Chiến dịch kí tên "Giải cứu Sơn Trà"

Cộng đồng cùng giải cứu Sơn Trà khỏi tình trạng “bê-tông” hoá

clip_image002

Chữ ký :

6483

64.83% Hoàn thành

Đạt 64.83% so với mục tiêu 10000 Chữ ký

Người nhận

Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng

Văn phòng Chính phủ

· Nội dung

· Cập nhật 17

· Ý kiến

· Thảo luận

*Thông tin mới nhất:
Nguyên Phó tư lệnh quân khu 5: Phát triển du lịch thiếu gì chỗ làm mà phải ở Sơn Trà

Error! Hyperlink reference not valid.

Chiêm ngưỡng “Nữ hoàng” tuyệt sắc của Vương quốc Sơn Trà

——–

Lời tựa:

Ngày 15/2, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng được mời dự họp nghe công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2163/QĐ-TTP của Thủ tướng do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 09/11/2016.

Theo đó, đáng chú ý là sẽ phát triển Khu du lịch Sơn Trà “trở thành Trung tâm Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước…”. Chỉ tiêu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt du khách (khách lưu trú 180.000 lượt); đến năm 2030 đón 4,6 triệu lượt du khách (khách lưu trú 300.000 lượt); hình thành các Trung tâm, cụm Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 phòng khách sạn.

Chúng tôi – những người yêu Đà Nẵng với mong muốn bảo vệ Sơn Trà – rất nhất trí với quan điểm trong tâm thư của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng được nêu cụ thể trong thư kiến nghị đã gửi Thủ tướng về Quy hoạch Sơn Trà ngày 21/03/2017 như sau:

“Kính thưa Thủ tướng,

Bán đảo Sơn Trà từ lâu được xem như là báu vật của TP Đà Nẵng. Có sự đa dạng sinh học gồm:

· 985 loại thực vật bậc cao (có 22 loại thực vật quý hiếm), trong đó có cây đa di sản 800 tuổi;

· 111 loại động vật hết sức phong phú và đặc hữu. Trong đó có loài Voọc Chà vá chân nâu được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và vào Danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới, được đánh giá là một trong những quần thể Voọc có số lượng lớn nhất trong thế giới tự nhiên, là biểu tượng bảo tồn của Sơn Trà…

Với tổng quy mô diện tích của Sơn Trà là 4.298ha, rừng tự nhiên là 2.810ha (có 1.077ha đã giao khoán cho các hộ dân để trồng rừng sản xuất). Rừng Sơn Trà ngày càng bị thu hẹp và đang bị tổn thương do các hoạt động của con người. Bao quanh Sơn Trà là các thềm san hô phong phú và da dạng của biển nhiệt đới rất thu hút du khách lặn biển quốc tế”, nội dung văn bản thể hiện. Bên cạnh đó với vị trí chiến lược quốc phòng hết sức quan trọng, bán đảo Sơn Trà án ngữ cửa ngõ vào TP Đà Nẵng cả đường không, đường bộ và đường thủy. Đặc biệt là có hệ thống phòng thủ và radar được ví là mắt thần của Đông Dương, khống chế cả một vùng Biển Đông rộng lớn.

Trước đây Sơn Trà cũng đã được Thủ tướng phê duyệt thành Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà theo “Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014.

Từ những lý do trên, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng rất quan ngại việc quy hoạch Sơn Trà thành một Khu du lịch Quốc gia, trong đó biến Sơn Trà thành các điểm lưu trú, khu vui chơi giải trí với mật độ lớn sẽ thu hẹp diện tích rừng, làm gia tăng tốc độ suy giảm môi trường sống tự nhiên, gia tăng áp lực, khả năng tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn nấp của những sinh vật dễ bị nguy hại, dễ bị tuyệt chủng. Mặt khác, hoạt động xây dựng nhiều công trình khách sạn của các doanh nghiệp nếu không quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến bố trí an ninh quốc phòng và uy hiếp đến chiến lược phòng thủ quốc gia một khi các doanh nghiệp này có thể chuyển giao cho các đối tác nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp.

Thưa Thủ tướng,

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng hoan nghênh việc đầu tư các cơ sở hạ tầng, các dịch vụ vui chơi giải trí để làm tăng sức hấp dẫn của du khách đến với Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu không xem xét thận trọng sẽ ảnh hưởng việc phát triển TP Đà Nẵng trong tương lai. Để xây một công trình khách sạn mất vài năm, nhưng để có một khu rừng như Sơn Trà phải mất hàng nhiều trăm năm

Để du lịch TP Đà Nẵng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng xin kiến nghị các vấn đề cụ thể sau:

a. Giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà. Đà Nẵng hiện nay đã có gần 600 khách sạn với gần 22.000 phòng, hoàn toàn có khả năng đón đến 15 triệu lượt du khách mỗi năm (2016 chỉ mới đón 5,5 triệu lượt du khách)

b. Chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách. Hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm.

c. Hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế xã hội của dân cư.

d. Hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà (được thành lập theo quyết định số 45/QĐ-TTg) và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế như mô hình Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường ngày 24/8/2016 do Thủ tướng đích thân chủ trì, Thủ tướng đã phát biểu: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân”. Vì vậy, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng kính đề nghị Thủ tướng xem xét điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và có thể lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi triển khai quy hoạch này để tránh các hệ lụy về sau.”

