Nhìn lại âm nhạc miền Nam 1954-1975 (kỳ 4)

Nguyễn Phú Yên

CHƯƠNG IV

DÒNG CA KHÚC LÃNG MẠN CÁCH MẠNG

Chung quanh vấn đề chủ nghĩa lãng mạn, hiện vẫn còn một số tồn tại về mặt lý luận. Trước đây người ta thường phân chia chủ nghĩa lãng mạn thành hai khuynh hướng chính, đó là lãng mạn tiêu cực, bảo thủ và lãng mạn tích cực, tiến bộ, cách mạng. Sự phân chia như thế có tính chất tương đối. Ở đây chúng tôi sử dụng từ lãng mạn cách mạng của Dimitri Pisarev (1840-1868, nhà văn và nhà phê bình dân chủ cách mạng Nga) (1) để chỉ những tác phẩm nói lên khát vọng của người dân Việt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hướng về tương lai, mơ ước những điều tốt đẹp và thái độ căm ghét đối với thực tại còn đen tối. Đó là những bài hát chưa phải là ca khúc cách mạng (với nội dung cổ động quần chúng, là vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu tranh cách mạng, thường có tiết tấu mạnh mẽ) mà là ca khúc lãng mạn có nội dung mang tính chiến đấu và yêu nước, giai điệu và ca từ vẫn còn chất bay bổng, nhẹ nhàng.

1. HÌNH ẢNH NGƯỜI TRAI ĐI CHIẾN ĐẤU

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, toàn dân đã đứng lên chống lại kẻ thù, tuy gian khổ nhưng cuối cùng nhân dân cũng đã thắng lợi. Âm hưởng anh hùng đó đã dội vào trong nhiều tác phẩm âm nhạc của nhiều nhạc sĩ. Họ xem cuộc chiến đấu lâu dài đó là nguồn cảm hứng vô biên, nhất là đối với các tác giả cũng thuộc lớp thanh niên từng có cảm tình hoặc đi theo kháng chiến, từng sống chan hòa trong tình quân dân, từng đi theo bộ đội quên mình vì nước, từng đắm mình trong cuộc tranh đấu anh dũng của cả dân tộc và có thể chưa biết đến một chủ nghĩa chính trị nào ngoài chủ nghĩa yêu nước. Họ ra đi với tấm lòng yêu nước sắt son, với nhiệt tình của tuổi trẻ, với tâm hồn phơi phới tin vào tương lai rực sáng của đất nước nên hầu hết các bài hát của họ đều mang âm hưởng lạc quan, yêu đời. Họ ca ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân, của bộ đội trong điều kiện kinh tế – quân sự thua kém kẻ thù nhưng cuối cùng đã chiến thắng. Trong cuộc chiến đấu ấy, bao nhiêu sự tích anh hùng, bao nhiêu vẻ đẹp toát lên từ cuộc sống, từ tình yêu đôi lứa biết chia lìa vì nghĩa cả…, tất cả đã được các nhạc sĩ ghi lại bằng những cung điệu trữ tình, với cảm xúc chân thành, rung động thiết tha để làm nên những bài ca lay động biết bao con tim của nhiều thế hệ. Những nhạc sĩ ấy trước hết là những thanh niên biết dấn thân, biết đặt mình vào dòng lịch sử và cũng là những chứng nhân thời đại trong lịch sử giữ nước của một dân tộc anh hùng.

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các nhạc sĩ vẫn đem vào tác phẩm của mình không những hình ảnh của thời cuộc mà còn những rung cảm, tâm tư của người nghệ sĩ chưa hẳn thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Có thể xem họ là những người tiếp nối cảm hứng lãng mạn trước đó nhưng do xuất hiện trong hoàn cảnh mới, thời đại mới, rõ ràng tác phẩm của họ đã mang nội dung mới. Ngoài khuynh hướng lãng mạn trữ tình, đã hình thành khuynh hướng lãng mạn cách mạng có diện mạo mới, màu sắc mới trong sáng tạo. Đó là cảm hứng lạc quan trong cuộc kháng chiến với các bài hát có giai điệu và tiết tấu trong sáng, tạo cho lớp thanh niên niềm tin yêu trước cuộc sống.

Quy tụ trong khuynh hướng này là những nhạc sĩ tuổi đời còn trẻ, háo hức với cuộc sống, do đó ca khúc của họ là những cảm xúc mới khi họ biết đặt cái tôi của mình trong quan hệ với số phận đất nước. Có thể nói Văn Chung (1914-1984, quê Hưng Yên) – thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, một trong ba nhạc sĩ của nhóm Tricéa – là người đã sớm đi vào dòng ca khúc lãng mạn và có những ca khúc rất sớm cho dòng nhạc này. Bên cạnh đó, ông cũng đã nối dài cảm xúc của nhà thơ Konstantin Simonov (1915-1979) trong bài Đợi anh về (1941, tiếng Nga là Hãy đợi anh, bài thơ nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ 2) với lời dịch của Tố Hữu, khoảng năm 1949-1950, để thể hiện tâm tình của tác giả trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ. Bài hát biểu lộ tình cảm tha thiết, niềm tin yêu sâu sắc của tác giả, cũng là tâm tình của những người thanh niên Việt ra đi lên đường chống Pháp vì nước non:

Em ơi đợi anh về, đợi anh hoài em nhé

Mưa có rơi dầm dề ngày có buồn lê thê

Thì em ơi em cứ đợi.

Em ơi, em cứ đợi dù tuyết rơi bão nổi,
Dù nắng cháy em ơi!
Bạn cũ đã quên rồi, đợi anh hoài em nhé.
Tin anh dù vắng vẻ, lòng ai dù tái tê,
Chẳng mong chi ngày về thì em ơi em cứ đợi.
Đợi anh anh lại về

Trong tiếng cười ngạo nghễ

Đợi anh anh lại về

Trong tiếng cười ngạo nghễ

Ai ngày xưa rơi lệ hận cho sự tình cờ

Ai ngày xưa rơi lệ nào có biết bao giờ

Nào có biết bao giờ bởi vì em ước mong

Nào có biết bao giờ bởi vì em trông ngóng

Trông cho tan giặc phía đường xa

Anh của em lại về. Anh của em lại về…

Nhạc sĩ Dương Minh Ninh (sinh 1922, quê Hội An) đã có những bài hát chiến đấu kể khi ông công tác tại Tiểu ban văn nghệ, phòng Chính trị, bộ Tư lệnh Liên khu V. Từ năm 1945 đã vang lên ca khúc của ông kêu gọi thanh niên Việt Nam lên đường kháng chiến:

Trai anh hùng Nam quốc

Quyết đem thân ra sa trường 
Mau mài gươm báu đánh tan quân sài lang 
Hồn ai linh thiêng đâu đây

Giúp ta rửa nhục chung…
(Trai đất Việt, 1945)

Tác phẩm của ông cũng nói đến truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam qua hình tượng ngọn lửa đấu tranh cho dân tộc:

Bùng bập bùng lửa hồng triều dâng lên cao

Lửa cười reo qua binh đao

Gió lốc cuốn lửa đốt cháy quân xâm lăng

Lửa chiêu anh hùng về trong vinh quang…

(Lửa chiến đấu, 1950)

Trong khi đó nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008, quê Kiên Giang) khi vào chiến khu đã sáng tác nhiều bài hát ca ngợi những người đã nằm xuống cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành lại quê hương:

Trong rừng xa vắng

Âm u nhuộm ánh dương mờ
Tiếng gió rít lên ngàn cây xác xơ
Chuông chùa vang nhắc

Ngân lên như những oan hồn
Rừng còn mang hận mãi trong hoàng hôn.
Mây nặng u hoài
Thây ngập bên rừng tiếng gió hòa bi ai
Ðây là nấm mồ bao nhiêu quân Nam

Hy sinh vì quốc dân.
Bao ngày chinh chiến

Nơi đây nhuộm máu anh tài
Dấu vết vẫn ghi ngàn năm chẳng phai
Muôn cờ tươi thắm

Trong sương gợi chí tang bồng
Rừng chiều như vọng tiếng gọi thù xưa.

(Anh Việt, Chiều trong rừng thẳm, 1945)

Tác giả còn ca ngợi đoàn người chiến sĩ ra đi trong đêm, thầm lặng mà oai hùng trong bài Ai xuôi biên thùy và bài Một chuyến đi:

Lúc sông núi đang còn nguy biến

Ai nỡ yên mơ tình say duyên

Ngoài biên quan nghe gió chiều lên

Có ai lạc bước

Mau về đây cùng người ngàn phương.

Đời cùng sương gió

Tiếng vó câu ngàn trùng xa đưa

Đêm dần xuống, muôn bóng quân tiến binh

Tan dần mất bao lớp quân chiến chinh

Khúc ca oai hùng vang rừng núi

Mất dần sau chân đồi xa xôi

Có ai về nhắn

Biên thùy xa chờ ngày bình yên

Lòng đừng lưu luyến

Nhớ núi sông bằng nghìn yêu thương.

(Anh Việt, Ai xuôi biên thùy)

Ngoài ngàn dặm, đoàn người ra đi

Trong sương lạnh lòng trai bền chí

Ra biên cương xa xăm ngàn phương

Và còn vọng tiếng hát trong sương.

