Phạm Bích San
Giới khoa học Việt Nam hiện nay rất đông, có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á về số lượng tiến sỹ, nhưng làm khoa học rất ít và tham gia vào tư vấn chính sách có lẽ càng ít hơn.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Văn bia Quốc Tử Giám) |
Think tank là thuật ngữ khá rộng chỉ các tổ chức tư vấn chính sách mà ở đó trên cơ sở các chuyên gia có trình độ hiểu biết cao sẽ hỗ trợ cho những người ra quyết định chính sách giải quyết những vấn đề mà họ phải đương đầu. Điều kiện cần cho think tank tồn tại là phải có các chuyên gia có trình độ cao trong những vấn đề mà think tank quan tâm xử lý. Trong khi điều kiện đủ là phải có một môi trường tương đối tự do tư tưởng đề các chuyên gia có thể suy nghĩ và đề xuất các giải pháp của mình, những cái có thể rất khác với những gì mà nhà ra quyết định chính sách đang suy nghĩ và dự định triển khai. Và các đề xuất của think tank có thể được người lập chinh sách xử dụng hay không xử dụng tùy thuộc vào nhãn quan và sự suy tính của mình, nhưng trách nhiệm cuối cùng là của các nhà lập chính sách.
Ở bất kỳ quốc gia nào, tại bất kỳ giai đoạn nào, nhu cầu tư vấn chính sách đó cũng có.
0. Vài nét lịch sử sử dụng trí thức ở phương Đông
Lịch sử cho thấy việc xây dựng nên quốc gia đòi hỏi phải có trí thức, nhưng think tank thì không phải lúc nào cũng có. Ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu, khoảng 500 năm trước Công nguyên, đã có truyền thống các bậc quý tộc nuôi có khi đến hàng nghìn môn khách để họ học tập, trao đổi, tranh luận nhằm đưa ra các giải pháp chính sách phục vụ cho chủ của mình, một khi chủ nhân có cơ hội chấp chính. Ở nước ta theo sử liệu cho biết thì đời nhà Lý khởi đầu các chùa chính là nơi có nhiều vị sư có học có ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách mà đại sư Vạn Hạnh là một trường hợp điển hình. Đến thời Trần các vương hầu bắt đầu nuôi các môn khách để họ đóng góp ý kiến cho mình, từ Trần Quốc Tuấn cho tới Trần Ích Tắc mà trong đó Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật là người nổi tiếng có số lượng những trí thức theo giúp, trong đó có cả người nước ngoài. Đó là những think tank thời xưa.
Khi quốc gia phong kiến chuyên chế được định hình chặt chẽ từ thời nhà Lê thì việc nuôi môn khách trong nhà đương nhiên bị hạn chế. Đơn giản là vì các vị vua e ngại đó là nguồn để có các dị chí, các tư tưởng phê phán chính sách làm hậu thuẫn cho những nhân vật chính trị khác nhau có thể khuynh đảo vương triều. Việc tuyển lựa hiền tài được tiến hành qua các khoa thi. Những người mới vào quan trường thường hay được làm việc tại Quốc Tử Giám hay hàn lâm viện, nơi họ có các cơ hội để nghiên cứu và chiêm nghiệm về các chính sách từ cổ tới kim nhằm đóng góp cho triều đình. Đó là những cơ quan nghiên cứu của triều đình và người trí thức ở đó được rèn giũa theo nhưng lề thói nghiêm cẩn mà trung quân là nguyên tắc đầu tiên. Sự đi khỏi khuôn khổ là việc hiếm nên việc hình thành những giải pháp chính sách mới thường không được cập nhật cho phù hợp với tình hình và sự điều chỉnh nhiều khi không phù hợp.
Đến khi người Pháp chiếm Việt Nam và dựng nên nền giáo dục hiện đại, thì xuất hiện tầng lớp trí thức Việt Nam hiện đại. Nhưng các giải pháp chính sách chủ yếu là do người Pháp đưa ra nên khái niệm think tank bản xứ có lẽ là một sự xa xỉ quá lớn?
1. Giới khoa học và tổ chức khoa học ở Việt Nam hiện đại
Sau năm 1975, việc xây dựng đội ngũ trí thức đã được thống nhất trên toàn quốc theo mô hình Liên Xô trước khi sụp đổ: có các trường đại học trực thuộc sự quản lý của các bộ và các viện nghiên cứu khoa học thuộc Viện hàn lâm và các viện thuộc các bộ. Tất cả đều thuộc biên chế nhà nước, nhận kinh phí từ nhà nước và phục vụ cho nhà nước. Nhưng rồi với sự phát triển của kinh tế thị trường, các cơ sở nghiên cứu độc lập xuất hiện tạo thành bộ ba trong cộng đồng khoa học hiện đại của Việt Nam hôm nay.
