“Hòa giải dân tộc” – một đòi hỏi bức bách

Lưu Trọng Văn
anh dai dien_UQDF.jpg.ashxÔng Nguyễn Thanh Sơn – thứ trưởng ngoại giao chuyên trách về người Việt ở nước ngoài trong cuộc họp báo gần đây đã cởi mở một số vấn đề về “hòa giải dân tộc” được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm.
 
Lần đầu tiên một quan chức ngoại giao chính thức đưa ra thông điệp về sự hòa giải này mặc dù ngay từ ngày thống nhất đất nước 1975, ông Võ Văn Kiệt đã  từng chia sẻ, cảm thông: “Ngày này có triệu người vui, có triệu người buồn”
 
Thông điệp của ông Nguyễn Thanh Sơn  rõ ràng có hướng tới “triệu người buồn” với cùng sự chia sẻ và cảm thông ấy.
Trước đó trong một cuộc phản đối lính Trung Quốc đàn áp ngư dân VN ngay trên lãnh hải biển Đông thuộc chủ quyền VN, hàng trăm người Việt nhiều chính kiến khác nhau tại thành phố Frankfurt, Đức đã giương cờ của VN. 
 
 
Vượt qua khái niệm máy móc về “sự thừa nhận” hay “sự công nhận” màu cờ, ở đây có thể khẳng định một thông điệp mang tính xã hội: mặc dù mọi người Việt khác nhau chính kiến tư tưởng vẫn có thể đoàn kết hòa giải với nhau. 
Sự hòa giải và hội tụ ấy dựa trên ba cái “cùng chung” mà doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ từng đúc kết:

– Cùng chung cội nguồn dân tộc

– Cùng chung mối nguy cơ dân tộc

– Cùng  chung khát vọng tương lai phồn vinh cho dân tộc

Khi người Việt chúng ta, phía “bên này” hoặc phía “bên kia” nếu có “cùng chung” như thế đương nhiên “không gì là không thể”.

Thông điệp của nhiều bà con người Việt tại Frankfurt, Đức đã rõ.

Thông điệp của ông Nguyễn Thanh Sơn, đại diện cho nhà nước VN cũng đã rõ: “Chúng ta phải tưởng nhớ, tôn vinh tất cả những ai đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc dù họ là người của quân đội nhân dân Việt Nam hay là người của quân đội Việt Nam cộng hòa”.

Ông Sơn cho biết hành động cụ thể là sắp tới đây nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức Lễ cầu siêu tại Trường Sa, trước sự chứng kiến của không ít bà con người Việt ở nước ngoài, cho các hương hồn những người đã ngã xuống bảo vệ non sông Việt.

Sắp tới đây sẽ có buổi Lễ cầu siêu ở Trường Sa – Ảnh: TL (chỉ mang tính minh họa)
 
Và không chỉ có thế, người Việt trong nước hay ngoài nước sẽ phần nào cảm thấy lương tâm của mình thanh thản hơn, khi đối tượng của Lễ cầu siêu, tưởng nhớ ấy còn có hàng hàng ngàn (có thể là hàng chục ngàn) người Việt đã chết oan uổng đớn đau trên biển cả vì “hậu quả của chiến tranh” như ông Sơn nói.

 Bàn tay đã đưa ra, tốt nhất lúc này vì nghĩa lớn cao cả, chúng ta cùng gạt qua những uẩn ức, những nghi ngờ, những lợi ích nhóm, những cực đoan và cả những đòi hỏi chính đáng về sự thành tâm trung thực, mà từ khát vọng tinh thần yêu nước của mình hãy đón nhận bàn tay ấy như một cơ hội cho dân tộc.

Ở đây chúng ta nên tạm thời gác qua một bên chuyện bàn tới các lý do khách quan, chủ quan từ nhiều phía, từ nhiều góc độ khác nhau tạo nên “làn sóng vượt biển” này. 
 
Mà trước hết chúng ta nên cùng thiện chí ghi nhận rằng, đã có một sự mong muốn xích lại gần nhau và đang có nhiều cử chỉ, hành động xích lại gần nhau giữa cộng đồng người Việt trong tiến trình mang tính chiến lược quốc gia nhưng vô cùng khẩn thiết: Đoàn kết dân tộc.
 
Điều này chắc chắn sẽ được đa số người Việt ủng hộ vì cái chân lý hiển nhiên: Dân tộc  Việt chỉ có thể có được sức mạnh để chống lại những mối nguy, hiểm họa sống còn mà cả dân tộc đang gặp phải về mọi mặt an ninh bờ cõi, kinh tế, đạo đức, văn hóa, để xây dựng một nước Việt hùng cường, khi và chỉ khi toàn dân tộc đoàn kết thành một khối vững chắc. 
 
“Hòa giải hòa hợp dân tộc” để đoàn kết vững chắc chính là tiến trình tất yếu khi dân tộc đang gánh chịu quá nhiều những phân ly. Nhưng sự “hòa giải hòa hợp” ấy không thể có được  từ một phía và không thể có được nếu  từ phía này hay phía kia không thật lòng.
 
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi
 
Bàn tay đã đưa ra, tốt nhất lúc này vì nghĩa lớn cao cả, chúng ta cùng gạt qua những uẩn ức, những nghi ngờ, những lợi ích nhóm, những cực đoan và cả những đòi hỏi chính đáng về sự thành tâm trung thực, mà từ khát vọng tinh thần yêu nước của mình hãy đón nhận bàn tay ấy như một cơ hội cho dân tộc.

Hãy cùng mở lòng đón lấy cơ hội, sử dụng cơ hội vì đại nghĩa của dân tộc, vì nói cho cùng cộng  đồng Việt chúng ta dù ở đâu, dù chính kiến nào đều là những người thực lòng yêu nước, khát khao cho đất nước một tương lai bình yên, hạnh phúc.

Lưu Trọng Văn
 
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Comments are closed.