Sợ hoa và sợ các bà già …

André Menras, Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

clip_image002

Tâm trạng tôi khi đợi tàu đón ra Hoàng Sa thật giống tâm trạng chàng trai quê đợi cô nàng thị dân thành Arles người không bao giờ đến với chàng trai quê ấy, song tôi không muốn tự tử vì tuyệt vọng như nhân vật truyện dài của Alphonse Daudet tác phẩm đã gợi hứng cho nhà soạn nhạc Bizet tạo ra vở nhạc kịch nổi tiếng.

Thì tôi ngồi đọc vậy.

Đà Nẵng. Từ ngày 21 (tháng sáu) tôi đợi hoài con tàu Cảnh sát biển sẽ phải đưa tôi ra quay đoạn phim về cái dàn khoan lưu manh HY 981. Đó sẽ phải là đoạn mở đầu cuốn phim tôi sắp làm về những ngư dân vẫn tiếp tục nghiệp kiếm sống của mình ở Hoàng Sa. Trong lúc chờ đợi tôi có thời giờ đọc báo. Tất tật các báo. Và thế là tôi đọc được tờ Lao Động. Tôi chú ý ngay đến một tấm ảnh, rõ ràng là ảnh không bị photoshop chỉnh sửa: một bà già bị tóm ngang lưng từ phía sau bởi một người đàn bà hung hăng đầu đội mũ sắt và mặt thì bịt kín, và phía trước là một người đàn bà nữa cũng hung hăng lôi bà đi. Xung quanh họ là vô số đàn ông lăng xăng bặng nhặng như thế để ngăn chặn mọi can thiệp.

Không thể, rõ ràng đây không thể là một cuộc người ta đến để trợ giúp y tế cho một bà già 97 tuổi. Ngược lại, nhìn nét mặt bà cụ, thấy rõ là bà chống cự lại. Người ta đến để lôi bà ra khỏi ngôi nhà xuềnh xoàng được bà con địa phương dựng cho để tỏ lòng tri ân những mạng chồng con bà đã hy sinh cho cuộc chiến. Từ một «Bà Mẹ Anh hùng» bây giờ bà thành bà mẹ không được người ta ưa, bị xua đuổi khỏi mảnh đất bà hy vọng sống thảnh thơi ở đó, và vào cuối cuộc đời đầy sóng gió, bà lại bị dứt ra khỏi nơi chân bà đang đứng. Thành một bà mẹ bị hành hạ, bầm dập, phẫn nộ, người mẹ nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lăng mới: cuộc chiến tranh của những dự án bất động sản ngon lành cho những kẻ đang xua đuổi những người dân lành như người ta phủi bụi. Bê tông và những trái tim đá một bên chống lại bên kia chỉ có một hơi thở mong manh và đang cạn kiệt của một đời nô lệ chèo thuyền bị cột chặt vào con thuyền.

Theo những cách diễn giải luật pháp Việt Nam, tôi không rõ bà Lành có được quyền gì. Tôi không biết chi tiết vụ việc này. Tôi không có trách nhiệm đến đây để tìm hiểu vụ việc này. Nhưng thực ra tôi cũng biết là có vô số vụ việc như vậy ở Việt Nam bây giờ, những người dân lành bị xua đuổi, bị mất những tài sản nghèo nàn, bị hành hạ và bị bỏ tù nếu họ cưỡng lại sự tham lam của những cán bộ của Đảng đang cúc cung phục vụ bọn chủ dự án. Người ta gọi đó là công cuộc phát triển. Điều mà tôi biết, ấy là luật pháp phải bảo vệ ho, làm cho họ yên tâm trong cuộc sống, đem lại cho họ những chọn lựa để sống được một cách yên lành những ngày tuổi già. Nhưng lực lượng Công an thô bạo, ngu xuẩn, hèn hạ, bất nhân, được đem vào thế chỗ cho luật lệ và giẫm đạp lên luật lệ đó. Một thực tại buồn mà tôi bắt gặp sáng nay 6 tháng Bảy tại Trung tâm Y tế Phường An Hải Tây , quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

