiết lập Trật tự Mới của Nền kinh tế Hàng hoá Xã hội chủ nghĩa,” trong đó tôi đã nói nhiệm vụ là để cải cách hệ thống giá cả trong vài năm tới trong khi nâng lương của người lao động lên một cách thích hợp. Chúng tôi đã tin đấy đã là trận quyết định trong sự biến đổi sang một nền kinh tế thị trường: chấm dứt sự cùng tồn tại của hai hệ thống và hệ thống hai giá.
Sự tồn tại của những mối lo âu này đã cho biết rằng cải cách giá không phải là một vấn đề đơn giản. Sau tháng Tám, tôi đã kết luận rằng thành công của cải cách giá và cải cách lương phụ thuộc vào sự làm sâu sắc toàn bộ cải cách. Nếu cải cách giá và lương cuối cùng đòi hỏi chúng ta để chuyển tất cả các doanh nghiệp sở hữu nhà nước vừa và lớn về hướng mô hình thị trường, lúc đó đã có vấn đề tính khả thi. Đã là khó cho kế hoạch để hoạt động.
Đã cũng có những vấn đề chiến thuật, đặc biệt dính đến cải cách giá. Kế hoạch ban đầu đã có vấn đề—nhưng nó đã được quảng bá hết sức trước việc thực hiện, mà không có sự xem xét đến tâm lý người dân. Các điều kiện kinh tế đã là tốt trong năm 1987, nhưng trong năm 1988 đã có những căng thẳng trong thị trường.
Ở nước ngoài, việc này được biết đến như sự lường trước tâm lý về lạm phát. Nếu người dân biết rằng nhà nước sẽ tăng giá, cho dù họ biết sẽ có các khoản đền bù chính phủ và rằng các tiêu chuẩn sống của họ sẽ không sụt, họ vẫn sẽ lo về bảo tồn giá trị của các khoản tiết kiệm của họ.
Bởi vì chúng ta đã không nâng các lãi suất ngân hàng kịp thời để giải quyết vấn đề về bảo toàn giá trị của các khoản tiết kiệm, người dân đã bắt đầu việc hoảng hốt mua và tích trữ để bảo toàn giá trị của tiền của họ. Việc này chủ yếu đã mang tính tâm lý. Mặc dù chúng tôi đã công bố lặp đi lặp lại rằng những sự kéo giá lên sẽ không hạ thấp các tiêu chuẩn sống của nhân dân, chúng tôi đã không chú ý tới vấn đề về các khoản tiết kiệm của người dân. Đã là lẽ thường tình, nhưng chúng tôi đã thiếu kinh nghiệm lúc đó.
Trong tháng Tám, chúng tôi đã thảo luận vấn đề về cải cách giá tại Bắc Đới Hà. Ngay lập tức các báo đã bắt đầu quảng bá sự đột phá, tường thuật rằng đã có một quyết định để nâng giá. Người dân đã bắt đầu hoảng sợ. Họ đã đổ xô đến các ngân hàng để rút tiền và tất tả mua sạch các hàng hoá. Đột nhiên đã có những sự thiếu hụt, và nó đã có vẻ cứ như tình hình kinh tế đã xấu đi.
Thực ra, tình hình kinh tế trong 1988 đã không xấu; đã không có cung tiền thái quá. Vấn đề chính đã là nhân tố tâm lý: nhân dân đã trong một sự hoảng sợ. Tất nhiên, đã vẫn có sự nôn nao nào đó từ nền kinh tế quá nóng và sự dư thừa tiền của các năm trước. Sức mua của người dân đã chưa được cụ thể hoá trong hình thức của các khoản tiết kiệm lớn. Có lẽ đã có một ngàn tỷ nhân dân tệ được gửi trong các ngân hàng; một khi người dân hoảng sợ họ rút tiền của họ và bắt đầu mua.
Vấn đề đã là việc quảng bá không đúng về cải cách giá. Nếu giả như chúng ta đã công bố một sự ngừng cải cách giá và sau đó nâng các lãi suất và hứa các khoản tiết kiệm bảo đảm giá trị, người dân đã cảm thấy an toàn hơn. Nếu giả như lúc đó chúng ta đã giảm quy mô vài chục tỷ nhân dân tệ chi tiêu về hạ tầng cơ sở, tiết kiệm vài triệu tấn thép, nền kinh tế đã không phải chịu bất cứ vấn đề gì.
Lúc đó, Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương đã lặp đi lặp lại đề xuất với Quốc Vụ Viện rằng các lãi suất phải được nâng lên càng nhanh càng tốt và rằng các khoản tiết kiệm bảo đảm giá trị được đưa vào thực tiễn. Tuy vậy, tại Quốc Vụ Viện, Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã lo rằng nếu các lãi suất tiết kiệm được nâng lên trong khi các lãi suất trên các khoản cho vay cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước đã không thể được nâng lên cho phù hợp, điều đó sẽ đặt quá nhiều gánh nặng lên các ngân hàng. Họ đã lưỡng lự trong một thời gian, trước khi cuối cùng đưa các khoản tiết kiệm bảo đảm giá trị vào đúng chỗ.
Thực ra, ngay khi các khoản tiết kiệm bảo đảm giá trị được đưa vào, các khoản gửi tiết kiệm đã lại tăng lên. Việc đó đã bắt đầu trong quý tư của 1988 và đã được tăng tốc trong quý một của 1989. Tình hình đã nhanh chóng ổn định. Điều này đã chứng tỏ rằng nền kinh tế đã không có bất kể vấn đề nghiêm trọng nào. Lạm phát đã không cao hơn. Nhưng khi người dân hoảng sợ, họ đã rút tiền mặt, mà chung quy đã là hàng năm trời tiết kiệm của họ, để mua các hàng hoá, khiến cho có vẻ rằng lạm phát đang trở nên xấu đi. Thực ra, lạm phát đã đi xuống sau 1987, tuy nó đã không lắng đi hoàn toàn.
3. Một Loạt Bước Sai lầm
Triệu phân tích thêm các sự kiện trong 1988 đã dẫn đến việc hoảng hốt mua và sự rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Tác động phụ về chính trị là tồi tệ hơn tác động thật lên nền kinh tế. Nhiều người bây giờ tin chương trình cải cách là một thất bại, và sự kiểm soát đối với nền kinh tế trở lại với các nhà lãnh đạo mà đã muốn tái khẳng định những sự kiểm soát hành chính. Sẽ là hàng năm trước khi tình hình phục hồi.
Việc này đã khiến chúng tôi đánh giá quá tính nghiêm trọng của các vấn đề kinh tế và tin rằng lạm phát đã vút lên. Chúng tôi đã không sử dụng thuật ngữ “runaway inflation-lạm phát lồng lên” mà đã gọi nó là “lạm phát cao.” Trong thực tế, chúng tôi đã không thực sự phân tích lạm phát.
Chúng tôi đã quyết định để xác nhận lại trật tự đối với công việc kinh tế trong năm 1988. Chúng tôi đã chuyển sự nhấn mạnh xa khỏi cải cách và theo hướng “điều chỉnh và tổ chức lại.” Ý định đã là để làm dịu bớt sự hoảng sợ của người dân, nhưng kết quả đã là cực kỳ tiêu cực và nhìn lại tình hình đã không nên được xử lý theo cách này.
Chúng tôi đã ổn định nền kinh tế bằng việc kiểm soát chi tiêu hạ tầng cơ sở và cung tiền. Nếu giả như chúng tôi đã làm việc này, nền kinh tế đã có thể được ổn định. Đã không cần đến một sự tổ chức lại và sự co lại lớn. Nếu giả như chúng tôi đã làm sâu sắc các cải cách, mà có nghĩa là giảm thêm khu vực kế hoạch trong khi mở mang khu vực thị trường, tình hình đã phát triển suôn sẻ. Một mục tiêu của “điều chỉnh và tổ chức lại” được đề xuất đã là nhanh chóng tạo ra những điều kiện cho một cố gắng nữa để cải cách các hệ thống giá và lương, để chấm dứt hệ thống hai giá. Nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng ý tưởng này đã không thực tế.
Những người như Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã luôn luôn có những mối nghi ngại về cải cách, như thế ngay khi khẩu hiệu “điều chỉnh và tổ chức lại” được đề xuất—và với sự quản lý trực tiếp công việc kinh tế dưới sự kiểm soát của họ—họ đã siết chặt trên tất cả các mặt trận. Họ đã khôi phục các phương pháp cũ, đưa ra những khoản cắt bớt lớn bằng các phương tiện hành chính. Các thẩm quyền mà đã được giao xuống cho các mức thấp hơn đã bị thu lại. Các biện pháp mà đã dựa đáng kể vào các cơ chế thị trường đã bị huỷ bỏ.
Sau vài tháng thế này, nền kinh tế đã chậm lại; sự co lại sẽ tiếp tục trong hai đến ba năm. Điều này cho thấy đã không có vấn đề với nền kinh tế Trung Quốc; khác đi, vì sao những điểm yếu này xuất hiện chỉ sau khi những sự kiểm soát hành chính được đưa vào?