a. Các trường đại học (không kể tới các trường cấp đại học của hệ thống Đảng và đoàn thể)
Xuất phát từ nhiệt tình của giới sĩ phu trong hoàn cảnh mất nước, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, các cụ nhà nho đầu thế kỷ 20 đã nghĩ rằng cái cần học nhất là khoa học tự nhiên và công nghệ, khác với Nhật Bản nơi đã sớm ý thức được rằng cách tổ chức xã hội cho phép phát triển khoa học công nghệ mới là quan trọng. Do vậy, các trường đại học Việt Nam được hình thành nên sau năm 1954 mang rất nhiều dáng dấp tư duy của các sĩ phu yêu nước cũng như nhiều đặc tính dân tộc. Ngoài những đặc tính cơ bản của hệ thống Liên Xô, nó còn thêm một số đặc tính khác như:
i. Sinh viên không được đánh giá cao như đối tượng trung tâm của hệ thống đào tạo và tầng lớp tinh hoa trong xã hội (đôi khi còn được gọi là học sinh cấp 4);
ii. Đại học và trên đại học là con đường tiến thân duy nhất có ý nghĩa phổ quát toàn xã hội (kể cả các trường chuyên ngành đặc thù như trường mỹ thuật, trường quân sự cũng phải định hình thành đại học). Đào tạo sau đại học chủ yếu để phục vụ cho bộ máy quản lý;
iii. Trình độ đội ngũ giảng viên không cao, sự tiếp nhận những cái mới rất khó khăn;
iv. Độ linh động lớn trong khối lượng kiến thức và học trình.
Nền đại học này trọng khoa học tự nhiên, công nghệ nhưng tính thực nghiệm và thực hành thấp. Trong khoa học xã hội coi trọng văn chương, ngôn ngữ và lịch sử không bằng chứng, ít coi trọng những ngành cần chứng cớ khoa học và tư duy logic như xã hội học, luật học, kinh tế học. |
Nhìn chung, nền đại học này trọng khoa học tự nhiên, công nghệ nhưng tính thực nghiệm và thực hành thấp. Trong khoa học xã hội coi trọng văn chương, ngôn ngữ và lịch sử không bằng chứng, ít coi trọng những ngành cần chứng cớ khoa học và tư duy logic như xã hội học, luật học, kinh tế học (những cái này được chú ý hơn khi chuyển sang kinh tế thị trường) và cũng ít có khả năng cung cấp các kiến thức đó. Do vậy, hiện nay hệ thống đào tạo đại học Việt Nam đang bị mất thị trường trong số những người có tiềm năng trả tiền nhất cho các đại học quốc tế. Các trường đại học chỉ tập trung vào đào tạo, công việc rất nặng và thu nhập không cao. Chỉ có rất ít trường có hệ thống các viện và trung tâm nghiên cứu và ít có nghiên cứu được đầu tư tại đây. Trong các trường đại học tập trung một số lượng lớn các chuyên gia nhưng định hướng vào nghiên cứu là thấp và, do vậy, định hướng vào những vấn đề chính sách lại càng rất ít.
Có thể thấy định hướng tháp ngà của các trường vẫn còn lớn và khái niệm think tank không tồn tại. Chỉ có các chuyên gia độc lập nổi tiếng nhưng chưa có think tank, cơ quan độc lập có chức năng tham gia đánh giá và cung cấp giải pháp chính sách.
b. Các viện nghiên cứu nhà nước
Có một hệ thống các viện đồ sộ đựơc lập nên gồm các viện của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ và các cơ quan của bộ máy nhà nước, đảng. Chức năng của các viện là nghiên cứu khoa học và phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan nhà nước và Đảng. Vào khoảng những năm 80, các viện là nơi tập trung tinh hoa của trí thức Việt Nam.
Mặc dù tính cởi mở của hệ thống các viện là cao hơn các hệ thống khác, nhưng biên chế cứng, rào cản của ranh giới hành chính và sự thiếu liên thông với đào tạo khiến cho sự năng động của một viện thường không kéo dài được quá 15 năm. Tình trạng phân tán, không gắn kết giữa các viện là cao.
Tuy có nhiều chuyên gia giỏi nhưng sự không gắn kết với nhu cầu cuộc sống khiến cho hiệu quả hoạt động của các viện, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội, đối với các hoạt động chính sách không cao.
c. Các cơ sở khoa học 81
Trong điều kiện trì trệ và gò bó của các tổ chức khoa học nhà nước, bằng Nghị định 35/1992 và sau đó là Nghị định 81/2003, các tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, viện, trung tâm và các tên gọi khác, tự trang trải ra đời. Các tổ chức này hoạt động mạnh mẽ nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Chủ đề quan tâm của họ rất đa dạng và sự năng động để tồn tại củng rất cao.
Tuy nhiên, trong điều kiện các viện nhà nước hút hết các nguồn tiềm lực quốc gia, nhìn chung các viện kiểu này gặp nhiều khó khăn và rất ít tổ chức thành công trong hoạt động khoa học và công nghê như mong muốn. Và cũng do tính độc lập của mình, các cơ quan chính sách vẫn chưa hoàn toàn cởi mở với hệ thông các cơ quan nghiên cứu độc lập này. Vai trò của họ trong hoạt động kiểu think tank là rất hạn chế
Giới khoa học Việt Nam hiện nay rất đông, có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á về số lượng tiến sỹ, nhưng làm khoa học rất ít và tham gia vào tư vấn chính sách có lẽ càng ít hơn. |
Như vậy, nhìn vào hiện trạng ngày hôm nay có thể thấy giới khoa học Việt Nam hiện nay rất đông, có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á về số lượng tiến sỹ, nhưng làm khoa học rất ít và tham gia vào tư vấn chính sách có lẽ càng ít hơn. Điều này có thể thấy qua số lượng các công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế hàng năm và qua các vấn đề mà các công trình của họ đề cập tới. Vấn đề là làm thế nào để đưa được các nghiên cứu khoa học vào phục vụ chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả cho các đầu tư vào hoạt động khoa học.
