Lịch sử lập lại?

 

Diễn đàn: Ngày 2 tháng 10 năm 2016 một số báo “lề trái” và tờ Thanh Niên điện tử có tường thuật cuôc biểu tình của hơn 10 ngàn người dân ở Hà Tĩnh đòi công ty Formosa phải bồi thường việc tàn phá môi trường và phải rời khỏi Việt Nam.

Ngay sau đó có bài đặt câu hỏi cuộc có phải đấu tranh nầy giống như “ngọn lửa bùng lên ở Nghệ An và Hà Tĩnh chống giặc Pháp năm xưa?”

Để có thêm thông tin giúp trả lời câu hỏi trên, chúng tôi xin đăng lại ở đây bài viết của GS Ngô Vĩnh Long về các cuộc nổi dậy của nông dân Trung Bộ, chủ yếu là các hoạt động và biểu tình ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong hai năm 1930-1931. Bài đã được đăng trên tạp chí Bulletin of Concerned Asian Scholars, dưới nhan đề “The Indochinese Communist Party and Peasant Rebellion in Central Vietnam, 1930-1931” (Vol. 10, Number Four, October-December, 1978).

Đảng Cộng sản Đông Dương và Cuộc nổi loạn nông dân
ở Trung Kỳ 1930-1931

Ngô Vĩnh Long
Tóm tắt:

Bài bắt đầu với tường thuật là một tháng sau khi 3 đảng Cộng sản ở Việt Nam sát nhập thành “Đảng Cộng Sản Việt Nam” (ĐCSVN) sau cuộc họp ở Kowloon (Cửu Long) vào đầu tháng 2 năm 1930 thì “đồng chí Vương” (Hồ Chí Minh) có gởi một lá thư về nước kêu gọi đảng viên của đảng mới thành lập nầy chú trọng vào 3 hoạt động chính sau đây: (1) tổ chức dân chúng chống đàn áp; (2) ủng hộ triệt để các “chiến sĩ” Yên Bái của Quốc Dân Đảng đang bị Pháp bắt giam mặc dầu ĐCSVN không đồng tình với các hoạt động “phiêu lưu”; (3) phối hợp các tranh đấu chống đàn áp với các tranh đấu cho những “quyền căn bản” của nhân dân.

Sau lời kêu gọi trên có nhiều cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi mà điểm nóng là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuộc biểu tình lớn nhất là vào ngày 1 tháng 5 năm 1930 với khoảng 10 nghìn nông dân sắp hàng 5 người một với khoảng 1200 công nhân hộ tống xung quanh trong khi họ đi diễn hành một cách trật tự đến dinh của Công sứ Pháp (French Resident), để đưa ra những yêu cầu theo căn dặn của “đồng chí Vương” kể trên. Cùng ngày có cuộc biểu tình trước nhà máy cưa tại Bến Thuỷ của khoảng 400 công nhân, nhưng họ bị đàn áp làm cho 4 người chết và 7 người bị thương. Việc nầy khiến khoảng 1500 nông dân ở những làng gần đó kéo đến phản đối và kết quả là thêm 7 người bị giết, 18 người bị thương và hàng chục người bị bắt.

Từ đó biểu tình càng ngày càng nhiều và càng đông, lắm lúc manh động, dẫn đến việc cướp chính quyền của hai tỉnh mà sau nầy người ta gọi là “Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.” Tác giả đã nghiên cứu các tài liệu mật trong các kho lưu trữ của Pháp, cũng như nhiều tài liệu tiếng Việt cùng thời, để tường thuật những diễn biến trong hai năm 1930-1931 và hậu quả của nó.

Có thể qua bài nầy người đọc sẽ cảm nhận được sự trớ trêu của lịch sử. Và không biết có thể rút ra được bài học gì cho tình hình hiện nay chăng?

Toàn văn bằng tiếng Anh : xem tệp kèm

Attachments

Nguồn: http://www.diendan.org/viet-nam/lich-su-lap-lai

Comments are closed.