Kết quả cuối cùng của “điều chỉnh và tổ chức lại” đã không tốt. Ý định của tôi đã là sử dụng khẩu hiệu để ổn định nhanh tình hình và tạo ra các điều kiện thích hợp cho việc khởi động lại các cải cách giá và lương, và tiếp tục với kế hạch ban đầu. Nhìn lại, tuy vậy, đấy đã là một sai lầm.
Nền kinh tế không cho thấy lại các dấu hiệu sinh khí cho đến khi Đặng Tiểu Bình đi kinh lý miền nam trong năm 1992. Lúc đó, ông đã chỉ trích “điều chỉnh và tổ chức lại” và đã gợi ý rằng chúng ta tận dụng những cơ hội để tăng tốc sự phát triển và cải cách. Việc này đã được sự tán thành của nhân dân và đã chứng minh thêm rằng những sự cắt giảm và co lại chuyên tâm đã không phù hợp với thực tế của Trung Quốc. Nếu nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự trong một điều kiện nguy kịch và lạm phát nghiêm trọng đến thế, đã là không thể cho nền kinh tế để phục hồi nhanh đến vậy trong phản ứng lại các nhận xét của Đặng ở miền nam.
Có hai vấn đề quan trọng từ thời kỳ này mà cần được xem xét lại. Một liên quan đến cải cách: dưới sự tồn tại của hệ thống hai-đường, cách duy nhất để cải cách những chuyện quan trọng đã là để tiến hành những sự chuyển tiếp từ từ, mở rộng từng bước các cơ chế thị trường-điều chỉnh trong khi tăng dần việc giảm khu vực kinh tế kế hoạch. Chúng ta đã phải tiến hành từng bước một trong việc mở rộng khu vực thị trường. Là không thể để biến đổi nền kinh tế kế hoạch thành một nền kinh tế thị trường ngay lập tức bằng một cú duy nhất. Nhìn lại, phương pháp “ngay lập tức (all at once)” đã là không thích hợp; cách tiếp cận cơ bản đã sai.
Một vấn đề khác đã là, khi sự rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và việc hoảng hốt mua xảy ra, tính nghiêm trọng của tình hình đã bị đánh giá quá cao. Các biện pháp cần thiết đã có thể được áp dụng, nhưng đã không thích hợp để chuyển sang một hướng mới. Đúng hơn, các hành động để làm sâu sắc cải cách đã phải được tiến hành để ổn định tình hình. Nếu giả như chúng ta đã làm việc đó, thì việc hoảng hốt mua trong năm 1988 và sự đình trệ và thoái lui của vài năm tiếp theo đã có thể tránh được.
Vấn đề đã là chúng ta nghĩ thế nào về cải cách giá. Chúng ta đã không theo con đường mà chúng ta đã đi trong những năm trước đó, mà thay vào đó đã thử sử dụng sức mạnh vũ phu để tạo sự đột phá, tin rằng sự biến đổi thị trường sẽ tự hoàn thành sau đó. Thực ra nó đã là một sự điều trị bằng liệu pháp sốc.
Tiếp theo, việc định thời gian và sự quảng bá về cải cách chính sách giá đã sai lầm. Trong mùa xuân 1988, vấn đề toàn quốc về những sự tăng giá đã không phải do sự quá nóng kinh tế của năm 1987, cũng chẳng phải nó bị kích bởi cung tiền quá mức. Nguyên nhân chính đã là khi chúng ta định các giá cho các sản phẩm nông nghiệp chúng ta đã không xử lý các thứ một cách thích hợp. Giá thịt, rau, và trứng đã đều tăng; các giá tăng đã là một tiêu điểm chú ý rồi. Như thế sau đó khi chúng ta đưa ra các kế hoạch cho cải cách giá, việc định thời gian đã được chọn sai và một cách tự nhiên đã gây ra hoảng sợ. Việc quảng bá kế hoạch đã đặc biệt không thích hợp; chúng ta đã chịu đau khổ nhiều như một kết quả. Đấy đã là lý do chính cho việc hoảng hốt mua: người ta đã không mua các sản phẩm cho tiêu dùng, mà đúng hơn cho việc bảo toàn giá trị của các khoản tiết kiệm của họ.
Suốt quá trình thiết kế, thảo luận, và hoàn tất kế hoạch cải cách giá, các báo đã liên tục đăng các bài báo. Một số bài đã tường thuật về những gì Đặng Tiểu Bình đã nói; các bài khác đã gồm những nhận xét của tôi. Nó đã đặt một địa vị nổi bật lên vấn đề. Chúng đã nói rằng phần đễ nhất của cải cách đã được làm rồi, và rằng bây giờ chúng ta sẽ giải quyết vấn đề giá.
Các nhân tố này cùng nhau đã làm người ta hoảng sợ. Tình hình, vì thế đã do các biện pháp không thích hợp, mà chúng ta đã làm, gây ra. Khi sự rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và việc hoảng hốt mua bắt đầu, chúng ta đã không làm một phân tích điềm tĩnh. Chúng ta đã lao quá nhanh để đề xuất “điều chỉnh và tổ chức lại,” và kết quả đã là, những người chống cải cách đã được trao một cơ hội để gây ra mấy năm giảm sút kinh tế.
4. Vấn đề với các Giá
Triệu giải nghĩa về những hoàn cảnh chính trị bao quanh những cố gắng để cải cách hệ thống giá một cách đột ngột. Kế hoạch đã có sự ủng hộ chính trị vững chắc của Đặng Tiểu Bình, người muốn loại bỏ hàng tỷ nhân dân tệ trợ cấp mà ủng hộ hệ thống hai giá. Cuối cùng, tuy vậy, Triệu ngạt thở dưới áp lực và ngưng cải cách giá. Ông chịu hoàn toàn trách nhiệm vì sự thất bại.
Trong tháng Năm 1988, tôi đã đưa ra một báo cáo tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng, “Thiết lập một Trật tự Kinh tế Mới: Nền Kinh tế Xã hội chủ nghĩa Thị trường.” Tôi đã đề xuất rằng trong vòng năm năm chúng ta sẽ điều chỉnh các giá và các mức lương không thích hợp, với cái giá phải chịu những sự tăng giá mỗi năm. Đã được quyết định tại cuộc họp rằng Quốc Vụ Viện sẽ thảo các kế hoạch. [Phó Thủ tướng] Diêu Y Lâm và và các cộng sự của ông đã thảo kế hoạch chi tiết. Nó đã được thảo luận một lần tại Bắc Đới Hà, sau đó họ đã xét lại và quay lại Bộ Chính trị để xem xét.
Trong khi chúng tôi đang thảo luận vấn đề, các sự cố về việc hốt hoảng mua đã trở nên phổ biến. Người dân đã bày tỏ những quan ngại trong sự thảo luận của họ rằng cải cách giá sẽ gây ra các vấn đề. Tôi đã nói tại cuộc họp Bộ Chính trị rằng khi thực hiện cải cách này, mỗi bước không được là quá lớn; đồng thời, chúng ta phải cắt hàng chục tỷ trong chi tiêu hạ tầng cơ sở để giảm cầu thị trường cho thép và các nguồn lực khác.
Việc định thời gian đã được cảm nhận là tương đối thuận lợi: nền kinh tế đang tăng trưởng, và thu nhập của người dân đang tăng lên. Cộng thêm, chúng ta đã có vài biện pháp dự phòng. Thí dụ, chúng ta đã có lượng lớn nhà ở công mà đã có thể được bán nhằm để rút một lượng tiền nào đó khỏi lưu thông. Chúng ta cũng đã có thể bán một số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mục tiêu chính của chúng ta với cải cách giá đã là để hiệu chỉnh các mức giá và khiến các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện thị trường qua sự cạnh tranh công bằng, nhằm để cải thiện tính hiệu quả của chúng.
Trong tháng Tám, các nhà chức trách địa phương, nhất là ở Thiên Tân và Thượng Hải, đã lo âu, nhưng chẳng ai đã bày tỏ ý kiến của họ một cách rõ ràng. Và như thế tại Bắc Đới Hà, kế hoạch đã được chuẩn y. Trong quá trình thực hiện nó, đã không có sự bất đồng rõ rệt nào, ngay cả từ Diêu Y Lâm và các cộng sự của ông tại Quốc Vụ Viện, khi họ soạn các kế hoạch chi tiết.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã luôn luôn tin vào cải cách giá. Trong 1988, ông đã bình luận nhiều lần rằng cải cách giá bắt đầu quá muộn, và rằng tình hình đã tốt hơn nhiều nếu giả như nó đã được làm vài năm trước.
Tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng trong tháng Năm, tôi đã đề xuất rằng chúng ta tạo ra sự tiến bộ đáng kể về cải cách giá trong vài năm tới. Tôi đã thảo luận việc này với Đặng Tiểu Bình trước, và ông đã rất ủng hội. Muộn hơn, ông đã nói công khai rằng cải cách giá cần một sự đột phá và rằng chúng ta phải vượt qua những khó khăn. Ông cũng đã nói rằng vấn đề của chúng ta đã không phải là chúng ta đã có thể làm một bước quá táo bạo, mà đúng hơn là chúng ta đã có thể ngần ngừ, và do dự hay lùi bước khi đối mặt với các vấn đề.
