"Lược khảo về Thần thoại Việt-nam" của Nguyễn Đổng Chi

(Ban Văn Sử Địa (Ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử và Địa lý), Hà-nội, 1956, 185 tr.)

Lê Văn Hảo

image

Cuốn sách là công trình đầu tiên và duy nhất cho đến nay cung cấp một cái nhìn toàn diện cũng như tổng hợp được tài liệu một cách chắc chắn về thần thoại Việt-nam, một chủ đề vừa mới vừa có tầm rộng lớn mà người biết còn rất ít. Sách có ba phần.

Phần đầu là lý thuyết (từ Chương I đến chương III) trình bày những khảo sát chung về bản chất và nguồn gốc của thần thoại và truyền thuyết, về sự hiện diện của chúng trong lịch sử, tôn giáo, chữ viết và nghệ thuật cũng như giá trị giáo dục và chính trị của chúng.

Phần thứ hai, trước khi đi vào trọng tâm của vấn đề, trình bày một số yếu tố được rút ra từ thần thoại của các dân tộc Trung-quốc và Lào, và của các dân tộc Mèo, Mán, Mường, Lôlô và Bahnar, coi như đấy là các tài liệu về nguồn gốc của thần thoại Việt-nam. Sự đối sánh những thần thoại khác nhau này khiến chúng ta có thể nhận thức được ít hay nhiều về những mối tương quan loại hình cơ bản và đáng chú ý (Chương IV).

Chương V mang tên “Buổi khởi đầu của vũ trụ” đưa ra một chuỗi truyện thần thoại Vũ trụ Việt-nam, là những câu chuyện về các vị thần đã tham gia Sáng tạo: truyện về vị thần Sắp đặt của thời kỳ nguyên thủy hỗn mang; truyện thần Biển; truyện hai vị thần khổng lồ Đực và Cái; truyện mười hai bà mụ thần thánh; huyền thoại kép về sự bất tử của loài Rắn đi cùng sự “hữu tử” (trước sau phải chết) của Con người; truyện về hai vị thần Công lý được giao trọng trách giám sát hoạt động của bộ máy luân hồi; truyện các nữ thần Mặt trời và Mặt trăng; huyền thoại về việc sửa chữa "các khuyết tật mà động vật mắc phải sau chặng đường sáng tạo quá vội vàng đầu tiên"; huyền thoại "tạo ra lúa và bông"; truyện "nữ thần Lười, nàng Bân" là cội nguồn của cái lạnh mùa xuân; truyện chàng chăn trâu Ngưu lang bất tử và nữ thần dệt Chức nữ; truyện Cuội bất tử cư ngụ trên mặt trăng với cây đa của chàng.

Chương VI, mang tên "Phả hệ của các thần" liên quan đến những câu chuyện về các vị thần cai quản thế giới: các thần Sét, Gió, Mưa, Lửa, Bếp, Đất (hai vị thần sau đôi khi bị nhầm lẫn thành một), Núi, Nước, Địa ngục, Trồng trọt, nữ thần nghề Mộc. Những thần thoại này có liên quan tới một số truyền thuyết nhất định, trong đó người ta thấy các vị thần can thiệp vào công việc của con người ở những tình huống đôi khi bất lợi cho họ, thậm chí làm thần mất cả thể diện: chẳng hạn truyền thuyết về con Cóc kiện vị thần tối cao là ông Trời, hay truyền thuyết kể lại nỗi bất hạnh của thần Đất bị một người phàm trần đánh trong cơn giận của anh ta.

Chương VII đi từ thần thoại đến truyền thuyết và những truyền thuyết về các vị á thần là tổ tiên xa hay tổ tiên trực tiếp của người Việt, đặc biệt là truyện những kỳ công hoàn hảo tiêu diệt lũ quỷ Nước, quỷ Đất và quỷ Núi của vua Lạc Long Quân (vua Rồng của cư dân Lạc hay vua của những con Rồng và đàn chim Lạc); truyện cuộc hôn nhân giữa vua Lạc Long Quân và nữ thần Âu Cơ cùng với truyện một trăm người con trai của họ, từ một cái túi chứa trăm quả trứng sinh ra.

Chương VIII kể chuyện "triều đại các vua Hùng", được thành lập bởi một trong số một trăm người con trai nói trên. Các vua Hùng là tổ tiên trực tiếp, những người cai trị đầu tiên của dân tộc Việt-nam. Một trong những công chúa Hùng kết hôn với thần Núi Tản-viên, việc này đã làm nảy sinh cuộc xung đột giữa Tản-viên với thần Biển (Thuỷ Tinh). Dưới thời trị vì của một trong các vua Hùng, nổi bật lên người anh hùng Phù Đổng; vua An Dương của nhà Thục đánh bại ông vua Hùng cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của thần rùa (thần Kim Quy).