Người theo ngàn gió, biệt ly buồn nhớ

Chờ đợi bao năm sống với âm thầm

Chốn ấy xa xăm người đi

Chiếc bóng bên song chờ chi

Tha phương ngoài nghìn quan san

Từ bao lần lá thu tàn…

Có biết chinh phu giờ đây

Dấn bước theo muôn cờ bay

Đi nhưng ngày về không mong

Buồn vương ngàn mối tơ lòng.

Chiều nay buồn ngóng tìm đâu hình bóng 
Ngàn dặm chân mây khói biếc tan dần.

(Anh Việt, Một chuyến đi)

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác (1928-2013, quê Gia Lâm, Hà Nội) vốn là nhạc công chơi nhạc cho nhiều phòng trà, rạp hát ở Hà Nội, đến tháng 8-1946 tham gia các chương trình ca nhạc chào mừng đất nước mới ra đời. Sau đó theo Trung đoàn Thủ Đô lên Việt Bắc, sáng tác nhiều bài hát như Vũ khúc tưng bừng, Trường chinh ca, Ngày về, Lô Giang

Mâу núi rừng thiêng chính khí ca
Tinh binh rộn rã trên đường xa
Đâу hồn chiến sĩ oai hùng ngự
Một thuở đao binh giục lánh nhà.
Mùa xuân đi in dấu hằn đau thương
Em lòng ơi giữ lấу giấc mơ hồng
Ai mải miết cuộc đời quen êm ấm
Ta ra đi cùng tiếng hát trên đường.
Rồi đến sớm mai nơi chiến khu
Ϲùng nhau phất cờ giết quân thù
Kề vai cùng bước lên đường mới
Thề quуết hу sinh phá ngục tù.

(Lương Ngọc Trác, thơ Mạc Tần, Mơ đời chiến sĩ, 1947)

Cùng với cảm hứng anh hùng khi mô tả đoàn quân, nhạc sĩ Lê Trực (1928-1967, quê nội Bà Rịa, sinh tại quê ngoại Cái Bè, Tiền Giang, sau này lấy tên Hoàng Việt) với bài hát sau đây vẫn không quên mang theo không khí u hoài, tiếc nhớ và buồn bã:

Kể lúc vắng bóng người chinh chiến xưa 
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa 
Đêm nay đông sang

Mà tin vẫn chưa đưa về đò xưa 
Mà đoàn hùng binh

Âm thầm xông lướt trong sương 
Hồi còi trầm vang

Như hòa lẫn theo người lái đò ru. 
Tiếng còi trong sương đêm

Tiếng còi trong sương đêm

Theo gió đưa ôi buồn nghe vi vu oán than 
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi
Hơ hờ hơ hơ… hơ hơ hơ đi rồi…

(Lê Trực, Tiếng còi trong sương đêm)

Còn gì đẹp hơn hình ảnh người trai ra đi vì non nước, chống giặc xâm lăng tham tàn, đem lại thanh bình cho quê nhà. Bài hát của nhạc sĩ Đan Thọ (sinh năm 1924, quê Nam Định) ngợi ca hình ảnh tươi đẹp đó như một nét khái quát về cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc:

Chiều nay khi đoàn quân ra đi
Bao chàng trai anh dũng

Vui ca dưới nắng vàng
Tiếng ca say mơ mong hồn nước
Vang lên muôn lời nói

Chiến đấu cho nhà Nam
Giờ đây khi đoàn quân ra đi
Muôn bàn tay chia ly

Theo sau bóng chiến y
Cờ bay cho non sông huy hoàng
Đem vinh quang chan hòa

Sức sống thêm mặn mà.
Mẹ già dừng chân đứng chờ con
Đón mừng người con với niềm thương
Dặn dò từ nay con nhớ chăng con
Con ơi dòng Việt đấu tranh

Quen chống xâm lăng.
Khi ánh chiều rơi
Trông đoàn quân ra đi
Đem người con thân yêu

Hiên ngang khoác chiến y
Rồi đây khi non sông quê nhà
Gieo bao câu thanh bình

Mẹ già lần đợi con.

(Đan Thọ, Bóng chiến y)

Chiều xuân ấy chàng bước chân đi
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi
Bao lời nói lòng em vẫn ghi
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về.
Lòng em say vì nhớ đến chàng
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng muôn thu
Danh chàng lừng lẫy núi sông.
Rồi xuân đến dưới gốc mai xưa
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
Bên chàng say đắm một trời xuân thanh bình.

(Hiếu Nghĩa, Chàng đi theo nước)

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995, quê Hà Đông) cũng vẽ nên khung cảnh ước lệ với cảnh vật tiêu điều, thê lương nơi bến sông, nơi tiễn đưa người khách phong sương lên đường với ý chí nam nhi:

Đây bến Hàn Giang

Sông nước mênh mang

Chơi vơi nhấp nhô làn sóng

Xa xa thoáng in buồm trắng

Ôi bến Hàn Giang

Non nước thê lương

Mây u ám khi chiều xuống

Rầu lòng khách phong sương

Làn gió vi vu hát hiu buồn

Mây ơi lướt trôi về đâu

Gây niềm mong nhớ nhau.

Ôi bến Hàn Giang

Sông nước mênh mang

Nơi đây tiễn đưa người đi

Bừng dậy chí nam nhi.

Còn nhớ năm xưa

Một chiều thu vàng trời mây u ám

Chinh chiến khắp nơi tràn lan

Non nước đó đây lầm than

Biết bao gia đình nát tan vì chiến tranh.

Chiều ấy năm xưa bên bờ Hàn Giang

Một chàng trai tráng

Thấy nước non nhà điêu tàn

Nung nấu gan vàng căm hờn

Đem thân nam nhi

Trả nợ quê hương mến yêu.

(Bến Hàn Giang)

Người chiến sĩ ra đi chấp nhận gian lao, băng mình trong rừng núi âm u với sương giá lạnh nhưng vẫn không mong ngày về. Hình ảnh đó được phác họa trong bài hát sau đây:

Chiều nay gió vi vu ru ngàn cây

Từng cánh chim bay về xa xa

Sương lam buông dần trên lá

Ôi bao chiến binh lạnh lùng…

Một đoàn quân đi gió chiều đang rít lên

Xông pha nề chi tấm thân ngoài gió sương

Bền lòng cùng nhau kết đoàn ta tiến tới

Quyết chí ra đi vì nước non quê nhà. (3)

(Thanh Thoại, Chiều biên ải, 1954)

Cùng tâm trạng của người thanh niên ra đi, nhạc sĩ Ngọc Linh cũng khảng khái lòng quyết tâm sắt đá trong bài hát:

Sống chết cố sức luôn

Ra đi quyết một lòng hi sinh đến tận cùng

Liều thân vì nước quyết chiến quát thét vang.

Quyết tâm luôn hùng tiến

Gươm kề tay xả thân đòi nợ xương máu

Quyết chí lấy chiến công,

Nơi đây chốn sa trường

Say sưa giết không ngừng thù quân tan tác

Tiếng thét uất ức tan, máu lan trên đồi vắng…

(Ngọc Linh, Hoàng hôn, 1952)

Nhạc sĩ Ngọc Bích (19242001, quê Hà Nội) còn nói lên niềm say sưa của người trai trên đường chiến thắng quân thù:

Hôm nay chúng tôi say
Say vì tiêu diệt được một đồn Tây
Hôm nay chúng tôi say
Say vì súng, say vì đạn
Say say vì chiến công…

(Say chiến công)

Không chỉ vậy nhạc sĩ còn ngợi ca cả hình ảnh mẹ già trong chiến đấu:

Làng kia có một bà già
Thân hình tiều tụy tuổi đà sáu lăm
Một hôm giặc Pháp đói ăn
Chúng liền tìm tới xóm nghèo tìm lương…

(Bà già giết giặc)

Ở cả hai bài hát trên, lần đầu tiên nhạc sĩ đã đưa nhịp điệu swing và blues của Tây phương áp dụng vào tân nhạc Việt Nam.

Cũng trong kháng chiến có hình ảnh khác của một bà mẹ đau thương. Trên con đường qua nhiều miền đất nước, nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013, quê Hà Nội) lúc nào cũng gặp được nhiều người mẹ, tuy xa lạ nhưng rất đỗi gần gũi. Vào miền Trung năm 1948, ông đã nghe câu chuyện về một bà mẹ ở Gio Linh khiến ông rất xúc động. Và một khúc recitativo cất lên đã làm lay động nhiều trái tim. Bà mẹ đã là một bi kịch trong câu chuyện kể. Mẹ sống giản dị ở miền quê như bao bà mẹ khác, cũng tảo tần mưa nắng, chăm bón ruộng vườn:

Mẹ già cuốc đất trồng khoai

Nuôi con đánh giặc đêm ngày

Cho dù áo rách sờn vai

Cơm ăn bát vơi bát đầy.

Hò hò ơi ới hò…

Câu chuyện phát triển đến hồi bi thảm: giặc đến đốt phá xóm làng:

Nhà thì nó đốt còn đây

Khuyên nhau báo thù phen này

Mẹ mừng con đánh giặc hay

Ra công xới vun cày cấy.