Tôi tin rằng sự hiểu biết của Đặng Tiểu Bình về cải cách giá đã dựa chủ yếu vào những mối quan tâm về những thiệt hại tại các doanh nghiệp sở hữu nhà nước và những hy vọng của ông cho việc giảm các khoản trợ cấp nhà nước. Ông thường đã nói rằng, bởi vì việc định giá sai, chúng ta đã chi hàng chục tỷ nhân dân tệ cho các khoản bao cấp. Ông đã yêu cầu Diêu Y Lâm nhiều lần, “Nếu chúng ta tiến hành cải cách này, bao nhiêu tỷ chúng ta có thể tiết kiệm được trong các khoản bao cấp? Nếu chúng ta không tiến hành, chúng sẽ tăng lên bao nhiêu?”
Ông đã rất cương quyết trong việc ủng hộ cải cách giá. Ông đã thích tiến hành những bước táo bạo, và ông đã cổ vũ mọi thứ liên quan đến cải cách.
Tất nhiên, nếu chúng tôi tin cái gì đó là quá khó để thực hiện, ông không cố nài. Vì thế, đối với cố gắng cải cách giá trong 1988, trách nhiệm đã không phải là của ông, mà chủ yếu là của tôi. Tôi đã đề xuất tất cả. Toàn bộ quá trình từ sự thiết kế đến việc thảo luận tại Quốc Vụ Viện đã được tôi chủ toạ và chấp thuận. Vào phút chót, khi chúng tôi đối mặt với những khó khăn, tôi đã đề xuất hoãn việc thực hiện, với sự đồng ý của ông [của Đặng].
Cuối cùng, tôi đã quyết định dừng cải cách giá và quay sang “điều chỉnh và tổ chức lại.” Ngay trước khi ra quyết định trong tháng Chín, tôi đã nói chuyện với Diêu Y Lâm. Tôi đã nói rằng tất cả chúng ta phải thống nhất để trì hoãn cải cách giá. Ông đã nói có thể hoãn mấy tháng, cho đến nửa sau của năm 1989, khi chúng ta có thể đánh giá lại. Muộn hơn, bởi vì các hậu quả của cải cách giá và tình hình căng thẳng ở rất nhiều nơi, tôi đã kết luận rằng chúng tôi phải trì hoãn việc thực hiện và tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh tế và làm dịu bớt nỗi sợ của nhân dân. Chúng ta có thể đánh trận này muộn hơn. Sau khi tôi đưa ra quyết định, tôi đã nói chuyện lại với Lí Bằng và Diêu Y Lâm, và họ đã đồng ý với tôi.
Tôi đã cảm thấy cần báo cáo cho Đồng chí Đặng Tiểu Bình. Ngay trước khi tôi đưa ra quyết định, Đặng Tiểu Bình đã nói chuyện với Lí Bằng và đã cổ vũ chúng tôi bằng nói rằng, “Đừng sợ.” Ông đã nói có những rủi ro dính líu đến cải cách giá, nhưng những rủi ro này chúng ta phải chịu đựng. Nếu bất cứ thứ gì xảy ra, ông sẽ chịu trách nhiệm.
Vì điều này, nếu tôi dừng cải cách giá, tôi đã cảm thấy buộc phải báo cáo cho Đặng. Vấn đề đã rất khó để giải thích; nó đã kéo theo một sự thay đổi hướng mà đã không dễ để bày tỏ trong vài câu. Ngoài ra, thính giác của Đặng Tiểu Bình đã kém. Như thế tôi đã yêu cầu [thư ký của Đặng] Vương Thuỵ Lâm đến văn phòng của tôi và đã phác thảo tình hình chi tiết cho ông. Tôi đã giải thích vì sao tôi đã quyết định để trì hoãn kế hoạch, và vì sao nó sẽ xấu nếu chúng tôi không trì hoãn. Tôi đã yêu cầu ông chuyển tiếp điều này cho Đặng Tiểu Bình, bởi vì ông đã làm việc thân thiết với Đặng và đã có thể giải thích vấn đề một cách rõ ràng. Sau khi nó được báo cáo cho Đặng, quyết định đã được hoàn tất trong cuộc họp Bộ Chính trị.
5. Cải cách bị Trúng Đòn
Cố gắng thất bại để cải cách giá cho phép những Đảng viên bảo thủ chụp lấy cơ hội để đảo ngược nhiều cố gắng thành công trong tự do hoá hệ thống kinh tế của Trung Quốc. Những kế hoạch tham vọng như chiến lược phát triển duyên hải bị loại ra hoàn toàn. Triệu bất lực, khi Lí Bằng và nhóm của ông ta quay lại quá khứ.
Trong Luật Doanh nghiệp, quyền sở hữu và các thẩm quyền quản lý đã được tách ra. Điểm quan trọng đã là để nhấn mạnh quyền hạn sử dụng và quản lý tài sản, như tách biệt với các quyền sở hữu. Nó đã công nhận doanh nghiệp thư một thực thể pháp lý. Nhà nước trao tài sản của nó cho doanh nghiệp {nhà nước} để sử dụng và quản lý. Theo luật mới, nhà nước không còn được phép can thiệp quá đáng vào công việc của các doanh nghiệp nữa, bằng cách ấy làm giảm tầm quan trọng của quyền sở hữu của nhà nước. Chúng tôi cũng đã thiết lập “hệ thống trách nhiệm giám đốc nhà máy,” mà đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của giám đốc như đại diện pháp lý của doanh nghiệp.
Văn kiện cũng đã chấp nhận chính sách cho phép chính thức các doanh nghiệp gia đình và các doanh nghiệp tư nhân để tồn tại và phát triển. Chúng được trao địa vị hợp pháp. Những sửa đổi hiến pháp cũng đã gồm các quyền sử dụng đất, mà cho phép việc cho thuê đất. Tất cả những thứ này đã là phần của việc đẩy mạnh cải cách.
Nhiều ý tưởng quan trọng về cải cách doanh nghiệp đã được trình bày lần này. Trong năm 1987, chúng tôi đã thúc đẩy sơ đồ thuê khoán (thuê-ngoài/contract-out), mà cũng đã có ý định để tách hai quyền hạn. Trong năm 1988, chúng tôi đã đưa các cơ chế cạnh tranh vào sơ đồ thuê-khoán. Muộn hơn chúng tôi đã đề xuất việc đưa cách tiếp cận về các doanh nghiệp nông thôn [tức là, với quyền tự do rất nhiều khỏi sự kiểm soát nhà nước] vào các doanh nghiệp sở hữu nhà nước vùa và nhỏ. Chúng tôi đã thực hiện hệ thống cổ phần cho các doanh nghiệp vừa và lớn. Chúng tôi đã đề xuất “phương pháp ghép” cho việc chấp nhận các hệ thống nước ngoài về tài chính, công nghệ, quản lý, tiếp thị. Thực ra, chúng tôi đã sử dụng cơ chế về liên doanh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước vừa và lớn. Tức là, chúng tôi đã mượn một cách tiếp cận và “đã ghép” nó vào các doanh nghiệp để biến đổi chúng.
Muộn hơn tôi đã thấy tin tức về năm doanh nghiệp sở hữu nhà nước mà đã chấp nhận một kiểu quản lý tự do ở Lan Khê, trong Tỉnh Chiết Giang, và nó đã là khá gợi mở. Sau đó, tôi đã đề xuất việc để các doanh nghiệp vừa và lớn chấp nhận kiểu quản lý tự do và chịu trách nhiệm về lỗ lãi của chính chúng.
Cái gọi là “kiểu quản lý tự do” đã có nghĩa là các cơ quan chính phủ sẽ không còn can thiệp vào sự quản lý của các doanh nghiệp nữa. Các doanh nghiệp sẽ quyết định mọi thứ: giá cả, sản xuất những gì, sự phân phối lợi nhuận, và tất cả những vấn đề khác về vận hành một doanh nghiệp. Chừng nào chúng không vi phạm luật, chúng có thể quản lý công việc của chúng một cách độc lập.
Trong tháng Tám và tháng Chín, tôi đã xem các khái niệm về “kiểu quản lý tự do” và “chịu trách nhiệm về lỗ lãi của chính mình” như những khía cạnh quan trọng của cải cách doanh nghiệp. Tôi đã nhấn mạnh rằng chúng là hai phần không thể tách rời của một toàn bộ; chỉ nếu chúng ta cho phép sự quản lý tự do thì các doanh nghiệp mới có thể chịu trách nhiệm về lỗ lãi của riêng chúng; chỉ khi chúng chịu trách nhiệm đó chúng mới có thể thực sự tự do để quản lý tốt. Khác đi, thì chúng ta có thể trải nghiệm một tình huống về “lợi nhuận được các doanh nghiệp hưởng và nhà nước chịu các khoản lỗ.”