Sau khi trình bày xác thực nội dung của các thần thoại, truyền thuyết, tác giả đã nêu bật ý nghĩa xã hội học và ý nghĩa lịch sử của chúng, nhìn nhận trong đó sự phản ánh trạng thái vật chất và tinh thần của xã hội tiền Việt-nam trước cuộc chinh phục của Trung-quốc. Qua những câu chuyện ngây thơ, kỳ ảo, thơ mộng và đôi khi là hết mức hiện thực, hiện ra hình bóng một xã hội đã biết cách tiếp cận quan niệm đối ngẫu về các nguyên tắc Đực và Cái chi phối tiến trình của vũ trụ; quan niệm lao động như là nguyên tắc sáng tạo nên thế giới: các thần thoại đã biểu đạt rất ý vị khía cạnh lao động vất vả này và cả sự cố gắng cũng như ý thức tận tụy vì lợi ích cộng đồng trong chế độ bộ lạc cộng đồng. Câu chuyện huyền thoại về các á thần và các anh hùng tượng trưng cho cuộc đấu tranh của những con người ở thời nguyên thủy đối mặt với sự hung dữ của thiên nhiên còn kém thuần hóa được thể hiện dưới hình dạng những con quỷ tàn phá ẩn nấp dưới đáy nước sâu hoặc trong các hang núi.

Nhanh chóng tiếp thu quy tắc của cuộc đấu tranh vì sự sống, những con người kể trên đã tìm cách đề phòng trước các nguy cơ bị diệt vong cùng lúc với việc họ thử chế ngự thiên nhiên và biến đổi thế giới. Bên cạnh những phương tiện đấu tranh cụ thể, họ cũng ấp ủ ước mơ, hình thành nên những mong muốn, những khát vọng hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, vơi bớt được mối bận tâm làm việc cực nhọc hàng ngày và nỗi ám ảnh về cái chết. Họ coi lửa như một kỹ thuật kỳ diệu, thậm chí là một vị phúc thần làm lợi cho sự tồn tại vật chất của con người. Họ mơ tới những cách thức thần thông để nhanh chóng tự chữa lành vết thương, những phương thuốc có khả năng giúp con người sống lại và ngay cả là trường sinh bất tử.

Thần thoại và truyền thuyết cũng thể hiện tinh thần đề kháng và kiên trì của con người trước sự thả lỏng của những thế lực hung bạo, tàn ác, và bất công, cuối cùng các thế lực này sẽ bị ý chí của con người đứng về phía lý trí và công lý khuất phục. Tất cả điều đó chẳng phải đều cho thấy quan niệm bình đẳng, tinh thần dân chủ và ý chí tự do không gì dập tắt của tổ tiên người Việt đã xuất hiện từ rất sớm hay sao? Bên cạnh những cuộc đấu tranh can trường và khát vọng sống yên ổn và công bằng, các câu chuyện huyền ảo còn dành một vị trí quan trọng cho những tình cảm và hành động hào hiệp của các vị thần, á thần hay nhân thần, đã giúp dân tộc Việt, hậu duệ của mình, tin tưởng vào các đức tính dân chủ, công lý và lòng dũng cảm, phục vụ cuộc đấu tranh vì sự sống. Hiện diện trong thần thoại Việt-nam có rất nhiều ám dụ về các loài động vật sống dưới nước, đặc biệt là rùa, nhất là rồng, đã chiếm một phần lớn trong toàn bộ các lĩnh vực thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích (trong khi các động vật khác như con cò và chim bồ câu chẳng hạn, lại chiếm ưu thế trong số các chủ đề của các câu tục ngữ và các bài ca dao dân ca). Hiện diện ngay bên cạnh những điều huyền ảo có tính thần thoại còn có cả những bí quyết, thủ thuật và những mưu mẹo thuần túy của con người được đúc kết từ trí thông minh hoặc từ tự nhiên: Thần thoại Việt-nam vẫn thế, vẫn hiện thực, nhân hóa, nhân bản và không biết đến hoặc gần như không có những khía cạnh quái dị, quá khổ, khủng khiếp, là những đặc trưng sẵn có, ​​ví dụ của thần thoại Indo-Aryan; và như vậy, thần thoại này vẫn tồn tại trong hình ảnh những con người đã sáng tạo ra nó, những con người hướng nhiều hơn đến cuộc sống cụ thể, hướng xuống mặt đất [thực tế], hơn là hướng tới những điều tưởng tượng và hư huyễn (Chương IX).

