‘Anh Lập đã biết trước việc bị bắt’
6 tháng 12 2014 Cập nhật lúc 21:10 ICT
Nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập ‘đã biết trước’ từ vài ngày việc ông sẽ bị bắt dù không biết đích xác thời điểm, theo nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trong những người bạn gần gũi của ông Lập tại Sài Gòn.
Trao đổi với BBC hôm 06/12/2014, ông Quân cũng cho rằng vụ bắt giữ với hai blogger trong thời gian chỉ một tuần là các ông Hồng Lê Thọ, bị bắt tối hôm 29/11 và ông Lập là ‘thông điệp và hình thái răn đe’.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân nói:
“Cái tin này thực sự tôi không có bất ngờ, buồn cho bạn mình thì cũng có một chút, lo cho bạn mình thì cũng một chút lo, nhưng không bất ngờ lắm.
“Bởi vì theo tôi được biết trước đó không lâu, vài hôm trước, trong những buổi ngồi với nhau, thì anh có kín đáo thông tin là anh có thể bị bắt bất cứ lúc nào.
“Do đó khi nhận được tin này, tôi không bất ngờ lắm, còn về mặt tình cảm thì đương nhiên chúng tôi cũng lo cho bạn của mình.”
‘Hình thái răn đe’
Trong lúc này có lẽ đó là một sự răn đe nào đó khi mà tình hình ở trong nội bộ của nhà nước cũng đang có nhiều vấn đề, thì đó có thể là một hình thái răn đe không biết chừng
Nhà thơ Đỗ Trung Quân (bên phải)
Về việc bắt hai blogger cùng ở Sài Gòn, một người là trí thức cao niên, giảng sư, Việt kiều ở Nhật từng đấu tranh chống chiến tranh của người Mỹ tại Việt Nam và một người đã gần 60 tuổi lại đang có ‘sức khỏe kém lâu nay’, nhà thơ bình luận:
“Tôi thấy đây cũng là một dấu hiệu gì đó nó hơi không bình thường đối với những người như anh Hồng Lê Thọ, anh Nguyễn Quang Lập.
“Nhận định của tôi có thể đúng, có thể không đúng, nhưng đó là thông điệp răn đe, tôi chỉ biết được tới đó thôi, còn chuyện cung đình tôi biết cũng lơ mơ lắm.
“Nhưng mà tôi nghĩ trong lúc này có lẽ đó là một sự răn đe nào đó khi mà tình hình ở trong nội bộ của nhà nước cũng đang có nhiều vấn đề, thì đó có thể là một hình thái răn đe không biết chừng.”
Ông Quân khẳng định một lần nữa blogger Nguyễn Quang Lập đã biết trước việc mình bị bắt.
“Anh có cảm nhận được trước,” nhà thơ Đỗ Trung Quân nói với BBC.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/12/141206_dotrungquan
‘Cần khuyến khích ý kiến phản biện’
7 giờ trước
Nhà nước nên tìm một cách thức khác ‘tốt hơn’ để ‘tận dụng tài năng’ của trí thức, của các nhà phản biện hơn là bắt hay đe bắt hết những người có ý kiến phản biện.
Đó là quan điểm của nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo khi ông bình luận với BBC về vụ nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị bắt ở Sài Gòn hôm thứ Bảy, 06/12/2014.
Ông Tạo nói: “Tôi nghĩ rằng nhiều khi cũng phải có những tiếng nói phản biện và tiếng nói phản biện không phải là để lật đổ nhà nước.
“Mà đấy là những tiếng nói để một đất nước phải suy nghĩ. Phải suy nghĩ để có những thay đổi để nó tốt hơn thôi. Tôi cho rằng mục đích của những bài phản biện hầu hết là để làm sao cho đất nước tốt hơn.
“Có thể nó không hợp với nhà cầm quyền thì họ có thể bắt người này người kia và nếu như thế thì có thể bắt rất nhiều người.
“Muốn cho tất cả trí thức ở Việt Nam, những công dân Việt Nam đóng góp cho đất nước bằng chính kiến của họ, thì phải khuyến khích sự đóng góp, những ý kiến tích cực, hoặc là những ý kiến phản biên cũng tích cực.
“Một đất nước mạnh thì không nên bắt những người có ý kiến khác”.