Hò hò ơi ới hò…

Và rồi hiện thực kinh hoàng đến với mẹ, sự việc không ngờ hết sức thảm thiết khiến mẹ không còn biểu đạt nổi cảm xúc:

Mẹ già tưới nước trồng rau

Nghe tin xóm làng kêu gào

Quân thù đã bắt được con

Mang ra giữa chợ cắt đầu

Hò hò ơi ới hò…

Mẹ lẳng lặng nén sự khổ đau và nỗi căm thù tột cùng đến độ tưởng chừng như mẹ dửng dưng, vô cảm đến lạnh lùng:

Nghẹn ngào không nói một câu

Mang khăn gói đi lấy đầu

Chiều về thôn xóm buồn teo

Xa xa tiếng chuông chùa réo.
À à ơi ới hò!

Bi kịch như một nghịch lý: mẹ không kêu gào, la hét trước cái chết của con mà lại bình tĩnh, gan lì đến độ kiêu hãnh, cao ngạo – hình ảnh của người mẹ kháng chiến:

Tay nâng nâng lên

Rưng rức nước mắt đầy

Mẹ nhìn đầu con

Tóc trắng phất phơ bay

Ta yêu con ta

Môi trắng bết máu cờ

Nụ cười hồn nhiên

Đôi mắt ngó trông ta.

(Bà mẹ Gio Linh, Quảng Trị, 1948)

Ở một khía cạnh khác, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924-2015, quê Quảng Nam) dùng hình tượng đàn chim để kêu gọi thanh niên hợp quần cùng lên đường đấu tranh để “mang dâng cho đời men xuân thương yêu”. Bài hát Có một đàn chim (nhạc Phan Huỳnh Điểu, lời Đặng Văn Hàng và Phan Quang Định) còn có đề từ “tặng châu Á khổ đau” với tâm nguyện không chỉ mong hòa bình cho dân tộc Việt mà tấm lòng nhân ái rộng lớn của tác giả còn dành cho các dân tộc ở chung quanh còn chìm đắm trong điêu linh, thống khổ:

Ôi binh đao ai còn

Đem máu xương chất núi

Bao tiếng khóc thê lương

Ru sầu không gian điêu linh.

Hỡi châu Á đang khổ đau

Ta đứng lên vì người vì hòa bình

Nguyền đem người đến

Sắc hương đùa với ánh sáng

Đây tiếng cười no ấm

Hòa trong sóng đời trào dâng…

Tình thương mến đối với đồng đội cũng được biểu lộ qua bài Tình đồng chí của nhạc sĩ Minh Quốc (1926-2003, quê Bình Thuận), phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí (1948) của Chính Hữu (1926-2007). Khi bài hát này được phổ biến ở miền Nam thì bị đổi tên thành Tình nước của Vũ Hòa Thanh và lời ca có thay đổi vì lý do chính trị. Nguyên gốc bài hát như sau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu nép bên đầu 
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ. 
Đồng chí, ruộng nương anh bỏ bạn thân cày 
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay. 
Giếng nước gốc đa

Nhớ chàng trai làng ra lính 
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vầng trán đổ mồ hôi. 
Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá 
Miệng còn cười buốt giá chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Nằm kề bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo.

Bài hát có giai điệu gần như bám sát lời thơ của Chính Hữu, nhưng bản in ở miền Nam thì câu cuối, thay vì Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, đầu súng trăng treo, đã được sửa thành Nằm kề bên nhau chờ trăng lên, lòng thấy nao nao.

Ngay cả khi nói về chiến thắng của quân dân trong trận đánh Pháp, nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991, quê Hải Dương) vẫn không ra khỏi cảm hứng trữ tình nên trong bài hát dài có tính liên đoạn cũng đan xen nhịp điệu hùng tráng khi chuyển cung (từ re trưởng sang sol trưởng) rồi lại trở về với giọng điệu kể lể nhẹ nhàng (chuyển sang cung re thứ):

Hồng Hà mênh mông

Trôi cát tới chân làng quê

Cuối sông ngoài bến ai về có thấy
Ngàn áo xanh rì bát ngát

Đồng mía trên bờ đê

Hồng Hà chơi vơi

Dâng nước trên nguồn về khơi

Sông Thao ngoài bến Việt Trì

Có những chàng áo nâu về

Say mê dòng nước vui tràn trề.

Bên sông đoàn du kích ẩn từng lều

Nơi đây người đông đến họp chợ chiều

Sông Hồng Hà reo… u u u ù.
Chiến binh về đây đứng rợp một trời
Vui lên đầy vơi sóng giục lòng người
Sông Hồng Hà reo… Sông Hồng Hà reo.

Hồng Hà ơi! Ta nhớ mùa thu xưa

Nước về như sóng cờ lên khi quân về thủ đô

Hồng Hà ơi! Nay cũng mùa thu xưa

Quân thù ngơ ngác

Nhìn bên sông Việt Trì tàn phá…

(Đỗ Nhuận Du kích sông Thao, 1948)

Người trai ra đi vào thời điểm ấy còn mang nét hào hoa với hình ảnh và từ ngữ quen thuộc trong văn chương cổ điển. Nhạc sĩ Phạm Duy đã mô tả chàng trai ấy đẹp như tranh vẽ:

Chàng ngồi trên yên, mơ bóng dáng em
Mịt mù sau đám khói tên
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm
Không sao dấu đôi lệ hiền…
Rồi nhìn qua song em thấy trước sông
Ngựa hồng âu yếm bước sang
Trên lưng có chàng trai tráng
Mang theo biết bao nhiêu ngày vàng.

(Phạm Duy, Chinh phụ ca, Bà Rịa, 1945)

Hình ảnh đó còn được tìm thấy trong một bài hát khác:

Ta là gươm tráng sĩ thời xưa

Bên mình chàng hiên ngang một thuở (ơ ơ ờ)

Xưa nhớ tới người trai chí lớn

Xếp bút nghiên từ chốn thư phòng

Bàn tay xinh ai nhuốm máu hồng

Và nhuốm màu non sông.

Gươm vung lên như gió như mưa

Như muôn nghìn đấng linh hồn xưa

Như bao năm lòng dân đợi chờ

Chuyển sức chàng trai tráng (ư) gươm đưa…

(Phạm Duy, Gươm tráng sĩ)

Cũng là hình ảnh người anh hùng thời xưa đó ra biên cương với tay vung gươm, với ngựa tung vó:

Ra biên cương! Ra biên cương! 
Thiết tha lòng gái 
Hôm nay nâng khăn hồng 
Đưa chân anh hùng ngàn phương. 
Ra biên cương! Ra biên cương! 
Khói hôn hoàng xuống men rừng 
Qua con sông khuất ngàn nẻo thương 
Trăng non dị thường, ngựa tung vó bước 
Hiu hiu, lá rơi lối mòn tuyết sương 
Sao băng trên vòm, mong qua đêm buồn 
Là ánh nắng đến, sáng soi tâm hồn…

(Phạm Duy, Đường ra biên ải)

Cùng mạch cảm hứng trên, sau này ta gặp lại Trần Hoàn (1928-2003, quê Quảng Trị) ở hai bài hát Chàng ra đi và bài Lời người ra đi (1951). Chàng ra đi được sáng tác vào cuối thập niên 1940, mở đầu với nguồn mỹ cảm lãng mạn:

Trời chiều thu lướt sóng hồ thu

Gió reo thông vàng
Chiều biên khu lác đác rừng thu

Lá rơi lá rơi.

Rừng cây hoang tháng tám rền vang

Gió reo bên ngàn 
Chiều biên khu lác đác tiều phu

Ngắm mây trời thu.

Chiều rừng vắng bóng người mải mê
Cúi lưng xuống đồi dưới túp lều tranh
Nghe lá rơi . . . nghe lá rơi.
Chiều rừng vắng tiếng người dưới thôn
Buồn sơn nữ ơi, một mình loan say
Nghe lá rơi… nghe lá rơi ừ ư ứ…

Sau đó là tâm trạng của người lên đường vì nước nhưng vẫn không khỏi ngóng về người mình thương và nghe lời căn dặn:

Chiều năm xưa cất bước chàng đi
Giết quân tham tàn. Nàng bâng khuâng
Dưới túp lều tranh đứng trông lá rơi.
Chàng ra đi giúp nước vì dân
Giết quân tham tàn. Bàn tay em
Bón xén đồng xanh dưới ánh chiều thu…

Chàng ra đi vác súng cầm gươm

Tiến ra sa trường. Nàng bâng khuâng

Dưới túp lều tranh đứng trông lá rơi.

Chàng ra đi cố gắng chàng ơi

Chiến công vang lừng. Bàn tay em

Bón xén đồng xanh dưới ánh chiều thu.

Một bài hát của Trần Hoàn được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem vào phổ biến ở miền Nam (sau năm 1975 tác giả lấy lại tên bài hát là Rằng kháng chiến còn trường kỳ). Bài hát gồm hai đoạn A, B chạy trên cung re thứ:

Một chiều anh bước đi

Em tiễn chân anh tận cuối đồi

Nghe dặn lời rằng chiến đấu

Đừng sờn lòng rằng sóng gió

Đừng sờn lòng đừng nề gian khổ.

Máu còn rơi xương còn rơi

Bao lớp người tiền tuyến tuôn ra

Ngăn quân thù dày xéo dân ta

Cho một ngày mới

Một nguồn vui tới xuân phơi phới.