Công trình của Nguyễn Đổng Chi, xuất hiện đã 6 [*] năm, vẫn hữu ích và không thể thiếu trong tình hình nghiên cứu thần thoại Việt-nam nói riêng và dân tộc học Việt-nam nói chung hiện nay. Tác giả đã dựa trên nhiều nguồn và tài liệu tham khảo[1] để rút ra một tập hợp các dữ kiện có trình tự lớp lang, cân đối, góp phần tạo nên một cái nhìn toàn cảnh khá đầy đủ về chủ đề này. Việc giải thích thần thoại và truyền thuyết đã dẫn đến những phát hiện thú vị về nền tảng văn hóa của người Việt, bổ sung cho việc tiếp thu khảo cổ học, tiền sử và dân tộc học. Lời chỉ trích duy nhất mà người ta có thể dành cho Nguyễn Đổng Chi là ông đã thiết lập nên một sự khác biệt quá hệ thống giữa các vị thần trong thần thoại với các vị thần của tôn giáo bình dân, đặc biệt là các vị thần thành hoàng của các làng xã (tr. 10-11). Nghiên cứu thêm một chút về sự thờ cúng các vị thần thành hoàng này sẽ cho thấy các nghi lễ bên ngoài thờ cúng ẩn chứa những huyền thoại và những nghi thức bí mật có nguồn gốc nông nghiệp. Những câu chuyện huyền thoại và những nghi thức này, do tính cách dữ dội, phóng đãng hoặc bê tha của chúng, đã duy trì truyền thống ma thuật-tôn giáo trọng đại của người nông dân tiền-Việt-nam (proto-Vietnam) mà trên đó còn ghép vào các thứ tín ngưỡng vật linh, vật tổ và sắc dục khác, có thể đã được các bộ lạc nông dân[2] thời tiền-nông nghiệp thực hành. Huyền thoại nông nghiệp, với nghi lễ quan trọng, thường được giữ bí mật vì những khía cạnh chống thủ cựu và không chính thống của nó, xứng đáng được đưa vào một quần thể lớn của thần thoại Việt-nam, điều mà Nguyễn Đổng Chi đã bỏ qua trong chuyên khảo. Một công trình rộng hơn và sâu hơn về chủ đề này sẽ phải tính đến sự tồn tại của mảng huyền thoại nông nghiệp đã nói, một trong những nền tảng bất biến nhất của nền văn minh đại chúng của Việt-nam.

L.V.H.

Tập san Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Paris; Tập LII, số 1 (1964); tr. 253-256

Nguyễn Huệ Chi dịch


[*] TS Lê Văn Hảo viết bài này căn cứ trên ấn bản lần đầu Lược khảo về thần thoại Việt Nam năm 1956 (ông ghi số trang của sách là 185, trong khi ấn bản lần hai cũng trong năm 1956 lên đến trên dưới 250 trang). Từ thời điểm 1956 đến năm bài viết được công bố trên Tập san Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (BEFEO) ở Paris (1964) là 8 năm chứ không phải 6 năm. Chúng tôi đoán, bài viết của tác giả được hoàn thành vào năm 1962 cùng một lúc với các bài bình điểm Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Tập II, Hát Giặm Nghệ-Tĩnh 2 tập, Hát ví Nghệ-TĩnhHát phường vải dân ca Nghệ-Tĩnh cũng do ông viết, nhưng đến 1964 BEFEO mới in vào số 1, Tập LII, nằm trong cả một chùm bài dành cho việc giới thiệu các công trình nghiên cứu của Việt Nam, từ Bắc đến Nam (Người dịch).

[1] Nguồn truyền khẩu, tập hợp từ các nguồn ở tận gốc, và các nguồn viết bằng tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Pháp (xem thư mục, trang 183).

[2] Xem bài viết của chúng tôi: Những hội lễ mùa màng ở Việt Nam (nghiên cứu sơ bộ) được xuất bản bởi Tạp chí Đông Nam Á, Viện Xã hội học, Đại học Tổng hợp Bruxelles, số 4, 1962.

 

NGUYỄN ĐỔNG CHI – Lược khảo về thần thoại Việt-nam, «Essai sur la Mythologie vietnamienne». Éditions du Ban Văn Sử Địa (Comité des Études littéraires, historiques et géographiques), Hànôi, 1956, 185 p. in-12(*).

Lê Văn Hảo

Cet ouvrage est le premier en date et le seul jusqu’à présent qui ait apporté une vue d’ensemble solidement documentée et synthétisée sur la mythologie vietnamienne, sujet aussi neuf et vaste que mal connu. Il comporte trois parties.