2 Những tổ chức giống think tank
a. Các Viện nghiên cứu chính sách
Nhu cầu tư vấn về chính sách là lớn nên khởi đầu từ Bộ khoa học và Công nghệ vào đầu những năm 1990, sau lan ra tất cả các bộ khác, các viện nghiên cứu chính sách và chiến lược ra đời. Nếu ban đầu ở một số Viện của Bộ khoa học và Công nghệ, các chuyên gia đến từ nhiều nguồn thì sau này tình hình trở nên đơn điệu hơn với các viện mà nguồn nhân lực nói chung là gói gọn lại trong lĩnh vực và phạm vi mà ngành quản lý với chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược và chính sách cho ngành của mình.
Ưu điểm của các Viện chính sách của các Bộ là có điều kiện thu thập thông tin và nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của ngành. Nhược điểm là thiếu sự bổ sung các tri thức từ những ngành khác và, nhất là, hoạt động trong môi trường bộ máy hành chính nên sự sáng tạo và đột phá chính sách là rất khó nếu không muốn nói là không thể.
b. Các viện nghiên cứu kinh tế xã hội tại một số địa phương
Nhu cầu tư vấn chính sách đối với các địa phương phát triển nhanh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến sự ra đời một loạt các viện đặc thù ở cấp địa phương như các viện nghiên cứu kinh tế xã hội ở hai địa phương trên. Các viện này đã quy tụ được chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên có khả năng đáp ứng phù hợp các nhu cầu địa phương nói riêng cũng như tính chất đa dạng của vấn đề đặt ra cho chính sách của khu vực nói chung.
Tuy nhiên, tính chất hành chính của các cơ quan đó, trực thuộc một cơ quan hành chính và làm việc theo cung cách hành chính, đang là giới hạn của họ và triệt tiêu động lực của các viện như các think tank hiện đại.
3. Ba think tank lớn
Nếu nhìn từ một bình diện rộng hơn, có thể thấy trong khoảng thời gian vừa qua có ba cơ quan lần lượt thực hiện các chức năng, tuy không hoàn toàn đầy đủ, của một think tank hiện đại.
3.1 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 1976 -1986
Cuối những năm 70 thế kỷ trước, sau khi thống nhất đất nước, ông Nguyễn Văn Trân được giao trọng trách xây dựng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Sau cuộc cải tạo công thương nghiệp và đưa người về nông thôn, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nạn thiếu hụt lương thực ngày càng trầm trọng. Tháng 8/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Trung ương lần thứ 6. Vấn đề thảo luận của Hội nghị ban đầu được dự trù là sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương chuyển thành thảo luận về cơ chế chính sách kinh tế. Viện Quản lý kinh tế Trung ương được giao giúp Thủ tướng Phạm Văn Đồng chuẩn bị nội dung này.
Trong khoảng 10 năm, đây thực sự là nơi tập hợp rất nhiều chuyên gia với những ngành nghề khác nhau và từ các cơ quan khác nhau để nghiên cứu, bàn bạc và đưa ra một định hướng chính sách để phục hồi và cứu vãn nền kinh tế. Tinh thần tìm tòi cái mới của Viện là cao. Cùng với thời gian, từ những nhận định ban đầu về một cơ chế mới là phải bung ra, cởi trói và kết hợp ba lợi ích, kết hợp kế hoạch với thị trường một định hướng phát triển mới hình thành.
Cũng vào khoảng sau đó một thời gian, cuối tháng 12/1982 có sự thay đổi lớn trong tư duy của nhà lãnh đạo lý luận Việt Nam lúc đó là Trường Chinh. Theo yêu cầu của ông, hình thành nhóm nghiên cứu có 8 người giúp ông Trường Chinh hình thành và hoàn thiện những suy nghĩ. Nhóm này chấm dứt hoạt động 12/1986.
Trên nền tảng những định hướng chính sách mới của Viện và được sự tiếp sức của nhóm tư vấn của ông Trường Chinh. Một định hướng hoàn toàn mới cho Việt Nam đã ra đời. Đó là nội dung của Đổi mới được thông qua vào tháng 12 – 1986: nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần mà sau này định hình dưới tên gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đóng góp của Viện quản lý kinh tế Trung ương thời kỳ này cho định hướng mới là rất to lớn và đúng là một think tank đầy sáng tạo trong khoảng 15 năm. Những năm sau đó, Viện đi vào quỹ đạo một viện nghiên cứu nhà nước (nay thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư) và hoạt động như một viện nghiên cứu thuộc bộ.
3.2 Ban tư vấn của thủ tướng 1992-2007
Từ định hướng Đổi mới nảy sinh hàng loạt những yêu cầu phải có các giải pháp cụ thể cho sự chuyển đôi từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngay từ trước đó, bước vào thập kỷ 80 Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh được thành lập do Tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh, nguyên Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng và có thời kỳ làm Quyền Thủ tướng Chính phủ Sài Gòn.
Hơn 10 năm sau, khi ông Võ Văn Kiệt trở thành Thủ tướng, từ nhóm chuyên gia nòng cốt của Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tư vấn của Thủ tướng được thành lập gồm 92 nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau. Phân theo một số lĩnh vực, họ định kỳ gặp mặt thảo luận và đóng góp ý kiến cho Thủ tướng về những vấn đề mới và cách xử lý những vấn đề phát sinh.
Nhóm tư vấn này sau được chính thức hoá thành Ban tư vấn của Thủ tướng do ông Trần Xuân Giá đứng đầu với hàm cấp chính thức là Bộ trưởng. Ban tiếp tục được ông Phan Văn Khải lưu dụng.