Như dòng sông qua đại dương

Qua bao ghềnh và đá cheo leo

Đấu tranh này bền lòng em ơi

Mới tới ngày nắng ấm

Và xa xôi em nhớ lời

Rằng muốn có một ngày về

Thì chiến đấu đừng sờn lòng

Đừng nề gian khổ…

(Trần Hoàn, Lời người ra đi)

Đây là lời của người ra đi vì nước dặn dò người vợ trẻ trước lúc lên đường. Bài hát ngập tràn tin yêu sâu sắc, dạt dào tình cảm trong sáng. Bài hát phù hợp với tâm trạng của lớp thanh niên bấy giờ nên được phổ biến nhanh ở cả khu IV và Khu III (các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ). Tuy nhiên sau đó bài hát bị phê phán là ủy mị nên không còn được phổ biến nữa, chỉ sau khi được phổ biến ở miền Nam mới được nhiều người biết đến và yêu thích. (4)

Người chiến sĩ ra đi vì nghĩ đến quê hương, dù buồn đau khi chia lìa người thân nhưng lòng vẫn nung nấu mong ước một ngày quê hương thôi lầm than và ngày tươi sáng sẽ đến cho non sông. Giai điệu bài hát dìu dặt với nhịp điệu tango:

Dòng sông xanh trôi lững lờ

Lạnh lùng ngâm khúc hùng ca

Người trai tráng sẽ mang tấm thân

Trong trắng đi trên đường sáng ngời

Lòng vương vấn bao nhớ thương…

Nhưng trên bến xa, tay bế con còn thơ
Bên sông cố trông,

Thuyền khuất xa nửa vời
Dòng dòng lệ rơi
Từ đây trong đêm giá đông
Ðèn khuya chung bóng hoa
Còn đâu phút êm xưa.
Thôi lưu luyến chi,

Đau đớn cho người đi
Nam nhi chí trai,

Chàng quyết tâm quên mình
Nàng về ngàn dâu,

Ngày quay tơ với nhớ mong
Cầu sao mau tới khi,

Rền tiếng tơ thanh bình.

(Hoàng Trọng, Phút chia ly, 1948)

Hờn cho bao sanh linh đang sống lầm than

Cho đến giờ hết tan.

Hờn cho non sông

Đang chinh chiến lừng reo vang

Bao ngày ly tán

Chờ cho êm nguôi tan

Bao vết niềm đa mang

Non nước ngập tràn

Ngày vui tươi ấy sẽ mang đến

Cho non sông muôn ngàn vinh quang…

(Văn Thanh, Tiếng hờn trong gió)

Lòng mơ ước theo gió như cánh bằng 
Để cùng ai tới nơi xa vời 
Tìm hạnh phúc dâng cho đời 
Đời tươi sáng chung bao người 
Lòng ta thắm đầy ngày vui. 
Người chiến sĩ ơi
Bên sông tiễn đưa mùa thu năm xưa

Em hằng mong nhớ 
Bóng dáng người anh dũng không hề nao núng 
Khiến cho em quên bao nỗi buồn khi biệt ly

Hẹn ước mai sau…

(Dương Thiệu Tước, Cánh bằng lướt gió)

Như vậy có thể nói trong giai đoạn hình thành nền tân nhạc, bên cạnh các bài hát lãng mạn trữ tình, hình ảnh người trai lên đường kháng chiến là hình ảnh nổi trội được tìm thấy rõ rệt và đậm nét trong dòng nhạc lãng mạn cách mạng.

II. TÌNH QUÂN DÂN TRONG LÒNG DÂN TỘC

Người chiến sĩ ra đi không hề đơn độc. Ngoài tình đồng đội, sau lưng họ là cả dân tộc đang dõi theo bước chân của mình đang chiến đấu chống quân thù. Quân và dân gắn bó với nhau trong tình thương yêu thắm thiết, tình đoàn kết keo sơn, cùng khắc khoải lo lắng cho nhau khi đất nước điêu linh, khi quân thực dân đang dày xéo quê hương.

Nhạc sĩ Dương Minh Ninh đã khắc họa hình tượng anh bộ đội với bộ quân phục màu xám, sau khi chiến thắng, về qua thôn xưa được nhân dân chào đón. Hình ảnh đó dễ đi vào lòng người chiến sĩ:

Trùng trùng áo xám màu tô sông núi

Nhạc chiều dâng lên câu ca ngợi

Tình quân dân thắm thiết…

Băng qua rừng chiều nắng

Nghiêng sườn non chơi vơi 
Có tiếng quân đi

Theo tiếng nước non xa vời…

Tôi mơ dáng ai tươi cười

Nhắn lúc chia ly

Qua bao tháng năm đợi chờ

Hẹn ước còn ghi…

(Đường chiều)

Nhạc sĩ Lê Yên (1917-1998, quê Hà Tây, trong nhóm Tricéa) phổ nhạc một bài thơ nổi tiếng. Mở đầu là hình ảnh người chiến sĩ đã lên đường nhưng còn để lại trong lòng người hậu phương niềm lưu luyến:

Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi

Xóm làng tôi còn nhớ mãi

Ước mong sao đến khi nào trở lại

Đón mừng anh vui chiến thắng về qua.

Sau bốn câu mở đầu, nhạc sĩ vẽ lên hình ảnh người dân trong xóm làng đón mừng anh trở về trong niềm hân hoan một cách rất đậm tình. Bài hát đến đây là những câu với giai điệu tươi vui và nhịp điệu dồn dập, rộn rã hơn:

Các anh về mái ấm nhà vui

Cất tiếng hát câu cười

Rộn ràng trong xóm nhỏ (ơ ơ)

Các anh về tưng bừng trước ngõ

Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.

Từ lưng đèo dốc đá mù che

Các anh về xôn xao làng tôi bé nhỏ

Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở (ơ ơ)

Nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh

Ngồi vui (ơ ơ) ta kể chuyện tâm tình bên nhau… (2)

(Lê Yên, thơ Hoàng Trung Thông, Bộ đội về làng, 1950)

Người ra đi vì ngàn dân đang chờ mong bàn tay chiến đấu của họ trong khi người chiến sĩ đã có lời dặn dò người ở lại trong giây phút biệt ly rằng cố quên đi mối sầu thương:

Biết đi sầu em mong

Nhưng ngàn dân đang ngóng

Dưới trời gió mưa làn gió chiều đưa.

Xa nhau bến xưa ngày ấy

Anh như bóng mây hồng trôi 
Về chốn xa vời lòng nặng nhớ mong.

Cố quên sầu thương đi

Anh nguyền đi theo gió

Chớ buồn khóc chi

Càng khổ người đi.

Bến ấy chiều sương chờ mong

Vấn vương lòng ta 
Gió cuốn mây trôi về đâu 
Cố nén sầu lòng bao năm.

(Anh Việt, lời Ngọc Quang, Bến cũ)

Đó cũng là lời nhắn nhủ rằng người ở lại hãy vui cuộc sống để anh thong dong vác súng lên đường:

Em ở lại nhà, em ơi, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn

Mẹ già em thương, tình tang
Ðể anh vác súng lên đường, tình tang
Ðể anh vác súng lên đường

Ư ừ ư ư ứ ư.
Vác súng lên đường

Hôm nay vác súng lên đường
Lòng anh còn nhớ

Mảnh vườn xác xơ, tình tang
Nghèo đây cũng bởi quân thù tình tang
Nghèo đây cũng bởi quân thù

Ứ ừ ư ư ứ ư.
Nếu anh chết bởi quân thù
Súng kia hoen máu đợi chờ tay em
Ra chiến trường kia, ra chiến trường kia
Rửa thù, là rửa thù!

(Phạm Duy, Dặn dò, Bắc Giang, 1947)

Người ra đi vì non sông đã gây cho người ở lại biết bao tình cảm lưu luyến, ước mong một ngày chiến thắng anh sẽ trở về đoàn viên cùng gia đình, làng xóm. Tâm sự đó được nhạc sĩ Dzoãn Mẫn (1919-2007, quê Hà Nội) ghi lại trong một bài hát với giai điệu nhẹ nhàng và tiết tấu hơi chậm, dàn trải:

Khi bước đi vó câu xa xa

Dồn bao nhớ thương

Mờ chinh chiến lùa theo gió

Chiến bào vương vấn

Mờ chiều sương.

Theo người đi

Riêng lòng ta thầm nhắn đôi lời

Sa trường kia là chốn tài trai

Rèn tâm trí, thi tấm gan

Cùng non sông theo gương xưa nhớ

Khi bước đi quyết đem tấm thân

Đền bù nước non

Còn ham tiếc gì thân thế

Hỡi người chiến sĩ trên chiến trường.

Thiết tha có lời, nhắn mong tới người

Máu nóng còn chờ

Nhuốm lời nguyền khắp muôn nơi.

Thiết tha nhắn người dâng cờ vinh quang,

Nhớ đó hồn toàn quốc

Vương lòng kính muôn đời.

Người bước đi, lòng nhớ mong

Hát khúc hoàn ca

Người bước đi, về với danh thơm đời gấm hoa

Thiết tha có lời nhắn mong tới người

Chiến thắng ngày về

Mang ngàn tươi sáng hiến cho đời.