Một số người đã nói các doanh nghiệp này đã là “các doanh nghiệp không có nhà chức trách cao hơn nào.” Nói thế đã không đúng. Chúng thực sự là các doanh nghiệp không dưới sự quản lý của chính phủ. Tất cả những cách tiếp cận này đã nhắm vào việc cải thiện tính hiệu quả và cho phép các doanh nghiệp áp dụng sự quản lý thích hợp và tăng cường khả năng của chúng để thích nghi trong các cải cách giá.
Sau khi các cải cách giá được đề xuất, tôi đã cảm thấy rằng cuối cùng chúng phụ thuộc vào tính hiệu quả và tính linh hoạt của các doanh nghiệp. Chỉ khi đó chúng ta có thể tránh một sự quay lại hệ thống định giá cũ. Chúng ta cần làm sâu sắc cải cách, nhất là cải cách doanh nghiệp.
Trong thời kỳ này, tôi đã cũng rất quan tâm đến các hệ thống cổ phần. Trong tháng Chín 1988, tôi đã gặp nhà kinh tế học Mỹ nổi tiếng Milton Friedman. Tôi đã nói, “Vấn đề lớn nhất của chúng tôi là mọi thứ được nhà nước sở hữu, thế nhưng quyền hạn quản lý lại không rõ ràng. Nó là của tôi? Hay nó là của anh ta? Nó có thể có nghĩa là không ai chịu trách nhiệm cả.” Cải cách doanh nghiệp lúc đó đã chạm đến vấn đề về các quyền sở hữu. Hệ thống cổ phần được đề xuất để tìm cách giải quyết vấn đề này, để làm sâu sắc cải cách.
Trong mùa đông 1987, chiến lược phát triển duyên hải cũng đã được đề xuất. Nó đã là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Tôi cũng đã đề xuất biến toàn bộ tỉnh Quảng Đông thành một vùng thí nghiệm cho các chính sách cải cách, nơi mọi thứ có thể được khởi động đầu tiên.
Nếu giả như tất cả các cố gắng này đã được cho phép tiến hành một cách trơn tru, cải cách và mở cửa đã tiến bộ. Tất cả các điều kiện thích hợp đã sẵn có. Tiếp theo đại hội Đảng thứ 13 thành công, cải cách đã có thể có một bước tiến khổng lồ.
Đáng tiếc, bởi vì những bước sai lầm về cải cách giá, toàn bộ cố gắng cải cách đã không chỉ không thể được thúc đẩy, mà cuối cùng đã chịu một sự thụt lùi mà đã kết thúc với “điều chỉnh và tổ chức lại.” Khi tôi nghĩ về nó bây giờ, tôi vẫn cảm thấy ân hận sâu sắc.
Vài trong số những tình huống mà đã nổi lên sau đề xuất về “điều chỉnh và tổ chức lại” đã nằm ngoài cái tôi đoán trước. Trong Quốc Vụ Viện, Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã sử dụng “điều chỉnh và tổ chức lại” để khôi phục hoàn toàn các phương pháp cũ và đẩy lùi cải cách hoàn toàn.
Họ đã ban hành nhiều quy tắc, luật, và quy chế và đã đặt những sự kiểm soát lên chi tiêu hạ tầng cơ sở. Họ đã huỷ bỏ hầu hết các biện pháp mà đã được chấp nhận trong những năm gần đây để đem lại sức sống mới cho các doanh nghiệp. Họ đã lấy lại các quyền hạn mà đã được giao xuống cho các nhà chức trách địa phương và các doanh nghiệp.
Sự tăng về chỉ số giá tiêu dùng trong năm 1989 đã không lớn hơn mức của năm 1988, và đã đạt mục tiêu tôi đã dự tính ban đầu. Nhưng họ [Lí và Diêu] đã biến mục tiêu thành một mệnh lệnh và bắt tất cả các mức hành chính chịu trách nhiệm về nó. Điều đó đã có nghĩa một số việc định giá hàng hoá, mà đã được giải phóng, đã lại kiên quyết bị giữ dưới sự kiểm soát hành chính.
Trong một thời gian, các khu vực nông thôn đã tự do để đưa ra các lựa chọn của riêng họ về cây trồng sau khi hoàn thành các định mức thu mua của nhà nước: dù có trồng hay không, trồng bao nhiêu. Các quyền này cũng đã bị huỷ bỏ. Tất cả việc này đã quay lại vào khu vực Kế hoạch Nhà nước. Chiến lược phát triển duyên hải mà đã vừa được đề xuất và để được khởi động đã bị bỏ đi hoàn toàn.
Nó đã đánh dấu sự quay lại hoàn toàn của hệ thống cũ và một sự thụt lùi lớn cho cải cách. Quyền lực đã được tập trung vào tay vài người tại Quốc Vụ Viện và vài cơ quan của Uỷ ban Trung ương. Thí dụ, nhằm để kiểm soát các khoản cho vay và tín dụng, việc rút tiền tiết kiệm của dân thường đã bị đóng băng; chỉ các khoản tiền gửi đã được phép.
Vì họ đã tiến hành hình thức này của “điều chỉnh và tổ chức lại,” nền kinh tế nhanh chóng bổ nhào: các thị trường ế ẩm và sản xuất đình trệ. Nếu không có khu vực sở hữu phi nhà nước của các doanh nghiệp gia đình và các liên doanh, toàn bộ nền kinh tế quốc dân đã có thể rơi vào tai hoạ cùng cực.
6. Triệu Rút lui
Với những chiếc phanh áp lên các cải cách, quyền lực của Triệu phai mờ đi. Ông thử giữ tay mình trong việc vận hành nền kinh tế nhưng bị bỏ qua. Có những tin đồn rõ ràng rằng Triệu sắp mất việc làm của ông, và rằng gia đình ông dính đến tham nhũng. Triệu kết luận rằng ông là một mục tiêu của một chiến dịch có tổ chức: bị cho ra rìa khỏi quyền lực và bị các kẻ thù của ông đeo gông. Ngay cả Đặng Tiểu Bình không thể giúp đỡ. Những đổi mới kinh tế do hai người đưa vào bị rủi ro.
Đặng Tiểu Bình ban đầu đã gợi ý việc thành lập Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương. Mục đích đã là để tôi tiếp tục hướng dẫn sự phát triển kinh tế và cải cách ngay cả sau khi tôi đã rời chức Thủ tướng. Khi Lí Bằng đã tiếp quản làm Thủ tướng, nhiều người đã lo, bởi vì tôi đã quen hơn với các vấn đề liên quan. Hơn nữa, Lí Bằng đã luôn luôn mập mờ về thái độ của ông với cải cách kinh tế, như thế người ta đã có những nghi ngờ. Vì thế, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ rằng tôi phải tiếp tục quản lý công việc kinh tế, và nhóm đã được thành lập.
Khi “điều chỉnh và tổ chức lại” bắt đầu, họ đã tin rằng vị trí của tôi trong công việc kinh tế đã yếu đi. Họ đã chiếm quyền kiểm soát, mà đã có nghĩa Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, Nhóm Lãnh đạo, và tôi đã không còn có thể vận hành công việc kinh tế nữa. Như thế họ đã có khả năng khôi phục nhiều phương pháp cũ, nhân danh “điều chỉnh và tổ chức lại,” cái gì đó Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và Nhóm Lãnh đạo chẳng bao giờ đồng ý để làm.
Như tôi đã nhắc tới ở trước, người dân đổ xô vào các ngân hàng và mua hàng hoá để bảo tồn giá trị của các khoản tiết kiệm của họ. Nếu các lãi suất đã được nâng lên ngay lập tức, vấn đề đã có thể được giải quyết. Tại các cuộc họp Nhóm Lãnh đạo, tôi đã lặp đi lặp lại đề xuất rằng chúng ta nâng các lãi suất về tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Các Đồng chí khác trong nhóm, như Trương Kình Phu và Đỗ Nhuận Sanh, đã đồng ý.
Nhưng Quốc Vụ Viện đã cứ mày mò, không nâng các lãi suất cũng chẳng ban bố các khoản tiết kiệm bảo đảm giá trị. Mặc dù cuối cùng họ đã nâng các lãi suất, sự tăng đã quá nhỏ để tạo ra một sự khác biệt. Phương pháp của Quốc Vụ Viện đã là dùng các phương tiện hành chính để cắt bớt các chỉ tiêu tín dụng. Như một kết quả, đã thiếu thanh khoản, và không có tiền cho việc mua các sản phẩm nông nghiệp hay nâng cấp công nghệ cho các nhà máy. Sản xuất bị đình trệ.
Một vấn đề khác đã là, trong khi các khoản tiết kiệm của nhân dân đã giảm, cung tiền đã thực sự tăng lên. Vì thế, trong nửa sau của năm 1988 và đầu năm 1989, vấn đề lớn nhất đã là việc thắt chặt nghiêm ngặt tín dụng và các khoản cho vay, mà đã làm gián đoạn sản xuất và phân phối, ngay cả khi cung tiền và tiền tệ trong lưu thông cả hai đã tăng. Điều này đã chứng tỏ rằng các biện pháp được tiến hành đã là một sai lầm.