Đóng góp lớn nhất của Ban này là với sự hỗ trợ của các chuyên gia với những tiềm lực chất xám đa dạng trong khoảng 10 năm, 1992-2001, đã đưa ra tư vấn được một hệ thống những cơ chế, chính sách cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà thiếu nó nền kinh tế Việt Nam không thể vận hành được. Khoảng thời gian này cũng là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp.
Tháng 8/2007, Ban tư vấn của Chính phủ giải thể sau 15 năm hoạt động.
3.3 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Văn phòng Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (OSEC) 2002-2011
Bằng Quyết định số 22 năm 2002 của thủ tướng Chính phủ (được thay thế bằng Quyết định số 14 năm 2014), VUSTA, với bộ máy làm việc là OSEC, là cơ quan ở Việt Nam có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách và dự án lớn theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan hoặc theo sáng kiến của mình. Trong thời gian vừa qua VUSTA đã tiến hành đánh giá nhiều chính sách và dự án lớn của quốc gia.
Đặc điểm hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của VUSTA là đề cập tới các vấn đề được xã hội quan tâm rộng rãi trong khi các cơ quan của Chính phủ và Nhà nước thường có thể có những cách tiếp cận và quan điểm khác đối với các chủ đề đó. Có thể nêu ra như Dự án thuỷ điện Sơn La, Dịch cúm gà, Nhà máy điện nguyên tử, Bau xit, Đường sắt cao tốc Bắc Nam hay Quy hoạch đô thị Hà Nội… cũng như nhiều chính sách và dự án luật.
Với một hệ thống hàng trăm hội, bốn trăm viện và trung tâm cùng gần hai trăm đơn vị báo chí, các đánh giá của VUSTA đựợc tiến hành theo các quy trình tương đối hiện đại với sự tham gia của các chuyên gia giỏi từ các đơn vị xã hội dân sự có liên quan. Tuy được giới hạn trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đây phần nào cũng là sự đánh giá độc lập của xã hội đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhờ có những quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước cùng một hệ thống báo chí lớn nên VUSTA có khả năng hoạt động vận động chính sách cao.
Điểm yếu khiến cho hoạt đông của VUSTA không đáp ứng một tổ chức think tank đầy đủ theo nghĩa hiện đại là tính tự nguyện khi tham gia các hoạt động tư vấn cao trong khi chức năng đưa ra giải pháp của VUSTA không có tính bắt buộc. |
Những đặc trưng này làm cho VUSTA trở thành một cơ quan rất phù hợp với hoạt động think tank, độc lập và đưa ra những định hướng giải pháp từ góc độ quyền lợi của người dân và các cộng đồng.
Điểm yếu khiến cho hoạt đông của VUSTA không đáp ứng một tổ chức think tank đầy đủ theo nghĩa hiện đại là tính tự nguyện khi tham gia các hoạt động tư vấn cao trong khi chức năng đưa ra giải pháp của VUSTA không có tính bắt buộc.
4. Sự phát triển tiếp tới của các think tank
Trong một đất nước đang biến đổi nhanh như Việt Nam, nhu cầu về các tổ chức hoạt động theo kiểu think tank là có thật. Vì ba lý do:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường đã đưa đến sự ra đời của các nhóm lợi ích khác nhau, từ doanh nghiệp cho tới các tổ chức phi chính phủ, để đáp ứng những đòi hỏi khác nhau của sự phát triển. Mỗi nhóm lợi ích đều có nhu cầu phản ánh sự quan tâm của mình qua các chính sách và các think tank có cơ sở xã hội để ra đời;
Thứ hai, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và sự giàu có hơn của các tầng lớp nhân dân đảm bảo cho trong thời gian sắp tới có đủ những nguồn đầu tư vật chất chảy vào cho các think tank. Cơ sở kinh tế cho các hoạt động của think tank là đã có cũng như nhu cầu của các chuyên gia chỉ đi làm cho các cơ quan nhà nước là không cần thiết mà họ còn có thể cung cấp ý tưởng của mình cho các khu vực khác nhau ngoài nhà nước.
Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đòi hòi sự điều chỉnh chính sách phải nhanh và sự nhìn nhận tương lai phải xa và thấu đáo. Chỉ có các think tank chuyên nghiệp mới đảm bảo đáp ứng đựơc nhu cầu đó của các nhà lập chính sách.
Đã đến lúc, Việt Nam cần xây dựng các think tank hiện đại và có đủ điều kiện để hình thành nên các think tank theo kiểu hiện đại. Hơn nữa, Việt Nam đã đạt tới ngưỡng phát triển có thu nhập ở mức trung bình và các bài toán phát triển đã có thể có nhiều lựa chọn khác nhau và không thể giải quyết một cách đơn lẻ và thiếu các think tank chuyên nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Kornai Janos. Hệ thống Xã hội chủ nghĩa. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002.
Đặng Phong. Tư duy kinh tế Việt Nam. NXB Tri thức, Hà Nội, 2008.
Đặng Phong. “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới. NXB Tri thức, Hà Nội, 2009.
Vũ Duy Phú (Chủ biên), Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức, Nguyễn Vi Khải. Xã hội dân sự – một số vấn đề chọn lọc. NXB Tri thức, Hà Nội, 2008.
Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn. Đổi mới ở Việt Nam: nhớ lại và suy ngẫm. NXB Tri thức, 2008.
