Trong thoáng xuân Hà Nội (thư từ, ghi chép, 1986-1991) (kỳ 16)

Lại Nguyên Ân

clip_image001

Có thể mua bản e-book theo địa chỉ: http://komo.vn/product/view?pid=1771

 

20/1/1987

Học Nghị quyết Đại hội VI tại 51 Trần Hưng Đạo (trụ sở Hội Liên hiệp VHNT VN)

Báo cáo viên: Vũ Hữu Ngoạn (tổng biên tập tạp chí “Nghiên cứu lý luận” của trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc I).

Một số quan điểm kinh tế của Đảng ta

I. Hoàn cảnh để Đảng ta hình thành những quan điểm kinh tế mới

Hội nghị Bộ Chính trị (từ 25 đến 30/8/86) với đề dẫn của đ/c Trường Chính chủ trương viết lại báo cáo chính trị tại ĐH. 6.

3 loại vấn đề: – cơ cấu kinh tế;

– sắp xếp lại xí nghiệp, đơn vị kinh tế;

– cơ cấu (….)

1. Trong Đảng ta, cả nước ta diễn ra cuộc tranh luận lớn do cuộc sống hàng ngày lôi cuốn ta vào. Ví dụ: – áp dụng một giá hay 2 giá? – bài bỏ tem phiếu hay giữ lại một số loại? – v.v.

Một giám đốc trong sạch, không làm gì, mặc xí nghiệp trì trệ, hay bắt tay tháo gỡ, liên kết kinh doanh để bị tù tội vì vi phạm chính sách hiện hành?

– Đảng ra báo cáo chính trị, phát động tranh luận tìm đường cho đất nước ra khỏi tình trạng yếu kém.

– Quản lý yếu kém nên phải hô xóa bao cấp, nhưng làm thế nào?

Cuộc tranh luận có mặt tốt: ta trưởng thành hơn, nâng cao trình độ. Thực tiễn phong phú kéo theo sự chín chắn về kiến thức, sinh hoạt dân chủ trong Đảng cao hơn… Nhưng có mặt không tốt: nhiều bất đồng, thậm chí trái ngược nhau, có nguy cơ không nhất trí, mất đoàn kết; ý kiến găng đến mức không nhìn mặt nhau. Ví dụ có ý kiến bài bác kinh tế địa phương (ví dụ làm cho xuất khẩu lộn xộn) có ý kiến đề cao (cho rằng Nhà nước chỉ nên giao hai chỉ tiêu, địa phương sẽ thực hiện “thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”, còn thì có thể giải tán hầu hết các bộ, cả nước thành một thứ liên bang).

Ta có 2 cực đoan: tập trung quan liêu > < phân tán, tản mạn.

=> phải có những kết luận có ý nghĩa lâu dài. Quan trọng đến mức từ những quan điểm này cần soạn cương lĩnh cách mạng XHCN trên quy mô cả nước. Từ những quan điểm này cần vạch ra chiến lược kinh tế, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm.

Với quan điểm như vậy, ta đã viết lại báo cáo chính trị trình ĐH. 6 và được thông qua.

2. Thực trạng kinh tế nước ta: không ổn định, rối, mâu thuẫn

Đời sống, theo FAO “suy dinh dưỡng kinh niên”; 70% trẻ sơ sinh dưới 2,5kg, chiều cao trung bình người Việt Nam không tăng, có nguy cơ còi cọc giống nòi. Tiền lương ở Sài Gòn trước 1986: đủ sống 10 ngày. Mức sống thấp lại mất ổn định. Sản xuất đình trệ. Lưu thông phân phối (thương nghiệp): sai lầm nghiêm trọng, một thứ “tai nạn dọc đường”.

=> buộc Đảng phải nhìn thẳng sự thật, thực trạng.

Tính chất công khai = nhìn thẳng sự thật. Một đảng cầm quyền mà nhìn thẳng sự thật là dũng cảm.

3. Ta đang sống trong trào lưu chung của các nước XHCN vốn đang đổi thay cách nghĩ cách làm (một bùng nổ xã hội về quản lý xã hội và quản lý kinh tế). Bắt đầu từ nhận xét của Andropov:(1) không nên hiểu rằng một khi chế độ tư hữu bị xóa bỏ là mọi tiêu cực của con người bi xóa bỏ hẳn. Gorbachev: CNXH đòi hỏi sự chín muồi.