Tôi đã gợi ý giữ tín dụng dưới sự kiểm soát—thiết chặt nhưng không nghiêm đến vậy—sao cho các nhu cầu sản xuất đã vẫn có thể được chăm sóc, trong khi đồng thời cố gắng để giải quyết vấn đề tiết kiệm để làm dịu bớt nỗi sợ của nhân dân. Đề xuất của tôi đã không được chấp nhận.
Một số Đồng chí cấp cao đã phàn nàn rằng vì tôi bây giờ là Tổng Bí Thư và không còn là Thủ tướng nữa, tôi phải tập trung vào Đảng và và các vấn đề lý luận chính trị, để công việc kinh tế cho Quốc Vụ Viện. Thực ra, đã là rõ rằng Quốc Vụ Viện đang thử ngăn chặn công việc của tôi và né tránh các quyết định do Nhóm Lãnh đạo đưa ra—trong khi lan truyền những bình luận để buộc tôi cắt bớt hay ngừng công việc của tôi về công việc kinh tế. Đã không thể là một sự trùng khớp ngẫu nhiên rằng hai thứ này xảy ra đồng thời.
Chiến dịch đã mạnh mẽ. Các báo Hong Kong đã nói tôi đã bị tước mất quyền lực thật sự và không còn quản lý công việc kinh tế nữa. Các lời đồn đại cho rằng tôi sẽ mất chức Tổng Bí Thư và trở thành Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương, hay Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân. Ý nghĩa của tất cả những lời đồn đại này đã là, tôi không còn phụ trách nữa. Một lần, tại một phiên chụp ảnh ở Hoài Nhân Đường (Huairen Hall) cho một hội nghị của các đại biểu, Tiểu Bình đã hỏi tôi, “Vì sao các báo Hong Kong lại tường thuật rằng anh không còn quản lý công việc kinh tế nữa? Làm sao anh có thể không còn quản lý nền kinh tế nữa?”
Một vấn đề khác đã là, “điều chỉnh và tổ chức lại” đã cho người ta ấn tượng rằng các cải cách kinh tế đã vấp phải rắc rối nghiêm trọng; khác đi, thì vì sao “làm sâu sắc cải cách” đã không được nhắc đến như một cách để ổn định nền kinh tế? Việc này đã cho phép những người nào đó một cơ hội để đảo ngược các cải cách kinh tế, phủ nhận các thành tựu của nó, và tiến hành một chiến dịch để lật đổ tôi.
Một số Đồng chí cấp cao đã đòi Ban Thường vụ Bộ Chính trị—thực ra họ có ý nói tôi—chịu trách nhiệm và nhận tội. [Phó Thủ tướng] Vương Nhâm Trọng nhiều hơn một lần đã nêu vấn đề trong các cuộc họp Bộ Chính trị về một cuộc điều tra ai phải chịu trách nhiệm. Ông đã nói rằng, vì một tình huống nghiêm trọng đã nổi lên, những người có trách nhiệm phải tham gia vào một cuộc tự kiểm điểm.
Trong thời kỳ này, tôi đã nghe từ nhiều kênh rằng một nhóm các lão thành đã viết một bức thư tập thể cho Đặng Tiểu Bình lên án tôi, nói tôi không đủ trình độ và đòi tôi từ chức. Đặng Tiểu Bình đã nói mấy lần trong thời kỳ này rằng “cơ cấu của ban lãnh đạo trung ương sẽ không thay đổi.”
Vào khoảng cuối 1988, một tờ báo Hong Kong đã tường thuật rằng khi Đặng ở Thượng Hải, Lí Tiên Niệm đã gợi ý cho ông rằng Đặng yêu cầu tôi từ chức, nhưng Đặng đã không chấp nhận gợi ý của ông ta. Sau khi tôi đọc bài báo, tôi đã viết vài dòng cho Vương Thuỵ Lâm [thư ký của Đặng] và đã yêu cầu ông đưa nó cho Đặng. Tôi đã nói cái gì đó đại thể như “Đã có những lời đồn đoán lưu truyền khắp nước và nước ngoài. Tôi không biết liệu Đặng có biết về chúng không.”
Với chiến dịch này, những người khắp nước và ở nước ngoài đã lo rằng tôi có thể hoá ra là “Hồ Diệu Bang thứ hai.”
Quốc Vụ Viện và một số Đồng chí cấp cao đã thổi phồng các vấn đề kinh tế, trình bày chúng như cực kỳ nghiêm trọng. Quốc Vụ Viện đã lặp đi lặp lại chỉ trích cái gọi là “hai sự hấp tấp vì kết quả”: “sự hấp tấp để xây dựng” và “sự hấp tấp để cải cách.” Đã có nhiều cơ sở để tấn công “sự hấp tấp để xây dựng,” nhắc đến những chi phí hạ tầng cơ sở mà đã trở nên quá lớn. Nhưng không có cơ sở nào cho việc tấn công bất cứ “sự hấp tấp để cải cách” nào. Họ đã đơn thuần sử dụng cụm từ này để phản đối cải cách và thử đạp đổ các chính sách quá khứ.
Một số lão thành Đảng đã hợp tác với Lí Bằng, Diêu Y Lâm, và Quốc Vụ Viện. Ngay trước lễ Năm Mới 1989, Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã tổ chức một cuộc sinh hoạt Đảng tại đó Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã dẫn đầu trong việc chỉ trích tôi. Vào lúc đó, họ đã ngăn cản ảnh hưởng của tôi rồi, nhưng trong cuộc họp họ đã kết tội tôi can thiệp quá nhiều, làm cho công việc của ông ta [của Lí] với tư cách Thủ tướng rất khó.
Họ cũng đã hỏi nhiều câu hỏi cũ về các cải cách. Diêu Y Lâm đã hỏi, “‘Sự đột phá cải cách giá’ có nghĩa là gì? Việc đề xuất đã đến như thế nào?” Ông đã không biết lúc đó rằng cụm từ đó đã không phải do tôi đề xuất, mà là do Đặng Tiểu Bình. Ông đã nghĩ tôi đã đặt ra nó và đã thử dùng nó để tấn công tôi.
Họ đã muốn ghi điểm. Ý định của buổi họp đã là để đổ lỗi cho tôi vì các vấn đề đã nổi lên trong cải cách kinh tế.
Khi tôi báo cáo cho Đặng về những gì đã xảy ra tại cuộc họp, ông đã tỏ ra rất bực mình. Ông đã nói dài về sự ủng hộ cải cách, và đã đưa ra những nhận xét tích cực về nó. Ông đã tin rằng không có cải cách, không có hy vọng nào cho tương lai của Trung Quốc.
Diêu Y Lâm đã chẳng bao giờ bày tỏ các ý kiến rõ rệt, cũng đã chưa từng dẫn đầu trong bất kể thứ gì trước đó. Lần này, tuy vậy, ông đã rõ ràng, trực tiếp, và rõ ràng không sợ hãi. Thái độ của ông và thái độ của Lí Bằng đã có vẻ đại diện cho một xu hướng chung, và ai đó đang ủng hộ họ từ đằng sau sân khấu. Một chiến dịch đã đang diễn ra.
Đã cũng có những lời đồn đại tấn công tôi và gia đình tôi. Một số người đã cho rằng các con tôi đã đang trục lợi: bán TV màu, ô tô, ngũ cốc, và thép hợp kim, và làm giàu cho bản thân chúng. Tất cả những điều này đã là hoàn toàn bịa đặt, nhưng chúng lan xa và rộng. Muộn hơn, sau khi tôi đã từ chức, họ đã hấp tấp khởi động một cuộc điều tra về vấn đề này, mà thực ra đã là có ích. Sau cuộc khám xét mọi nơi, họ đã không có khả năng tìm thấy một thứ gì.
Trước việc này, các lời đồn đoán loại này về tôi đã là hiếm. Vì sao chúng đã đột nhiên xuất hiện, mang lại ấn tượng rằng gia đình tôi đã tham nhũng, vào nửa sau của năm 1988? Sự nổi lên của chiến dịch này đã không phải là một sự ngẫu nhiên, mà đúng hơn đã là một mưu toan có phối hợp để bôi nhọ tôi và huỷ hoại hình ảnh của tôi như một nhà cải cách.
7. Chiến dịch để Lật đổ Triệu
Các lão thành Đảng từ lâu đã phản đối sự thúc đẩy năng nổ của Đặng Tiểu Bình để dỡ bỏ hệ thống kinh tế của Mao. Nhưng ảnh hưởng của Đặng đã đến mức ít người đã dám thách thức ông một cách công khai. Thay vào đó họ đã tập trung sự chống đối của họ lên các nhà cải cách tạm thay của ông. Người đầu tiên ngã ngựa đã là Hồ Diệu Bang, người bị lật đổ trong năm 1987. Triệu Tử Dương trở thành mục tiêu tiếp theo của họ. Ở đây Triệu nêu chi tiết những gì ông biết về chiến dịch và các đối thủ nào đó lại nổi lên bề mặt như thế nào sau cuộc biến loạn năm 1989.