(Dzoãn Mẫn, Nhắn người chiến sĩ)

Cũng vậy, nhạc sĩ Hoàng Trọng (1938-1997, quê Hải Dương) cũng không quên vẽ nên hình ảnh người ở lại tiễn đưa người trai ra đi và không quên mơ ước một ngày anh sẽ trở lại với người yêu thương:

Đêm xưa cũng bên sông

Theo trăng người trai bước đi

Mang hồn xây núi sông

Trao tình thương nghẹn trong tiếng sóng

Đi vui kiếp nam nhi

Riêng em hằng mong đón chờ

Anh về xây tổ cũ

Chắp duyên xưa bao ngày tươi thắm.

(Hoàng Trọng, Trên bến vắng (1943)

Toàn dân luôn ngóng về những đứa con của dân tộc với tất cả tấm lòng thương yêu, mong họ được no ấm trên mọi nẻo đường đánh giặc. Bài hát sau đây biểu lộ tình cảm yêu thương đó một cách cụ thể:

Đêm trăng vàng lan trên

Miền quê xa vắng
Có tiếng xay lúa đều đều
Đây bóng nàng thôn nữ
Đêm thâu xay lúa dưới ánh trăng tàn.
Đêm mơ người thương binh

Ngoài kia sương gió
Kháng chiến bao nhiêu mùa rồi.
Nàng xay lúa luyến hương lòng
Thơm ngát gởi cho người

Chiến sĩ ngàn phương
Xay nhanh! Xay nhanh!

Bao lúa vàng lúa vàng
Rơi rơi rơi rơi

Gạo ngát hương trắng ngần
Lúa đây là sức

Giống dân Việt Nam chống thù.
Trăng mơ màng vương
Trên dòng sông man mác
Có tiếng ai hát đều đều
Đây có nàng thôn nữ
Đêm khuya say hát dưới ánh trăng vàng.
Quê hương ngày vinh quang,

Người Nam khao khát
Đón gió vương mơ hòa bình
Nàng xay lúa luyến hương tình
Ngây ngất gởi cho người

Chiến sĩ nghìn phương.
Hy sinh! Hy sinh!

Mau hướng về, tiến về
Giang san đang kêu gọi

Tiến lên giết thù, lúa gây tình thắm

Giúp dân Việt Nam chống thù.

(Anh Việt, Lúa vàng)

Trong hoàn cảnh kháng chiến, cuộc sống người dân, của thợ thuyền, chiến sĩ vốn còn nhiều khó khăn. Vì vậy cùng với người dân miệt mài trên ruộng đồng, lớp trai cũng phải lao động để lo áo cơm cho mình:

Lúa khoai ta gắng trồng

Sườn non đến bờ sông

Áo ta chưa ấm lòng

Thay mía ta trồng bông.

Nhiều phân cho tốt màu

Cuốc sâu cho nặng cành

Ngày đêm quên nắng mưa

Thâm canh rồi quảng canh…

Khắp nơi đang rất cần

Kìa ai chớ ngồi yên

Quyết thi đua cấy cày

Sản xuất cho nhiều lên.

Toàn dân ta góp tình

Góp công xây cuộc đời

Ngày mai trên nước Nam

Một bầu trời sáng tươi.

(Dương Minh Ninh, lời Lưu Trùng Dương, Bài ca tự túc)

Rồi khi lúa chín đầy đồng

Người dân cày đem theo

Đem theo hái, liềm, quang gánh

Cùng gặt lấy những bông lúa vàng.

Người dân cày chân lấm tay bùn

Dầm mưa phơi nắng đổ giọt mồ hôi

Vẫn tươi cười, nhưng vẫn yêu đời

Chúng ta, chúng ta cùng nhau vui hát.

Ơ này anh em ơi! Vui vì có bát cơm đầy

Thợ thuyền, bộ đội, dân cày ấm no…

(Văn Chung, Hò dân cày, 1947)

Đây nếp tranh đồng ruộng xanh

Có người dân vùng tạm chiếm

Bữa nay gót chân bước dồn trên đường

Đem lúa thơm về tiền phương

Bữa nay tiến ra chiến trường

Lòng vui bước trên quãng đường đường xa…

(Huy Du, Gánh thóc về tự do, 1948)

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991, quê Hải Dương) khởi đi từ bài hát Trưng Vương viết năm 17 tuổi, sau đó là các bài hát Chim than, Lời cha già, Đường lên ải Bắc Ở Đỗ Nhuận ta thấy trước hết là cảm hứng lãng mạn, và khi hoạt động cách mạng là cảm hứng anh hùng. Hai nguồn cảm hứng còn đan xen với nhau trong tâm hồn người thanh niên mới hòa vào dòng chiến đấu của dân tộc. Năm 1943, vì hoạt động tuyên truyền cho cách mạng, ông bị bỏ tù ở Hải Dương, Hỏa Lò rồi bị đày đi Sơn La. Sau khi ra tù ông tiếp tục hoạt động và sáng tác nhiều ca khúc. Đây là bài hát hồi tưởng hình ảnh những đoàn quân trong đêm vắng hay trong buổi chiều vàng, qua đó tác giả muốn thả hồn về nơi chốn rừng thiêng mình từng đến, nhớ về những ngày tháng chiến đấu tuy gian nan nhưng oanh liệt. Bài hát diễn tả được tình cảm u hoài, man mác với giai điệu trầm buồn, nhịp chậm rãi:

Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo ngàn thông réo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo đạn bay vèo.
Hôm nay đây vai vác súng

Trông mây trăng gió buồn đứng
Chiều vàng nhớ núi rừng…
Chiều nay xa chiến khu trên đường về
Sương chiều lác đác rơi trời dần tối
Rừng sâu xa, núi cao cao mờ
Tiếng quân hò lời chưa dứt dưới bóng cờ.
Thôi chia ly vai vác súng

Ttrông mây trăng gió buồn đứng
Chiều vàng nhớ núi rừng.

(Đỗ Nhuận, Nhớ chiến khu, 1945)

Nếu đã có Lời người ra đi của Trần Hoàn thì vẫn có Lời người ở lại của Hoàng Nguyên (1932-1973, quê Quảng Trị). Bài hát này nhạc sĩ Hoàng Nguyên sáng tác khoảng 1952-1953, có tính chất kể lể, tiết tấu chậm, gồm đoạn A cung re thứ, mở đầu hát tự do (ad.lib.) sau đó vào nhịp (a tempo); đoạn B chuyển sang re trưởng, mang tính chất tươi sáng, tin tưởng, tiết tấu nhanh hơn. Đây là lời nhắn nhủ của người ở lại quê nhà động viên người thân yên lòng đi chiến đấu:
Anh ơi, anh cứ đi. Mai về em vẫn đợi
Anh cứ đi, anh cứ đi giết thù
Không vấn vương không luyến thương
Anh cứ đi giết thù.
Dù cách núi rừng cheo leo và nắng đèo
Dù đốt cháy lòng chinh phu ngoài biên khu
Dù gió táp dù mưa sa dù bão bùng
Em vẫn đợi, anh về em vẫn đợi…

Em vẫn đợi, biết rằng dù bao tháng năm
Rồi khi quân theo sóng cờ
Dân mình mừng thôi chinh chiến
Tìm xóm cũ anh về ruộng vườn khoai sắn
Có em vẫn đợi, vẫn đợi anh về.

(Hoàng Nguyên, Lời người ở lại)

Người ra đi không nguôi lòng nhớ thương về quê cũ, nơi đó có hình ảnh của người mẹ già, của người vợ hiền và đàn con thơ. Bài hát sau đây diễn đạt nỗi nhớ thương đó của người ra lính:

Đêm năm xưa trăng chiếu rọi đầu thôn

Trăng mấy mùa chưa tròn

Có người vợ hiền ngồi ôm con

Mà đôi mắt trông mỏi mòn.

Bao xuân qua năm tháng chừng phôi pha

Con lớn từ bao giờ

Mà chưa hề gặp mặt người cha

Còn tay súng giữ quê nhà.

Đêm hôm nao nghe tiếng gà làng xa

Thấp thoáng bà mẹ già chờ trông con

Tóc đã bạc phơ phơ, mắt đã nhòa bơ vơ

Lưng đã còng hơn xưa, rau cháo đời đơn sơ…

(Hoàng Nguyên, Tiếng hai đêm)

Tình cảm đó của Hoàng Nguyên cũng tương tự như tâm tình đã được Phạm Duy thể hiện trong bài hát viết ở Thái Nguyên từ năm năm 1947. Cũng là nỗi nhớ thương dành ba người thân yêu trong gia đình:

Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người mẹ già
Chờ con lúc đêm khuya
Người con đã ra đi, vì nước.
Con bước đi khi trống làng dồn xa
Mẹ đưa mắt trông về ngọn cờ
Cầu cho đứa con trai
Ở đâu đó con ơi, được vui.
Nhớ thương con oán thù loài thực dân
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh

Về ấm lũy tre xanh, về ấm lũy tre xanh.
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người vợ hiền
Chồng ra lính biên cương
Ngồi may áo cho con, còn nhớ.
Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn
Một hôm lúc trâu bò về chuồng
Rồi em nhớ em mong
Chờ chiến sĩ xa xăm lập công.
Nhớ thương anh oán thù loài thực dân
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh

Về ấm lũy tre xanh, về ấm lũy tre xanh.
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương đàn trẻ nhỏ
Ðùa trong nắng ngây thơ
Cùng nhau hát líu lo, ngoài ngõ.
Nhưng mỗi khi dưới mái nhà mênh mang
Ngừng chơi nắm tay mẹ, hỏi rằng
Rằng: Cha chúng con đâu
Về mua bánh cho con, mẹ ơi.
Nhớ thương cha oán thù loài thực dân
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh

Về ấm lũy tre xanh, về ấm lũy tre xanh.