clip_image004

Khi tôi đến phòng cấp cứu mang theo bó hoa và nói với viên y sĩ trực xin gặp bà Phạm Thị Lành là người tôi biết rõ bà không hề ốm đau gì sất, thì viên y sĩ đã tròn mắt ngạc nhiên, và sau đó thì với vẻ mặt lạnh tanh ông ta nói gì đó về “Lãnh đạo” (Tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Khi tôi bảo ông ta rằng người tôi muốn gặp là bà Lành chứ không phải các “lãnh đạo” thì ông ta lại càng chui vào vỏ như con sò bị đe dọa, và ông yêu cầu tôi chờ ở bên ngoài. Chứng 5 phút sau, có 4 người mặc thường phục đến, hai người vào phòng cấp cứu còn hai người kia đi thẳng lên gác. Trước đó, để tự giới thiệu, tôi đã đưa cho viên y sĩ trực bài báo mới in ngày hôm đó trên báo Thanh Niên cho biết tôi là ai và tôi đến Việt Nam làm gì. Cốt để cho họ thấy rằng tôi không phải là “phần tử khủng bố của các thế lực phản động nước ngoài”. Hai người trẻ tuổi ra ngồi ở góc phòng cấp cứu đối diện chỗ tôi ngồi và chăm chú đọc bài báo tôi đưa. Tiếp đó là lệ thường những cuộc trao đi đổi lại bằng điện thọai di động từ một vị sếp vô hình vô ảnh cho cấp dưới hỏi thêm thông tin … Sau khoảng 10 phút đợi chờ cho hết kiên nhẫn, tôi đứng dậy và tới bên hai người trẻ tuổi: – “Các cháu là Công An chứ gì? Có thế này thôi: nói với các sếp của các cháu là tôi đến đây đem hoa tặng bà Lành để bày tỏ lòng kính trọng và an ủi bà đôi chút sau khi bà bị lực lượng của các cháu tấn công thật là bất nhẫn. Tôi không can thiệp tí tẹo nào vào công việc, nhưng tôi nghĩ là các cháu cần tỏ ra một chút kính nể với người đã đào giếng lấy nước cho các cháu đang uống đây. Trước hết, đó là chuyện biết ơn, chuyện nhân tình, chuyện nhân phẩm”.

Cậu thanh niên trả lời tôi một cách lễ độ có vẻ vô cùng bối rối, và họ nói như đấm bị bông khiến tôi cũng chẳng buồn nghe: «Đây là phòng cấp cứu, thuộc quyền của bác sĩ trưởng khoa». Nhưng bác sĩ trưởng khoa lại đá bóng sang cho các “lãnh đạo”. Anh nào cũng trốn tránh việc phải ra quyết định: một sự dũng cảm thường gặp ở những kẻ hèn, như những con cá trong nước thuộc một hệ thống trách nhiệm tập thể mà chẳng có riêng ai chịu trách nhiệm hết. Cuối cùng thì anh bạn trẻ tiếp chuyện tôi cho một anh thứ ba mang đến cho tôi hai số báo Công an Nhân dân trong đó, theo lời anh, có những lý giải cho thấy báo Lao Động đã nói sai sự thật. Hiển nhiên là nói như thế thì tôi sẽ chẳng đọc!

Nói ngắn gọn là thế này: bà Lành sai. Bà bị xúi giục bởi con trai tên là Minh. Nếu bây giờ tôi chụp ảnh bà nhận hoa, ảnh này sẽ bị khai thác theo ý xấu… Kết luận: không thể gặp bà Lành được. Tôi chỉ còn cách cuốn gói.

Tôi không muốn tranh cãi «lý lộn» với công an hoặc luật gia. Truyện lý lộn sẽ thành trò nhàm vớ vẩn bên cạnh thái độ cụ thể của nhà cầm quyền. Với tôi, thì mọi sự đã rõ, bà Lành 97 tuổi, bà Mẹ Anh hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và Công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất. Một hệ thống sợ cả hoa và những người già. Một hệ thống sẽ phải thay đổi hoặc là phải chết. Thưa bà Lành, tôi không quen biết bà, nhưng tôi yêu bà!

A.M. HCQ.

Tác giả gửi Văn Việt.

Bản tiếng Pháp:

Peur des fleurs et des vieilles dames…

En attendant le bateau pour Hoàng Sa comme on attend cette Arlésienne qui ne vient jamais je ne voulais pas me suicider par désespoir comme le héro de la nouvelle d’Alphonse Daudet qui inspira à Bizet sa célèbre musique de scène. alors je me suis mis à la lecture.

Đa Nang. Depuis le 21 j’attends en vain le bateau de la police maritime qui doit m’amener filmer la plateforme de forage voyou HY 981. Cela devait être le point de départ de mon prochain film sur les pêcheurs qui continuent de vivre de leur métier à Hoàng Sa. En attendant, j’ai eu le temps de lire et de relire la presse. Toute la presse. Ainsi le journal Lao Động , parmi tant d’autres. Mes yeux ont été attirés par une photo qui n’est pas photoshopée: une vieille dame saisie par derrière à bras le corps par une énergumène casquée et masquée, ceinturée par une autre qui la tire en avant. Le groupe est entouré d’hommes qui s’agitent tout autour comme pour empêcher toute intervention d’aide extérieure. Non, visiblement on n’est pas venu secourir cette vieille dame de 97 ans pour des problèmes de santé. Au contraire , à son visage on devine qu ‘ elle résiste. On est venu l’arracher à son humble habitation offerte par la population locale en reconnaissance des sacrifices en vies humaines qu ‘elle et sa famille ont consentis pour la patrie pendant la guerre d’indépendance. De “Mère héroïne” voilà qu ‘ elle devient mère indésirable, chassée d’une terre où elle avait espéré trouver repos, déracinée à nouveau à la fin d’une vie de tourmentes. Mère rudoyée, meurtrie et indignée, victime d’une nouvelle guerre d’agression: celle des projets immobiliers juteux pour quelques uns qui balayent les pauvres gens comme des grains de poussière. Béton et cœurs de pierre contre le souffle fragile et finissant d’une vie de galère.