Nhưng hãy quay lại. Trước năm 1987, tôi đã giữ chức Thủ tướng và đã chủ yếu chịu trách nhiệm về công việc kinh tế. Chính sách, tất nhiên, đã là cải cách và sự cởi mở. Những công việc chính trị—các vấn đề liên hệ đến chính trị và hệ tư tưởng—đã được Đồng chí [Hồ] Diệu Bang quản lý. Tôi đã có nhiều việc trên hai tay tôi; tôi đã thường có các chuyến đi nước ngoài và tiếp các khách nước ngoài. Tôi đã thường không dính líu đến những công việc chính trị.
Diệu Bang và tôi đã có những ý kiến khác nhau về quản lý công việc kinh tế như thế nào. Tôi đã được xem là thận trọng hơn và đã không nói về các thứ một cách cẩu thả. Tôi đã không thúc đẩy sự phát triển thả lỏng, tôi đã phản đối các dự án hạ tầng cơ sở quy mô lớn và tôi đã tin vào việc tiến hành có phương pháp. Diệu Bang đã khác: ông đã khai phóng về ý thức hệ và vô tư lự.
Đã có một phái bảo thủ trong Đảng mà đã ngoan cố chống lại tự do hoá và cải cách. Giữa các lão thành Đảng, nó đã được đại diện bởi Lí Tiên Niệm và Vương Chấn; trong lĩnh vực ý thức hệ, nó đã được đại diện bởi Hồ Kiều Mộc và, nhất là, Đặng Lực Quần. Cùng với các cộng sự và các tổ chức của họ, họ đã hình thành một lực lượng có ảnh hưởng.
Diệu Bang đã là mục tiêu hàng đầu của sự chống đối của họ. Họ đã không biến tôi thành một mục tiêu, vì tôi đã được xem là tương đối trung lập. Họ thậm chí đã tin tôi đã gần hơn với phía của họ trong một số lĩnh vực. Vì thế, khi Diệu Bang từ chức và quyết định đã được đưa ra để biến tôi thành Tổng Bí Thư, họ đã không phản đối.
Tuy nhiên, [lão thành Đảng có ảnh hưởng] Lí Tiên Niệm đã phản đối lúc đầu. Ông đã nói tôi học quá nhiều thứ nước ngoài, và đã yêu cầu rằng tôi thay đổi những cách của tôi. Chừng nào tôi sẵn sàng thay đổi, ông sẽ ủng hộ tôi để tiếp quản từ Diệu Bang. Đã không có sự phản đối rõ ràng nào khác.
Vương Chấn [một lão thành Đảng khác] đã thử thuyết phục tôi để ở lại như Thủ tướng trong khi gợi ý rằng [chủ nhiệm Kế hoạch Nhà nước] Diêu Y Lâm trở thành Tổng Bí Thư thay vào đó. Vì tôi đã chẳng bao giờ muốn chức vụ Tổng Bí Thư và đã thích vẫn là Thủ tướng, tôi đã nghĩ rằng bất cứ ai làm Tổng Bí Thư sẽ đều như nhau đối với tôi. Vào lúc ông gợi ý, tôi đã không có lý do nào cho sự nghi ngờ. Muộn hơn, người ta bảo tôi rằng Vương Chấn thực ra đã muốn đưa [nhà lý luận cực bảo thủ] Đặng Lực Quần làm Tổng Bí thư, nhưng đã đã gặp rắc rối để có được sự ủng hộ cho ý tưởng.
Một khi tôi đã trở thành Quyền Tổng Bí Thư, vấn đề đầu tiên tôi đã phải giải quyết là Chiến dịch Chống-Tự do hoá. Tôi đã tin nó phải được kiềm chế nghiêm ngặt, được giảm về phạm vi, và được làm nguôi đi. Tôi đã không đồng ý với kế hoạch của họ để tiến hành một chiến dịch nở rộ để mở rộng phạm vi của nó. Họ đã soạn một danh sách các tên, muốn để chỉ trích người này người nọ. Tôi đã ỉm nó đi và đã trình bày các bài phát biểu nhắm để bảo vệ một số trong những người có tên trong danh sách. Họ cũng đã muốn tiến hành một chiến dịch phê bình lớn trên báo chí chống lại Diệu Bang. Tôi đã không thích hành vi giống–Cách mạng Văn hoá này và ngay từ đầu đã đặt ra quy tắc rằng sẽ không có tội liên đới nào trong Chiến dịch Chống-Tự do hoá, không có sự truy nã “các đại diện” ở các mức khác nhau. Tôi cũng đã chặn chiến dịch khỏi bước vào lĩnh vực kinh tế.
Như một kết quả, sau sự cố mùng Bốn tháng Sáu [1989], tôi đã bị chỉ trích vì đã đưa ra những hạn chế này lên chiến dịch. Thực ra, các cáo buộc đã đúng. Uỷ ban Trung ương đã ban hành một văn kiện đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt và các giới hạn trên chiến dịch và đã định nghĩa cái gọi là “tự do hoá” như việc chống lại ban lãnh đạo Đảng Cộng sản và ủng hộ Tây phương hoá hàng loạt. Việc này được làm để ngăn chặn các sai lầm của các chiến dịch quá khứ.
Nếu chiến dịch được để tiếp tục tới tận đại hội Đảng thứ 13, thì Đại hội sẽ không có khả năng để tiếp diễn. Chúng tôi nhất quyết phải làm cho nó là một Đại hội của cải cách và mở cửa.
Các lực lượng tả khuynh—Đặng Lực Quần và các cộng sự của ông—đã sử dụng mọi phương tiện khả dĩ để mở rộng tầm của chiến dịch và khôi phục những cách tả khuynh cũ. Họ đã làm mọi mưu toan để mở rộng chiến dịch sang lĩnh vực kinh tế. Sử dụng thuật ngữ của họ, họ đã muốn tấn công không chỉ những người đã nói tự do hoá, mà cả những người đã “thực hiện tự do hoá.” Thuật ngữ “thực hiện tự do hoá” đã có ý muốn nhắc đến những người đã thực hiện cải cách. Dưới sự gợi ý của Đặng Lực Quần, một số người ở Trường Đảng trung ương đã phản đối “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản,” cho rằng giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu không thể được đặt ở cùng mức như cải cách, rằng cái trước đã là một nguyên tắc và cái sau chỉ là một phương tiện. Họ cũng đã nói rằng sơ đồ giao khoán đất nông thôn đã gây tổn hại các nền tảng của các hợp tác xã nông nghiệp và đã tiêu diệt sự tập thể hoá nông thôn.
Tôi đã thảo luận các vấn đề này với Đặng và đã đưa ra cho ông các ý kiến của tôi. Tôi đã cảm thấy rằng một số lão thành Đảng đã đang thử sử dụng Chiến dịch Chống-Tự do hoá để phản đối cải cách. Một sự đáp lại thích đáng đã cần được đưa ra nhằm để ảnh hưởng đến công luận; khác đi, thì sẽ là khó cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba để ủng hộ cải cách. Tôi đã chuẩn bị để trình bày một bài phát biểu về nó. Đặng đã hoàn toàn ủng hộ ý tưởng của tôi.
Vào ngày 13 tháng Năm, 1988 [thực là 1987], tôi đã nói với các Đồng chí làm việc trong lĩnh vực lý luận và hệ tư tưởng. Tôi đã nói rằng sau khi thực hiện Chiến dịch Chống-Tự do hoá, bầu không khí chung đã thay đổi; vì thế, chiến dịch đã có thể được đóng lại. Những nhiệm vụ tương lai sẽ chủ yếu là trong lĩnh vực giáo dục. Tôi cũng đã nói rằng sự rối loạn do tự do hoá gây ra đã là tạm thời, trong khi sự rối hoạn do những người tả khuynh gây ra đã kéo dài và cơ bản. Tôi đã liệt kê nhiều bình luận tả khuynh sai sầm trong lĩnh vực lý luận và ý thức hệ chống lại cải cách.
Sau sự cố mùng Bốn tháng Sáu, họ cũng đã chỉ trích tôi vì việc chuyển mục tiêu của cuộc đấu tranh từ hữu sang tả và, vào ngày 13 tháng Năm, đã biến Chống-Tự do hoá thành Chống-Chủ nghĩa Giáo điều Tả khuynh. Điều này thực sự cũng đã đúng.
Điều này cho thấy rằng họ đã kỳ vọng tôi để chấp nhận các ý tưởng của họ trong việc tiến hành Chiến dịch Chống-Tự do hoá. Tuy vậy, bài phát biểu ngày 13 tháng Năm đã hoá ra không phải chống tự do hoá mà chống lại họ. Muộn hơn, tại đại hội Đảng thứ 13, tôi đã định giọng cho cuộc tụ họp và đã viết một báo cáo cho Đặng mà đã gồm các cụm từ “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” và “hai điểm cơ bản,” và nói chung đã chống lại những người tả khuynh. Việc này đã khiêu khích sự phản đối nhiều hơn từ họ.