Gần đây Liên Xô khôi phục tội tử hình, đã xử một bộ trưởng, sắc lệnh về tham ô: cũng tội như nhau, ai có chức cao hơn bị tội nặng hơn. Liên Xô cho nhà máy bán hàng, hoặc để sản xuất và giới khoa học liên kết.

II. Đổi mới tư duy

Tư duy = trình độ cao của nhận thức

Tư duy: – trừu tượng hóa để đi vào bản chất sự vật (thành tư tưởng, khái niệm, quan niệm;

– biến thành phương pháp tư tưởng.

2 mốc đổi mới tư duy của thế giới XHCN: 1/ Lênin đề ra chính sách kinh tế mới; 2/ Đại hội 27 Đảng Cộng sản Liên Xô.

Nguyên nhân đổi mới tư duy:

a/ Cách mạng KHKT làm đảo lộn nhiều vấn đề trong tiêu dùng và sản xuất, làm sản xuất và đời sống loài người có xu hướng quốc tế hóa;

−> phá vỡ các quan niệm kinh tế và quản lý đặc trưng cho phát triển theo chiều rộng, phù hợp với nó là kinh tế tự chủ, khép kín;

−> điều chỉnh lại nhiều quan niệm xã hội: công nhân có thể không phải là lao động chân tay; chiến tranh, thù địch chính trị −> không đúng với chiến tranh hạt nhân.

b/ Đấu tranh giữa CNXH hiện thực và CNTB hiện thực trở nên phức tạp, sâu sắc, tinh tế. CNXH hiện thực chưa bộc lộ hết các ưu thế của nó do năng động chủ quan của con người chưa tương xứng;

CNTB chưa dễ dàng bộ lộ tính tất yếu diệt vong của nó, nó tận hưởng cách mạng KHKT, lợi dụng cách mạng KHKT, liên tục tạo ra đống sản phẩm khổng lồ, thay cơ cấu cạnh tranh.

CNXH: nhược điểm nằm ngay trong ưu điểm, không đổi được máy móc thiết bị. Các nước XHCN đều phải rà soát lại cách nghĩ cách làm.

Ở Việt Nam không thể không phê phán nặng bệnh trì trệ, bảo thủ, nóng vội − căn bệnh quốc tế của những người cộng sản cầm quyền.

Tại sao có bệnh này? − liên quan đến ưu thế lớn nhất của CNXH: không còn đối kháng −> người ta không lo cải tiến. Sợ nói những mâu thuẫn trong CNXH là phạm húy. Ít nhất có mâu thuẫn trong CNXH hiện thực giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Kinh tế không có cạnh tranh −> kích thích bằng gì? Thi đua chưa đủ kích thích bằng cạnh tranh.

Nóng vội: cho có chính quyền là có tất cả, muốn làm gì cũng được, mắc tả khuynh.

Đổi mới tư duy không phải một cuộc cách mạng, nhưng có ý nghĩa cách mạng. Tư duy cũ nghiêng về cái tất yếu, nhẹ về hiệu quả của cái tất yếu.

Tư duy mới: hướng KHKT và lợi ích kinh tế là chủ yếu.

Cách mạng KHKT làm cho thông tin cực nhanh −> dân chủ hóa các quá trình xã hội. Ở các nước XHCN có vấn đề dân chủ hóa thông tin.

III. Nội dung quan điểm kinh tế

1. Cơ cấu kinh tế

Phấn đấu hết thời kỳ quá độ: có công nông nghiệp phát triển. 1976-80 đọng 7.000 công trình dở dang…; bệnh lý “lấy công nghiệp làm trung tâm”; duy ý chí, say sưa với thắng lợi 1975, thích “quy mô lớn”, quần chúng phải “khoán chui” để gỡ. Đại hội Đảng 5 đã thấy nhiều bài học. 1981-85 có điều chỉnh chút ít, nhưng vẫn theo hướng phát triển chiều rộng, dàn hàng ngang, bố trí cơ cấu kinh tế phân tán, đến hết 1985 còn 250 công trình dở dang.

Đảng ta từng sửa sai sau cải cách ruộng đất (1953-55) nhờ ý chí Bác Hồ. Lần này ta quan niệm sửa sai như một điều chỉnh lớn. Theo 3 chương trình:

– lương thực thực phẩm;

– hàng tiêu dùng;

– hàng xuất khẩu

=> đòi hỏi công nghiệp tham gia, coi đây là nội dung công nghiệp.