Văn Tạo. Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam. NXB Đại học sư phạm, 2006.
Think tank là thuật ngữ khá rộng chỉ các tổ chức tư vấn chính sách mà ở đó trên cơ sở các chuyên gia có trình độ hiểu biết cao sẽ hỗ trợ cho những người ra quyết định chính sách giải quyết những vấn đề mà họ phải đương đầu. Điều kiện cần cho think tank tồn tại là phải có các chuyên gia có trình độ cao trong những vấn đề mà think tank quan tâm xử lý. Trong khi điều kiện đủ là phải có một môi trường tương đối tự do tư tưởng đề các chuyên gia có thể suy nghĩ và đề xuất các giải pháp của mình, những cái có thể rất khác với những gì mà nhà ra quyết định chính sách đang suy nghĩ và dự định triển khai. Và các đề xuất của think tank có thể được người lập chinh sách xử dụng hay không xử dụng tùy thuộc vào nhãn quan và sự suy tính của mình, nhưng trách nhiệm cuối cùng là của các nhà lập chính sách.
Ở bất kỳ quốc gia nào, tại bất kỳ giai đoạn nào, nhu cầu tư vấn chính sách đó cũng có.
0. Vài nét lịch sử sử dụng trí thức ở phương Đông
Lịch sử cho thấy việc xây dựng nên quốc gia đòi hỏi phải có trí thức, nhưng think tank thì không phải lúc nào cũng có. Ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu, khoảng 500 năm trước Công nguyên, đã có truyền thống các bậc quý tộc nuôi có khi đến hàng nghìn môn khách để họ học tập, trao đổi, tranh luận nhằm đưa ra các giải pháp chính sách phục vụ cho chủ của mình, một khi chủ nhân có cơ hội chấp chính. Ở nước ta theo sử liệu cho biết thì đời nhà Lý khởi đầu các chùa chính là nơi có nhiều vị sư có học có ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách mà đại sư Vạn Hạnh là một trường hợp điển hình. Đến thời Trần các vương hầu bắt đầu nuôi các môn khách để họ đóng góp ý kiến cho mình, từ Trần Quốc Tuấn cho tới Trần Ích Tắc mà trong đó Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật là người nổi tiếng có số lượng những trí thức theo giúp, trong đó có cả người nước ngoài. Đó là những think tank thời xưa.
Khi quốc gia phong kiến chuyên chế được định hình chặt chẽ từ thời nhà Lê thì việc nuôi môn khách trong nhà đương nhiên bị hạn chế. Đơn giản là vì các vị vua e ngại đó là nguồn để có các dị chí, các tư tưởng phê phán chính sách làm hậu thuẫn cho những nhân vật chính trị khác nhau có thể khuynh đảo vương triều. Việc tuyển lựa hiền tài được tiến hành qua các khoa thi. Những người mới vào quan trường thường hay được làm việc tại Quốc Tử Giám hay hàn lâm viện, nơi họ có các cơ hội để nghiên cứu và chiêm nghiệm về các chính sách từ cổ tới kim nhằm đóng góp cho triều đình. Đó là những cơ quan nghiên cứu của triều đình và người trí thức ở đó được rèn giũa theo nhưng lề thói nghiêm cẩn mà trung quân là nguyên tắc đầu tiên. Sự đi khỏi khuôn khổ là việc hiếm nên việc hình thành những giải pháp chính sách mới thường không được cập nhật cho phù hợp với tình hình và sự điều chỉnh nhiều khi không phù hợp.
Đến khi người Pháp chiếm Việt Nam và dựng nên nền giáo dục hiện đại, thì xuất hiện tầng lớp trí thức Việt Nam hiện đại. Nhưng các giải pháp chính sách chủ yếu là do người Pháp đưa ra nên khái niệm think tank bản xứ có lẽ là một sự xa xỉ quá lớn?
1. Giới khoa học và tổ chức khoa học ở Việt Nam hiện đại
Sau năm 1975, việc xây dựng đội ngũ trí thức đã được thống nhất trên toàn quốc theo mô hình Liên Xô trước khi sụp đổ: có các trường đại học trực thuộc sự quản lý của các bộ và các viện nghiên cứu khoa học thuộc Viện hàn lâm và các viện thuộc các bộ. Tất cả đều thuộc biên chế nhà nước, nhận kinh phí từ nhà nước và phục vụ cho nhà nước. Nhưng rồi với sự phát triển của kinh tế thị trường, các cơ sở nghiên cứu độc lập xuất hiện tạo thành bộ ba trong cộng đồng khoa học hiện đại của Việt Nam hôm nay.
a. Các trường đại học (không kể tới các trường cấp đại học của hệ thống Đảng và đoàn thể)
Xuất phát từ nhiệt tình của giới sĩ phu trong hoàn cảnh mất nước, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, các cụ nhà nho đầu thế kỷ 20 đã nghĩ rằng cái cần học nhất là khoa học tự nhiên và công nghệ, khác với Nhật Bản nơi đã sớm ý thức được rằng cách tổ chức xã hội cho phép phát triển khoa học công nghệ mới là quan trọng. Do vậy, các trường đại học Việt Nam được hình thành nên sau năm 1954 mang rất nhiều dáng dấp tư duy của các sĩ phu yêu nước cũng như nhiều đặc tính dân tộc. Ngoài những đặc tính cơ bản của hệ thống Liên Xô, nó còn thêm một số đặc tính khác như:
i. Sinh viên không được đánh giá cao như đối tượng trung tâm của hệ thống đào tạo và tầng lớp tinh hoa trong xã hội (đôi khi còn được gọi là học sinh cấp 4);
ii. Đại học và trên đại học là con đường tiến thân duy nhất có ý nghĩa phổ quát toàn xã hội (kể cả các trường chuyên ngành đặc thù như trường mỹ thuật, trường quân sự cũng phải định hình thành đại học). Đào tạo sau đại học chủ yếu để phục vụ cho bộ máy quản lý;
iii. Trình độ đội ngũ giảng viên không cao, sự tiếp nhận những cái mới rất khó khăn;
iv. Độ linh động lớn trong khối lượng kiến thức và học trình.