‘Bất an’
Đánh giá tâm trạng sau vụ bắt ông Nguyễn Quang Lập của giới blogger phản biện và các nhà hoạt động dân chủ hóa, nhân quyền, ông Tạo nói:
“Nếu tôi có làm phản biện, nếu tôi có những ý kiến phản biện, tôi cũng không nghĩ tới chuyện răn đe gì cả. Nhưng tôi nghĩ nếu làm như thế, nó cũng làm chấn động lương tâm của rất nhiều người.
“Nó bất an lắm. Nếu mà cứ bắt bớ như thế thì quả bất an. Và tôi thấy là nên có một cách khác để phát huy được những cái trí tuệ, tài năng của những con người, đặc biệt là trí thức Việt Nam.”
Ông Tạo cho rằng sau các vụ bắt bớ blogger này, có thể có thêm nhiều người khác ‘bị bắt’ dù ông không đoán được ai có thể là ‘mục tiêu’ tiếp theo.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng mặc dù có các vụ bắt bớ gần đây, sẽ không có chuyện giới blogger, phản biện và các nhà hoạt động bị ‘trùng xuống’ hoặc ‘chùn tay’.
Ông nói: “Tôi nghĩ cũng chẳng ai chùn vì vụ này.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/12/141206_nguyen_trong_tao_nguyen_quanglap
Tiếp theo giáo sư Lê Hồng Thọ là đến nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt vì điều 258.
Cả hai người đều có điểm tương đồng giống nhau, có địa vị, học thức, tuổi tác và tư cách đạo đức. Cả hai cùng lập blogger và cùng chung một hướng điểm tin. Nếu nói xa hơn chút về trước thì có nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh đều có một số điểm giống nhau tương tự.
Họ đều là những trí thức khát khao thông tin, tự do ngôn luận trong xã hội. Hoạt động gần như độc lập, không tham gia đảng phái hay nhóm xã hội nào.
Chủ trương hoạt động của họ là cung cấp thông tin đa chiều đến bạn đọc, có chọn lọc chất lượng tin tức. Bởi thế họ đều có số lượng bạn đọc lớn. Thu hút được niềm tin của bạn đọc cũng như tạo được uy tín cho trang cá nhân của mình. Ngoài những bài viết, bài đăng có tính phản biện những vấn đề nội bộ xã hội Việt Nam. Họ đều giống nhau ở điếm thái độ phản kháng hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Những người bị bắt này đa số bằng cách này hay phương pháp khác đều thể hiện sự phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc.
Vậy chúng ta liệt kê lại những mâũ số chung của những người này.
– Chống TQ xâm lược
– Có địa vị, tư cách, học thức
– Có số lượng bạn đọc lớn
– Có uy tín trong các bài đăng.
– Cá nhân độc lập.
– Trang cá nhân có sự hấp dẫn như một tờ báo.
Nhìn những mẫu số chung này của họ, có thể khẳng định họ không phải là đối tượng của cơ quan an ninh như cục A67, A88. Hai cục chống tôị phạm có tổ chức. Thường thì các cơ quan an ninh phụ trách phần mình sẽ theo dõi, lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan an ninh điều tra A92 tiến hành bắt giữ và khởi tố vụ án.
Ví dụ bạn là người liên quan đến đảng phái bên ngoài, A67 sẽ theo dõi lập hồ sơ, thu thập chứng cứ để chuyển cho A92 khởi tố. Hoặc bạn là người trong nhóm dân oan , giáo dân, phật tử thì A88 sẽ lập hồ sơ, thu thập chứng cứ rồi chuyển cho A92 bắt giữ và tiếp tục khai thác để truy tố.
Ngoài ra có A69 là cục trinh sát rải quân đi tìm kiếm các con mồi, sau đó phân loại đưa về cho các cục chuyện môn như A67, A88, A65, 63, 83, 87…..
A83 là cục an ninh chính trị nội bộ, A87 là cục an ninh thông tin , truyền thông. Khả năng những . Những cục trực thuộc tổng cục an ninh nội địa, viết tắt là tổng cục 2 BCA do tướng Hoàng Kông Tư là tổng cục trưởng.
Những người bị bắt trên chắc chắn xuất phát từ hai cục an ninh A83 và A87.
Phân tích tiếp thì những mẫu số chung của những người này, nhất là yếu tố chống Trung Quốc đứng đầu, thuộc dạng tức quan điểm chính trị mâu thuẫn với đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Có thể kết luận tiếp họ là đối tượng của A83, cục an ninh chính trị nội bộ.