(Phạm Duy, Nhớ người ra đi)

Hình ảnh cuộc chinh chiến đã đi vào lời ru của người mẹ, ở đó là tiếng than day dứt về cảnh lầm than do quân thù gây nên. Lời ru gây niềm thương cảm cho người nghe; cảm xúc đậm đà đó được Phạm Duy gợi lên từ bài hát cũng được viết năm 1947 tại Thái Nguyên:

Ðêm khuya trăng tà
Mẹ ru con ngủ. À à ơi! À à ơi!
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa
Chinh chiến miền xa

Cha con chinh chiến miền xa
Mong sao con trẻ quê nhà được vui.
Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
Thương con mẹ những tơi bời ruột gan
Giông tố lầm than, con ơi

Nơi kia giông tố lầm than
Gây nên bao cảnh điêu tàn thảm thương
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình.

À à ơi! À à ơi!…

(Phạm Duy, Ru con)

Không chỉ có thương cảm, người dân còn tự hào trong niềm vui chiến thắng quân thù như trong bài hát sau đây:

Trên nước sông Lô

Thuyền tôi buông lái như xưa
Sau lúc phong ba,

Thuyền tôi qua bến qua bờ
Ai nhớ sông Lô, giặc lên ăn cướp dân ta
Tôi nhớ sông Lô,

Ngày qua chôn xác quân thù…
Trên nước sông Lô, thuyền ơi,

Ta hát say sưa quân cướp đi xa

Về đây ta sống chan hòa
Sông nước hôm qua

Còn reo như gió như mưa
Sông nước hôm nay lại trôi êm ái như xưa.
Khoan hỡi khoan hò hò khoan
Hỡi anh Vệ Quốc cầm súng ngang tàng
Thuyền tôi đậu bến Tuyên Quang
Nửa đêm trông ánh trăng vàng (tôi) nhớ anh…

(Phạm Duy, Tiếng hát sông Lô, 1947)

Cũng là một chiến sĩ trẻ, Việt Lang (1927-2008, quê Thái Bình) cũng có bài hát viết về đời chiến sĩ, nhưng ở đây bài hát không phải là khúc ca hùng tráng thúc giục lòng người mà là tình cảm lưu luyến và gắn bó với hình ảnh thân quen của mẹ già và em thơ. Người ra đi nặng tình nước nhưng cũng nặng tình nhà một cách tha thiết. Đây là hình ảnh của đoàn quân:

Đoàn quân đi thấp thoáng trong đêm

Không một vì sao

Uốn khúc đường đào mưa trơn bùn sâu

Ðoàn quân đi dưới nắng gắt gao
Mình đẫm mồ hôi thép súng say đời
Vai nặng trĩu căm thù lòng sôi…

Người chiến sĩ âm thầm nhưng hiên ngang vẫn còn dõi theo những hình ảnh thân thương như muốn gửi theo lời hẹn hò ngày chiến thắng:
Bao em tôi đôi mắt sáng ngời
Trông say sưa quân dồn bước tiến
Tóc bạc trắng đây là những me tôi
Lòng già buồn vui nhìn toán quân xa rồi.
Ðoàn quân đi giữa sóng biên cương

Xuân về mùa thắm
Tôi thấy những nàng khăn hồng lệ thắm
Hẹn ngày mai chiến thắng

Chớ quên đường về làng xưa
Em vẫn mong chờ

Tới ngày ấy đôi ta cùng mơ.

(Việt Lang, Đoàn quân đi, 1948)

Nhạc sĩ Hoàng Giác (1924-2017, quê Hà Nội) cũng bày tỏ tâm trạng của người ra đi vẫn mong một ngày về quê cũ trong bài hát được sáng tác trong thập niên 1940:

Mây buồn vương khi chiều thu reo lá úa
Tim sắt se khẽ nâng chén rượu từ ly
Xa xa giữa khói mờ chinh phu lặng bước
Dặn dò đừng quên nhé mai đây trở về.
Âm thầm đêm đêm soi bóng
Bâng khuâng nhớ người muôn trùng
Hẹn ngày mai trở về chốn cũ
Chờ đợi mãi chờ đến bao giờ…

(Hoàng Giác, Anh sẽ về)

Hình ảnh người chiến sĩ bỏ mình vì quê hương được người dân thương tiếc, khóc than và tưởng nhớ:

Nhìn nương xanh âm u

Với suối ngàn buồn đang trôi
Đoàn quân chiêu hô

Bao nhiêu linh hồn trong rừng núi.
Chiều nay tiếng súng thưa

Âm trong nương mờ hơi sương
Có bóng đoàn hùng quân

Mờ trong khói nơi sa trường.
Dưới lá cờ hồng

Chiêu linh hồn người tử sĩ
Vì đời vì non nước

Đã khuất lánh trần đi.
Đèo cao ôi hoang vu

Gió núi rì rào sang thu
Làn sương như khăn sô trắng

Chăng trùm mộ người xưa.
(Đỗ Nhuận, Chiêu hồn tử sĩ, 1943)

Bên cạnh hình ảnh người trai đi chiến đấu, họ còn có một nhiệm vụ nữa là kêu gọi những người lạc lối hãy thức tỉnh để trở về con đường chính nghĩa, trở về với dân tộc. Giai điệu nhẹ nhàng với tâm tình chân thật có thể lay động trái tim người bên kia chiến tuyến:

Một chiều biên khu ngồi ôm cây súng dài

Chợt nghe tiếng chim cười

Lòng tôi thêm nhớ ai

Người bạn tôi ơi người con của đất Việt

Ở bên phía quân thù người còn thức hay mơ.

Bên tê là phía sầu u có người dân Việt

Gục đầu trên đất tù. Bên ni là phía tự do

Đã nhờ giết giặc mà toàn dân ấm no.

Trở về làng xưa để xem hoa bốn mùa

Nở trên xác quân thù người vui trong gió thu

Giặc về làng đây buộc anh cây súng nầy

Là mưu kế đem bày dùng để giết nhau đây.

Anh ơi! Quay súng về đây

Máu người dân Việt còn cần cho luống cày

Tôi mong từng phút từng giây

Sống chẳng oán thù để chờ anh tới đây…

(Phạm Duy, Bên Ni Bên Tê)

III. HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN

Hình ảnh người chiến sĩ luôn gắn liền với hình ảnh quê hương. Quê hương trong kháng chiến đã được khắc họa bằng hình ảnh: làng quê lửa khói, khung cảnh điêu tàn, thôn xóm tan hoang, đồng ruộng xác xơ, quạnh vắng… Những khúc ca về quê hương ấy không phải được sáng tác từ một ai đứng ngoài cuộc chiến mà chính là những chàng trai trẻ đã cầm súng và viết lên cảm xúc của mình khi đối diện với cảnh vật mỗi một làng quê mà họ từng đi qua.

Đây là hình ảnh làng quê thời kháng chiến được nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995, quê Hải Phòng) khắc họa rõ nét: từ làng quê êm đềm buổi thanh bình rồi trải qua binh lửa khi giặc tràn tới và cuối cùng là làng quê vui mừng ngày chiến thắng. Bài hát gồm 3 lời ca tương ứng với 3 hình ảnh nêu trên:

1. Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung.
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
Bóng cau với con thuyền, một dòng sông.
Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang.


2. Chiều khi quân Pháp qua
Chiều vắng tiếng chuông ngân
Phá tan nhà thờ xưa.
Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa.
Bao căm hờn từ xa quê nhà
Rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa
Từ xa quê trông lớp cây già
Làng quê còn thấy buồn đau.


3. Ngày diệt quân Pháp tan
Là lúc tiếng chuông ngân
Tiếng chuông nhà thờ rung.
Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng
Đánh tan lũ quân thù về làng xưa.
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy đào hào sâu
Giặc chưa tan chiến đấu không thôi
Đồng quê chào đón ngày mai.

(Văn Cao, Làng tôi, 1947)

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn (1929-2016, quê Hà Nội) tham gia kháng chiến và sáng tác nhiều bài hát, trong đó phổ biến nhất là bài hát sau đây viết theo nhịp luân vũ, từng được Đài Pháp Á dàn dựng và phát thanh với hai giọng ca Thái Hằng-Thái Thanh:

Quê em miền trung du đồng xuôi lúa xanh rờn
Giặc tràn lên thôn xóm. Dâu bờ xanh thắm
Nong tằm chín lứa tơ

Không tay người chăm bón.
Quê em đồng hoang vu chiều nay vắng bóng cờ
Giặc tràn lên đốt phá. Anh về quê cũ

Đi diệt thù giữ quê, giặc tan đón em về.
Từ mờ sớm tinh mơ anh đi vang tiếng hò
Giữ vững miền trung du.
Đây bao người trông ngóng
Quân ta đã về! Quân ta đã về!
Bao hờn căm trên nòng súng

Dựng lưỡi lê đi chiếm lại đồng quê ta
Bao lòng dân đang chờ mong

Quân kéo về phá tan giặc
Gìn giữ xóm quê.