Nền đại học này trọng khoa học tự nhiên, công nghệ nhưng tính thực nghiệm và thực hành thấp. Trong khoa học xã hội coi trọng văn chương, ngôn ngữ và lịch sử không bằng chứng, ít coi trọng những ngành cần chứng cớ khoa học và tư duy logic như xã hội học, luật học, kinh tế học. |
Nhìn chung, nền đại học này trọng khoa học tự nhiên, công nghệ nhưng tính thực nghiệm và thực hành thấp. Trong khoa học xã hội coi trọng văn chương, ngôn ngữ và lịch sử không bằng chứng, ít coi trọng những ngành cần chứng cớ khoa học và tư duy logic như xã hội học, luật học, kinh tế học (những cái này được chú ý hơn khi chuyển sang kinh tế thị trường) và cũng ít có khả năng cung cấp các kiến thức đó. Do vậy, hiện nay hệ thống đào tạo đại học Việt Nam đang bị mất thị trường trong số những người có tiềm năng trả tiền nhất cho các đại học quốc tế. Các trường đại học chỉ tập trung vào đào tạo, công việc rất nặng và thu nhập không cao. Chỉ có rất ít trường có hệ thống các viện và trung tâm nghiên cứu và ít có nghiên cứu được đầu tư tại đây. Trong các trường đại học tập trung một số lượng lớn các chuyên gia nhưng định hướng vào nghiên cứu là thấp và, do vậy, định hướng vào những vấn đề chính sách lại càng rất ít.
Có thể thấy định hướng tháp ngà của các trường vẫn còn lớn và khái niệm think tank không tồn tại. Chỉ có các chuyên gia độc lập nổi tiếng nhưng chưa có think tank, cơ quan độc lập có chức năng tham gia đánh giá và cung cấp giải pháp chính sách.
b. Các viện nghiên cứu nhà nước
Có một hệ thống các viện đồ sộ đựơc lập nên gồm các viện của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ và các cơ quan của bộ máy nhà nước, đảng. Chức năng của các viện là nghiên cứu khoa học và phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan nhà nước và Đảng. Vào khoảng những năm 80, các viện là nơi tập trung tinh hoa của trí thức Việt Nam.
Mặc dù tính cởi mở của hệ thống các viện là cao hơn các hệ thống khác, nhưng biên chế cứng, rào cản của ranh giới hành chính và sự thiếu liên thông với đào tạo khiến cho sự năng động của một viện thường không kéo dài được quá 15 năm. Tình trạng phân tán, không gắn kết giữa các viện là cao.
Tuy có nhiều chuyên gia giỏi nhưng sự không gắn kết với nhu cầu cuộc sống khiến cho hiệu quả hoạt động của các viện, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội, đối với các hoạt động chính sách không cao.
c. Các cơ sở khoa học 81
Trong điều kiện trì trệ và gò bó của các tổ chức khoa học nhà nước, bằng Nghị định 35/1992 và sau đó là Nghị định 81/2003, các tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập, viện, trung tâm và các tên gọi khác, tự trang trải ra đời. Các tổ chức này hoạt động mạnh mẽ nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Chủ đề quan tâm của họ rất đa dạng và sự năng động để tồn tại củng rất cao.
Tuy nhiên, trong điều kiện các viện nhà nước hút hết các nguồn tiềm lực quốc gia, nhìn chung các viện kiểu này gặp nhiều khó khăn và rất ít tổ chức thành công trong hoạt động khoa học và công nghê như mong muốn. Và cũng do tính độc lập của mình, các cơ quan chính sách vẫn chưa hoàn toàn cởi mở với hệ thông các cơ quan nghiên cứu độc lập này. Vai trò của họ trong hoạt động kiểu think tank là rất hạn chế
Giới khoa học Việt Nam hiện nay rất đông, có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á về số lượng tiến sỹ, nhưng làm khoa học rất ít và tham gia vào tư vấn chính sách có lẽ càng ít hơn. |
Như vậy, nhìn vào hiện trạng ngày hôm nay có thể thấy giới khoa học Việt Nam hiện nay rất đông, có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á về số lượng tiến sỹ, nhưng làm khoa học rất ít và tham gia vào tư vấn chính sách có lẽ càng ít hơn. Điều này có thể thấy qua số lượng các công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế hàng năm và qua các vấn đề mà các công trình của họ đề cập tới. Vấn đề là làm thế nào để đưa được các nghiên cứu khoa học vào phục vụ chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả cho các đầu tư vào hoạt động khoa học.
