Thuật ngữ chính trị (22)

Phạm Nguyên TrườngPolitical Dictionary – The Bridge

53. Community – Cộng đồng. Cộng đồng là nhóm người với những mối tương đồng như tiêu chuẩn, tôn giáo, giá trị, phong tục tập quán hay bản sắc. Trong chính trị, cộng đồng được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau. Đó có thể là một lý tưởng, kêu gọi một trật tự chính trị với đặc điểm là các mối quan hệ xã hội gần gũi, tình huynh đệ và quan tâm tới những mối quan hệ xã hội gần như trong gia đình. Trong nghĩa này, cộng đồng tương tự như ý tưởng về tình huynh đệ (bác ái), một trong ba thành tố của khẩu hiệu trong Cách mạng Pháp (Tự do, Bình đẳng, Bác ái). Cộng đồng có thể là thuật ngữ mô tả các mối quan hệ phi chính thức mà những người sống trong một nhóm nào đó có thể thiết lập để điều hành công việc trong nhóm của mình. Cộng đồng cũng có thể là nhóm tương thân tương ái. Lý thuyết chính trị thường quan tâm đến ý tưởng của cộng đồng theo nghĩa vừa nói, trong đó tất cả các thành viên của xã hội chia sẻ các giá trị chặt chẽ đến mức không cần phải tách biệt giữa cá nhân và nhà nước, cũng không cần ép buộc thực hiện các nghĩa vụ tập thể. Mô hình truyền thống của một cộng đồng kiểu đó là gia đình mở rộng, hoặc đôi khi là một nhóm trong bộ lạc trong xã hội trước khi nhà nước xuất hiện. Người ta khẳng định rằng lúc đó lợi ích của cá nhân và lợi ích của nhóm là một (xem Lợi ích chung). Từ khi xuất hiện chính quyền hay phân công lao động và trách nhiệm cá nhân, lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm không mâu thuẫn với nhau. Quan điểm lý tưởng hóa về cộng đồng như thế xuất hiện trước nhất trong các tác phẩm của Plato và Aristotle. Trong khoa học xã hội thuật ngữ cộng đồng thường được sử dụng như là khái niệm mô tả tập thể của những cá nhân chia sẻ nhiều giá trị và kinh nghiệm sống, và người ta có thể được kì vọng là nhóm người đó sẽ hành động tương đối thống nhất và hợp tác trong các vấn đề chính trị.