Đã có một cụm từ trong báo cáo đại hội Đảng thứ 13 của tôi mà đã nhắc đến nền kinh tế thị trường, nhưng đã không dùng các từ chính xác đó. Tôi đã nhấn mạnh “nhà nước can thiệp vào thị trường, và thị trường lái các doanh nghiệp.” Đấy là cơ chế của nền kinh tế thị trường, với nhà nước chỉ đóng vai trò đưa ra các điều chỉnh, và khi đó chỉ bằng việc sử dụng các phương tiện kinh tế. Thị trường sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp và sản xuất. Tôi cũng đã nói rằng các cơ chế thị trường bao phủ mọi khía cạnh của xã hội.
Trước khi các điểm này được soạn vào báo cáo của Đại hội Đảng thứ Mười Ba, tôi đã viết một bức thư cho Đặng Tiểu Bình, nhưng đã không gửi các bản sao cho Trần Vân và Lí Tiên Niệm. Họ đã bực mình với các ý tưởng của tôi, nhưng đã là khó cho họ để phản đối chúng công khai.
Vài sự cố đã khiến họ đặc biệt không vui với tôi. Một đã là việc chuyển Đặng Lực Quần khỏi vai trò đứng đầu công tác ý thức hệ trước Đại hội Đảng, và thay thế ông ta bằng Hồ Khởi Lập. Tôi đã gợi ý rằng Đặng Lực Quần có thể tiếp tục như uỷ viên Bộ Chính trị và tham gia trong các cuộc họp Bộ Chính trị. Ông đã đọc nhiều sách và được quyền để bày tỏ ý kiến của ông. Tôi cũng đã nói rằng nếu Đặng Lực Quần được phép để tiếp tục trong công tác lý luận, không chỉ không có hy vọng nào cho chủ nghĩa Marx để phát triển ở Trung Quốc, mà sẽ không có hy vọng nào cho các lý thuyết có lợi cho cải cách. Ông mau chóng đã nghe về nhận xét chê trách của tôi.
Tôi cũng đã huỷ bỏ tổng hành dinh của các cây bút tả khuynh, Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư, cũng như tạp chí Hồng Kỳ. Tất nhiên, Đặng đã đưa ra quyết định cuối cùng để đóng cửa chúng, nhưng gợi ý đã đến từ tôi.
Những hành động này đã tăng cường sự ủng hộ của dân chúng cho cải cách. Đặng Lực Quần và những người bảo thủ cánh tả, những người đã chống đối chương trình nghị sự cải cách, đã đột nhiên bị vạch trần trước công chúng ở Trung Quốc và hải ngoại; họ đã bị cô lập. Chúng tôi đã có giới thiệu Đặng Lực Quần trong Đại hội Đảng thứ Mười Ba cho tư cách uỷ viên Uỷ ban Trung ương sao cho ông có một cơ hội để trở thành một uỷ viên Bộ Chính trị, nhưng ông đã không trúng cử trong cuộc bầu. Muộn hơn ông đã được giới thiệu làm uỷ viên Ban Thường Vụ của Uỷ ban Cố vấn Trung ương, nhưng ông lại đã không trúng cử. Họ đã nghĩ tôi đã thao túng các kết quả; như một kết quả, Lí Tiên Niệm, Vương Chấn, Hồ Kiều Mộc, và thậm chí Đồng chí Trần Vân đã vẫn tức giận tôi.
Đồng chí Vương Chấn đã tích cực chống đối tự do hoá nhưng ông đã tin vào sự cởi mở, như thế tôi đã ngạc nhiên rằng ông đã kết thúc để thù ghét tôi đến mức như vậy. Sau Đại hội Đảng thứ Mười Ba, Lí Tiên Niệm đã công khai lên án tôi ở Thượng Hải và Hồ Bắc trước mặt các quan chức địa phương. Ông đã kết tội tôi về không thực hiện chủ nghĩa xã hội và về đã học quá nhiều thứ nước ngoài. Ông đã nói rằng tôi không có hiểu biết gì về nền kinh tế và đã gây ra sự hỗn loạn cho nền kinh tế. Đồng chí Trần Vân đã thận trọng hơn và đã đưa ra những lý lẽ có lý.
Muộn hơn họ đã đi đến kết luận rằng tôi đã “Hồ Diệu Bang hơn cả Hồ Diệu Bang.” Những việc Hồ Diệu Bang đã không dám làm hay đã không có khả năng thực hiện, tôi đã tìm được cách để thực hiện.
Trước khi việc hoảng hốt mua xảy ra, và trước “điều chỉnh và tổ chức lại” được đề xuất, họ đã thử phá ngầm tôi. Khi những diễn tiến này đã bắt đầu có ảnh hưởng, họ tin cơ hội của họ đã đến, vì họ đã nghĩ rằng tôi đã làm hỏng chính sách kinh tế và đã làm hại các cải cách. Họ đã truyền bá những ý kiến có hại về tôi và đã tiến hành một chiến dịch để “lật đổ Triệu.”
Tôi đã không nắm rõ thông tin. Vì tôi đã tốn rất nhiều năm làm việc ở các mức địa phương và mới đến ban lãnh đạo trung ương gần đây, tôi đã có ít kênh hơn. Một số việc ám muội đằng sau sân khấu vẫn khó hiểu đối với tôi, ngay cả bây giờ. Thí dụ, một nhóm người đã viết một lá thư cho Đặng Tiểu Bình tấn công tôi, nhưng tôi không biết họ là ai.
Trước sự cố Bốn tháng Sáu, ở giữa chiến dịch “Lật đổ Triệu”, Đặng Tiểu Bình đã luôn luôn kiên quyết ủng hộ tôi và đã không mủi lòng bởi các cố gắng của họ để gây ảnh hưởng tới ông. Điều này có thể thấy từ một loạt sự cố.
Thí dụ, Đặng đã nói trong nhiều dịp rằng cơ cấu của ban lãnh đạo trung ương không thể bị thay đổi. Đã rõ ràng rằng Đặng nói điều này để đáp lại những người mà đã muốn làm sự thay đổi này. Đặng thậm chí đã nói trực tiếp với tôi và với các Đồng chí khác rằng tôi sẽ vẫn là Tổng Bí Thư cho hai nhiệm kỳ tiếp sau. Tất nhiên, đấy đã chỉ là ý kiến cá nhân của ông.
Sau Tết 1989, Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã khởi động một cuộc tấn công chống lại cải cách tại cuộc sinh hoạt Đảng của Bộ Chính trị. Đặng đã bực mình khi ông nghe về sự cố, như thế Lí Bằng đã đi đến chỗ của Đặng để giải thích và bảo vệ mình. Trong cuộc trao đổi này, Đặng đã nói với ông, “Triệu sẽ là Tổng Bí Thư cho hai nhiệm kỳ nữa” và đã yêu cầu ông chuyển thông điệp này cho các uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tất nhiên, Lí Bằng đã nói cho tôi những gì Đặng đã nói.
Trước Bốn tháng Sáu, ngay trước chuyến đi Bắc Triều Tiên của tôi, tôi đã đến thăm Đặng. Ông đã bảo tôi rằng sau chuyến đi của tôi, ông muốn bàn việc tôi tiếp tục cho hai nhiệm kỳ nữa với cương vị Tổng Bí Thư. Một danh sách các tên đã được chuẩn bị để tham gia trong một cuộc thảo luận về việc này. Ngoài các uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đã gồm cả một số lão thành Đảng. Ông đã bảo tôi lúc đó rằng Trần Vân và Lí Tiên Niệm đã đồng ý. Về cuộc thảo luận đó đã xảy ra như thế nào, tôi không biết.
Trong kỳ nghĩ Lễ hội Xuân trong 1989, ngay trước khi xuất phát đi Thượng Hải, tôi đã có một cuộc thăm nữa đến nhà ông. Cuộc thảo luận đó đã đi thậm chí xa hơn. Ông đã nói rằng ông đã nghĩ một thời gian, nhưng đã không nói với bất kể ai và đã muốn thảo luận với tôi đầu tiên, rằng ông muốn từ chức Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương và đã muốn tôi tiếp quản. Ông đã nói rằng nếu ông không nghỉ hưu hoàn toàn và vẫn giữ chức vụ, thì sẽ khó để thuyết phục các lão thành khác để ngừng can thiệp. Ông đã nói đấy đã có vẻ là cách duy nhất. Đã rõ ràng rằng ông cảm thấy rằng các lão thành đã quá xâm phạm và đã làm khó cho tôi để quản lý. Có lẽ ông đã xem xét nước đi này sau khi các lão thành đã đi đến ông để bày tỏ sự phản đối của họ đối với tôi. Nhằm để cho tôi làm việc tự do, ông đã quyết định để từ bỏ chức vụ của ông.