Nhận thấy thông điệp này là một hướng đi bền vững, “Tôi yêu Đà Nẵng” kêu gọi cộng đồng cùng hưởng ứng tham gia Chiến dịch “Save Sơn Trà”, với mục tiêu ít nhất 100,000 người dân tham gia kí tên và chia sẻ quan điểm tại đây. Mỗi ý kiến, chữ kí, sự tham gia của bạn đều là một phần to lớn đóng góp vào các giá trị chung của Sơn Trà cũng như Đà Nẵng.

Cùng nhau, chúng ta chung tay gửi gắm những thông điệp đến các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền và lan toả đến cộng đồng để cùng bảo vệ Sơn Trà bạn nhé!

——

“Tôi yêu Đà Nẵng” là một nhóm những cá nhân có tình yêu đối với Đà Nẵng, mong muốn giữ gìn và phát huy những nét đẹp, giá trị tự nhiên, sinh thái, xã hội và kinh tế Đà Nẵng.

Các thông tin của nhóm truy cập tại: www.facebook.com/groups/thongtinsontra
——ENGLISH—–
We – lovers of Danang with a willingness to save Son Tra – totally agree with Da Nang Tourism Association’s stance on the master plan for Son Tra national tourism site, which was detailed in the letter of petition sent to the Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam in 21st March 2017 as follows:

“Dear Prime Minister,

Son Tra Peninsula has long been considered a treasure of Da Nang with an array of biodiversity including:

· 985 species of flora with 800-year-old Banyan Tree ( 22 endangered flora species)

· 111 endemic animal species such as the Red-shanked Douc Langur, which is on the IUCN (International Union for Conservation of Nature) Red List of endangered species in 2007, Appendices I of the CITIES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) and Son Tra conservation symbol, etc.

Covering a total area of 4,298 hectares with 2,810 hectares of natural forest (including 1,077 hectares of production forest handed over to citizens), Son Tra Forest is being reduced and significantly vulnerable due to human activities. To the south of Son Tra peninsula is 82 hectares of tropical coral reefs specially located in Hon Sup, Bai But, Huc Lo, Vung Da and Dong Bai Bac, which is an attraction to international divers. Furthermore, as a strategic military defense location, Son Tra is a gateway to Da Nang including roadway, aviation and waterway. Specifically, the defense and radar system in Son Tra is considered “the eye of the East Sea”, embracing the whole East Sea Area. 

On 8th January 2014, Son Tra was approved to become a Nature Reserve in accordance with Decision No.45/QĐ-TTg of the Prime Minister promulgating the master plan on nation-wide biodiversity conservation by 2020, with a vision to 2030.

With the above-mentioned reasons, Danang Tourism Association shows a deep and profound concern about designating Son Tra a national park with high-density development of lodging and entertainment. This may lead to deforestation, natural environmental degradation, habitat destruction and increased pressure on endangered species on finding food. On the other hand, unless strictly controlled by the Government, the construction of tourism and recreational facilities will dramatically impact the natural habitat of fauna and flora species in Son Tra as well as threatening national defense strategy since such buildings can be transferred to foreign owners according to Corporate and Business Law.

Dear Prime Minister,

Da Nang Tourism Association always welcomes investments on infrastructure and recreational areas to attract tourists to Da Nang City. However, without careful scrutiny, this may affect the city’s sustainable urban development in the future with serious consequences. It is clear that building a hotel takes a few years while it takes hundreds of years to grow an old-growth forest.

To sustainably develop tourism into an eco-friendly spearhead economic sector, Danang Tourism Association highly recommends the following activities:

· Maintaining the current environmental status; no further construction of new lodging on Son Tra Mountain should be authorized. At the moment, Da Nang has around 600 hotels with 22,000 rooms, which can receive 15 million travelers per year (5.5 million travelers by 2016)

· Son Tra Mountain should be conserved to maintain natural habitat with strict regulations of tourists’ behaviors. Maximum elimination of transportation’s noise and pollution should be carried out.

· Restraining coral reef degradation, changing surface ocean currents and coast destruction because this will affect the whole society.

· Integrating Son Tra Nature Reserve Areas and its surrounding coastal zone up to Nam Hai Van to establish an International Nature Reserve Area as Cu Lao Cham Nature Reserve in Hoi An with an aim to  protect terrestrial and marine ecosystems.

In the online national conference on environmental protection held on 24th August 2016, the Prime Minister, who was also the chairman, stressed: “Do not compromise the environment for economic development because it can severely harm people’s well-being.” Therefore, Da Nang Tourism Association kindly request the Prime Minister to revise the master scheme for Son Tra national tourism site in central Da Nang city by 2025 with a vision towards 2030. It is suggested that local and foreign experts’ opinion be taken into consideration before implementing this master plan to avoid unintended consequences.

Understanding this message is a sustainable direction, “I love Da Nang” call upon the community to actively participate in the campaign “Save Son Tra”, gearing toward at least 100,000 citizens signing and sharing their thinking here. Each and every opinion as well as signature of yours plays a key role in enhancing the value of Son Tra and Da Nang.

Together, let’s send this message to local authorities, officials and the society to save Son Tra!

——

“I love Da Nang” is a group of individuals with a passion for Da Nang, who wishfully reserve and enhance the beauty and the value of nature, ecology, society and economy in Da Nang. 

Nguồn: http://wakeitup.net/save-son-tra

Comments are closed.