54. Community Power – Quyền lực của cộng đồng. Khá nhiều công trình nghiên cứu về quyền lực của cộng đồng được các học giả, nhất là ở Mĩ, tiến hành trong những năm 1950 và cuối những năm 1960. Vì quyền lực, trên bình diện quốc gia, là thuật ngữ không chỉ khó hiểu về mặt khái niệm mà còn khó nghiêm cứu theo lối thực nghiệm, cho nên người ta cho tốt nhất là nghiên cứu trong bối cảnh hạn hẹp hơn. Kết quả là một loạt các nghiên cứu về phân phối quyền lực và ảnh hưởng trong các thị trấn và thành phố. Hầu hết các công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoặc phát triển các lý thuyết đa nguyên về quyền lực và dân chủ (xem Chủ nghĩa đa nguyên). Kết quả cho thấy các cộng đồng không hoàn toàn dân chủ, mà bị các nhóm tinh hoa lấn án, các nhóm này kiểm soát các lĩnh vực chính sách khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này tiếp tục khẳng định rằng các nhóm tinh hoa khác nhau hoạt động riêng rẽ, không chồng chéo lên nhau, vì vậy không tạo điều kiện cho một hoặc vài nhóm mở rộng quyền lực của mình. Nhiều người phê phán các công trình nghiên cứu này, phần lớn là nhắm bào phương pháp luận, vì không có phương pháp luận đúng đắn nhằm khám phá ai là người có ảnh hưởng, hoặc vì sao họ có ảnh hưởng. Sự kiện là không chứng minh được khả năng ngoại suy từ các nghiên cứu về cộng đồng địa phương để tạo dựng bức tranh quyền lực ở cấp quốc gia.
Lơi ích của các nghiên cứu này ở bên ngoài nước Mĩ thậm chí còn mù mờ hơn. Bản chất liên bang của nền chính trị Mĩ, việc không có các quy định về nhà nước phúc lợi, làm cho việc tìm, ví dụ, ai là người có thể chịu trách nhiệm xây dựng bệnh viện mới, hoặc, với việc phân cấp trong giáo dục, cần tìm hiểu về ảnh hưởng của Hiệp hội Giáo viên -Phụ huynh, hoạt động như các nhóm gây áp lực. Ở các nước, ví dụ như nước Anh, với hầu hết các quyết định đều nằm trong tay chính quyền trung ương, ích lợi của các công trình nghiên cứu như thế còn ít hơn nữa. Trong những năm gần đây rất ít công trình nghiên cứu như thế, và người ta nghi ngờ liệu những công trình nghiên cứu như thế có, một lần nữa, được coi là một trong những giải pháp cho các vấn đề liên quan đến nghiên cứu quyền lực ở Tây Âu hay không. Tuy nhiên, ý tưởng cho rằng các công trình nghiên cứu mang tính khu vực có thể giúp đưa ra phân tích tổng quát là có tương lai trong các nền dân chủ mới nổi ở Đông Âu (xem Chuyển đổi dân chủ).
55. Comparative Government/Comparative Plolitics – Quản trị so sánh (hay Chính trị so sánh, từ đây sẽ sử dụng thuật ngử Chính trị so sánh). Chính trị so sánh là một trong những nhánh chính của chính trị học. Cốt lõi của chính trị so sánh là nghiên cứu là nhằm so sánh những biện pháp mà các xã hội khác nhau dùng để giải quyết với những vấn đề khác nhau, vai trò của các cơ cấu chính trị liên quan được người ta đặc biệt quan tâm. Mục đích là gia tăng hiểu biết về cách chức các cơ chế khác nhau hoạt động trong bối cảnh của mình, và, mục đích lớn hơn là: Phát triển các giả thuyết tổng quát liên quan đến quản lí. Bài thi thường gặp trong chính trọ so sánh sẽ câu ahỏi tổng thống Pháp hay tổng thống Mĩ có nhiều quyền lực hơn hoặc yêu cầu so sánh vai trò của cơ quan lập pháp ở Anh và Đức.
Mặc dù hiện nay môn chính trị so sánh đã tách biệt hẳn khỏi lý thuyết chính trị, đây là hiện tượng mới và có lẽ là đáng tiếc. Aristotle, người thường được coi là lí thuyết gia chính trị, chắc chắn đã tiến hành nghiên cứu so sánh các hệ thống chính trị mà ông biết, nhưng đáng tiếc là bộ sưu tập gần 200 bản hiến pháp của thành phố của ông đã không còn. Các lí thuyết gia về sau, ví dụ Jean Bodin (1530 – 1596), ủng hộ phân tích chính trị so sánh với hy vọng rằng những công trình như sẽ cho chúng ta thấy các quy tắc và giá trị phổ quát.
Trong các công trình nghiên cứu chính trị so sánh, người ta thấy ở một số khu vực đã có tiến bộ. Ví dụ, sau khi tiến hành so sánh trên phạm vi rộng, người ta đã hiểu khá rõ ảnh hưởng của các hệ thống bầu cử khác nhau lên hệ thống đảng phái và đã xây dựng được các lí thuyết mang tính dự đoán, giải thích được quan hệ trong liên minh trong các hệ thống đa đảng. Vấn đề chính cho Vấn đề chính đối với chính trị so sánh, như một môn khoa học, là chưa có khuôn khổ lí thuyết được mọi người chấp thuận, tức là khuôn khổ xác định nhiệm vụ chính của chính trị hệ thống là gì, và do đó đưa ra các thiết chế hoặc cơ cấu cần so sánh. Nói cách khác, thật khó biết cần phải làm những so sánh nào; và kết quả là, các nhà nghiên cứu có xu hướng bám vào những so sánh hiển nhiên trong phạm vi hạn chế, hoặc dựa vào những lí thuyết chua được nhiều người chấp nhận – thường là mượn từ các phương pháp khác, ví dụ, chủ nghĩa chức năng. Gần đây, cách tiếp cận của lí thuyết lựa chọn duy lý được dùng trong các lĩnh vực khác của chính trị học đã được sử dụng khá thành công trong chính trọ so sánh, đôi khi được gọi là Chủ nghĩa Tân Thể Chế.
Một vấn đề nữa là muốn so sánh hiệu quả hai xã hội thì phải có kiến thức rất sâu về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của họ thì mới hiểu được hiểu được dữ liệu và tránh được những so sánh không phù hợp giữa các thiết chế, chỉ có sự giống nhau bên ngoài. Nhiều khóa học trong chương trình đại học hoàn toàn không phải là chính trị so sánh mà chỉ đơn giản những nghiên cứu riêng biệt về các nước ngoài mà thôi. Ở phía bên kia là những cuốn sách giá khoa và chương trình phủ nhận hoàn toàn nhu cầu về kiến thức chuyên sâu và chỉ so sánh của các thiết chế của tất cả hơn các quốc gia 190 nước trên thế giới mà thôi. Một xu hướng có nhiều hứa hẹn là nghiên cứu các vấn đề chung cụ thể nào đó cho tất cả các xã hội, ví dụ ô nhiễm môi trường ở trong các nền kinh tế và các cơ chế mà các nước sử dụng để giải quyết ô nhiễm. Các vấn đề và phản ứng ngày càng có tính chất quốc tế hoặc đa quốc gia chắc chắn sẽ làm cho các nghiên cứu so sánh vững chắc hơn và hiệu quả hơn.

Comments are closed.