Khi ông gợi ý ông về hưu, tôi đã kiên quyết không đồng ý. Tôi đã nói, “Với các vấn đề kinh tế chúng ta đang đọ sức bây giờ, người ta đang bàn tán. Nếu anh về hưu hoàn toàn, sẽ là rất khó cho chúng tôi để quản lý. Chính trị ở phương Đông khác với phương Tây; ở đây tại phương Đông, việc về hưu của anh sẽ không chặn sự can thiệp, sự thực rằng họ không còn giữ bất kỳ chức vụ chính thức nào cũng sẽ chẳng chặn sự can thiệp. Chừng nào các nhà lập quốc anh dũng này còn sống, sẽ là không thể để thuyết phục họ ngừng việc can thiệp vào công việc nhà nước. Nếu anh ngừng can thiệp, nhưng họ tiếp tục, sẽ thậm chí còn khó hơn cho chúng tôi để quản lý. Với anh phụ trách, vẫn dễ hơn cho chúng tôi để khiến các thứ được làm.” Tôi đã gợi ý cho ông, “Dù gì đi nữa, anh thực sự không được nêu vấn đề này lần nữa trong ít nhất một năm.”
Sau khi tôi nói điều này, ông đã tạm nghỉ để suy nghĩ trong một lát. Rồi ông đáp lại, “Rất tốt. Tôi sẽ làm những gì anh đã gợi ý. Tôi sẽ không nhắc đến việc này trong một năm nữa.”
Cuộc nói chuyện này đã khiến tôi nhận ra rằng một số người, có lẽ nhiều lão thành, phỉ báng tôi và đã đặt áp lực lên Đặng. Đặng đã bày tỏ công khai rằng ông sẽ không bị họ ảnh hưởng. Ông đã bác bỏ áp lực của họ. Từ thời khắc tôi được làm Tổng Bí Thư trong năm 1987, một lực lượng bảo thủ đã dần dần được hình thành để chống đối tôi. Mặc dù họ đã hung hăng trong sự chống đối của họ, sử dụng mọi loại chiến thuật, không có sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình họ đã không có khả năng để thành công.
Tình hình này đã chỉ thay đổi sau sự chấn động chính trị của năm 1989. Bởi vì Đặng và tôi đã không thống nhất về xử lý các cuộc biểu tình sinh viên như thế nào, và bởi vì tôi đã từ chối thi hành quyết định của ông, thái độ của Đặng đối với tôi đã thay đổi. Khi điều đó xảy ra, các lão thành, mà đã chống lại tôi hơn một năm, cuối cùng đã có thể chia sẻ một sự đồng thuận với Đặng. Thống nhất, họ đã đưa ra quyết định để cách chức tôi.
Ở đây tôi muốn nói về Lí Tiên Niệm và Đặng Lực Quần. Đặng Lực Quần đã là tướng lãnh đạo những người bảo thủ trong các lĩnh vực ý thức hệ, lý luận, và tuyên truyền. Những người ủng hộ của ông đằng sau sân khấu đã gồm Lí Tiên Nhiệm, Vương Chấn, và Đồng chí Trần Vân. Tất nhiên, đã có những lão thành khác mà cũng đã phản đối cải cách. Đặng Lực Quần đã có các mối quan hệ với cực kỳ thân thiết với họ.
Mối quan hệ của ông với Vương Chấn đã lùi lại đến những năm đầu sau giải phóng, khi Vương Chấn đã là bí thư Đảng của Văn phòng Tân Cương của Uỷ ban Trung ương, nơi Đặng [Lực Quần] đã chịu trách nhiệm về ban tuyên truyền của nó. Ông cũng đã có một mối quan hệ tốt với Lí Tiên Niệm và đã phục vụ trong thời gian dài như trợ lý của ông. Khi Lí Tiên Niệm chịu trách nhiệm về Phân khu thứ Năm của Quốc Vụ Viện, Đặng [Lực Quần] đã là cố vấn của ông.
Đồng chí Trần Vân cũng rất tốt với ông. Đặng Lực Quần đã rất coi trọng các ý kiến của Đồng chí Trần Vân về nền kinh tế. Về phần các quan điểm riêng của Đặng Lực Quần về nền kinh tế, tuy tất nhiên ông đã không tán thành những cách của Cách mạng Văn hoá, ông đã rất tán thành những gì đã xảy ra trước Cách mạng Văn hoá, nhất là các phương pháp của Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất. Ít nhất ngay từ 1980, ông đã quảng bá quan niệm rằng các ý tưởng kinh tế của Đồng chí Trần Vân là đủ để hướng dẫn chúng ta trong các chính sách kinh tế mới của chúng ta.
Ông [Đặng Lực Quần] thường đã sử dụng vị trí của ông chịu trách nhiệm về Văn phòng Xuất bản để xuất bản các tuyển tập tiểu luận cho các lão thành Đảng, để tâng bốc và lấy lòng họ. Các thí dụ gồm Những Công trình Chọn lọc của Trần Vân và Những Công trình Chọn lọc của Lí Tiên Niệm. Vì thế, khi Đặng Tiểu Bình đã quyết định để cách chức Đặng Lực Quần khỏi vị trí lãnh đạo công tác ý thức hệ và lý luận, cả Trần Vân và Lí Tiên Niệm đã không đồng ý. Họ đã bày tỏ công khai việc này bằng việc bình luận, “Đặng Lực Quần là một Đồng chí tốt.” Tuy vậy, vì Đặng Tiểu Bình đã đưa ra quyết định rồi, chẳng có gì họ đã có thể làm để thay đổi nó.
Ngay sau khi Đặng Lực Quần thua trong các cuộc bầu cử tại đại hội Đảng thứ 13, Đồng chí Trần Vân đã viết một bức thư để bảo vệ lương và thù lao khác của Đặng Lực Quần. Cho đến ngày này, Đặng Lực Quần vẫn hưởng gói thù lao của một bí thư của Ban Bí thư Trung ương hay uỷ viên Ban Thường Vụ của Hội đồng Cố vấn Trung ương, mặc dù ông đã chẳng bao giờ được bầu để là uỷ viên của nhóm sau. Việc này là hết sức bất bình thường.
Thực ra, Đặng Lực Quần là cây bút hùng mạnh nhất trong số những người phản đối các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Sẽ là sai để đánh giá thấp ảnh hưởng của Đặng Lực Quần. Sau khi tạp chí Hồng Kỳ và Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư bị bãi bỏ, Đặng Lực Quần đã đưa ra những dàn xếp khác cho những người đã ủng hộ công việc của ông. Đặng Lực Quần vẫn giữ các chức danh trong nhiều tổ chức, nơi ông kiểm soát lĩnh vực hệ tư tưởng và lý luận, đặc biệt về lịch sử Đảng và các xuất bản phẩm khác của Đảng.
Lí Tiên Niệm đã là lão thành nổi bật nhất người đã phản đối các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Ông đã căm ghét tôi bởi vì tôi đang thực hiện các cải cách của Đặng Tiểu Bình, nhưng vì đã là khó cho ông để công khai chống đối Đặng, ông đã biến tôi thành mục tiêu của sự chống đối của ông. Lí Tiên Niệm đã cho rằng tôi chỉ lắng nghe những gì Đặng Tiểu Bình nói, trong khi bỏ qua ông. Một lần ông đã chuyển một thông điệp qua [Phó Thủ tướng] Vương Nhâm Trọng, người đến lượt đã cử Vương Toàn Quốc [bí thư Đảng tỉnh Hồ Bắc] để nói với tôi, “Anh phải lắng nghe tất cả các lão thành Đảng và không được thiên vị đến vậy để chỉ nghe một người!” Thực ra, tôi đã không thể nghe ông, bởi vì ông đã chống lại cải cách.
Một vấn đề khác đã là sự khăng khăng của Đồng chí Trần Vân về việc áp dụng các phương pháp của Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất, mà ông đã nói không được bị chỉ trích. Ông đã tin rằng cải cách, trong nhiều năm, đã phủ định các phương pháp của Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất, như thế ông thường đối kháng với cải cách.
Sự phản đối của Lí Tiên Niệm, ngược lại, đã không dựa chủ yếu vào Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất. Thay vào đó ông đã chủ trương các chính sách được dùng trong Cách mạng Văn hoá hay ba năm đình trệ sau đó, mà trong thời gian đó ông đã chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế. Khi Đồng chí Trần Vân mất sự quý mến của Mao Chủ tịch trong năm 1958, chính Lí Tiên Niệm đã là người tiếp quản với cương vị Phó Thủ tướng Thường trực của Quốc vụ Viện và trong một thời gian dài ông đã chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế. Ông đã bực mình rằng những thành tích về những thành công kinh tế của ông trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá và ba năm đình trệ sau–Cách mạng Văn hoá đã không được công nhận. Ông đã thường nói, “Các thành công kinh tế không phải tất cả là kết quả của cải cách. Chẳng phải các thành công trong quá khứ, cũng thế? Chẳng phải các nền tảng đã được đặt trong quá khứ ư?”
[1] Ba năm trước, trong năm 1985 Việt Nam cũng đã có một nỗ lực cải cách “giá-lương-tiền” trong nền kinh tế kế hoạch chưa hề có cải cách thị trường và đã dẫn đến tai hoạ. Lạm phát đã tăng lên trên 700% và mãi đến 1989 vẫn ở mức trên 30%. Cải cách giá 1985 của Việt Nam khác xa với ý định cải cách giá 1988 của Trung Quốc.