Je ne sais pas si, selon les interprétations de la loi vietnamienne Mme Lành a le droit avec elle. Je ne connais pas le détail de cette affaire. Je ne suis pas là pour le connaître. Par contre je sais que les cas sont innombrables dans le Vietnam d’aujourd’hui de pauvres gens chassés, dépossédés de leurs maigres biens, brutalisés, emprisonnés quand ils résistent à la cupidité des cadres du Parti qui servent les promoteurs. On appelle cela le développement. Ce que je sais, c’est que le droit devrait les protéger, les rassurer, leur donner des options de vie sécurisante pour la fin de leurs jours. Mais la force policière brutale , imbécile , lâche, indigne, remplace et piétine ce droit. C’ est la triste réalité que j’ai constaté ce matin du 6 juillet au centre hospitalier du Phương An Hải Tây , quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Lorsque je suis arrivé au service des urgences avec mon bouquet de fleurs, et que j’ai demandé à rencontrer Mme Phạm Thị Lành dont je savais qu ‘elle n’était pas malade ,le médecin de service a ouvert des yeux ronds puis son visage s’est fermé et il a parlé de ” Lãnh đạo ” . Quand je lui ai dit que la seule personne qui m’intéressait été Mme Lành et non les ” lãnh đạo ” il s’est encore enfoncé dans sa coquille comme une huître menacée et m’a prié d’attendre à l’extérieur. A peine 5 minutes après 4 individus en civil sont arrivés , deux sont entrés dans le service des urgences pour parler au médecin, deux autres sont montés à l’étage. J’avais laissé au médecin, en guise de présentation, l’article paru le jour même sur le journal Thanh Niên qui expliquait qui j’étais et ce que je venais faire au Viêtnam. Juste pour montrer que je n’étais pas “un élément terroriste des forces réactionnaires de l’Etranger “. Les deux jeunes hommes sont repartis de l’autre côté du service, à l’opposé de moi, et ont lu cette page attentivement. Puis ce fut l’ habituel va – et – vient des téléphones portables du chef invisible et non identifiable au fonctionnaire de base en quête de lumière…Au bout de dix minutes d’attente et de patience, je me suis levé et suis allé voir les deux jeunes gens:- “Vous êtes des CA n’est-ce pas ?. Voilà : expliquez à vos chefs que je suis ici pour apporter ces fleurs à Mme Lành pour lui monter mon respect et lui donner un peu de réconfort suite aux agressions indignes qu ‘elle a subit de la part de vos services. je ne juge en rien de l’affaire mais je pense que vous devriez montrer un minimum de respect envers ce qui ont creusé le puits de l’eau que vous buvez. C’est avant tout une question de reconnaissance, d’humanité et de dignité humaine.” L’embarras du jeune homme qui m’a répondu poliment était grand et il s’est lancé dans une explication ping- pong que je ne voulais pas entendre: c “Ce secteur est un secteur d’urgences : sa gestion dépend de l’autorité du médecin chef. Le médecin chef avait renvoyé la balle: l’autorisation ne peut être donnée que par les ” lãnh đạo “. Chacun se dégage de la décision: courage habituel des lâches comme des poissons dans l’eau dans un système de responsabilité collective où personne n’est individuellement responsable. Finalement mon jeune interlocuteur m’a fait apporter par un troisième deux exemplaires du CAND dans lesquels , selon lui, on expliquait que le journal Lao Động mentait. Evidemment, présentés ainsi, je ne les lirai pas!

Bref: Mme Lành avait tort. Elle était manipulée par son fils M.Minh. Si je prenais une photo d’elle en train de recevoir des fleurs , cette photo serait exploitée de façon malveillante… Conclusion: impossible de la voir. je n’avais qu ‘à repartir.

Je ne veux pas entrer dans les arguties policières ou légales. Elles sont devenues dérisoires devant l’attitude concrète des autorités. Pour moi, je l’ai bien mesuré, Mme Lành, 97 ans , mère héroïne, est prisonnière par la complicité des médecins et de la police d’un système à la chinoise qui bâillonne les gens, surtout les plus faibles . Un système qui a peur des fleurs et des vieillards. Un système condamné à changer ou à mourir. Mme Lành, je ne vous connais pas mais je vous aime !

André Menras, Hồ Cương Quyết

Comments are closed.