Thuật ngữ chính trị (11)

Phạm Nguyên TrườngPolitical Dictionary – The Bridge

11. Behaviourism – Chủ nghĩa hành vi. Chủ nghĩa hành vi là cách tiếp cận mang tính hệ thống nhằm tìm hiểu hành vi của con người và động vật. Chủ nghĩa hành vi là trường phái tâm lý học cho rằng quan sát một cách khách quan hành vi, được đo bằng phản ứng trước các kích thích là đối tượng nghiên cứu phù hợp duy nhất (của cả con người lẫn động vật) và là nền tảng duy nhất của lý thuyết của họ, mà không cần viện dẫn tới cần viện đến cá sự kiện sinh lý bên trong hay những cấu trúc có tính giả thiết như tinh thần.

Chủ nghĩa hành vi còn là phong trào trong khoa học chính trị, nhấn mạnh rằng chỉ cần phân tích hành vi có thể quan sát được của các tác nhân chính trị. Trường phái này có nhiều cơ sở chung với chủ nghĩa hành vi trong tâm lý học. Trường phái này xuất hiện trong những năm 40 của thế kỉ trước và giữ thế thượng phong ở Hoa Kì cho đến đầu những năm 70.
12. Belfast Agreement – Hiệp ước Belfast. Hiệp ước Belfast hay còn gọi là Hiệp ước Thứ Sáu Tuần thánh (Good Friday Agreement) là thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hoà Ireland, Chính phủ Vương quốc Anh và các đảng phái ở Bắc Ireland kí ngày 10 tháng 4 năm 1998.
Hiệp ước này chấm dứt giai đoạn bạo động của cuộc xung đột ở Bắc Ailen từ những năm 1960 và đưa cuộc xung độ sang giai đoạn tìm kiếm sự đồng thuận về chính trị. Mặc dù sau khi kí kết, đâu đó vẫn diễn ra một số hành động bạo lực, nhưng dân chúng không còn ủng hộ nữa và bạo lực không còn leo thang.
Các cuộc trưng cầu dân ý riêng ở Cộng hoà Ireland và Bắc Ailen đã xác nhận thỏa thuận.
13. Benelux. Benelux là tên khu vực ở châu Âu, gồm 3 nước nằm cạnh nhau là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Tên gọi Benelux được ghép chữ đầu trong tên gọi của 3 quốc gia Belgium (Bỉ), Netherlands (Hà Lan) và Luxembourg. Tên này được dùng để chỉ Liên minh Thuế quan Benelux từ năm 1958. Công dân của 3 nước này được tự do đi lại không cần visa, công dân của các nước khác khi đã nhập cảnh một trong ba nước này cũng có quyền làm như vậy.
14. Berlin Wall – Bức tường Berlin. Bức tường Berlin (tiếng Đức: Berliner Mauer), được xây dựng năm 1961 và được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”, nhưng dân chúng Cộng hoà Liên bang Đức lại gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía Đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin, khoảng từ 86 đến 200 người đã bị phía Đông Đức giết hại khi tìm cách vượt qua bức tường này.
15. Beveridge – Báo cáo Beveridge. Bản báo cáo về chính sách xã hội của Anh có nhan đề “Bảo hiểm xã hội và các dịch vụ liên kết” do Huân tước William Beveridge chuẩn bị cho chính quyền liên minh thời chiến, được công bố vào tháng 11 năm 1942, có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo ra nhà nước phúc lợi ở Vương quốc Anh.
16. Bharatiya Janata Party – Đảng Bharatiya Janata viết tắt là BJP hay còn gọi là Đảng Nhân dân Ấn Độ là một chính đảng của người Hindu và dành thắng lợi lớn trong cuộc Tổng tuyển cử Ấn Độ, 2014 để thành lập Chính phủ do ông Narendra Modi làm thủ tướng.
Mục tiêu của đảng là tập trung vào các vấn đề kinh tế và thương mại, không chú trọng các vấn đề xã hội và tôn giáo.
