Thuật ngữ chính trị (25)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

63. Conservative Party – Đảng bảo thủ. Đảng Bảo thủ hiện nay của nước Anh là kết quả của một số xu hướng khác nhau của ý thức hệ và tổ chức đảng trong những giai đoạn trước đây. Phe bảo thủ chưa bao giờ có ý thức hệ theo nghĩa lý thuyết mang tính cương lĩnh về quản trị – họ thường vận động bầu cử theo quan điểm hoàn toàn thực dụng (pragmatism). Đảng này là hậu duệ của đảng của những chủ đồn điền (Tory) trong cuộc cạnh tranh với đảng của tầng lớp trung lưu đang lên, đảng Whigs (sau này đổi tên thành Đảng tự do – Liberal Party). Đảng Tory được nhóm người gọi là Liberal Unionists, tách ra khỏi Đảng Tự do khi nhóm này phản đối việc cai trị Ireland, từ năm 1886, và hai đảng chính thức sáp nhập vào năm 1912, trở thành Conservative and Unionist Party, đây là tên gọi chính thức. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp quý tộc và những nhà công nghiệp giàu có, Đảng Bảo thủ, trên thực tế, là đảng đầu tiên tổ chức trên cơ sở quần chúng nhằm thu hút những người mới được quyền bầu cử sau những cải cách do nghị viện tiến hành trong ba mươi nắm cuối cùng của thế kỷ XIX, và luôn luôn tìm cách thu hút được khá lớn phiếu bầu của giai cấp cần lao.

Đảng này liên kết tinh thần yêu nước và ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng với thái độ chấp nhận một nhà nước phúc lợi phình to ra. Đảng này kiên quyết ủng hộ quyền sở hữu tài sản, đồng thời, từ năm 1945, đã chấp nhận nền kinh tết hỗn hợp. Sau năm 1945, dưới thời Winston
Churchill và Anthony Eden, Đảng ngả sang phía đế quốc chủ nghĩa; sau đó, dưới thời Harold Macmillan và Sir Alec Douglas-Home lại theo xu hướng nhà nước phúc lợi, rồi dưới thời Edward Heath lại ngả theo hướng kĩ trị của học phái Keynes. Nhưng đầu những năm 1970, trong đảng xuất hiện hai phe khác nhau. Một phe, dưới quyền lãnh đạo của Margaret Thatcher, giữ thế thượng phong trong Đảng Bảo thủ từ trong giai đoạn 1975-1990, ủng hộ và thực hiện nhiều sáng kiến đi ngược lại chính sách của chính phủ cầm quyền sau năm 1945 và áp dụng hình thức kinh tế thị trường cứng rắn hơn (xem Thatcherism), gần như chủ nghĩa tự do cổ điển thế kỷ XIX. Phái kia tiếp tục truyền thống của cựu thủ tướng Disraeli (1804-1881) và tìm cách giữ gìn truyền thống của Đảng Bảo về mối quan tâm xã hội và các giải pháp thực dụng cho các vấn đề chính trị. Ngay đầu những năm 1990, dưới thời John Major, dường phái này và truyền thống xưa cũ của chủ nghĩa bảo thủ có thể đã một lần nữa giữ thế thượng phong. Nhưng phái này đã thất bại trong các cuộc bầu Margaret Thatcher. Dù đánh giá theo tiêu chuẩn nào, thì đây củng là đảng thu được nhiều thành công trong các cuộc bầu cử. Từ cuối Thế chiến II đến năm 1997, đảng này chỉ không nắm được quyền lực trong 17 năm, và giành chiến thắng trong bốn cuộc tổng tuyển cử liên tiếp từ năm 1979 đến năm 1992.
64. Consociational Democracy – Dân chủ hiệp thương. Thuật ngữ do nhà chính trị học người Hà Lan, Arendt Lijphart, phát triển để giải thích cơ chế ổ định trong những xã hội bị phân tách một cách sâu sắc. Đấy là các chế độ dân chủ với nền văn hóa chính trị phân mảnh như Áo, Bỉ, Hà Lan.
65. Constitution – Hiến pháp. Hiến pháp thường được coi là bộ luật “mẹ” của quốc gia. Hiến pháp là văn kiện bao gồm tập hợp các quyền, quyền hạn và quy trình điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan công quyền trong một quốc gia và giữa cơ quan công quyền với công dân của quốc gia đó. Hầu hết các nước có hiến pháp thành văn hoặc văn kiện cơ bản xác định các mối quan hệ này (Vương quốc Anh là ví dụ đáng chú ý nhất về quốc gia không có hiến pháp thành văn, trong khi Israel và New Zealand gần đây mới có luật hiến pháp). Nhưng, trong thực tiễn, tất cả các bản hiến pháp thành văn đều phải được bổ sung từ các nguồn khác. Lời văn trong bất kì văn kiện nào cũng cần phải có giải thích, và cùng với thời gian, thực tiễn hiến định cũng có thể được tu chính. Như vậy là, quyết định của tóa án, phong tục, hiệp định và thậm chí văn bản chính thức có thể chứa đựng các hướng dẫn và quy định, và do đó, có thể được coi là thành phần của hiến pháp quốc gia.
Có thể phân loại hiến pháp theo một số cách khác nhau: Liên bang (Australia, Hoa Kỳ) hay trung ương tập quyền (Vương quốc Anh, Pháp); phân quyền (Hoa Kỳ) hay hợp nhất quyền lực (Vương quốc Anh); có tái phẩm tư pháp (Đức) hoặc có thủ tục đặc biệt nhằm bãi bỏ luật hiến định; và mức độ khó khăn trong việc tu chính hiến pháp.
Các quốc gia độc đảng thường ban hành các hiến pháp được soạn thảo một cách công phu, được cho là nhằm đảm bảo các quyền tự do cơ bản; hiến pháp Liên Xô năm 1936 và 1977 với mục đích bảo các quyền tự do dân sự, nhưng trên thực tế không giới hạn quyền lực chính phủ một cách hiệu quả.

Comments are closed.