Quy mô: coi trọng quy mô nhỏ và vừa, sắp xếp lại sản xuất.

2. Về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

– Tận dụng khả năng dùng lực lượng sản xuất hiện có, không sợ dân giàu lên (chính sách cũ sợ dân giàu, sẽ đụng chạm đến đạo đức xã hội chủ nghĩa).

– Không nên đặt vấn đề vài năm hoàn thành việc cải tạo; phải thấy đây là vấn đề thường xuyên suốt thời kỳ quá độ.

Kinh tế 5 thành phần tồn tại suốt thời kỳ quá độ lên CNXH:

– kinh tế XHCN;

– kinh tế tư bản nhà nước;

– kinh tế tư bản tư nhân;

– kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, nông nghiệp của nông dân;

– kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc

(hình dung 5 thành phần này gần cách của Lenin về 5 thành phần kinh tế).

3. Cơ chế quản lý

Đại hội 6 đặt vấn đề: đến 1990 phải hình thành cơ chế quản lý mới.

Nguyên tắc:

– quan hệ hàng hóa-tiền tệ, quy luật giá trị;

– sử dụng các phương pháp kinh tế trong quản lý;

– nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý;

– vấn đề quan hệ kế hoạch-thị trường trong quản lý.

(……)

Nghe buổi thuyết trình này, nhà văn Nguyễn Tuân nói với những người ngồi gần, trong đó có tôi (L.N.Â.): “Ngày trước mà nói như ông này thì chắc chắn bị coi là phản động!”.

21/1/1987

Tại trụ sở Hội LHVHNTVN, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Học Nghị quyết Đại hội 6

Báo cáo viên HÀ XUÂN TRƯỜNG nói về những vấn đề văn hóa văn nghệ trong quá trình hình thành Nghị quyết Đại hội 6.

Đại hội VI và văn học nghệ thuật

– Đặc điểm sáng tạo là sáng tạo của cá nhân, ta đừng cho rằng mọi thứ Đảng đã nói cả…

Mỗi Đại hội Đảng là sự hỗ trợ lớn, mang tính định hướng lớn cho người sáng tạo.

1. Mấy điểm nổi bật:

– Thái độ đánh giá tình hình: nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật −> văn nghệ sĩ phấn khởi.

– ĐH 6 khẳng định: đối với nước ta hiện nay, đổi mới là vấn đề sống còn.

Sáng tạo là việc liên quan đến đổi mới −> Đảng chắp cánh cho sự sáng tạo.

– ĐH 6 đặt chính sách xã hội ngang hàng chính sách kinh tế, đặt vấn đề khắc phục thái độ coi nhẹ yếu tố con người.

Bầu không khí dân chủ và sáng tạo do ĐH tạo ra là thuận lợi cho sáng tạo nghệ thuật.

2.Đại hội 6 và văn hóa nghệ thuật

– Cụ thể hóa, chính xác hóa những vấn đề được đề ra từ các ĐH. 4, 5.

– Xác định đúng hơn, rõ hơn về vị trí và vai trò của văn nghệ.

Đ/c Trường Chinh nói văn học nghệ thuật “gắn chặt” với nhiệm vụ chính trị; “gắn chặt” (không nói “phục vụ” như trước) là nói nó làm nhiệm vụ chính trị, nhưng làm bằng cách của nó. (…)

02/3/1987

Tại trụ sở Viện văn học, 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội.

“Tạp chí văn học” họp cộng tác viên.

HOÀNG TRINH trình bày phương hướng “Tạp chí văn học” 1987

Thảo luận:

PHAN CỰ ĐỆ: – Có nhiều vấn đề cần đề cập từ những vấn đề lý luận cơ bản, đặc trưng văn nghệ, mô hình CNHT XHCN ở Việt Nam.

– Từ Văn kiện Đại hội 6: – hiệu quả xã hội của văn học;

– đặc điểm lao động văn học nghệ thuật;

– chức năng văn học.

– Đổi mới tư duy: là thành tựu của Đảng ta; có những kích thích của thời đại

ĐẶNG THANH LÊ:

VŨ ĐỨC PHÚC: vấn đề nhuận bút của tạp chí.

LÊ SƠN:

ĐỖ ĐỨC DỤC: Vấn đề đổi mới tư duy

– cần viết lại văn học sử những giai đoạn nhất định của văn học dân tộc

– ví dụ về tạp chí Thanh Nghị.