Trong bộ Công An, các cục trưởng tuỳ thuộc vào chuyên môn của mình phối hợp với các bộ khác. Ví dụ về kinh tế thì phối hợp với bộ Tài Chính, Công Thương, Ngân Hàng Nhà Nước… về an ninh đối ngoại phối hợp với Bộ Ngoại Giao, về an ninh tôn giáo phối hợp với Ban tôn giáo chính phủ…nói chung thì trong Đảng có nhiều ban. Và những cục an ninh của BCA phải phối hợp với những ban hoặc bộ này. Thường thì là ban nào đó của Đảng nhiều hơn là bộ, ban cho ý kiến, bộ chỉ là phối hợp. Những ban của Đảng này có ý kiến chỉ đạo trong những vụ viêc.
Đảng CSVN thông qua những ban này để điều hành quyền lực của mình, hầu hết mọi việc nhà nước, chính phủ làm đều chịu sự kiểm soát và theo dõi, chỉ đạo của những ban này. Người đứng đầu những ban này quyền lực có khi còn hơn cả bộ trưởng. Đây mới chính là bộ máy phát minh ra những tư tưởng, chính sách trọng yếu cai trị đất nước trong từng lãnh vực.
Những ban này thường giấu mặt, ít khi xuất hiện trên báo chí. Mục đích muốn tạo cho người dân thấy đất nước hoạt động theo một cơ cấu bình thường như các đất nước khác, các bộ trưởng thì hành nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của chính phủ.
Tương tự như thế, ở cấp hành chính địa phương có bí thư tỉnh uỷ bên cạnh chủ tịch tỉnh.
Mỗi một ban quan trọng thường do một uỷ viên Bộ Chính Trị phụ trách, hoặc ít nhất là uỷ viên trung ương có vị thế gần bằng uỷ viên BCT.
Cục A83 của BCA ngoài sự chỉ đạo chung của bộ trưởng CA ra, việc thường xuyên là nhận chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương trong những vấn đề xử lý các tư tưởng như họ gọi là lệch lạc, đi trái với quan điểm của Đảng trong nội bộ nhân dân, nhằm bảo đảm xã hội đi đúng định hướng lý luận Mác Lê Nin , tư tưởng HCM.
Đặc biệt là ban này vừa kiểm soát về báo chí lẫn tư tưởng chính trị. Cho nên dù là A83 hay A87 tiến hành thì cũng quy về một mối chỉ đạo là ban Tuyên Giáo Trung Ương do Uỷ Viên BCT Đinh Thế Huynh là trưởng ban.
Những người bị bắt nêu trên là những người độc lập, có tư tưởng chính kiến, có ảnh hưởng trong xã hội. Việc làm của họ đụng chạm đến đường lối của Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Có thể kết luận những cuộc bắt bớ vừa qua là chủ trương trấn áp về mặt tư tưởng bài Trung Quốc, dằn mặt những đảng viên cán bộ có tư tưởng phản đối Trung Quốc. Đây cũng là bước phối hợp để bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú vào ngày 6 tháng 12 năm 2014 với cử tri có thêm trọng lượng.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/210571/-giu-doc-lap-chu-quyen–giu-cho-duoc-che-do-.html
“Tôi đã nhiều lần nói ta với TQ là láng giềng, phải ăn đời ở kiếp với nhau, xúc đất đổ đi được không? Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, giữ cho được quan hệ hòa hiếu với các nước, trong đó có TQ”, Tổng bí thư nói.
“Hay nói cứng chỉ một vế thôi? Việc lợi dụng kích động biểu tình đập phá, hình ảnh VN còn tốt được không? May mà ta đã xử lý kiên quyết. Phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, khôn khéo, có hiệu quả, nóng mắt lên là nguy hiểm. Thực tế vừa rồi các nước cũng đánh giá cao cách xử lý của ta, mềm dẻo, khôn khéo, vẫn giữ được quan hệ, và còn phải lâu dài chứ không phải chỉ một trận là xong”, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “yêu nước nhưng phải đúng mức”.
Tổng bí thư cũng lưu ý rằng các đối tượng xấu rất muốn kích động tình hình trong nước ta, đặc biệt là tư tưởng bài nước này, chống nước kia.
———————————-
Mục đích của đơtj bắt giữ liên tiếp hai blogger như Lê Hồng Thọ và Nguyễn Quang Lập là nhằm trấn áp những tư tưởng chống đối TQ, đi ngược với đường lối của ĐCS. Bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy rõ sự việc đằng sau việc bắt hai blogger này.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com