La première partie, théorique (chap. I à III) émet des considérations générales sur la nature et l’origine des mythes et des légendes, sur leur présence dans l’his­toire, la religion, les lettres et les arts ainsi que sur leur valeur pédagogique et politique.

La deuxième partie de l’ouvrage propose, avant d’entrer dans le vif du sujet, un certain nombre d’éléments tirés des mythologies des peuples chinois et lào, et des peuplades Miao, Mán, Mường, Lolo et Bahnar, comme documents sur les origines de la mythologie vietnamienne, la confrontation de ces différentes mythologies permettant d’apercevoir des analogies plus ou moins notables et fondamen­tales (chap. IV).

Le chapitre V, intitulé «La Genèse de l’Univers» donne une série de mythes cosmogoniques vietnamiens qui sont les histoires des dieux ayant participé a la Création : histoire du dieu ordonnateur du Chaos originel; celle du dieu de la Mer, celles des deux dieux géants Mâle et Femelle, celle des douze Sages-femmes divines, le double mythe de l’immortalité du Serpent et de la mortalité de l’homme, histoire des deux dieux justiciers préposés à la surveillance des rouages de la Métempsycose, celle des déesses Soleil et Lune, mythe de la réfection «les malfor­mations dont ont été victimes les animaux après la Création préliminaire trop hâtive, mythe «le la création du paddy et du cotonnier», histoire «le la déesse de la Paresse, Bân, qui est à l’origine des coups de froid au printemps, celle de l’immor­tel Bouvier et de la déesse Tisserande, celle de l’immortel Cuội qui réside sur la lune avec son banian.

Le chapitre VI, intitulé «la Généalogi des Dieux» relate les histoires des divinités régisseuses du Monde : dieux de la Foudre, du Vent, de la Pluie, du Feu, du Foyer, du Sol (ces deux derniers sont parfois confondus en un seul dieu), des Montagnes, des Eaux, de l’Enfer, de l’Agriculture, déesse patronale des métiers du bois. A ces mythes se rattachent un certain nombre de légendes dans lesquelles on voit les dieux intervenir dans les affaires humaines en des circonstances parfois défavorables et même fort humiliantes pour eux : telles sont par exemple la légende du Crapaud qui porte plainte à Monsieur le Ciel (ông Trời) divinité suprême, ou la légende relatant la mésaventure du dieu du Sol bastonné par un mortel en colère.

Le chapitre VII passe des mythes aux légendes et raconte l’histoire des demi-dieux, ancêtres lointains ou ancêtres directs des vietnamiens, en particulier celle des exploits accomplis par le Roi Lạc Long Quân (roi-Dragon du peuple Lạc ou Roi des Dragons et des Oiseaux Lạc) aux dépens des démons des Eaux, de la Plaine et des Montagnes, celle de son mariage avec l’immortelle Âu Cơ et celle de leurs cent fils, issus d’une poche contenant cent œufs.

Le chapitre VIII raconte l’histoire de la « dynastie des Hùng » fondée par l’un des cent fils. Les rois Hùng sont les ancêtres directs, les premiers dirigeants du peuple vietnamien. Une des princesses Hùng se marie avec le dieu de la Montagne Tản-viên qui, de ce fait, entre en conflit avec le dieu de la Mer (Thuỷ-tinh). Sous le règne de l’un des rois Hùng s’illustre le héros de Phù-đổng; le Roi An-dương de la dynastie des Thục, vainqueur du dernier roi Hùng est aidé par un génie-tortue (Thần Kim-quy).

Après avoir précisé le contenu de ces mythes et légendes, l’auteur a bien dégagé leur signification sociologique et historique; il y a vu le reflet de l’état matériel et spirituel de l’antique société proto-vietnamienne d’avant la conquête chinoise. A travers des récits naïfs, fabuleux, poétiques et parfois éminemment réalistes, apparaît en filigrane une société qui a su atteindre à la conception antithétique des principes Mâle et Femelle qui régissent la marche de l’univers, à la conception du travail comme principe créateur du monde : des mythes ont bien exprimé ce respect du labeur et de l’effort et ce sens de dévouement au bien de la collecti­vité du régime tribal communautaire. L’histoire légendaire des demi-dieux et des héros symbolise la lutte menée par les hommes de l’âge originel face aux déchaînements de la nature mal domptée et représentée sous la forme des démons destructeurs tapis dans les profondeurs des eaux ou les repaires montagneux.