NGỌC TRAI:

LẠI NGUYÊN ÂN:

NGUYỄN VĂN HẠNH: – Nêu lên việc tổng kết các vấn đề phát triển văn học những năm qua;

– Trình độ lý luận chúng ta còn thấp, phải đặt ra các vấn đề và sửa dần;

– Vấn đề văn hóa đối ngoại.

NGUYỄN XUÂN SANH: Về best-sellers

TRẦN ĐỘ: Trong Nghị quyết Đại hội 6: – yêu cầu nâng cao chất lượng trong văn học nghệ thuật; – vấn đề chức năng, vai trò văn nghệ.

Đổi mới tư duy là làm cho những vấn đề này được rõ ràng.

Trong thế kỷ này dân tộc ta có 2 biến động xã hội lớn quy định biến động văn nghệ:

– Cách mạng tháng 8: từ nô lệ −> độc lập

– Từ 1975: cả nước xây dựng đất nước.

Trong phạm vi thế giới XHCN: sự tự phê bình toàn diện của CNXH để xây dựng nó tốt hơn.

Trước CM tháng 8: giai cấp thống trị sử dụng các giá trị văn hóa; nghệ sĩ kéo nghệ thuật khỏi đời sống đương thời.

Sau CM tháng 8: văn nghệ từ chỗ xa chính trị đến chỗ gần và gắn với chính trị, gắn với cuộc sống dân tộc; chuyển động của văn nghệ sĩ.

Sang giai đoạn mới: đời sống con người có nhiều cái mới, ta đứng trong quan niệm cũ nên xoay trở khó khăn. Đại hội 6 là sự xoay chuyển cơ sở nhận thức.

Trong chiến tranh ta ít nói những chữ “nhân đạo”, “nhân văn”, “nhân bản”, “cá nhân”, “cá tính”, quán tính này cứ thế tồn tại, thành những húy kỵ, những tabou.

Thắc mắc của tôi: – chất lượng văn học là như thế nào?; – những khái niệm “nhà văn đi vào cuộc sống” – “cuộc sống là gì” – “công trường lớn”, “những nơi mũi nhọn”?

Những tác phẩm được chú ý như Thời xa vắng, Mùa lá rụng trong vườn có là kết quả đi vào cuộc sống? Không phải công trường thủy điện Sông Đà, không phải chỗ được xem là mũi nhọn. Sao lại được thích thú? Có phải nó đáp ứng nhu cầu cuộc sống?

Văn học dịch: vấn đề chất lượng đang đặt ra…

30/4/1987

Tại 51 Trần Hưng Đạo, trụ sở Hội LHVHNT VN.

Đ/c TRẦN ĐỘ nói chuyện về đổi mới.

1/ Tư tưởng đổi mới:

– đề phòng chữ “đổi mới” biến thành khái niệm suông;

– đề phòng chữ “đổi mới” bị lố bịch hóa, tầm thường hóa.

– Phải chấn chỉnh, xác định quan điểm đúng trên mọi lĩnh vực. Phải có tự phê bình quyết liệt để tìm cái sai, can đảm tự phê bình tìm ra cái sai cũ, khuyết điểm cũ. Kiểu nói “thành tích là căn bản” là không muốn đổi mới, muốn chuyển biến sự đổi mới.

2/ Tư tưởng dân chủ hóa

(…..)

15/5/1987

HUY CẬN nói ở Câu lạc bộ phê bình trẻ: Phê bình – khoa học và nghệ thuật.

27/6/1987

Kỷ niệm 70 năm sinh Nam Cao (tại trường Viết văn Nguyễn Du, phối hợp với báo Văn nghệ).

NGUYỄN MINH CHÂU đọc bài “Nam Cao” (2)

KIM LÂN (nói)

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH, TRẦN ĐÌNH SỬ, HOÀNG NGỌC HIẾN, PHẠM VĨNH CƯ (phát biểu),

THIẾU MAI (đọc tham luận Hà Minh Đức gửi tới, công bố thư Nam Cao gửi Nguyễn Huy Tưởng).

PHẠM TIẾN DUẬT, HỒNG DIỆU, và một số học viên trường Nguyễn Du: HỒNG VÂN. HOÀNG QUẢNG UYÊN, NGUYỄN QUANG TRUNG.

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH tổng kết hội thảo.

16/7/1987

Tại tòa soạn tuần báo “Văn nghệ”, 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội.