(Nguyễn Đức Toàn, Quê em, 1949)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (1919-2002, quê Thừa Thiên-Huế) có bài hát nói về quê hương của ông với tình cảm yêu mến đậm đà và lòng xót thương vô hạn với những địa danh được nêu lên trong thời binh lửa giai đoạn chống Pháp. Ở đây ta thấy cảnh lửa cháy ngập trời, máu đỏ trên đồng xanh, cảnh tang thương và lòng người tràn ngập đau xót. Bài hát gồm hai đoạn lớn, trong đó đoạn A mang tính tự sự nhẹ nhàng rất trữ tình (cung re thứ) và đoạn B có phong cách hành khúc với cảm xúc mạnh mẽ (cung re trưởng) nói lên niềm tin vào tương lai tươi sáng:

Hướng về Nam

Ai từng vô sông Hương

Từng nương Thiên Mụ

Từng ngụ Đập Đá, Văn Xá, Truồi Nong.

Hướng về Nam

Ai đã vô Đông Hà, đã qua Ngô Xá

Đã đi Bích La, Thủy Ba, Triệu Phong.

Hướng về Nam

Ai đã qua đèo Ngang, đã sang Ba Rền

Mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy.

Giờ đây lửa cháy ngút trời

Máu nhuộm đồng xanh

Ôi đau thương điêu tàn…
Cho đàn em cất tiếng hát

Cho cánh đồng lúa bát ngát

Cho nơi nơi yên vui chan hòa.

Bình Trị Thiên ơi miền thân mến

Có ai xuôi về cho ta nhắn thương yêu…

(Nguyễn Văn Thương, Bình Trị Thiên khói lửa, 1948)

Hình ảnh người dân lên đường được khắc họa trong giai điệu rộn ràng tin yêu:

Nhớ tới ngày qua vang trong rừng xa
Dân Nam hò reo
Tiếng thét diệt thù khói súng mịt mù
Nơi sa trường xa
Vang khắp nước non nhà

Thu chiều nắng tà
Tiếng trống bập bùng loa vang lạnh lùng
Dân Nam hò reo
Trông ra khói mây mờ nhớ bao ngày qua…

Loa thúc nhịp dồn nhân dân chập chồn
Thôn xa dồn tới
Tiếng thét rộn ràng quân dân tập đoàn
Đi theo hàng lối
Hoan hô tiếng dân làng giết loài tham tàn.
Giáo mác sẵn sang quân dân lập đoàn
Ca khúc hùng tráng
Ra đi trút oán thù noi gương ngàn thu…
(Nguyễn Hữu Ba, Thu khói lửa)

Vào miền Nam, làng quê mang cảnh sắc khác biệt. Nơi đây nhiều sông rạch, nhiều giồng rẫy, người ra đi cũng gặp nhiều thử thách trên bước đường kháng chiến, nhất là với người vào bưng từ thành phố:

Hò ơi! Dòng sông chảy xiết lái thuyền chèo đi
Trên sông Vàm Cỏ Đông nước chảy ngược dòng
Nước chảy ngược dòng. Hò ơi!

Em chèo thuyền đi lên rẫy Tráng Cồng

Cắt lúa thay chồng, thay chồng nuôi con.
Nước ngập đồng xanh lúa chết
Gió mưa sập đổ mái nhà
Bao nhiêu gia đình tan hoang
Đau thương lệ rơi chứa chan.
Em đi cắt lúa trên ngàn

Rẫy trên ngàn nắng chiều chang chang
Đường đi nước ngập mênh mang

Bàn chân dẫm gai lòng không thở than
Người dân dưới ruộng lên ngàn

Tìm lúa đổ bao mồ hôi
Gánh về từng hạt lúa vàng

Cùng nhau chung sức căm thù giết Tây.

(Hoàng Việt, Lên ngàn)

Trong thời gian hoạt động ở miền Đông Nam bộ, nhạc sĩ Hoàng Việt có dịp vào rừng để mô tả một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên ở đây. Tác giả nghe được những tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng xào xạc cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một bản hòa âm bất tận, ta nghe ra tâm trạng của chàng trai trẻ tuổi, lạc quan yêu đời, say mê ca hát dù trên đường kháng chiến. Hãy nghe giai điệu tươi vui với nhịp điệu luân vũ:

Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng
Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên.
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào!

Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh.
Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi.
Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng
Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới
Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang
Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang.
Tính tang! Tính tình!

Miền Đông gian lao mà anh dũng
Tính tang! Tính tình!

Hăng hái chiến đấu với quân thù.
Đường xa chân đi vui bước
Lòng xuân thêm bao thắm tươi.
Nhạc rừng vẳng đưa cùng nhịp bước
Hương rừng thoảng nghe hồn say sưa.
(5)

(Hoàng Việt, Nhạc rừng)

Trong khi đó, nhạc sĩ Ngô Huỳnh cho ta thấy được hình ảnh làng quê êm đềm của miền Nam qua từng bước chân của người trai băng mình trên từng nẻo đường quê nhà:

Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh
Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha
Tiếng ai hò lơ vẳng đưa những câu tình ca
Ngả nghiêng hàng tràm vang hòa tiếng hò xa xa
Chiến khu bừng vui ấm bao lòng dân quê tôi
Tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng lòng tôi.
Con kênh xanh xanh những chiều êm ả nước trôi
Ghi sâu nơi tôi bao ngày chiến đấu nổi sôi.
Con kênh xanh ơi dập tàn chinh chiến khắp nơi
Bên nhau ta xây trọn bài tình ca thắm tươi.

(Ngô Huỳnh, Con kênh xanh xanh, 1949)

Trước mắt người ra đi là hình ảnh quê hương điêu tàn vì quân thù dày xéo như nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã vẽ lại trong bài hát sau đây. Bài gồm hai phiên khúc, một dành cho giọng nam (A) và một dành cho giọng nữ (A’), chạy trên cung re thứ; một điệp khúc (B) dành cho cả hai giọng chạy trên cung re trưởng. Đây là lời tâm sự của người ra đi trước giờ lên đường:

Nếu hiểu rằng anh đi vì lũ giặc tham tàn
Thì em ơi! Em chớ sầu thương chi
Em thấy chăng khói súng của giặc thù
Còn mịt mùng và còn che khuất mờ…
Nắng nửa chiều đưa anh

Nhìn mấy đồi chập chùng
Nhìn sông xanh, nhìn bông lúa nhìn nương dâu
Tay nắm tay em nhớ lời dặn dò
Đừng ngập ngừng buồn lòng ai giết thù…
Anh đi mai về chiến thắng
Anh đi mai về chiến thắng
Khi súng quân thù thôi vang trên non sông
Tươi thắm màu cờ vui reo trên kinh thành
Anh đi mai về hòa bình
Anh đi mai về hòa bình
Ca khúc khải hoàn không còn hận biên cương
Quân cướp bạo tàn thôi xéo dày quê hương.

(Hoàng Nguyên, Anh đi mai về, đầu thập niên 1950)

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu thương cảm cho đời sống của người chiến sĩ khi mùa đông về. Viết về người chiến sĩ, ngoài bài Đoàn Vệ quốc quân mang chất hùng ca, ông còn muốn nói đến khía cạnh gian khổ của người chiến sĩ trong hoàn cảnh khó khăn, khêu gợi mối thương cảm của nhân dân trong chiến dịch vận động hỗ trợ binh sĩ. Bài hát chậm buồn, giai điệu chạy trên cung la thứ:

Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng

Chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng

Ngoài xa ngoài biên cương

Bao chiến binh ôm súng buồn nhớ quê hương.

Trời gió, gió chi cho thêm lạnh lùng

Thân chiến sĩ nơi chiến trường.

Mưa đông theo gió thét gào

Vi vu buồn thổi lá cành 
Buồn vương đây đó chiến binh người ơi! 
Nào ai đang ấm no thấy chăng ngoài chốn xa 
Một đoàn hùng binh trấn biên cương 
Lạnh lùng với xa nhà 
Nhìn thấy gương xả thân lòng đau xót 
Thương người chốn xa. 
Miền sơn cước gập ghềnh gió ào ào 
Muôn quân Nam ngoài mưa gió thét gào 
Đường đi đầy cheo leo bên núi cao 
Vang tiếng hò giữa mưa đông 
Trời rét toán quân binh không ngại ngùng

Cơn gió bão tê tái lòng. 
Xông pha thây khát máu thù 
Gươm thiêng nguyền giữ giống dòng 
Thầm mưa băng gió sá chi mệnh vong.
Nào ai đang ấm no nhớ công người chiến binh 
Mùa đã về đông chốn biên cương

Lạnh lùng với xa nhà 
Nhờ gió thôi bớt reo niềm ai oán

Thương người chốn xa.

(Phan Huỳnh Điểu, Mùa đông binh sĩ, giữa thập niên 1940)

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng không quên nhắc đến tấm lòng người dân thương yêu chiến sĩ và góp bàn tay để may áo ấm gửi ra chiến trường trong bài hát:

Gió bấc heo may xào xạc rung cây lá lá bay
Một mùa đông bao người đan áo gió hút theo mây.

Người nào đem manh áo tới đây
Cho người lính đêm đông này.
Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều người bạn tôi
Trong nắng quái chiều chiều miền quê đan áo
Này người ơi tôi nhớ thấy nhiều người mẹ
Mong con ngóng những chiều

Chờ cầm áo đưa theo.