2 Những tổ chức giống think tank
a. Các Viện nghiên cứu chính sách
Nhu cầu tư vấn về chính sách là lớn nên khởi đầu từ Bộ khoa học và Công nghệ vào đầu những năm 1990, sau lan ra tất cả các bộ khác, các viện nghiên cứu chính sách và chiến lược ra đời. Nếu ban đầu ở một số Viện của Bộ khoa học và Công nghệ, các chuyên gia đến từ nhiều nguồn thì sau này tình hình trở nên đơn điệu hơn với các viện mà nguồn nhân lực nói chung là gói gọn lại trong lĩnh vực và phạm vi mà ngành quản lý với chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược và chính sách cho ngành của mình.
Ưu điểm của các Viện chính sách của các Bộ là có điều kiện thu thập thông tin và nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của ngành. Nhược điểm là thiếu sự bổ sung các tri thức từ những ngành khác và, nhất là, hoạt động trong môi trường bộ máy hành chính nên sự sáng tạo và đột phá chính sách là rất khó nếu không muốn nói là không thể.
b. Các viện nghiên cứu kinh tế xã hội tại một số địa phương
Nhu cầu tư vấn chính sách đối với các địa phương phát triển nhanh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến sự ra đời một loạt các viện đặc thù ở cấp địa phương như các viện nghiên cứu kinh tế xã hội ở hai địa phương trên. Các viện này đã quy tụ được chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên có khả năng đáp ứng phù hợp các nhu cầu địa phương nói riêng cũng như tính chất đa dạng của vấn đề đặt ra cho chính sách của khu vực nói chung.
Tuy nhiên, tính chất hành chính của các cơ quan đó, trực thuộc một cơ quan hành chính và làm việc theo cung cách hành chính, đang là giới hạn của họ và triệt tiêu động lực của các viện như các think tank hiện đại.
3. Ba think tank lớn
Nếu nhìn từ một bình diện rộng hơn, có thể thấy trong khoảng thời gian vừa qua có ba cơ quan lần lượt thực hiện các chức năng, tuy không hoàn toàn đầy đủ, của một think tank hiện đại.
3.1 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 1976 -1986
Cuối những năm 70 thế kỷ trước, sau khi thống nhất đất nước, ông Nguyễn Văn Trân được giao trọng trách xây dựng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Sau cuộc cải tạo công thương nghiệp và đưa người về nông thôn, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nạn thiếu hụt lương thực ngày càng trầm trọng. Tháng 8/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Trung ương lần thứ 6. Vấn đề thảo luận của Hội nghị ban đầu được dự trù là sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương chuyển thành thảo luận về cơ chế chính sách kinh tế. Viện Quản lý kinh tế Trung ương được giao giúp Thủ tướng Phạm Văn Đồng chuẩn bị nội dung này.
Trong khoảng 10 năm, đây thực sự là nơi tập hợp rất nhiều chuyên gia với những ngành nghề khác nhau và từ các cơ quan khác nhau để nghiên cứu, bàn bạc và đưa ra một định hướng chính sách để phục hồi và cứu vãn nền kinh tế. Tinh thần tìm tòi cái mới của Viện là cao. Cùng với thời gian, từ những nhận định ban đầu về một cơ chế mới là phải bung ra, cởi trói và kết hợp ba lợi ích, kết hợp kế hoạch với thị trường một định hướng phát triển mới hình thành.
Cũng vào khoảng sau đó một thời gian, cuối tháng 12/1982 có sự thay đổi lớn trong tư duy của nhà lãnh đạo lý luận Việt Nam lúc đó là Trường Chinh. Theo yêu cầu của ông, hình thành nhóm nghiên cứu có 8 người giúp ông Trường Chinh hình thành và hoàn thiện những suy nghĩ. Nhóm này chấm dứt hoạt động 12/1986.
Trên nền tảng những định hướng chính sách mới của Viện và được sự tiếp sức của nhóm tư vấn của ông Trường Chinh. Một định hướng hoàn toàn mới cho Việt Nam đã ra đời. Đó là nội dung của Đổi mới được thông qua vào tháng 12 – 1986: nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần mà sau này định hình dưới tên gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đóng góp của Viện quản lý kinh tế Trung ương thời kỳ này cho định hướng mới là rất to lớn và đúng là một think tank đầy sáng tạo trong khoảng 15 năm. Những năm sau đó, Viện đi vào quỹ đạo một viện nghiên cứu nhà nước (nay thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư) và hoạt động như một viện nghiên cứu thuộc bộ.
3.2 Ban tư vấn của thủ tướng 1992-2007
Từ định hướng Đổi mới nảy sinh hàng loạt những yêu cầu phải có các giải pháp cụ thể cho sự chuyển đôi từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngay từ trước đó, bước vào thập kỷ 80 Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh được thành lập do Tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh, nguyên Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng và có thời kỳ làm Quyền Thủ tướng Chính phủ Sài Gòn.
Hơn 10 năm sau, khi ông Võ Văn Kiệt trở thành Thủ tướng, từ nhóm chuyên gia nòng cốt của Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tư vấn của Thủ tướng được thành lập gồm 92 nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau. Phân theo một số lĩnh vực, họ định kỳ gặp mặt thảo luận và đóng góp ý kiến cho Thủ tướng về những vấn đề mới và cách xử lý những vấn đề phát sinh.
Nhóm tư vấn này sau được chính thức hoá thành Ban tư vấn của Thủ tướng do ông Trần Xuân Giá đứng đầu với hàm cấp chính thức là Bộ trưởng. Ban tiếp tục được ông Phan Văn Khải lưu dụng.