Họp trong Ban biên tập báo “Văn nghệ”

NGUYÊN NGỌC: – Tình hình chung xuất hiện nhiều tờ báo về văn nghệ hơn: “Người Hà Nội”, “Sông Hương”, “Tác phẩm văn học” (do Nguyễn Đình Thi là Tổng biên tập); báo “Văn nghệ” đứng trước tình hình khác: lực lượng viết san sẻ ra, nhiệm vụ cũng san sẻ ra; những vấn đề nhiệm vụ công dân của nhà văn bên cạnh nội dung văn học. Báo cần có sự chuyển hướng.

– Báo là công cụ của Hội Nhà Văn chỉ đạo đời sống văn học −> tính chỉ đạo đối với tình hình văn học.

– Báo là diễn đàn của nhà văn: nhà văn tham gia đời sống chính trị xã hội của đất nước bằng sáng tác và bằng tiếng nói trực tiếp, bằng chính luận (thể này chưa thành truyền thống ở ta).

– Báo mang tính nghề nghiệp của những người làm nghề, yêu nghề, đã và đang đến với nghề văn. Phải thể hiện điều này trên các trang, mục.

A/ Dự định cấu tạo trang mục:

– Phần xã hội-chính trị:

+ xã luận

+ ý kiến chúng tôi (từng nhà văn lên tiếng về các vấn đề xã hội)

+ hình thức chính luận (публициcтика) [publitsistika = văn chính luận]

+ hình thức phỏng vấn, phát biểu xung quanh các vấn đề xã hội trong ngoài nước.

– Đời sống văn hóa văn học trong ngoài nước:

+ giành một số trang đề cập các vấn đề văn hóa văn nghệ trong nước;

+ phát biểu, phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn.

– Đời sống quốc tế:

+ Văn hóa – văn nghệ

+ “Thư từ Moskva”

+ Tổng thuật, giới thiệu tác phẩm, vấn đề, hiện tượng.

– Sáng tác (đăng sáng tác mới: thơ, truyện, ký…)

Nói chung: tăng tính báo chí lên (báo “Văn nghệ” vẫn nặng về đăng sáng tác, ít tính báo chí); tăng tính thông tin, tính tri thức.

– Cộng tác viên đặc biệt của ban lý luận phê bình chính luận (hoạt động với tính chất bán chuyên nghiệp):

+ Từ Sơn (ban tư tưởng văn hóa TƯ)

+ Lại Nguyên Ân (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới của Hội Nhà văn)

+ Lã Nguyễn (La Khắc Hòa, Đại học Sư phạm Hà Nội I)

+ Trần Đình Sử ( Đại học Sư phạm Hà Nội I)

Công việc:

+ Ý kiến chiến lược

+ Ý kiến chiến dịch

+ Tổ chức bài vở

+ Biên tập bài vở

+ Viết bài

B/ Báo “Văn nghệ” với việc triển khai Đại hội Nhà văn

– Báo “Văn nghệ” tham gia chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho Đại hội.

– Chú ý tư tưởng chỉ đạo của Ban Bí thư TW Đảng: giải phóng tiềm năng sáng tạo, tức là:

+ khẳng định có tài năng trong nghệ sĩ

+ tài năng có bị cản trở

+ phải phá bỏ các cản trở.

– Số 30 sẽ đăng các câu hỏi phỏng vấn (1/ Trên tinh thần thông tri Ban bí thư “đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực” văn học 30 năm qua, có cái nhìn thế nào về hiện tình văn học? 2/ Vấn đề giải phóng tiềm năng sáng tạo: phải làm thế nào? 3/ Các vấn đề tổ chức, chế độ, chính sách?)

– Triển khai một loạt vấn đề lý luận tương đối cơ bản, ví dụ như anh Trần Độ nêu: vấn đề bản chất, chức năng nghệ thuật; chức năng xã hội của văn nghệ. Dùng tư liệu tình hình văn nghệ Liên Xô tác động thêm vào.

Phát biểu của các thành viên nhóm cộng tác viên đặc biệt ban lý luận phê bình: Trần Đình Sử, Từ Sơn, Lã Nguyên, Lại Nguyên Ân.


(1) Yuri Vladimirovich Andropov (1914-84), chính trị gia LX, tổng bí thư BCH TƯ ĐCS LX từ 12. 11. 1982 đến khi qua đời (09. 2. 1984);

(2) Bài này sau đó đăng tuần báo “Văn nghệ” (H., s. 29, ngày 28. 7. 1987)

Comments are closed.