Ðứng gác đêm qua

Nhìn về muôn phương khuất khuất xa 
Từng người quân ơn người đan áo. 
Tấm áo xông pha mùa lạnh che thân chiến sĩ ta 
Đây là áo nơi quê nhà. 
Này người ơi có thấy phút nào từng bạn tôi 
Anh dũng máu trào máu cờ loang trên áo. 
Này người ơi

Có thấy phút nào từng đoàn quân 
Khâu áo nhuốm đào thành cờ cuốn lên cao.

(Đỗ Nhuận, Áo mùa đông, 1948)

Cùng chung nỗi niềm trên, nhạc sĩ Phạm Duy bày tỏ sự nhớ thương đối với người chiến đấu trong mùa đông rét mướt trong bài hát sau:
Mùa đông đã tới nơi rồi
Gửi mau áo rét cho người chiến binh
Nào ai vui thú gia đình

Gửi ra chiến sĩ chút tình nước non.
Anh đi giết giặc ngoài xa
Em về may áo gửi ra chiến trường
Ư ư ư ừ ừ lòng nhớ thương.
Tay cầm tấm áo nhớ thương
Người đi một bước

Trăm thương ngàn sầu
Ư ư ư ừ ừ sầu vì đâu.
Ðêm khuya gió lạnh vì đâu
Bao người trai tráng rủ nhau đi giết thù
Ư ư ư ừ ừ ngoài gió mưa.
Ai về qua chốn gió mưa
Ðể em gửi áo chăn đưa tặng người
Ư ư ư ừ ừ người, người ơi!

(Phạm Duy, Mùa đông chiến sĩ, Thái Nguyên, 1947)

Đây cũng là nỗi niềm đối với người thương binh trong lòng người còn ở lại quê nhà:

Ai ơi những khi êm vui gia đình
Có buồn vời trông sương gió mịt mùng
Ai kia chiến trường vào trong tê tái
Ấy những thương binh sống lạc loài!

Chơi vơi tháng năm bước chân âm thầm 
Những chiều rượi sầu nghe gió rì rầm 
Mênh mang tiếng lòng thầm than riêng bóng 
Xa máu xương kiếp lạnh lùng…

Đừng quên hỡi ai say đời đầm ấm 
Đừng quên những ai được đời tô thắm 
Buồn chăng nhớ chăng bao người trẻ trai 
Đời xa xôi lánh đau thương ngày xanh.

(Hoàng Giác, Khúc hát thương binh)

Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng

Năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm

Trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày từ ngày chinh chiến mùa thu.
Người quê còn nhớ người chăng
Vì ai vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.
Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương.
Và ngày, và ngày tôi đã bị thương
Thân tàn nay sống hậu phương ai ơi bên người (ư ư ừ)

Chiều về thương nhớ đầy vơi.

(Phạm Duy, Nhớ người thương binh, Vĩnh Yên, 1947)

Hình ảnh làng quê với mẹ già, em thơ trên đường đi qua mãi lưu luyến trong lòng người chiến sĩ trong thời kháng chiến được tìm thấy trong bài hát của nhạc sĩ Đan Thọ (sinh 1924, quê Nam Định):

Anh về qua xóm nhỏ

Em chờ dưới bóng dừa

Nắng chiều lên mái tóc

Tình quê hương đơn sơ.

Quê em nghèo cát trắng

Tóc em lúa vừa xanh

Anh là người lính chiến

Áo bạc màu đấu tranh.

Em mời anh dừng lại

Đêm trăng ướt lá dừa
Bên nồi khoai mới luộc

Ngát thơm vườn ngâu thưa
Em hẹn em sẽ kể

Tình quê hương đơn sơ.
Mẹ già như chiều nắng

Nhớ con trai chưa về
Ruộng nghèo không đủ thóc
Vườn nghèo nong tằm thưa
Ngõ buồn màu hoang loạn
Quê nghèo thêm xác xơ.
Anh chiến binh tiền tuyến
Về giải phóng quê em
Bao nhịp cầu đất nước
Nối về quê miền Trung.
Anh sẽ là anh đàn em nhỏ
Là con của mẹ giữ quê hương
Quê nghèo mai sẽ lên mầm sống
Đàn trẻ thơ reo giữa lúa vàng.

(Đan Thọ, Tình quê hương, thơ Phan Lạc Tuyên)

Còn người ở lại luôn ấp ủ hình bóng người ra đi cứu nước, vẫn ngày đêm ngóng chờ phương xa với tình cảm thiết tha để đợi tin người thân yêu. Đó là tâm tình của Ngọc Bích (1924-2001, quê Hà Nội) trong bài hát sau:

Chim ca vang mừng mùa xuân sang
Nghe gió xuân lòng nhớ mong chàng
Xuân đến vui với hoa
Riêng có em xót xa nhìn về phương trời xa…
Em thương ai lạnh lùng biên khu
Trong gió sương chờ giết quân thù
Em ngóng trông chiến công
Ghi khắc trên núi sông

Trời Việt dâng khí hùng.

Một mùa xuân mới đang mong chờ
Chàng đi diệt hết bao lòng tham.
Mừng đón tương lai sáng tươi về
Trong nắng sống muôn đời tự do.
Nơi xa xăm chờ ngày chiến thắng
Em thoáng mơ hình dáng oai hùng
Trong nắng xuân thắm tươi
Chim hót vang khắp nơi

Mừng mùa không oán thù.

(Ngọc Bích, Xuân nhớ chiến sĩ)

Nhạc sĩ Huy Du (1926-2007, quê Bắc Ninh) khi cầm súng lên đường lại hồi tưởng đến quê hương thân yêu những ngày ấm êm với những hình ảnh gần gũi, thân thương:

Làng tôi xưa dưới chân Ba Vì
Êm đềm rộn ràng

Bên bóng cây thắm tươi
Ngày năm xưa áo tôi pha chàm

Bên rừng miệt mài

Nương sắn khi khuya sớm.
Vui khi tiếng trâu về thôn
Vui khi tiếng chuông chiều buông
Vui khi gió reo đồng không
Vui khi lúa mùa lên bông.
Rời làng cũ trong lúc trăng tà xế bóng
Rồi ngày ấy tôi sẽ ca bài chiến thắng
Nhớ mãi mãi trong lòng

Quê hương tươi thắm Ba Vì ơi
Chí chiến đấu không rời cây súng

Kháng chiến ta xây dựng hòa bình.

(Huy Du, Ba Vì năm xưa)

Nhạc sĩ Tiến Đạt cũng bày tỏ nỗi mong đợi thiết tha một ngày nào đó anh sẽ trở về nhưng chẳng biết bao giờ anh trở lại:

Chiều nay nhìn lá vàng rơi

Rơi xuống bên ven đồi mờ sương

Từng cánh chim xa vời bay về phía chân trời

Xui lòng nhớ thương người ngàn phương.

Năm xưa đi ước thề, tươi sáng anh sẽ về

Cùng nhau nối duyên xưa.

Thời gian cùng tháng ngày trôi

Trôi đi mãi không về cùng tôi

Mùa chiến chinh dứt rồi bao người đã quay về

Mà chàng vẫn chưa về. Vì đâu?

(Tiến Đạt, Mong người trở lại)

oOo

Nói tóm lại, nghe dòng ca khúc lãng mạn cách mạng, ta nhận ra tình cảm của người trai đất Việt trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn nồng nàn tình yêu quê hương. Họ ra đi với tấm lòng phơi phới. Nói khác đi họ vào cuộc chiến với tâm hồn lãng mạn bởi họ có niềm tin yêu vào sức mạnh của dân tộc, cho nên giai điệu các bài hát trong giai đoạn này thường mang chất tươi trẻ, nhẹ nhàng. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển tình cảm mạnh mẽ hơn, nhịp điệu hùng hồn hơn trong các bài hùng ca và quân ca sau này.

__________

CHÚ THÍCH:

(1) Dimitri Pisarev (1840-1868), nhà văn và nhà phê bình dân chủ cách mạng Nga. Nadezhda Krupskaya, vợ Lenin, nói: “Lenin là người thuộc thế hệ lớn lên dưới ảnh hưởng của Pisarev”, dẫn theo http://en.wikipedia.org/wiki/Dimitri_Pisarev.

(2) Nhiều tác giả, Tiếng hát Việt Nam (1930-1963), NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1975, tr. 97.

(3) Ca sĩ mà cũng là nhạc sĩ Thanh Thoại rất được nhiều ngươi biết đến trong ban hợp ca Gió Bắc cùng với Ngọc Quang, Thanh Nguyên và ban hợp ca hài hước Tướng Sĩ Tượng. Thời gian 1955-57, ông có mặt trong nhiều ban nhạc ở Đài Sài Gòn như ban Nguyễn Hiền, ban Y Vân, ban Hoàng Thi Thơ… Một sáng tác của Thanh Thoại được nhiều người biết đến là bài Đêm Lam Sơn.
(4) Tập sách Âm nhạc mới Việt Nam – tiến trình và thành tựu (nhiều tác giả) viết: “Bài tình ca này không chết, nó đã tự tìm lối rẽ của nó. Đương nhiên nó không có tên trong danh mục chính thức của ca khúc trữ tình sau Cách mạng trong nhiều thập kỷ” (trang 229).

(5) Nhiều tác giả, 50 năm miền Nam ca hát, NXB Văn Nghệ & Hội Âm nhạc TP.HCM, 1996, tr. 80.

(Còn tiếp)

Comments are closed.