10 SỰ KIỆN VĂN HỌC – VĂN HÓA VIỆT NAM 2014

Văn Việt chọn những sự kiện có tiếng vang trên truyền thông chính thống và không chính thống, có nhiều tác động đến tình hình văn học – văn hóa nước nhà trong năm 2014

1.Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước:

Ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu chung được nêu là: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đáng lưu ý là mục tiêu này không nói gì đến khái niệm “xây dựng văn hóa và con người Xã hội chủ nghĩa” như thường thấy trong các nghị quyết về văn hóa trước đây của ĐCSVN. Nhưng vẫn kiên trì “chủ nghĩa Mác-Lênin”, độc quyền tư tưởng, báo chí xuất bản,… thì làm thế nào đạt được mục tiêu ấy?

clip_image002

2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN ra đời ngày 3/3/2014 (ngày Nhà văn Thế giới) vớ i mục tiêugóp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”. Đây là tổ chức Xã hội dân sự đầu tiên quy tụ những người viết văn tiếng Việt cả trong và ngoài nước, không phân biệt quan điểm chính trị và nghệ thuật, độc lập với mọi thiết chế trong nước và quốc tế.

IMG_2208

 

clip_image006

3. Thành lập Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại Việt Nam:

Ngày 27/12/2014, Viện Khổng tử của Trung Quốc được khai trương tại Đại học Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp TQ, ông Du Chính Thanh.

Học viện Khổng tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới và là tổ chức được nhà nước Trung Quốc trực tiếp đầu tư kinh phí hàng năm cho từng viện.

Không ít ý kiến kêu gọi cảnh giác với âm mưu sử dụng viện này như một cơ quan truyền bá áp đặt tư tưởng Đại Hán, bất lợi cho công cuộc bảo vệ độc lập quốc gia và chủ quyền dân tộc.

clip_image008

4. Thảo luận “Thoát Trung” do Quĩ Văn Hóa Phan Chu Trinh và Nhà Xuất Bản Tri Thức tổ chức, đã qui tụ một số đông học giả, trí thức và đặc biệt nhiều người trẻ đến với vấn đề làm thế nào để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, đất nước đang gây khó khăn cho Việt Nam về nhiều mặt, nhất là sau vụ hạ đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa Việt Nam. Buổi thảo luận đầu tiên diễn ra ngày 5 tháng 6, buổi thứ hai ngày 15 tháng 8 tập trung chủ đề “Thoát Trung về Văn hóa” do Văn Việt khởi xướng.

clip_image010

5/ “Vụ án” Nhã Thuyên:

clip_image012

Đỗ Thị Thoan, bút danh Nhã Thuyên, sinh năm 1986, tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn – ĐHSP HN năm 2007, Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại. Ngày 14/03/2014, ĐHSP HN ra Quyết định số 708/QĐ – ĐHSP HN về việc thu hồi bằng Thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan. Quyết định này đã bị phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước (thư ngỏ của 40 nhà khoa học Việt kiều, thư của 4 giáo sư Ngô Bảo Châu, Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, thư của một số nhà khoa học nước ngoài, thư của 166 nhà khoa học trong nước).

6/ Các blogger Hồng Lê Thọ, Que Choa (Nhà văn Nguyễn Quang Lập) bị bắt theo điều 258 và ông Nguyễn Quang Lập bị khởi tố theo điều 88 Bộ Luật Hình sự: Vụ bắt bớ gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng người Việt trong, ngoài nước. Cho tới nay có trên 1500 người ký bức thư yêu cầu trả tự do cho hai ông, trong đó có cả một số nhà nghiên cứu nước ngoài; 3 GS gốc Việt nổi tiếng Ngô Bảo Châu, Đàm Trung Sơn, Vũ Hà Văn đề nghị để nhà văn Nguyễn Quang Lập tại ngoại.

clip_image014clip_image016

7/ Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần VII:

Tối 23/4/2014, năm cá nhân đã được trao tặng giải thưởng này với những công trình nghiên cứu xuất sắc và những đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Giải “Nghiên cứu” được trao cho nhà nghiên cứu Sử học Tạ Chí Đại Trường vì những đóng góp độc đáo và mới mẻ của ông trong nghiên cứu Sử học. Giải “Vì sự nghiệp Văn hóa – Giáo dục” được trao cho nhạc sỹ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang vì những đóng góp xuất sắc của ông, bà trong việc sưu tầm và truyền bá văn hóa dân gian Nam bộ. Ông Thomas J.Vallely cũng được trao tặng giải thưởng ở hạng mục này vì những đóng góp quan trọng của ông cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Giải “Dịch thuật” được trao cho phó giáo sư Ngô Đức Thọ vì những đóng góp xuất sắc của ông trong dịch thuật và truyền bá Văn hóa Hán Nôm (ảnh)

clip_image018

8/ Truyện “Đèn Cù” của Trần Đĩnh xuất bản tại Hoa Kỳ: Ngày 20/8: Đèn Cù I, ngày 21/11: Đèn Cù II (NXB Người Việt). Cuốn sách lập tức được truyền trên mạng và thu hút đông đảo người đọc vì nội dung bộc lộ nhiều chi tiết về nội bộ giới lãnh đạo ĐCSVN được tác giả là một người gần gụi kể ra.

clip_image020clip_image022

9/ Hai sản phẩm văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

clip_image024

clip_image026

10/ Hai nhà văn Tô Hoài và Bùi Ngọc Tấn qua đời:


clip_image027

Nhà văn Tô Hoài đã ra đi ngày 6/7/2014, hưởng thọ 94 tuổi. Trong suốt 65 năm cần cù viết, ông để lại cho người đọc hơn 100 tác phẩm đủ thể loại với đủ cung bậc của đời sống, nhiều số phận, nhiều cảnh sắc, trải từ giữa thế kỷ 20 qua đầu thế kỷ 21. Ông là tấm gương lao động bền bỉ cho tất cả những người cầm bút.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời vào lúc 6g15 ngày 18/12/2014 tại nhà riêng vì bệnh ung thư phổi, thọ 80 tuổi. Ông bị tù cải tạo 5 năm trong vụ án “xét lại chống Đảng” (1968 đến 1973). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000, bị thu hồi và nghiền thành bột ngay sau khi xuất bản, nhưng đã được lưu truyền rộng khắp và dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh.

 

BNT@

Comments are closed.