Rapidement acquis a la règle de la lutte pour la vie, ces hommes ont cherché à se prémunir contre les risques d’anéantissement en même temps qu’ils ont essayé de dominer la nature et de transformer le monde. A côté des moyens de lutte concrets, ils ont caressé aussi des rêves, formulé des désirs, des aspirations vers une vie meilleure, plus délestée du souci du labeur quotidien et de l’obsession de la mort. Ils ont considéré le feu comme une technique-miracle et même comme un dieu bénéfique à l’existence matérielle de l’homme. Ils ont rêvé des moyens merveilleux pour se guérir rapidement, des recettes aptes à provoquer les palin-génésies et même l’immortalité.

Les mythes et légendes expriment aussi l’esprit de résistance et de persévérance de l’homme devant le déchaînement des forces violentes, brutales et injustes qui seront finalement soumises par ceux qui se mettent du côté de la raison et de la justice. Tout cela ne traduit-il pas la conception de l’égalité, l’esprit démocratique et la volonté de liberté inextinguible qui ont apparu tôt chez les aïeux des Viet­namiens? A côté des luttes courageuses et des aspirations à la sécurité et à l’équité, les récits fabuleux réservent aussi une place importante aux sentiments et aux actions généreuses de tel dieu ou demi-dieu ou de tel être humain qui mettent leurs peuple Việt, son descendant, confiant dans les vertus de la démocratie, de la justice et du courage mises au service de la lutte pour la vie; présence dans la mythologie vietnamienne de nombreuses allusions aux animaux aquatiques, en parti­culier aux tortues et surtout aux dragons qui se taillent une grande part dans l’ensemble du domaine des mythes, des légendes et des contes (alors que d’autres animaux comme l’aigrette et le goujon, par exemple, dominent parmi les thèmes des dictons et des chants populaires); présence à côté du merveilleux mythologique, des recettes, ruses et stratagèmes purement humains puisés dans l’intéligence ou la nature: la mythologie vietnamienne reste réaliste, anthropomor­phique, humaniste et ne connaît pas ou presque pas ces aspects incroyables, démesurés, monstrueux, qui caractérisent par exemple la mythologie indo-aryenne; en cela, cette mythologie reste à l’image des hommes qui l’ont créée et qui s’orientent plus vers la vie concrète, terre à terre, que vers l’imaginaire et le fan­tastique (chap. IX).

L’œuvre de Nguyễn Đổng Chi, qui date de six ans, demeure utile et indispen­sable dans l’état actuel des recherches sur la mythologie vietnamienne, en parti­culier et sur l’ethnologie vietnamienne en général. L’auteur a su s’appuyer sur de nombreuses sources et références(1) pour tirer un ensemble de faits ordonné, équilibré, contribuant à une vision panoramique assez complète du sujet. L’inter­prétation des mythes et des légendes a abouti à des constatations intéressantes sur le fonds culturel des Vietnamiens qui complètent les acquisitions de l’archéolo­gie, de la préhistoire et de l’ethnologie. Le seul reproche qu’on pourrait adresser à Nguyễn Đổng Chi est d’avoir établi une différence trop systématique entre les dieux de la mythologie et les génies de la religion populaire en particulier les génies tutélaires des villages (p. 10-11). Une recherche un peu plus poussée sur le culte de ces génies tutélaires révélera que les cérémonies extérieures du culte cachent des mythes et rites secrets d’origine agraire. Ces mythes et ces rites par leur carac­tère violent, licencieux ou orgiaque perpétuent la grande tradition magico-reli­gieuse des agriculteurs protovietnamiens sur laquelle se greffent d’ailleurs d’autres cultes animistes, totémistes et sexualistes qui avaient peut être été pratiqués déjà par des tribus de proto-agriculteurs(2). La mythologie agraire, avec son important rituel, très souvent tenu au secret à cause de ses aspects anticonformistes et hété­rodoxes, mériterait donc d’être incorporée dans le grand ensemble de la mytho­logie vietnamienne, ce qui a été négligé dans l’essai de Nguyễn Đổng Chi. Un tra­vail plus élargi et plus approfondi sur le sujet devra tenir compte de l’existence de cette mythologie agraire, un des fondements les plus immuables de la civili­sation populaire du Vietnam.

L.V.H.

Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, Paris; Tome LII, no 1 (1964); pp. 253-256.


(*) Tức khổ sách 13cm x 19cm (Người dịch).

(1) Sources orales recueillies de première main et sources écrites en langue chinoise, vietnamienne et française (cf. bibliographie, p. 183).

(2) Cf. notre travail: "Les fêtes saisonnières au Viêt-nam" (étude préliminaire) à paraitre dan» la Revue du Sud-Est asiatique (Institut de Sociologie, Université de Bruxelles), no 4, 1962.

Comments are closed.