Trong cuộc bầu cử năm 2014, Đảng Bharatiya Janata đã giành được thế đa số tại hạ viện với 286/543 ghế. Liên minh do BJP dẫn đầu có được tới 325 ghế để thành lập chính phủ mới. Đây là chiến thắng vang dội nhất của BJP trong một cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ trong vòng 30 năm qua. Đảng BJP đã chiếm được đa số, giúp cho Modi không phải đàm phán liên minh với các đảng nhỏ và thành lập chính phủ liên hiệp, do đó, họ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tự quyết các chính sách. Đây là lần đầu tiên trong vòng 25 năm một chính đảng tại Ấn Độ giành đủ đa số tuyệt đối để có thể thành lập chính phủ độc lập.
17. Bicameralism – Cơ quan lập pháp lưỡng viện. Cơ quan lập pháp bao gồm hai viện khác với cơ quan lập pháp chỉ gồm một viện duy nhất (unicameralism) và cũng khác với một số cơ quan lập pháp có ba hoặc nhiều viện. Tính đến năm 2015, chưa đến một nửa cơ quan lập pháp quốc gia trên thế giới là lưỡng viện.
Thường thì, các nghị sĩ của hai viện được bầu hoặc lựa chọn theo các phương pháp khác nhau, và các quốc gia cũng có những cách bầu chọn khác nhau. Cách làm như thế thường làm cho hai viện có thành phần nghị sĩ rất khác nhau.
Việc ban hành luật pháp đòi hỏi phải được đa số nghị sĩ trong cả hai viện chấp thuận. Trong trường hợp như, cơ quan lập pháp có thể được gọi là ví dụ điển hình của lưỡng viện hoàn hảo. Tuy nhiên, trong nhiều hệ thống đại nghị và bán tổng thống, viện mà nhánh hành phải phải chịu trách nhiệm báo cao có thể bác bỏ dự luật của viện kia và có thể được coi là một ví dụ về lưỡng viện không hoàn hảo. Một số cơ quan lập pháp nằm ở giữa hai vị trí này, một viện chỉ có thể bác bỏ dự luật của viện kia trong những trường hợp nhất định.
18. Bilateral – Quan hệ song phương/Chủ nghĩa song phương. Quan hệ song phương là các mối quan hệ chính trị, kinh tế hoặc văn hóa giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nó trái ngược với chủ nghĩa đơn phương hoặc đa phương, là hoạt động của một quốc gia duy nhất hoặc hợp tác giữa nhiều quốc gia với nhau. Khi các quốc gia công nhận nhau là quốc gia có chủ quyền và đồng ý quan hệ ngoại giao, họ tạo ra mối quan hệ song phương. Các quốc gia có quan hệ song phương sẽ trao đổi các cơ quan ngoại giao như đại sứ quán để tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại và hợp tác.
Các hiệp định kinh tế, như hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được ký kết giữa hai quốc gia, là ví dụ thường thấy của quan hệ song phương. Thông qua quan hệ song phương, các quốc gia có thể có được các thỏa thuận và nghĩa vụ phù hợp, chỉ áp dụng cho các quốc gia ký kết mà thôi
19. Bill – Dự luật. Dự luật là tuyên bố chính thức về một đạo luật mới đang được thảo luận trước khi thông qua. Thường thấy những cách nói/viết như sau: Dự luật đã được sửa đổi, dụ luật đã được Quốc hội thong qua để trở thành luật hoặc dự luật đã bị bác bỏ.
20. Bill of attainder – còn gọi là act of attainder or bill of penalties là lệnh do cơ quan lập pháp ban hành, tuyên bố rằng một người hoặc một nhóm người đã phạm tội và trừng phạt họ mà không cần tòa án. Luật của cơ quan lập pháp có thể tước quyền công dân, tước quyền sở hữu tài sản (và do đó, quyền chuyển cho người thừa kế), tước danh hiệu quý tộc, và, thậm chí là tử hình người được cho là có tội.

Comments are closed.