Đóng góp lớn nhất của Ban này là với sự hỗ trợ của các chuyên gia với những tiềm lực chất xám đa dạng trong khoảng 10 năm, 1992-2001, đã đưa ra tư vấn được một hệ thống những cơ chế, chính sách cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà thiếu nó nền kinh tế Việt Nam không thể vận hành được. Khoảng thời gian này cũng là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp.
Tháng 8/2007, Ban tư vấn của Chính phủ giải thể sau 15 năm hoạt động.
3.3 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Văn phòng Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (OSEC) 2002-2011
Bằng Quyết định số 22 năm 2002 của thủ tướng Chính phủ (được thay thế bằng Quyết định số 14 năm 2014), VUSTA, với bộ máy làm việc là OSEC, là cơ quan ở Việt Nam có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách và dự án lớn theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan hoặc theo sáng kiến của mình. Trong thời gian vừa qua VUSTA đã tiến hành đánh giá nhiều chính sách và dự án lớn của quốc gia.
Đặc điểm hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của VUSTA là đề cập tới các vấn đề được xã hội quan tâm rộng rãi trong khi các cơ quan của Chính phủ và Nhà nước thường có thể có những cách tiếp cận và quan điểm khác đối với các chủ đề đó. Có thể nêu ra như Dự án thuỷ điện Sơn La, Dịch cúm gà, Nhà máy điện nguyên tử, Bau xit, Đường sắt cao tốc Bắc Nam hay Quy hoạch đô thị Hà Nội… cũng như nhiều chính sách và dự án luật.
Với một hệ thống hàng trăm hội, bốn trăm viện và trung tâm cùng gần hai trăm đơn vị báo chí, các đánh giá của VUSTA đựợc tiến hành theo các quy trình tương đối hiện đại với sự tham gia của các chuyên gia giỏi từ các đơn vị xã hội dân sự có liên quan. Tuy được giới hạn trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đây phần nào cũng là sự đánh giá độc lập của xã hội đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhờ có những quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước cùng một hệ thống báo chí lớn nên VUSTA có khả năng hoạt động vận động chính sách cao.
Điểm yếu khiến cho hoạt đông của VUSTA không đáp ứng một tổ chức think tank đầy đủ theo nghĩa hiện đại là tính tự nguyện khi tham gia các hoạt động tư vấn cao trong khi chức năng đưa ra giải pháp của VUSTA không có tính bắt buộc. |
Những đặc trưng này làm cho VUSTA trở thành một cơ quan rất phù hợp với hoạt động think tank, độc lập và đưa ra những định hướng giải pháp từ góc độ quyền lợi của người dân và các cộng đồng.
Điểm yếu khiến cho hoạt đông của VUSTA không đáp ứng một tổ chức think tank đầy đủ theo nghĩa hiện đại là tính tự nguyện khi tham gia các hoạt động tư vấn cao trong khi chức năng đưa ra giải pháp của VUSTA không có tính bắt buộc.
4. Sự phát triển tiếp tới của các think tank
Trong một đất nước đang biến đổi nhanh như Việt Nam, nhu cầu về các tổ chức hoạt động theo kiểu think tank là có thật. Vì ba lý do:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường đã đưa đến sự ra đời của các nhóm lợi ích khác nhau, từ doanh nghiệp cho tới các tổ chức phi chính phủ, để đáp ứng những đòi hỏi khác nhau của sự phát triển. Mỗi nhóm lợi ích đều có nhu cầu phản ánh sự quan tâm của mình qua các chính sách và các think tank có cơ sở xã hội để ra đời;
Thứ hai, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và sự giàu có hơn của các tầng lớp nhân dân đảm bảo cho trong thời gian sắp tới có đủ những nguồn đầu tư vật chất chảy vào cho các think tank. Cơ sở kinh tế cho các hoạt động của think tank là đã có cũng như nhu cầu của các chuyên gia chỉ đi làm cho các cơ quan nhà nước là không cần thiết mà họ còn có thể cung cấp ý tưởng của mình cho các khu vực khác nhau ngoài nhà nước.
Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đòi hòi sự điều chỉnh chính sách phải nhanh và sự nhìn nhận tương lai phải xa và thấu đáo. Chỉ có các think tank chuyên nghiệp mới đảm bảo đáp ứng đựơc nhu cầu đó của các nhà lập chính sách.
Đã đến lúc, Việt Nam cần xây dựng các think tank hiện đại và có đủ điều kiện để hình thành nên các think tank theo kiểu hiện đại. Hơn nữa, Việt Nam đã đạt tới ngưỡng phát triển có thu nhập ở mức trung bình và các bài toán phát triển đã có thể có nhiều lựa chọn khác nhau và không thể giải quyết một cách đơn lẻ và thiếu các think tank chuyên nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Kornai Janos. Hệ thống Xã hội chủ nghĩa. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002.
Đặng Phong. Tư duy kinh tế Việt Nam. NXB Tri thức, Hà Nội, 2008.
Đặng Phong. “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới. NXB Tri thức, Hà Nội, 2009.
Vũ Duy Phú (Chủ biên), Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức, Nguyễn Vi Khải. Xã hội dân sự – một số vấn đề chọn lọc. NXB Tri thức, Hà Nội, 2008.
Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn. Đổi mới ở Việt Nam: nhớ lại và suy ngẫm. NXB Tri thức, 2008.
Văn Tạo. Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam. NXB Đại học sư phạm, 2006.
Nguồn: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=7673